TÌNH ĐỒNG CHÍ ĐẾN THẾ LÀ CÙNG 2

(Tiếp theo)

Sự miễn nhiệm đã xảy ra một cách êm thắm như thẩm quyền Đảng muốn và ba vị trong tứ trụ cũ ‘Sang Trọng Hùng Dũng’ đã ngoan ngoãn nhường ghế những người mới trong bộ bốn mới ‘Quang Trọng Phúc Ngân’ và ‘ráng làm người tử tế’ như lời từ biệt của Thủ tướng Dũng với các thành viên nội các tại phiên họp cuối cùng ngày 26.03.2016. Sự tử tế nhất phải dành cho ông Nguyễn Sinh Hùng, người đã chủ tọa phiên họp Quốc hội cuối cùng ngày 31.03.2016, để nghe Tổng thư ký viện Nguyễn Hạnh Phúc đọc dự thảo Nghị quyết miễn nhiệm ông trong các chức vụ Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia để được biểu quyết thông qua với 455/463, tức 92,11% phiếu bầu. Tiếp theo, thi hành nghị quyết này, các đại biểu, bằng 431/473 phiếu hợp lệ, tức 87,04% (chúng ta nên làm quen với những số bách phân đồng thuận cao này vì họ là những đại biểu ‘Đảng cử, dân bầu). Bởi thế, sau khi chủ tọa Quốc hội miễn nhiệm, một kiểu truất phế trong chế độ ‘dân chủ đến thế là cùng, ông Hùng trả lời nhà báo là ‘Tôi thấy vui vẽ, bằng lòng’. Được hỏi ‘Ông kỳ vọng gì vào người kế nhiệm ?’, ông đáp ‘Theo tôi thì hậu sinh khả úy’.

Nhờ sự ngoan ngoãn này của ông cựu Chủ tịch Quốc hội, nên bà Nguyễn Thị Kim Ngân, sau khi ngồi vào ghế Chủ tịch Quốc hội, đã chủ tọa các phiên miễn nhiệm ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng. Ngày 06.04.2016, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đọc tờ trình gửi Quốc hội về việc miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trong đó, ông nêu rõ: « Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa XIII, ông Nguyễn Tấn Dũng đã được tín nhiệm bầu Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian đảm nhiệm vai trò này, ông Nguyễn Tấn Dũng luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Do yêu cầu sắp xếp công tác nhân sự cấp cao, nhằm tạo điều kiện đồng bộ kiện toàn bộ máy nhà nước và công tác cán bộ, căn cứ vào các quy định, xin trình Quốc hội xem xét chấp thuận miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ với ông Nguyễn Tấn Dũng ». Chiều cùng ngày, thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội, Phó chủ tịch Tòng Thị Phóng báo cáo kết quả tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận tại Đoàn đại biểu về việc miễn nhiệm này. Sau cùng, Trưởng ban Kiểm phiếu Huỳnh Văn Tí công bố kết quả bầu phiếu kín ‘số phiếu phát ra là 487, thu về 487 phiếu; số hợp lệ 486 và không hợp lệ 1 phiếu; số phiếu đồng ý 418 và không đồng ý 68 phiếu. ‘Căn cứ nội quy kỳ họp, Quốc hội đồng ý miễn nhiệm chức danh Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Tấn Dũng’, ông Tí nói thêm.

Như nhiều bình luận gia đã tiên đoán, cuộc sát phạt của phe thắng thế trong Đại hội Đảng 12 đối với cánh thua cuộc đã bắt đầu và họ đã phải kinh ngạc về mức độ gấp rút, bất chấp tiến trình chuyển quyền đã có nhiều thập niên qua, bất chấp luôn các luật lệ của chính chế độ. Tuy nhiên, vẫn còn ngạc nhiên hơn khi thấy cuộc chuyển quyền đã xảy ra như ý Đảng, theo sự đạo diễn từ Tàu cộng. Phải chăng đó là do sự sai lầm cứ tưởng ông Nguyễn Tấn Dũng theo Mỹ ? Hãy nhìn vào dự án Bauxít và sự tàn phá của nó cùng thãm họa khiếm hụt cán cân thương mại Trung-Việt thì sẽ rõ sự việc. Trong phiên họp cuối cùng với nội các ngày 26.03.2016, Thủ tướng Dũng nhắc đến sự bất công Đảng dành cho ông khi nói ‘Việc đánh giá Thủ tướng và chính phủ, Quốc hội và Đảng đã đánh giá rồi. Hay như Trung ương bỏ phiếu tín nhiệm dành tỷ lệ tín nhiệm cao nhất với tôi, tôi nghĩ đó là sự đánh giá về nỗ lực của tập thể chính phủ chúng ta’.

Tại các quốc gia dân chủ đa đảng, các đảng chính trị minh bạch vận động đồng bào cử tri tín nhiệm qua những cuộc bầu cử tự do và lương thiện, để hành xử quyền Hành pháp hay Lập pháp bằng những cuộc vận động tranh cử công bằng dựa trên Thành quả, nếu muốn được tái cử, hay những Đề nghị chính sách sẽ thực hiện, nếu được thắng cử. Khi hết nhiệm kỳ luật định, người đang giữ chức vụ đó tự động rời chức vụ và cũng không bị ai hay cơ quan nào buộc rời khỏi chức vụ trước ngày mãn nhiệm, nếu không bị mất năng lực hay phạm trọng tội như bán nước,… Chế tài đối với các chính trị gia ‘bê bối’ là bị cử tri bất tín nhiệm khi tái tranh cử. Tại Pháp, năm 2012, cử tri đã tín nhiệm ông François Hollande vào chức vụ Tổng thống. Ngày nay, mức tín nhiệm ông chỉ còn là 19% số người được viện thống kê Ifop hỏi cho tháng 2/2016, được đăng trên báo Journal du Dimanche. Những cử tri đã bầu cho ông lúc đó, ngày nay đã ‘xuống đường’ nhiều lần trong tháng để phản đối ông.

Chúng tôi, những người đã sống qua hai nền Việt Nam Cộng hòa chính hiệu, đã được mếm mùi dân chủ, tuy dưới sự pháo kích khủng bố của Việt cộng, với những quyền tự do ứng cử và bầu cử. Những cuộc đảo chánh hay chỉnh lý thường do thực dân Mỹ đạo diễn. Tại Việt Nam xã hội chủ nghĩa không như vậy vì, tại đây, Đảng cộng sản dùng võ lực để cướp chính quyền rồi dùng chế độ công an trị để đàn áp và tàn sát dân. Với thể thức ‘đảng cử, dân bầu’, các đảng viên chia nhau các chức vụ các cấp từ trung ương tới địa phương. Do đó, để được các chức vụ này, do biết tài đức yếu kém của bản thân, họ cần phải kết bè phái với nhau để tranh dành quyền lợi trong đảng. Trong năm 2016, những sự thật về ‘dân chủ như thế là cùng’ sẽ được phơi bày qua cuộc thanh trừng nội bộ mang danh ‘miễn nhiệm’ và sự xuất hiện để bị ‘tố khổ’ của những ứng cử viên độc lập trong ngày bầu cử 22.05.2016. Đây là những viên gạch khả kính mến để xây nền dân chủ cho Việt Nam và cũng là những nhân chứng cho Sự Thật của trò ‘Đảng cử, dân bầu’. Lời Thầy Chí Thánh dạy chúng ta ‘Sự Thật giải thoát anh em’ (Ga 8, 32).

II./ ĐẢNG VI HIẾN và PHẠM LUẬT ?

Hiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, văn bản luật được đề cao là có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật hiện hành Việt Nam, được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28.11.2013. Ngày 28.09.2013, khi tiếp xúc với cử tri quận Tây hồ và Hoàn kiếm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phán ‘Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng nhất sau cương lĩnh của Đảng, là đạo luật gốc, quy định những vấn đề hết sức cơ bản của một Nhà nước...’ và ‘Hiến pháp sửa đổi lần này đã thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng về xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980 và 1992’. Ông Trọng có bằng Tiến sĩ chính trị học (chuyên ngành xây dựng Đảng) và đang là người quyền lực nhất nước, nên ông phán như vậy thì người dân phải nghe mà thôi.

Theo sự hợp lý, nội quy và cương lĩnh Đảng là những văn kiện nội bộ của Đảng. Còn Hiến pháp và các bộ luật là vấn đề thuộc về quốc gia. Ngoại lệ nước ta (hay như Tàu cộng) , việc nhận định một hành vi hay quyết định Đảng có ‘hợp hiến’ hay không, không thể theo những nhận thức ‘thông thường’. Tức là ta phải xét trên cả hai phương diện: nội quy của Đảng và luật quốc gia. Tại các quốc gia dân chủ và đa đảng, các chính đảng không thể ‘ăn cắp’ một xu trong ngân sách quốc gia là tiền đóng thuế của người dân để xây dựng, điều hành Đất nước hay trợ cấp đồng bào nghèo. Ráng làm đảng tử tế, người cộng sản lãnh đạo Đảng hãy noi gương chính đảng ở những nước dân chủ, được công luận quốc tế tuyên dương, hãy tự lập về tài chính thay vì cứ tự mãn dối trá ‘dân chủ đến thế là cùng’. Do đó, đề nghị chúng ta không để mất giờ để khám phá những sự vi hiến của Đảng và của toàn thể đại biểu Quốc hội vừa bằng lá phiếu thuận hay không cho việc miễn nhiệm cùng việc tuyên thệ ‘tuyệt đối trung thành với…, với Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’. Đó là không có lý do chính đáng nào để Đảng sai Quốc hội hành động trái với các điều khoản ghi trong Hiến pháp 2013 :
- Điều 87. … Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước.
- Điều 97. Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ mới.

Lời văn viết hai điều này thật rõ ràng để mọi người trung bình có khả năng hiểu như nhau. Tại hai Hội nghị trung ương 13 và 14 và ngay trong Đại hội 12, các đồng chí thẩm quyền Đảng đều nói các vị được ‘tuyển’ vào ‘tam trụ’ sẽ được chuẩn nhận bởi Quốc hội khóa 14, chỉ được bầu vào ngày 22.05.2016 và họp phiên đầu tiên vào tháng 07/2016 đúng theo quy định của các điều 87 và 97 nói trên nơi Hiến pháp 2013. Bất thình lình, Đảng ra lịnh, bất chấp sự vi hiến, phải miễn nhiệm ngay ‘tam trụ’ tại vị tức thì trong khi cả 3 đều được tuyên dương ‘luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao’. Nhưng Đảng ai ? Đại hội Đảng 12 đã phát hiện độc tài Nguyễn Phú Trọng. Vì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, khi đi dự họp thượng đỉnh Asian-Hoa kỳ tại Sunnylands, California, đã mời Tổng thống Barack Obama sang thăm Việt Nam và ông này nhận lời và hứa đến đây vào tháng 05/2016. Để tránh bất ngờ xấu nếu ông Dũng còn tại chức như làm phiền lãnh đạo Tàu, ông Trọng quyết định ‘nhổ cỏ, phải nhổ tận gốc’ đối với đồng chí X. Rất may cho Tổng Trọng, nhờ điều 4 được ghi đậm nét trong Hiến pháp 1992 lẫn nơi Hiến pháp 2013 ban cho Đảng cộng sản quyền ‘lãnh đạo Nhà nước và xã hội’. Là một nhà độc tài cộng sản thân Tàu, nhân danh Đảng, với quyền lãnh đạo, ông đã loại trừ đồng chí X. Trong cuộc ‘trâu bò hút nhau, ruồi muỗi chết’, hai đồng chí Trương Tấn Sang và Nguyễn Sinh Hùng cũng biến thành những đồng rận.

III./ CỘNG SẢN VIỆT TIẾP ĐÓN TƯ BẢN MỸ.

Hiện nay, người dân nước Việt đang lo ngại đợt hạn hán nghiêm trọng nhất được ghi nhận tại Việt Nam cảnh báo một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực. Hãy nhớ, từ lâu nay, đồng bào luôn khổ sở vì hàng hóa độc hại từ Trung cộng tràn sang và đồ ăn chứa hóa chất Tàu mà người Việt vô cảm đang hại nhau. Trong bối cảnh đó, các lãnh đạo cộng sản vừa thanh toán nhau để chuẩn bị đón tiếp Tổng thống Mỹ Barack Obama lê gót ngọc đến Quê hương, nơi bang giao Việt Mỹ đầy máu và nước mắt từ ngày 08.05.1963, với vụ thãm sát tại đài phát thanh Huế (8 người chết)… Ngày 02.11.1963, Trần Thiện Khiêm (nhân viên CIA) thi hành lịnh bọn thực dân tòa Bạch ốc và Sứ quán Mỹ ở Sài gòn để giết Tổng thống dân cử Ngô Đình Diệm vì không thuận cho quân viễn chinh Mỹ tham chiến ở Việt Nam Cộng hòa. Ba tuần sau, Tổng thống John F. Kennedy tử thương do bị ám sát. Vị Tổng thống kế nhiệm Lyndon B. Johnson đưa quân Mỹ vào Việt Nam và, dĩ nhiên, nhờ đó, kỹ nghệ chiến tranh phát triển : tư bản làm giàu và ngân sách liên bang trở thành khiếm hụt. Như chúng ta đang thấy, cuộc vận động tranh cử Tổng thống Mỹ, tuy dân chủ nhưng không ít những dối trá như ứng cử viên Hilary Clinton đang thu được nhiều tiền trợ giúp từ các nhà tài phiệt, nếu thắng cử, bà có thể từ chối ‘yêu cầu’ của họ không ? Trong chiến tranh tại Việt Nam, các ông Johnson và Nixon đã có những quyết định bất chấp sự thương vong đối với người Mỹ hay người Việt mà chỉ vì họ hy vọng dành được lá phiếu cử tri Mỹ mà thôi.

Một trong số những lính Mỹ đánh giặc với Việt cộng là ông John Kerry từ 1966 đến 1970 với tư cách sĩ quan trừ bị Hải quân. Trở về Hoa kỳ, ông chống lại chiến tranh Việt Nam, nơi 58.209 chiến hữu của ông hy sinh vì lý tưởng Tự do. Khi là Bộ trưởng Ngoại giao, năm 2013, ông sang Việt Nam để dự một Thánh Lễ tại Vương cung Thánh Đường Đức Bà (Sài gòn) và bịa ra việc ‘Linh mục Nguyễn Văn Lý dâng Thánh Lễ trong tù và trao Mình Thánh cho các bạn tù’ để tuyên dương ‘cộng sản Việt có nhiều tiến bộ về tự do tôn giáo’ và để cám ơn Đảng cộng sản đã tuyên dương ông có công giúp chúng thắng trận. Đúng như tiền nhân chúng ta dạy ‘Gần mực thì đen, gần đẻn thì sáng’.

Một cựu chiến sĩ Mỹ khác anh dũng hơn John Kerry là Thượng nghị sĩ John Mc Cain, nhất là trong thời gian bị giam tại nhà tù cộng sản và đã reo hò cổ vũ khi Mỹ dội bom tháng 12/1972. Trong cương vị của mình, ông có giúp những người Việt Nam tị nạn, nhưng sau này, ông trở cờ ủng hộ nhà nước Việt mà ông biết đó một chính phủ độc tài, ác với dân. Tại sao, chính ông biết. Ngày nay, Kerry và ông đều ủng hộ việc bán súng cho cộng sản Việt Nam. Việc này có giúp ích gì cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam ? Để chống Tàu cộng ? Các nhà lãnh đạo và các Đại sứ Mỹ có dịp đến Hà tĩnh thấy đền thờ Lê Duẫn với những dòng chữ ‘Ta vào Nam nổ súng là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên xô Toàn đảng, toàn quân, toàn dân cùng học tập tư tưởng đạo đức Lê Duẫn’. Bắt đồng bào Việt, nạn nhân cộng sản, thanh toán chi phí mua võ khí để rồi lọt vào tay Tàu cộng là một tội ác.

Những người Mỹ đã hai lần mời Linh mục Nguyễn Văn Lý trả lời tại tòa nhà Lập pháp Liên bang có biết vì sự góp ý thành thật này mà Cha luôn phải trả giá bằng những năm dài tù ‘vô tội’. Đâu là trách nhiệm của Quý Vị đối với Cha, hình ảnh của những tội nhân lương tâm ở nước Việt Nam đau khổ này.

Tổng thống Obama cũng gởi đến Việt Nam Đại sứ Theodore G. Osius III (Ted Osius), người còn quá trẻ so với các đồng vị khác có từ thời Quốc gia Việt Nam và để biết nước nào đã dựng nên cuộc đảo chính ngày 01.11.1963. Sau biến cố này, Đại sứ Federic Nolting từ biệt ngành ngọai giao. Ông Osius được người Mỹ gốc Việt gọi là ‘Đại sứ hai chiều’ khi mang phù hiệu với hai lá cờ Mỹ và Việt cộng lúc đến với cộng đ ồng ng ư ời M ỹ g ốc và tỏ ra rất kỵ ‘Cờ Vàng’ (tôn trọng tự do và lễ phép đến thế là cùng). Đối với ông, nhân quyền đầu tiên là quyền đồng tính và các quyền căn bản khác như tự do ngôn luận, quyền ứng cử đang bị chà đạp có nghe ông lên tiêáng đâu. Chỉ nghe ông ồn ào quảng cáo ‘đi xe đạp, gói bánh…’

Ngày 12.04.2016, Hội đồng Liên tôn Việt Nam công bố bản ‘Nhận định về cuộc trả lời phỏng vấn của Đại sứ Lưu động của Hoa Kỳ về tự do tôn giáo, ông David Saperstein trên đài RFA ngày 05-04-2016’. Trong đó, vị Đại sứ này đã đề cập đến tình hình tôn giáo tại Việt Nam dưới hai khía cạnh: về lý thuyết là dự Luật tôn giáo mà nhà cầm quyền sắp ban hành; về thực tế là những cách hành xử của nhà cầm quyền đối với các cộng đồng tôn giáo được công nhận và không được công nhận.

Các Giáo Hội tại Việt Nam đều bị nhà nước khống chế, lũng đoạn và xâm nhập. Nhà nước chưa bao giờ cấp cho các tôn giáo có quy chế pháp nhân. Ông cho rằng có những tiến triển của luật mới, mở rộng hơn về tự do mà cộng đồng tôn giáo đề nghị và đây là dấu hiệu khích lệ. Thật sự, năm 2015, khi nhà nước đưa ra dự thảo Luật tín ngưỡng tôn giáo (thay thế cho Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo 2004) để lấy ý kiến các cộng đồng tôn giáo được công nhận, dự luật bị tất cả phản đối và đòi phải viết lại hay hủy bỏ (như Hội đồng Liên tôn chúng tôi chẳng hạn), vì nó siết chặt hơn Pháp lệnh 2004 và củng cố cơ chế ‘xin-cho’ để gia tăng sự lệ thuộc của các tôn giáo, đi ngược với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các quyền chính trị và dân sự, thậm chí với cả Hiến pháp Việt Nam…

Ngay hôm sau khi Đại sứ Lưu động Hoa kỳ về tự do tôn giáo David Saperstein phát biểu sự tiến bộ về tự do tôn giáo ở Việt Nam trên đài RFA, ngày 06.04.2016, đã xảy ra vụ đụng độ giữa lực lựng chức năng và một số giáo dân tại giáo xứ Hướng Phương (Quảng bình). Linh mục Lê Nam Cao, quản xứ cho biết vụ việc xảy ra do giáo dân chuẩn bị trang trí cho lễ chầu lượt của giáo xứ sắp đến nhưng địa phương lại ra tay. Trước đó 15 phút, có 4 giới chức huyện và xã đến nói chuyện và hỏi thăm. Sau khi họ ra về, lực lượng bộ đội, côn(g) an đến và đàn áp người dân. Một số người dân không chấp nhận bị đàn nên phản kháng những kẻ có trang bị đầy đủ súng đạn. Chúng bắn hơi cay vào nhà thờ, nhà xứ và cũng bắn đạn vào gần phía nhà thờ. Vài giáo dân bị thương và đã tự chữa cho nhau. Xưa nay, người dân Hướng phương, đại đa số rất sợ bọn công tác công vụ vì họ tạo những mối thù giữa giáo dân với người không Công Giáo. Đến giờ, những người trẻ không còn sợ trước các bất công và đã phản kháng lại. Cha Cao có điện thoại cho ông phó chủ tịch huyện, ông ta bảo không biết.

Tối ngày 03.04.2016, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung cộng đã di chuyển đến khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, nơi mà hai nước Tàu – Việt đang tiến hành đàm phán để phân định ranh giới lãnh hải. Ngày 05.04.2016, ông Lê Hải Bình, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết đại diện Bộ này đã gửi công hàm phản đối đến đại diện Trung cộng ở đại sứ quán tại Hà nội về việc này cũng như sự việc Bắc kinh hoàn tất xây dựng và bắt đầu đưa hải đăng trên đá Subi vào hoạt động. Đây là hải đăng thứ ba mà Tàu cộng xây trên các đá mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền sau Gạc ma và Châu viên. Ngày 08.04.2016, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung cộng Hồng Lỗi cho rằng hoạt động của giàn khoan 981 tại vùng biển thuộc chủ quyền của chúng và đây là một hoạt động thăm dò thương mại bình thường. Chúng hy vọng bên liên quan có quan điểm khách quan và hợp lý về vấn đề này. Nhà cầm quyền ‘hèn với giặc, ác với dân’ Hà nội đành chịu thua. Tháng 5/2014, Trung cộng cũng đã đưa giàn khoan này vào khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Những cuộc biểu đình đã diễn ra để chống bọn xâm lược, nhưng bị Nguyễn Tấn Dũng cấm và bị công an đánh đập. Hai tháng rưỡi sau, giàn khoan đã được rút đi.

Kết luận : Lãnh đạo cộng sản, vì tranh dành nhau để đón Tổng thống Obama, đã tạo ra vụ miễn nhiệm bất chấp vi hiến và phái đoàn Obama đến Việt Nam chỉ vì quyền lợi của họ, nhân quyền cho người dân không đem lợi cho họ, họ chỉ hứa hẹn và nuốt lời.

Hà Minh Thảo