QUỐC HỘI VIỆT NAM VỚI QUYỀN LÀM LUẬT 2

II.- QUỐC HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA NGÀY NAY.

Quốc hội là cơ quan quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có ba chức năng chính:

1. Lập hiến, Lập pháp

2. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước

3. Giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.

Các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của quốc hội Việt Nam được quy định theo Điều 69 trong Hiến pháp Việt Nam 2013 và được chi tiết hóa nơi Điều 70.

Trên ‘giấy tờ’, thành phần nhân sự cơ quan này là các đại biểu quốc hội do cử tri Việt Nam bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và kín. Các vị dân bầu này chịu trách nhiệm trước cử tri tại đơn vị và cử tri cả nước. Thông qua họ và Quốc hội, nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực mình để định đoạt các vấn đề của đất nước.

Theo Hiến pháp và luật pháp Việt Nam, họ không có nghĩa vụ tuân theo các chỉ thị từ Đảng Cộng sản. Nhưng vì Chủ tịch Quốc hội được đề cử bởi Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Nguyễn thị Kim Ngân cho Quốc hội khóa 14, chỉ được bầu vào ngày 22.05.2016), và đại đa số (khoảng 90%) họ là đảng viên Đảng duy nhất nên phải tuân thủ các chỉ thị này. Do đó, Quốc hội Việt Nam phải lệ thuộc Đảng khi biểu quyết. Nếu không, với cơ chế ‘đảng cử dân bầu’, Đảng sẽ quên ‘cử’ cho nhiệm kỳ sau thì làm sao dân có thể bầu..

Luật Biểu tình. Quyền biểu tình là một quyền dân sự, chính trị quan trọng của con người, được ghi nhận trong Hiến pháp các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, quyền biểu tình được ghi nhận trong các bản Hiến pháp cộng sản từ năm 1959 đến năm 2013. Văn bản năm 1946 tuy không ghi nhận trực tiếp quyền này, nhưng có thể hiểu là nội hàm của quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp (Điều 10). Khi quyền này được ghi trong Hiến pháp, được gọi là ‘quyền hiến định’, nên cần được quy định bởi một Đạo luật biểu quyết bởi Quốc hội (làm luật) và Chính phủ, qua Nghị định, hướng dẫn việc thi hành Luật này. Quyền này là phương tiện để người dân bày tỏ ý chí, nguyện vọng và đòi hỏi của mình trước thực trạng kinh tế, chính trị, xã hội an ninh quốc phòng của Đất nước.

Cách đây hơn 70 năm, ngày 13.09.1945. Chủ tịch Chính phủ lâm thời cộng sản đã ký Sắc lệnh số 31 quy định về thể thức tổ chức các cuộc biểu tình. Văn kiện nêu rõ ‘tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ Dân chủ cộng hòa’ nhưng ‘trong tình thế đặc biệt hiện thời, cần phải xem xét, kiểm soát những cuộc biểu tình, để tránh những sự bất trắc có thể có ảnh hưởng đáng tiếc đến việc nội trị hay ngoại giao’ và cho phép biểu tình nhưng báo trước 24 tiếng với Ủy ban nhân dân sở tại. Tình thế đặc biệt và vô cùng phức tạp vì, lúc đó, người Pháp không công nhận chính quyền, Trung hoa quốc gia (tức Đài loan ngày nay, Trung cộng chưa có) chờ vào để giải giáp quân đội Nhật và lực lượng lớn không chấp nhận cộng sản ở Việt Nam.

Tình hình Việt Nam hiện nay so với thời điểm đó chắc chắn phải khá hơn nhiều, được quốc tế công nhận và là quốc gia thành viên Liên hiệp quốc, tại sao không hoàn thành được Luật Biểu tình mà phải chờ tình hình an ninh tốt? Chính vì cần phải bảo đảm an ninh mới cần có luật. Một nhà nước pháp quyền phải quản lý xã hội bằng luật và hạn chế quyền con người chỉ bằng luật. Có luật tốt, thi hành nghiêm thì bảo đảm tốt an ninh. Nghị quyết Đảng và Quốc hội đề ra từ 10 năm nay, vậy tại sao lại nghị quyết lại không hoàn thành?

Nghị quyết Bộ Chính trị số 48-NQ/TW ngày 24.05.2005 về việc ban hành các luật về Lập hội và Biểu tình ‘Xây dựng các đạo luật về lập hội, biểu tình nhằm xác định rõ quyền, trách nhiệm của công dân trong việc thực thi quyền dân chủ và trách nhiệm của Nhà nước trong việc duy trì, bảo đảm kỷ cương, trật tự công cộng’. Ở Việt Nam cộng sản, Đảng lãnh đạo Nhà nước nên từ yêu cầu của Nghị quyết đó, Quốc hội đã triển khai đưa vào xây dựng luật. Đã hơn 10 năm, qua 2 nhiệm kỳ, Nhà nước cộng sản vẫn chưa hoàn thành Nghị quyết Đảng và cũng không thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết Quốc hội đúng thời hạn ấn định. Nên nhớ Nghị quyết của Quốc hội có hiệu lực như một đạo luật.

Từ năm 2008, khi Trung cộng bắt đầu gây hấn ở biển Đông thì đồng bào bắt đầu ý thức được quyền biểu tình để bày tỏ lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc và để phản đối Tàu cộng vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam. Đặc biệt, từ tháng 6/2011 tới nay, các tầng lớp thanh niên, sinh viên, trí thức, người hưu trí… đã tổ chức các cuộc biểu tình ở Hà nội và Sài gòn để phản kháng bọn bành trướng vi phạm chủ quyền lãnh hải, và phá hoại tài sản của người Việt. Lợi dụng sự thiếu vắng một Luật quy định những điều kiện để tổ chức một cuộc biểu tình hợp pháp, những bí thư thành ủy ‘hèn với giặc ác với dân’ ở Hà nội (Phạm Quang Nghị) và Thành phố Hồ Chí Minh (Lê Thanh Hải) đã sai côn(g) an hành hung dã man, bắt giữ vô lý và làm nhục những người yêu nước.

Tuy nhiên, ngày 02.08.2011, Giám đốc Công an Hà Nội kiêm Tổng cục phó Tổng cục An ninh 2 Nguyễn Đức Nhanh nói: « Chủ trương của Công an thành phố là tuyên truyền, giải thích, vận động để giải tán người biểu tình; không có việc đàn áp hay bắt bớ ». Do đó, ngày 18.08.2011, Ủy ban Nhân dân Hà nội yêu cầu ‘chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát của người dân’ phản đối hành vi gây hấn của Trung quốc trên biển Đông.

Từ đầu tháng 6 đến 24.07.2011 tại khu vực sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và quanh Hồ Hoàn kiếm đã có 8 cuộc biểu tình tự phát. Người tham gia chủ yếu là học sinh, sinh viên, giới trí thức, văn nghệ sĩ... Người biểu tình thường tập trung khoảng 8 giờ 30 sáng và giải tán sau chừng 3 tiếng đồng hồ. Cuộc đầu tiên có khoảng 300 người tham gia nhưng sau giảm dần còn khoảng 50-60 người (Trích thông tin trong cuộc trao đổi báo chí của trung tướng Nguyễn Đức Nhanh ngày 02.08.2011)

Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 09/2011, về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh Quốc hội khóa 13, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết Luật Biểu tình là một trong số 19 dự án luật được đề xuất để xây dựng luật về quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân. Ông nói: « Khi Chính phủ bàn về những luật liên quan đến vấn đề này như Luật về Hội, Luật hội họp, chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có sáng kiến xây dựng Luật Biểu tình. Thủ tướng đề nghị, cần thiết có luật điều chỉnh hoạt động tuần hành, biểu tình vì thực tế đang đòi hỏi. Sau đó, Thủ tướng đã giao Bộ Công an soạn thảo luật này ».

Mọi người Việt phải biết rằng : Luật Biểu tình không chỉ là nhu cầu của một xã hội văn minh, dân chủ và pháp quyền mà Luật Biểu tình còn là hướng dẫn quan trọng nhằm duy trì trật tự xã hội. Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của các cuộc biểu tình vì đó là giao tiếp quan trọng giữa nhân dân với chính quyền, góp phần giúp các bên hiểu biết và dễ chia sẻ với nhau hơn. Các cuộc biểu tình ủng hộ mang đến cho Nhà nước những tiếng nói khích lệ, sự đoàn kết, ủng hộ của dân chúng với các chủ trương đúng đắn. Nếu là các cuộc biểu tình phản đối, phải hiểu đó là cơ hội để người dân bày tỏ quan điểm một cách hòa bình, giúp độc Đảng nhìn thấy những sai sót trong quản lý để sớm khắc phục. Luật Biểu tình là một biểu hiện của cung cách ứng xử văn minh và sòng phẳng giữa Đảng trị và người dân mất chủ quyền. Nếu Đảng biết điều, chấp nhận quyền biểu tình của đồng bào để thể hiện sự tự tin, bản lĩnh lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hội nhập toàn cầu.

Ngày 17.11.2011, khi thảo luận về việc có nên xây dựng Luật biểu tình, các đại biểu Quốc hội đã phát biểu những quan điểm trái ngược nhau. Có đại biểu cho rằng ‘Quyền biểu tình không chỉ là nhu cầu thực tiễn của xã hội mà còn là chuẩn mực thế giới về quyền tự do. Luật biểu tình, nếu có, sẽ có tác dụng tích cực cho xã hội. Hàng năm, chúng ta nghỉ ngày 1/5, đó là kết quả cuộc biểu tình ở Chicago (Mỹ) cách đây hơn một thế kỷ. Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, ngày 01.05.1958 đã có cuộc biểu tình đòi tự do, cơm áo, hòa bình. Nếu có quy định biểu tình phải đúng nơi, đúng chỗ, đúng giờ, đúng mục đích thì sắp xếp trật tự xã hội mới thuận lợi, hiện nay chúng ta chưa có luật nên mới tùy tiện, làm ảnh hưởng chung.

Ngày 17.11.2011, khi thảo luận về việc có nên xây dựng Luật biểu tình với với những quan điểm trái. Trong khi có đại biểu Quốc hội cho rằng ‘Quyền biểu tình không chỉ là nhu cầu thực tiễn của xã hội mà gần như là chuẩn mực của thế giới về quyền tự do. Nếu có, Luật biểu tình sẽ có tác dụng tích cực cho xã hội. Hàng năm, chúng ta nghỉ ngày 1/5, đó là kết quả cuộc biểu tình ở Chicago (Mỹ) cách đây hơn một thế kỷ. Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, ngày 01.05.1958 có biểu tình đòi tự do, cơm áo, hòa bình. Nếu có quy định biểu tình phải đúng nơi, đúng chỗ, đúng giờ, đúng mục đích thì sắp xếp trật tự xã hội mới thuận lợi, hiện nay chúng ta chưa có luật nên mới tùy tiện, làm ảnh hưởng chung. Để nâng cao hơn việc quản lý bộ máy công quyền cộng với việc có Luật biểu tình thì tôi nghĩ sẽ có tác dụng tích cực cho xã hội’. Đại biểu khác cho rằng biểu tình là sự ô danh và Việt Nam chưa phải siêu cường kinh tế để đài thọ cho sự ô danh đó và viện dẫn cuộc biểu tình vào tháng 8 trước đó tại Luân đốn (Anh quốc) đã lan ra nhiều thành phố khác đểõ biến thành bạo loạn, cướp bóc, đốt nhà, làm ô danh đất nước. Rồi cuộc biểu tình chiếm Wall Street tại New York và nhiều thành phố lớn khác ở Mỹ cũng gây ra tình trạng bẩn thỉu, ẩu đả, trộm cắp và hiếp dâm.

Khi trả lời chất vấn ngày 25.11.2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định ‘Luật biểu tình phù hợp với Hiến pháp, đặc điểm lịch sử văn hóa, điều kiện cụ thể của Việt Nam, thông lệ quốc tế và cũng để đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân. Cùng lúc, luật này cũng có yêu cầu là ngăn chặn những việc làm, những hành vi gây xâm hại đến an ninh trật tự, đến lợi ích của xã hội và nhân dân’. Dự án Luật biểu tình được đưa vào chương trình chuẩn bị để thể chế hóa điều 69 Hiến pháp 1992, tạo công cụ pháp lý để công dân thực hiện quyền của mình và Nhà nước quản lý, kiểm soát hoạt động biểu tình theo đúng pháp luật. Thường vụ Quốc hội tán thành với ý kiến của nhiều đại biểu đối với dự án luật này là cần chỉ đạo, chuẩn bị kỹ về nội dung, cân nhắc thời điểm trình Quốc hội xem xét, thông qua để tránh việc lợi dụng biểu tình gây rối an ninh trật tự, làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Thủ tướng phân công Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang chuẩn bị dự án Luật Biểu tình.

Từ đó, thời gian trôi đi… Quốc hội khóa 13 với nhiệm kỳ 5 năm sắp chạm ngày mãn hạn, dự án Luật Biểu tình vẫn dậm chân tại chổ và Hành pháp và đại biểu Lập pháp cứ chờ nhau sau khi hứa bấm nút (biểu quyết) vào cuối năm 2015 và, chúng ta hiện đang ở năm 2016. Ngày 22.05.2016, bọn họ lại hí hửng thấy mình lại được ‘đảng cử dân bầu’ vào Quốc hội khóa 14 hay sẽ có can đảm nhường ghế cho các vị tự ứng cử.

Ngày 11.12.2015, tại phiên họp 43 Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo Ủy ban về tờ trình chuẩn bị kỳ họp Quốc hội 11 dự kiến diễn ra vào tháng 3-2016, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, kỳ họp sẽ cho ý kiến về dự án Luật Biểu tình trong một ngày. Thứ trưởng Công an Bùi Văn Nam cho biết dự thảo Luật Biểu tình được Bộ Công an soạn thảo xong và đã gửi văn bản xin ý kiến các bộ, ngành liên quan nhưng về một số vấn đề nhạy cảm, hiện các bộ liên quan chưa cho ý kiến. Do đó, nếu đưa Luật Biểu tình ra kỳ họp 11 để xin ý kiến QH thì sẽ gặp khó khăn. Vì vậy ban soạn thảo đề xuất lùi Luật Biểu tình. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa yêu cầu nếu muốn lùi dự Luật Biểu tình thì Chính phủ phải có văn bản chính thức.

Ngày 17.02.2016, tại phiên họp thứ 45 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đã xin rút dự án Luật Biểu tình ra khỏi chương trình kỳ họp tới, ngày 20.03.2016. Thường vụ Quốc hội không đồng ý với đề xuất này và yêu cầu Chính phủ cho biết lý do xin rút và ý kiến. Bởi thế, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, người vừa bị các đồng chí dự Đại hội Đảng 12 buộc phải về hưu, bức xúc việc Chính phủ xin lùi dự án Luật Biểu tình là thiếu nghiêm túc : ề Tại sao cứ lùi đi lùi lại mãi, do làm không được hay không chịu làm? Chương trình là Quốc hội quyết định, Bộ Chính trị cũng đã quyết định đưa vào chương trình rồi, nhưng Chính phủ cứ xin lùi mãi Ừ.

Chiều ngày 29.02.2016, Văn phòng Chính phủ đã trả lời câu hỏi ‘tại phiên họp ngày 17.02.2016 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã xin rút dự án Luật Biểu tình ra khỏi chương trình kỳ họp tới. Thường vụ Quốc hội không đồng ý với đề xuất này. Xin cho biết lý do xin rút và ý kiến Chính phủ?’. Chính phủ đã phân công cho Bộ Công an để chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan soạn thảo dự án Luật này. Dự án luật quan trọng, phức tạp và nhạy cảm, nên việc xây dựng cần được tiến hành nghiêm túc, và thận trọng. Thủ tướng và Chính phủ đã họp cho ý kiến chỉ đạo về tư tưởng, quan điểm, nội dung cơ bản của dự án Luật để định hướng cho việc soạn thảo.

Tại phiên họp Chính phủ thường lệ tháng 1/2016, lúc thảo luận còn nhiều ý kiến khác nhau về những vấn đề quan trọng. Do vậy, Chính phủ chưa thông qua và đề nghị Thường vụ Quốc hội cho phép chưa trình dự án Luật này tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá 13, dự trù ngày 21.03.2016. Sau khi có ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 17.02.2016, Thủ tướng đã đề nghị Thường vụ Quốc hội cho lùi việc cho ý kiến về dự án Luật Biểu tình vào chương trình kỳ họp nêu trên với lý do cơ quan chủ trì dự án Luật chưa chuẩn bị kịp, do sự trễ nãi của Bộ Quốc phòng (Bộ trưởng là Phùng Quang Thanh, một tứơng quân phò Tàu, để trình Chính phủ xem xét tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2016.

Một vài nguyên nhân sau chưa có dự án Luật Biểu tính mà chúng ta có thể đoán được :

1/ Luật Biểu tình có ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh trật tự trong nước, nơi có độc đảng cướp quyền dân và ‘hèn với giặc ác với dân’. Nếu người dân bớt sợ cộng sản, một sai sót thì sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Nếu họ khôn thì việc ban hành Luật Biểu tình sẽ tạo ra hành lang pháp lý cho Nhà nước quản lý, tuy nhiên nếu luật không phù hợp thì rất dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng gây nguy hại cho xã hội.

2/ Đảng luôn sợ bản chất phức tạp của vấn đề biểu tình. Trên thế giới, đã có nhiều cuộc biểu tình đã gây bạo động làm cho xã hội mất ổn định và, có khi buộc một chế độ tàn bạo phải ra đi như Tunisia, Lybia… khiến Đảng phải sợ (do đó, cả Chính phủ lẫn đại biểu Quốc hội) và kéo càng lâu càng tốt.

Vấn đề đặt ra là ‘Nếu Chính phủ (Hành pháp) bê bối trong việc hình thành dự án Luật Biểu tình, tại sao các đại biểu Quốc hội không thể đệ nạp dự án Luật này tại Quốc hội như quy định tại Điều 69 trong Hiến pháp Việt Nam 2013 ? Do đó, trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 22.05.2016, chúng ta phải nhớ những đại biểu chỉ biết ‘ngậm miệng, ăn tiền’, kể cả hai Linh mục phạm Giáo luật.

Hà Minh Thảo