Những Vấn Đề Thuộc Lãnh Vực Gia Đình

Nếu như hôn nhân được dựa trên sự sinh đẻ, thì rõ ràng một điều mà các cặp đồng tính không thể đòi hỏi được đó chính là :sự bình đẳng”

Bài này được viết bởi Douglas R Kmiec, Giáo sư chuyên về luật hiến pháp tại trường Đại Học Pepperdine, và cũng là tác giả của những cuốn sách như “Sự Bình Yên Trong Gia Đình,” và “Hôn Nhân và Gia Đình,” và cuốn sách mới nhất của ông có tiêu đề “Chẳng Bao Giờ Đó Sẽ Là Vấn Đề của Sự Dị Biệt”

Không có một luật sư lẫn một nhà chính trị nào có thể giải nghĩa nổi vấn đề hôn nhân cùng giới cả. Lấy thí dụ như, khái niệm pháp lý của việc bảo vệ quyền bình đẳng theo đúng luật, thì tự chính bản thân nó không thôi, cũng chẳng có ai có thể định nghĩa được. Để biết được là liệu nó có áp dụng cho những cặp hôn nhân đồng giới tính hay không, thì trước hết chúng ta cần phải biết được rằng liệu những người đồng tính và những người không đồng tính đều có thể cùng tạo ra một nhân sinh quan cá nhân và xã hội (vốn có liên hệ đến hôn nhân) tương tự nhau hay không.

Đến lúc này thì Tòa Thượng Thẩm của tiểu bang California đã ra lệnh ngừng hẳn các cặp hôn nhân đồng tính và tuyên bố cho biết rằng Tòa sẽ đưa ra phán quyết dựa trên tính pháp lý của vấn đề, thế thì đâu là những khía cạnh cứu xét có liên quan đến vấn đề đó? Đối với hầu hết mọi người thì câu trả lời đã quá rõ, xuất phát từ một niềm tin tôn giáo vốn tôn trọng nhân phẩm của tất cả mọi người nhưng lại không đồng ý về tư cách đồng giới tính bởi vì nó đi ngược lại với những điều đã mạc khải và truyền dạy của Giáo Hội, vân vân. Xét về mặt tự do tôn giáo, thì những quan điểm quá rõ ràng của tôn giáo về hôn nhân là rất quan trọng và những cuộc biện luận trên bình diện pháp lý đều phải được dựa trên những quan điểm về tôn giáo như vậy. Thế nhưng, vì hiện tại chúng ta đang sống trong một xã hội đa nguyên và trần tục, con người ngày nay phải tìm ra những lời giải đáp từ những nguồn tin không có dính dáng gì đến tôn giáo cả.

Tất cả những cuộc danh xưng nào về gia đình hay trên danh nghĩa của gia đình đối với những cặp đồng phái, đều tạo ra những phản ứng trái ngược, hiềm khích, ích kỷ và đôi lúc vượt ra khỏi giới hạn cho phép. Những kẻ đồng tính được xem như là những cá nhân hay những cặp vợ chồng, tất cả đều là những công dân trong xã hội, chính vì thế, họ cần phải được tôn trọng, vì chưng, cả thảy đều là con người cả. Điều đó rõ ràng có nghĩa là cho dù có là kể đồng tính hay là một người không đồng tính, tự bản chất con người lúc nào cũng luôn khát khao về tình bạn và tình liên đới với cộng đồng.

Tuy nhiên, chính vì lẽ đó, mà đa phần, ý kiến của quần chúng, luôn chống đối lại các cặp hôn nhân đồng tính. Chẳng có bên nào có thể chứng minh được rằng, về mặt sinh học, hôn nhân đồng phái, cũng giống như hôn nhân theo lẽ thường, qua sự tái sinh sản cả. Sự thiếu vắng về thụ tinh nhân tạo hay một bên trung gian thứ ba nào đó, trong việc ngừa thai, thì xét về mặt thể lý, các cặp đồng phái không có thể nào sinh con được. Chính vì điểm mấu chốt này, cùng với những dấu chỉ khác về gia đình và về xã hội, đã hướng cuộc tranh luận theo một hướng khác.

Những cặp đồng phái được xem là không thể có con, và thậm chí cả khi họ có con qua hình thức nhận con nuôi hay qua sự trung gian nào đó đi nữa, thì họ cũng chẳng thể nào có được sự ủng hộ và khen ngợi qua lại giữa người mẹ và người cha, như những cặp hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Mặc dầu, hôn nhân không nhất thiết phải đòi hỏi mỗi một người chồng và mỗi một người vợ, nhưng hôn nhân không thể nào được tách rời khỏi việc sinh con và việc giúp con trẻ phát triển những tính năng, đạo đức từ một gia đình ổn định, bình yên. Viễn cảnh của một đất nước Cộng Hòa Mỹ Quốc và cả những nền văn minh trước đó, đều phải phụ thuộc rất nhiều vào gia đình. Và đó là điều không thể nào có thể thay thế được.

Những dẫn chứng và lý luận trên, chẳng phải là những sáng kiến hay thông thái mới mẽ. Từ ngữ “hôn nhân”, theo nguồn gốc Latin có nghĩa là nói đến sự tương giao của một người đàn ông và một người đàn bà vì mục đích sinh ra con cái. Plato cũng đã từng nói ra rằng, “Những luật lệ về hôn nhân cần phải được xét đến trước tiên, rồi sau đó, tiền phạt được đánh trên những kẻ nào mà không có cưới hỏi bởi vì “việc giao hợp và gắn kết đôi lứa giữa những cặp hôn nhân chính là nguyên nhân chính tạo ra việc sinh con.” Aristotle xem cuộc hôn nhân giữa một người chồng và một người vợ là hết sức quan trọng bởi vì “nhà lập pháp nên bắt đầu nghiên cứu xem làm sao để những người con mà họ sinh ra càng tốt chừng nào càng hay chừng nấy.” Và sau này, Rousseau nói rằng, “hôn nhân mang lại những hệ quả về mặt dân sự, bởi vì nếu không có hôn nhân, thì tự bản thân xã hội cũng không thể nào tồn tại được.”

Cách đây hơn một thế kỷ, Tóa Án Tối Cao Hoa Kỳ tuyên bố rằng, “Hiễn nhiên là không có một pháp chế nào có thể áp đặt một cách đầy đủ, trung thực, lành mạnh và cần thiết trong việc tạo ra một khối thịnh vượng chung tự do và tự chế cho bằng việc kiếm tìm một sự hình thành trên cơ sở của một gia đình, như là sự liên đới và sự kết tụ tinh khôi giữa cuộc sống của một người nam và cuộc sống của một người nữ qua Bí Tích Hôn Phối. ” Và cho đến ngay cả thời nay, Tòa Án chưa bao giờ loại bỏ định nghĩa đó, ngay cả trong ngành luật pháp học hiện đại. Vâng, đúng vậy, vào năm 2003, trong vụ kiện giữa Lawrence và tiểu bang Texas, Tòa Án đã làm mất hiệu lực và xem việc giao hợp giữa những người đồng phái với nhau là tội ác cần phải được cấm đoán. Phán quyết đó không có nghĩa là họ đồng ý cho việc thi hành những cuộc hôn nhân đồng tính, mà trái lại, nó chỉ đơn giản cho thấy việc tôn trọng cá nhân và những giới hạn của luật pháp.

Những nguyên tắc có liên quan tới tới việc tôn trọng cá nhân không thôi cũng vẫn chưa đủ để đưa ra một định nghĩa pháp lý và những hệ quả về hôn nhân trong quần chúng. Hôn nhân sẽ thật sự mang đúng trọn nghĩa của nó khi cả hai khía cạnh phải được xem xét tới, đó chính là khía cạnh về gia đình và khía cạnh về cộng đồng dân sự. Với cách so sánh như vậy, thì rõ là những cuộc hôn nhân đồng phái phần lớn mang khía cạnh gia đình mà thôi. Những người bạn tình trong cặp hôn nhân đồng phái tìm được sự thỏa mãn từ những mối quan hệ như vậy mà thôi. Nhưng vì cả hai không thể nào cùng cởi mở để cùng hướng đến một cuộc sống mới, do vậy, cả hai không thể nào hoàn thành trọn những trách nhiệm và bổn phận của một cuộc sống hôn nhân về lâu về dài cho được.

Trước khi ông thị trưởng thành phố San Francisco cấp những Giấy Hôn Thú trái phép cho những cặp đồng tính, chỉ có bốn chánh án của Tòa Thượng Thẩm của tiểu bang Massachusetts đã dám táo bạo quả quyết rằng khả năng sinh con không phải là trọng tâm của việc chia tài sản hôn nhân. Những vị chánh án theo khuynh hướng xã hội này không những dám cả gan thách thức lại với lịch sử đã có từ hàng chục triệu năm nay, mà còn tỏ ra coi thường những ngôn từ phán quyết của Tòa Án Tối Cao qua vụ của Lawrence, đó là “sẽ bôi nhọ một cặp hôn nhân nếu như nói rằng đơn giản người ta chỉ quyết định lấy nhau vì mục tiêu nhục dục mà thôi.”

Hôn nhân còn có những mục đích khác nữa ngoài việc sinh con, đẻ cái, nhưng phần lớn mọi người ai cũng đều đồng tình như thế. Bằng việc giao hợp thân thiện qua lại với nhau, nó sẽ giúp làm giảm những căn bệnh di chuyền. Nó giúp tạo ra những mối quan hệ dòng giống có giá trị rất nhiều so với tất cả những lợi ích về thuế má và di sản mà những người ủng hộ cho các cặp đồng tính luôn đòi hỏi. Những người làm cha, làm mẹ không những là những người đầu tiên có trách nhiệm, bổn phận với con cái mà họ còn là những nguồn nâng đở đáng trông cậy cho những đứa con thân yêu của họ, cho dẫu đó là chuyện làm thế nào để thay tả cho cháu bé, chọn một trường học, giảng dạy về niềm tin, khuyến khích các con trẻ qua khỏi những giai đoạn dậy thì để giúp họ trưởng thành. Không có bè bạn, thôn xóm hay bất kỳ một cơ quan chính phủ nào, cho dẫu có thân thiện đến mấy, có đủ nguồn tài chánh hay không, cũng vẫn không thể nào giúp đở một cách nhiệt tình và tận tâm như cha mẹ. Nếu những mục tiêu thứ yếu của hôn nhân này đôi lúc được sớt chia bởi những người trông và giữ trẻ khác, thì chắc chắn những luật lệ tại tiểu bang California về sự tương hổ, về những lợi ích giữa thợ và chủ phải được đề ra và nhằm vào quyền lợi của họ. Nhưng để đền bù cho một mối quan hệ xã hội nhằm làm giảm bớt những gánh nặng trong cộng đồng, thì không thể nào có thể lý giải được qua sự tái định nghĩa lại về hôn nhân.

Một vài cặp vợ-chồng không có con hay chính bản thân họ không thể sinh con vì tuổi tác hay vì những bất lực về thể lý. Nhưng nếu chỉ vì những trường hợp ngoại lệ như thế mà những người cổ võ cho việc hôn nhân đồng phái đòi phải thay đổi luật chung, thì quả là việc không thể nào lý giải cho được. Các cơ quan lập pháp thông minh sáng suốt thì không bao giờ viết ra những thứ luật lệ dựa trên những trường hợp ngoại lệ như vậy. Bởi vì kết quả của nó không những không thể thay đổi mấy về tình hình chung, mà trái lại còn tạo ra sự thừa nhận những người hôn nhân đồng phái. Bất kỳ ai chăm sóc cho một đứa trẻ mồ côi thì đáng nhận được sự khen thưởng; thế nhưng thậm chí, cho dù có làm những việc đó đi nữa, thì những tiếng nói có trách nhiệm cũng đưa một số quan ngại. Lấy ví dụ như, một Tòa Án liên bang vừa mới kháng cáo chống lại các cặp hôn nhân đồng phái nhận con nuôi cùng phái tại Florida, bằng cách dẫn luận rằng theo quan điểm chủ quan của tiểu bang qua việc “nhấn mạnh đến vai trò chính yếu mà các cặp cha mẹ cùng phái trong việc hình thành nên nhân và phái tính cá nhân mà thôi.” Tiểu bang thì lý luận lại với Tòa Án rằng, họ ủng hộ các cặp hôn nhân theo truyền thống và thậm chí cả việc không kết hôn giữa hai người khác giới, có quyền sinh con nuôi, và nhìn nhận rằng “trong xã hội chúng ta ngày nay, chúng ta vẫn luôn mong là các cha mẹ sẽ dạy dỗ các con trẻ về giáo dục giới tính tại nhà. Vì những chương trình giảng dạy này thường làm bẻ mặt các cô cậu mới lớn, hay còn đang ở tuổi cắp sách đến trường, và những khía cạnh khác của việc giáo dục giới tính như việc giải thích hay kể lại những câu chuyện khuyên răng, về những kinh nghiệm của họ với người khác phái.”

Hiện tượng xã hội mới đây cho thấy càng có nhiều gia đình đồng phái, khiến các nhà khoa học phải cố tìm hiểu tại sao những cha mẹ đồng phái thường hay thiếu xót và luôn xung đột lẫn nhau. Tuy nhiên, chúng ta ai cũng thừa biết, những mối nguy hiểm của một gia đình đơn chiếc: chỉ có bố hoặc chỉ có mẹ-những mối nguy hiểm đó có thể được suy ra vì hoặc là thiếu cha, hoặc là thiếu mẹ. Chúng ta ai cũng dễ dàng nhận ra rằng những đứa con nuôi trong các gia đình đồng phái sẽ gặp phải nhiều khó khăn và rất khó đạt được những thành tích học vấn mỹ mãn trong trường học. Sẽ là hữu ích nếu như tinh thần đảng phái không thể nào làm băng hoại đến nền khoa học xã hội, nhưng cho đến hôm nay, việc đó lại ít gặp phải sự kháng cự hơn là sự nghiên cứu về mặt khách quan. Một số nhà nghiên cứu tìm thấy rằng có rất ít bằng chứng cho thấy cha mẹ đồng phái có những ảnh hưởng bất lợi cho con cái; còn những nhà nghiên cứu khác thì lại cho rằng trẻ em trong những gia đình như vậy, hoàn toàn bị nhầm lẫn về mặt giới tính, khi việc giao thức tình ái đầu tiên liệu với người đồng tính hay là có nguy cơ bị trở thành nạn nhân của sự lạm dụng tính dục.

Bởi vì nguyên nhân chính yếu về mặt giới tính của đứa trẻ đó không rõ ràng, mà người đời vẫn thường quen gọi đó là hậu quả của việc phối hợp giữa gien di chuyền và môi trường. Ngay cả chính những người đồng phái cũng nhìn nhận ra rằng họ khó mà có thể hiểu ra được sự nhân nhượng của chính họ. Một sự định hướng không thể được xem là thiếu lý trí nếu như nó không dựa trên cơ sở của việc nhìn nhận tự do và sự xúc phạm theo luật. Tuy nhiên, nếu chúng ta cố tìm cách giả vờ rằng chúng ta có mọi quyền hành để định nghĩa lại về hôn nhân, thì rõ là chúng ta không thể nào lý giải được sự tiềm ẩn. Cho dẫu vì bất kỳ những nguyên do nào dẫn đến việc đồng phái tính, những ai không thể duy trì được mối quan hệ cần thiết qua sự ân ái gần gũi, qua việc sinh con đẻ cái và mang nặng đẻ đau thì tự bản chất đó cho thấy, họ không thể nào hoàn thành nên một tác vụ trọng yếu nhất của hôn nhân, và do đó, không thể nào được cưới hỏi nhau theo luật định. Và chỉ vì lý do đó mà thôi, hầu hết những người Mỹ suy nghĩ dựa theo lý trí và công bằng bởi vì luật lệ sẽ iếp tục có hiệu lực nếu nó biết dựa trên những chứng cớ cơ bản và nền tảng.