Tác giả Roland Jacques- Sách song ngữ Việt-Pháp

Tựa đề Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và thời kỳ đầu của Giáo hội Công giáo Việt Nam”

(Les missionnaires portugais et les débuts de l’Église catholique au Viêt-nam)


Bản dịch Việt ngữ : Nguyễn Đăng Trúc, Trần Duy Nhiên, Nguyễn Bá Tùng, Hồ Ngọc Tâm

ISBN 2-912554-26-8

Nxb: Định Hướng Tùng Thư, năm 2004

Giá toàn bộ hai cuốn kể cả cước phí bưu điện : 30 Dollars US hoặc 30 Euros

USA và Canada: ngân phiếu viết bằng US $ cho Mrs Thuy Phan P.O Box 2054-J49 Westminster, CA 92684 USA

Các nước khác : viết bằng Euros cho DINH HUONG 13 G rue de l’ILL, F- 67116 REICHSTETT, France


Sách gồm hai cuốn :

* Cuốn một dày trên 400 trang, đặc biệt nói đến thời kỳ sơ khai của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự hiện diện của các nhà truyền giáo tiên khởi thuộc Qui Chế Bảo Trợ (Padroado ) Bồ Đào Nha, và công trình của các vị truyền giáo nầy trong sáng kiến và xây dựng công trình chữ quốc ngữ ( vần latinh). Ngoài ra tác giả còn đưa ra những chứng liệu về sáng kiến dùng vần latinh trong thời kỳ nầy cho Nhật ngữ và Hoa ngữ.

* Cuốn hai dày trên 200 trang dành một phần lớn nói đến chân phước Anrê Phú Yên, vị thế và vai trò của người anh hùng giáo dân, thầy giảng 19 tuổi, vị tử đạo đầu tiên trong thời kỳ đầu của Giáo hội công giáo Việt nam. Và qua vị chân phước nầy, người công giáo Việt Nam, hàng giáo phẩm cũng như cộng đồng người tín hữu giáo sĩ, giáo dân muốn tìm lại sức năng động truyền giáo và hướng hội nhập văn hóa lành mạnh.

***

Cuốn sách Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và thời kỳ đầu của Giáo hội Công giáo Việt Nam là tập hợp một số bài khảo luận của nhà nghiên cứu Roland Jacques trong những năm vừa qua, phần lớn đã từng được đăng trong Tam Nguyệt san Định Hướng.

Những đề tài mà Roland Jacques nêu lên hẳn đã được các bộ sách nghiên cứu lịch sử đạo cũng như đời đề cập đến, và một số nội dung được lặp đi lặp lại như đã là hiển nhiên. Tuy thế ở Phần Dẫn nhập khảo luận về «Bồ Đào Nha và công trình sáng chế chữ Quốc ngữ», Roland Jacques không ngại nêu lên rằng : «Có những sự việc thường được xem là hiển nhiên mà thực sự lại sai...»

Phải tìm kiếm tối đa các bằng chứng cụ thể, khách quan với những tài liệu chính xác; phải am tường bối cảnh sâu, rộng nghĩa là toàn bộ của mọi sự kiện; phải can đảm, khiêm tốn và kiên quyết tôn trọng sự thật trong tinh thần vô chấp, không thiên kiến; và phải trang bị khả năng chuyên môn cần thiết để sâu sát vấn đề... : Tất cả những yêu sách để nghiên cứu về lịch sử như thế đã đòi hoœi Roland Jacques rất nhiều hy sinh để đạt đến những khám phá ghi lại trong cuốn sách nầy.

Trước hết Roland Jacques yêu mến Việt Nam. Hơn 20 năm qua, với cái tên bằng tiếng Việt-nam là Dương Hữu Nhân, Roland Jacques đã là bạn bè của vô số người Việt trong cũng như ngoài nước. Tác giả học tiếng Việt để đọc, để nói, để hát... và còn hơn thế nữa, tác giả ghi danh học xong chương trình Ban cử nhân và tiền tiến sĩ (DEA) về Việt học và Viễn Đông học tại Đại Học Viện các Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương Quốc gia ở Paris. Nhằm đáp ứng đầy đủ hơn nữa về phần chuyên môn, tác giả đã đến cư ngụ ở Việt Nam hơn hai năm để nghiên cứu tại chỗ. Suốt thời gian nầy, Dương Hữu Nhân không những cố tiếp thu những kiến thức về ngôn ngữ, chữ hán, chữ nôm, các cách nói của từng miền, truy tìm các tài liệu lịch sử qua các viện bảo tàng, các thư viện, học viện. Nhưng tận dụng cơ hội quí báu cư ngụ ở Việt Nam, tác giả còn đến quan sát tại chỗ những vùng mà các nhà truyền giáo đầu tiên đã đặt chân đến.

Thứ đến, Roland Jacques có những khả năng chuyên môn rất đặc biệt để tiếp cận những sự kiện lịch sử một cách chính xác. Khả năng chuyên môn nổi bật là khả năng ngôn ngữ. Roland Jacques thông thạo không những các ngôn ngữ mà trước đây Alexandre de Rhodes đã sử dụng, nhưng còn sành sỏi các thứ tiếng khác như: Hy-lạp, Do-thái, La-tinh, Bồ-đào-nha, Ý, Anh, Pháp, Đức, Tây-ban-nha, Việt Nam và Hán tự... Chính vì thông thạo nhiều ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng La-tinh, Ý, Bồ-đào-nha và Tây-ban-nha mà Roland Jacques đã nhiều lần đến hầu hết các thư viện tại Âu châu, Á châu, Mỹ châu có liên quan đến các tài liệu thời khai sinh Giáo hội Công giáo Việt Nam để khám phá những tài liệu chưa từng được các sử gia Việt Nam cũng như Tây phương nhắc đến trong các nghiên cứu của họ. Khả năng chuyên môn khác nữa, đó là kiến thức về thần học *, ngữ học, sử học...

Nói tóm lại, ai đã từng tiếp xúc với Roland Jacques, thì đều nhận ra rằng, đây là một người bạn của người Việt Nam, một người yêu mến những gì là Việt Nam, nhưng hơn thế nữa đây là người luôn cố tìm sự thật. Và ước mong của Dương Hữu Nhân cũng như Định Hướng Tùng Thư là cuốn sách «Các nhà Truyền giáo Bồ Đào Nha và thời kỳ đầu của Giáo hội Công giáo Việt Nam» sẽ cống hiến được một số những sự kiện khách quan của lịch sử, đẩy lui được những tiền kiến hoặc «những sự việc thường được xem là hiển nhiên mà thực sự lại sai».

Định-Hướng - Trung-tâm Văn-hoá Nguyễn-Trường-Tộ

* Roland Jacques là nhà chuyên môn về Giáo luật Công giáo : Tiến sĩ luật học tại Đại Học Paris- XI và Tiến sĩ giáo luật tại Học Viện Công giáo Paris [Doctorat en droit (Paris-XI) et en droit canonique (Institut catholique de Paris) ].

Đề tài luận án: Les destinataires de la mission "Ad Gentes" en droit canonique. La genèse du droit missionnaire de l’Eglise catholique : le cas de l’Extrême-Orient.

Lời tựa

+ Gm Joseph Vũ Duy Thống

Giám Mục Phụ tá Tổng Giáo Phận Sài Gòn

Thành Viên Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa

Chủ Tịch Uỷ Ban Văn Hóa Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

Giáo Hội tại Á Châu sống giữa những dân tộc đang khao khát Thiên Chúa... Nỗi đói khát đó chỉ được no thỏa bởi Đức Giêsu Kitô là Tin Mừng của Thiên Chúa cho mọi dân mọi nước” (Tông Huấn Giáo Hội tại Á Châu, số 9). Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II mới đây đã dùng những lời nầy để nhắc nhở chúng ta rằng giữa những hoàn cảnh lịch sử lắm lúc nghiệt ngã, việc gặp gỡ giữa Phúc Âm và lục địa Á Châu trước hết là một truyện tình, một kinh nghiệm yêu thương. Trong quá khứ, qua nhiều thế kỷ, dân tộc Việt nam đã biết đáp trả tình yêu thương ấy khi đón nhận đức tin Kitô giáo. Về phần mình, dân tộc Việt nam đã mang lại cho Giáo Hội của Chúa Kitô kho tàng phong phú tuyệt vời của nền văn minh ngàn đời của mình.

Thật thế, cuộc gặp gỡ và trao đổi nầy đã được những con người bằng xương bằng thịt thể nghiệm; và dù ở bên nầy hay bên kia những chân trời văn hóa khác nhau, họ cũng đều đã tin vào nguồn phong phú của đối thoại. Trong lần tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1998 tại Roma, các giám mục Việt Nam đã mong ước các cộng đồng giáo hội của mình trở về nguồn; các vị mời gọi người công giáo và đồng bào Việt Nam tìm hiểu thấu đáo những gì đã xảy ra trong thời kỳ có các đợt truyền bá Kitô giáo đầu tiên triển nở trên quê hương đất nước mình. Một số những khó khăn trong quá khứ - những va chạm “giữa cái được gọi là ‘ quốc hồn quốc túy’ với cái bị xem là ngoại lai” - là căn cớ cho một cảm thức lấn cấn còn tồn tục. Và vì thế "việc loan báo Tin Mừng chịu nhiều yếu tố của thực tại trên chi phối, làm cho gương mặt Đức Giêsu khi tỏ khi mờ trong cái nhìn của người ngoài kitô giáo và cả trong tâm thức của người tín hữu Việt Nam” (HĐGM Việt Nam, Bản trả lời các câu hỏi của Lineamenta).

Nay tôi hân hạnh giới thiệu với đồng bào trong và ngoài nước tác phẩm của Roland Jacques. Hai tập sách của tác phẩm nầy là kết quả của từng chục năm nghiên cứu về những thập niên đầu tiên của Kitô giáo tại Việt Nam. Tác giả là người uyên bác với trình độ chuyên môn sâu rộng, và cũng là một người say mê quê hương đất nước Việt Nam, ngôn ngữ và văn hóa chúng ta. Những trang sách mà tác giả trao gửi cho chúng ta ghi lại nhiều sự kiện lịch sử, thu tập một cách công phu tỉ mỉ từ những nguồn tài liệu chính xác nhất; nhưng còn hơn thế nửa, những trang sách nầy mở ra những lối nhìn táo bạo giúp cho người đọc vượt qua những quan niệm quá dễ dãi, và những thiên kiến thiếu căn cơ. Chắc chắn cuốn sách nầy sẽ hút độc giả và đem lại nhiều hứng khởi: đây đúng là lịch sử của chúng ta, một quá khứ được trình bày lại một cách hấp dẫn và linh động. Nó vừa đưa chúng ta vào khung cảnh đầy màu sắc của quá khứ, vừa soi dọi hiện tại và tương lai.

Roland Jacques xây dựng nội dung tác phẩm qua hai trục nghiên cứu. Trục đầu là phần nghiên cứu về ngữ học mà các vị thừa sai Dòng Tên do Bồ Đào Nha gửi đến đã khởi sự và thực hiện một cách thành công. Ngoài Cha A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ, mà tên tuổi che che khuất những vị tiên phong đầy công lao khác, chúng ta sẽ thích thú khám phá được rằng đây là một công trình tập thể: có những người Việt Nam và những người Âu Châu đa cộng tác với nhau rất mật thiết và lâu dài cho công trình nầy, chuẩn bị cho một tương lai văn hóa dân tộc. Sự nghiệp của họ phải hiểu là gia sản chung của toàn dân tộc Việt Nam.

Trục thứ hai là Anrê Phú Yên, vị tử đạo tiên khởi của chúng ta. Vì tác giả là người đã góp phần mình vào việc xây dựng hồ sơ và giúp cho chúng ta có được tên Anrê Phú Yên vào danh sách các vị Chân phước, nên tác giả quá quen thuộc với khuôn mặt sáng chói lạ lùng về sự trưởng thành trong cuộc sống kitô giáo và lòng dũng cảm tông đồ. Một trong những kỳ công lớn lao của cuốn sách nầy của tác giả hẳn sẽ là việc giúp độc giả biết rỏ hơn về vị tử đạo của chúng ta và giúp chúng ta nhìn nhận công đức và vai trò của ngài. Như tác giả từng viết : “Anrê là tiêu biểu cho tất cả những thừa sai Việt Nam vô danh nầy, là những anh hùng trong cuộc sống trước khi tỏ ra anh hùng trong khi chết... Chính ở điểm nầy mà Anrê là một gương mẫu của đời sống công giáo rất thích hợp cho thời nay.”

Sách được xuất bản song ngữ Pháp-Việt cũng là phương cách minh chứng rằng những nền văn hóa khác biệt và những quan niệm đôi khi đối nghịch nhau có thể bổ sung một cách nhịp nhàng. Giáo Hội Việt Nam có một vị trí đặc biệt và cần phải đóng một vai trò đặc biệt không thể nào thay thế. Hơn bao giờ hết, Giáo hội ấy kết nhập vào lòng dân tộc Việt nam và vì thế phải “tham gia hợp lý vào đời sống quốc gia nhằm phục vụ toàn dân và sự đoàn kết xã hội” (Diễn văn của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đọc trước các Giám Mục Việt nam ngày 22 tháng giêng năm 2002). Giáo Hội Công Giáo có thể đề nghị những giá trị phổ quát của nền văn minh Kitô giáo trong lòng dân tộc mình và làm chứng về một niềm tin mang lại ý nghĩa chân thực cho mọi cuộc chiến đấu của nhân loại.

Đồng thời, Giáo Hội Việt nam cần hiên ngang về vị thế của mình giữa các Giáo Hội bạn trong cộng đồng công giáo hoàn vũ. Giáo Hội chúng ta sẽ mang lại cho các Giáo Hội bạn kinh nghiệm sống đạo độc đáo của mình, đã từng tui luyện trong lửa, nhưng luôn luôn trai trẻ và tươi mát như tuổi thanh xuân của Chân Phước Anrê Phú Yên và mùa xuân của các thế hệ Kitô hữu thời sơ khai. Giáo Hội ấy sẽ hội nhập nhuần nhuyễn đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ mọi người, và các giá trị muôn thủa của văn minh Á Đông.

Một số các bản văn được kết tập dưới một tên sách chung trong tác phẩm nầy trước đây đã từng được đăng tải trong Tam Nguyệt San Định Hướng. Trong tinh thần cởi mở khai phóng,Tập San đã phục vụ văn hóa gần mười năm qua. Nhờ sức năng động và kiên trì của Ban Điều Hành Tập san liên hệ mà tác phẩm nầy được phát hành trong toàn bộ tủ sách rất phong phú Định Hướng Tùng Thư. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu với người đồng hương cũng như với bất cứ ai yêu mến Việt Nam; xin chúc Tập San và Định Hướng Tùng Thư, và công việc của Roland Jacques gặt hái nhiều thành công.

Avant-propos

L’ouvrage intitulé Các nhà truyền giáo Bồ Ðào Nha và thời kỳ đầu của Giáo hội Công giáo Việt Nam - Les missionnaires portugais et les débuts de l’Église catholique au Viêt-nam - est un recueil d’articles spécialisés de Roland Jacques, chercheur en linguistique historique viet­namienne. La plupart de ces articles ont été publiés au cours des dernières années par la revue trimestrielle Ðịnh Hướng.

Les questions soulevées par Roland Jacques ne sont pas toutes neuves. La plupart sont abordées dans les études publiées par divers auteurs sur l’histoire religieuse et sur l’histoire séculière du pays. Les réponses à ces questions ont parfois été ressassées si souvent qu’elles apparaissent comme des évidences. Aussi Roland Jacques n’hésite-t-il pas à écrire, dans l’introduction à son article sur « Le Portugal et la romanisation de l’écriture vietnamienne », qu’il y a dans ce domaine des évidences trompeuses…

Atteindre la vérité historique n’est jamais simple. Elle exige un examen rigoureux des témoignages directs ou indirects, et une grande familiarité avec les sources authentiques. Elle demande une connaissance approfondie du contexte culturel, social, économique et politique, ainsi que des événements contemporains. Les qualités d’un chercheur sont le courage, la modestie et la ténacité; son respect de la vérité doit aller de pair avec le refus de toute complaisance et de tout parti-pris. Il doit acquérir les compétences et les outils spécialisés qui lui permettront d’étudier à fond les questions abordées…

Toutes ces exigences de la recherche historique, Roland Jacques montre dans ses écrits qu’il en a bien conscience; on mesure ainsi les sacrifices auxquels il a dû faire face pour en arriver aux découvertes et aux conclusions reprises dans le présent ouvrage.

Tout d’abord, Roland Jacques aime passionnément le Viêt-nam. Depuis plus de vingt ans, avec le nom de plume vietnamien, Dương Hữu Nhân, Roland Jacques est devenu l’ami de très nombreux Vietnamiens, tant au pays qu’à travers le monde. Il a appris la langue de façon à pouvoir la lire, la parler, la chanter… Mieux encore, il est retourné sur les bancs de l’école pour suivre l’ensemble du curriculum d’Études Vietnamiennes et d’Études sur l’Extrême-Orient proposé par l’Institut national des Langues et Civilisations orientales à Paris, jusqu’à la licence et au DEA. Pour répondre plus pleinement aux impératifs de sa spécialisation, il est allé vivre deux ans au Viêt-nam, où il a été accepté comme chercheur. Pendant ces années, Dương Hữu Nhân a d’abord complété ses connaissances linguistiques à travers une initiation aux caractères chinois et nơm, aux dialectes des diverses régions du Viêt-nam; il a aussi recherché et collecté les documents historiques dans les archives, les bibliothèques et les instituts spécialisés. Mais surtout, estimant que vivre au Viêt-nam était pour lui une chance exceptionnelle, il a su en tirer le meilleur parti en se rendant personnellement sur les lieux fréquentés par les premiers missionnaires chrétiens.

Il faut dire en outre que Roland Jacques a des aptitudes et des compétences peu communes, qui lui permettent d’aborder avec rigueur les faits historiques. Son aptitude la plus remarquable est un don pour les langues. Roland Jacques connaỵt celles qui furent utilisées jadis par Alexandre de Rhodes, et il en possède quelques autres : grec, hébreu et latin, portugais, italien, anglais, français, allemand, espagnol, vietnamien, ainsi que les caractères chinois. Sa maîtrise des langues, et notamment du latin, du portugais, de l’italien et de l’espagnol, lui ont permis de fréquenter avec profit les principales bibliothèques d’Europe, d’Asie et d’Amérique qui conservent dans leurs collections les documents relatifs aux débuts de l’Eglise catholique au Viêt-nam. Il y a découvert des manuscrits qu’aucun historien vietnamien ou occidental n’avait mentionnés dans leurs propres recherches. D’autres compétences remarquables de notre auteur comprennent ses connaissances en théologie *, en linguistique, en histoire…

En résumé, ceux qui ont rencontré Roland Jacques ou ont correspondu avec lui sont d’accord pour le décrire comme un ami des Vietnamiens, un passionné de tout ce qui touche le Viêt-nam, mais surtout comme un chercheur infatigable de la vérité. Le ferme espoir de Dương Hữu Nhân et de Ðịnh Hướng Tùng Thư, c’est que le livre « Les missionnaires portugais et les débuts de l’Église catholique au Viêt-nam » contribuera a établir plus solidement les faits historiques, en éliminant au passage quelques partis-pris et quelques « évidences trompeuses ».

Ðịnh-Hướng

Centre Culturel Convergence / Nguyễn-Trường-Tộ

* Roland Jacques est un spécialiste du droit de l’Église catholique. Il est titulaire d’un doctorat en droit (Paris-XI) et en droit canonique (Institut catholique de Paris). Sa thèse s’intitule : Les destinataires de la mission “ad gentes” en droit canonique. La genèse du droit missionnaire de l’Eglise catholique, le cas de l’Extrême-Orient.

PRÉFACE

« L’Église en Asie se trouve parmi des peuples qui témoignent d’un désir intense de Dieu... Cette soif ne peut être pleinement satisfaite que par Jésus Christ, la Bonne Nouvelle de Dieu pour toutes les nations » (Exh. apost. Ecclesia in Asia, 1998, no 9). En ces termes, le pape Jean-Paul II nous rappelait récemment que la rencontre entre l’Évangile et la terre d’Asie, au milieu de circonstances historiques parfois difficiles, est avant tout une histoire d’amour. La nation vietnamienne a su, dans les siècles passés, répondre à cet amour en accueillant le don précieux de la foi chrétienne. En contrepartie, elle a apporté à l’Église du Christ la richesse extraordinaire de sa propre civilisation plurimillénaire.

Cette rencontre et cet échange sont passés par des hommes de chair et de sang qui, de part et d’autres des barrières culturelles, ont cru à la fécondité du dialogue. En se rendant à Rome pour le Synode de 1998, les évêques du Viêt-nam ont souhaité pour leurs Églises un véritable retour aux sources : ils invitaient les catholiques vietnamiens et leurs compatriotes à comprendre plus en profondeur ce qui s’est passé à l’époque ó les missions chrétiennes ont pris leur essor sur la terre qui est la leur. Certaines difficultés du passé - des heurts « entre ce qui était considéré comme la quintessence de l’âme vietnamienne et ce qui passait pour un simple produit d’importation » - sont à l’origine d’un malaise persistant. Celui-ci, à son tour, a « retenti sur l’oeuvre d’évangélisation de telle façon que le visage du Christ est apparu tantôt lumineux, tantôt voilé aux yeux des non-chrétiens, et jusque dans le coeur de ses fidèles » (réponse des évêques du Viêt-nam aux Lineamenta).

Je suis donc particulièrement heureux de présenter au public vietnamien - tant au pays que dans la diaspora - l’ouvrage de Roland Jacques. Ces deux volumes sont le fruit d’une dizaine d’années consacrées à l’étude des premières décennies du christianisme vietnamien. L’auteur est à la fois un homme de talent, doté d’une vaste érudition, et un passionné, amoureux du Viêt-nam, de sa langue et de sa culture. Les pages qu’il nous livre sont denses de faits historiques, minutieusement reconstitués à partir des meilleures sources; mais aussi de perspectives audacieuses qui aideront le lecteur à se libérer des schémas trop faciles et des idées toutes faites. À le lire, on se laisse prendre au jeu, gagner par l’enthousiasme : voici notre histoire mise à portée de main, vivante et palpable. Elle reprend les couleurs authentiques du passé, mais elle ne cesse jamais d’être éclairante pour aujourd’hui et demain.

Roland Jacques organise sa fresque historique autour de deux pôles. Le premier, c’est le travail linguistique entrepris et mené à bien par les missionnaires jésuites envoyés par le Portugal. Au-delà d’Alexandre de Rhodes, dont le renom a éclipsé tant d’autres pionniers méritants, nous découvrons avec joie un travail collectif : Vietnamiens et Européens ont collaboré de façon intense et prolongée à ce chantier, ó se préparait l’avenir de la culture nationale. Leur oeuvre est désormais le patrimoine de toute la nation vietnamienne. Le second pôle, c’est André de Phú Yên, notre premier martyr. L’auteur, dont la contribution personnelle a permis au catéchiste André d’obtenir, enfin, le titre de Bienheureux, a acquis une familiarité hors pair avec cette figure lumineuse, étonnante de maturité chrétienne et de courage apostolique. Ce sera un des grands mérites de son livre de le faire mieux connaiâtre et reconnaiâtre du public vietnamien. Comme il l’écrit : « André représente tous ces missionnaires vietnamiens anonymes, héroðques dans leur vie avant de l’être dans la mort... En cela... André est un modèle de vie chrétienne... bien adapté au temps présent. »

Bilingue français et vietnamien, l’ouvrage de Roland Jacques démontre comment des cultures si différentes et des points de vue parfois opposés peuvent être harmonieusement complémentaires. L’Église du Viêt-nam occupe une position particulière qui lui donne un rôle irremplaçable à jouer. Insérée, aujourd’hui plus que jamais, au coeur du peuple vietnamien, elle doit y « prendre une juste part à la vie de la nation, au service de tout le peuple et de l’unité de la société » (Jean-Paul II aux évêques vietnamiens, 22 janvier 2002). À cette nation, elle peut apporter l’indispensable ouverture sur les valeurs universelles de la civilisation chrétienne, et le témoignage d’une foi qui donne leur vrai sens à tous les combats humains.

En même temps, l’Église du Viêt-nam doit prendre sans complexe sa place parmi ses Églises-soeurs, au sein de la communion catholique universelle. Elle y apportera son expérience toute particulière de vie chrétienne, passée déjà par l’épreuve du feu, mais toujours jeune et fraiche comme l’éternelle jeunesse du Bienheureux André et des premières générations chrétiennes. Elle y témoignera d’une synthèse réussie entre la foi en Jésus Christ, Sauveur universel, et les valeurs immémoriales de la civilisation de l’Asie orientale.

Un certain nombre des textes aujourd’hui réunis sous un seul titre sont parus d’abord dans les colonnes de la revue trimestrielle Định Hướng. Depuis près de dix ans, ouverte à tous, celle-ci s’est mise au service de la culture. C’est au dynamisme et à la ténacité de son équipe dirigeante que nous devons la parution du présent ouvrage, qui honorera une collection déjà riche. Nous sommes heureux de recommander, à tous les Vietnamiens, au pays et à travers le monde, ainsi qu’à tous ceux qui aiment le Viêt-nam, tant l’ouvrage de Roland Jacques que la revue et l’ensemble de la collection de Định Hướng ; et nous leur souhaitons le plein succès qu’ils méritent.

+ Joseph Vũ Duy Thống

Évêque auxiliaire de Saigon

Membre du Conseil pontifical pour la Culture

Président de la Commission épiscopale de la Culture