Một năm cầu nguyện cho Việt Nam tại vùng Mannheim, Đức
Truyện bên lề
Giữa năm 2002 có tin Hội Đồng Giám Mục Đức phát động sáng kiến cầu nguyện cho Việt Nam trong suốt năm 2003, người Việt vùng Mannheim và phụ cận rất phấn khởi, nhưng cũng hơi băn khoăn. Bao giờ các xứ đạo sẽ được thông tin? Họ sẽ phản ứng thế nào? Căn cứ vào quan sát cụ thể, phỏng đoán ít ai hiểu tình hình Việt Nam và có thể sẽ thắc mắc về sáng kiến của các giám mục. Chi bằng chúng ta ra quân trước. Nghĩ sao, làm vậy. Trung tuần tháng 12.2002 người Việt quay điện thoại hỏi thử vài cha xứ. Không ai biết gì về sáng kiến của Hội Đồng Giám Mục! Bỡ ngỡ! Phải làm gì? May thay, lúc đó đã có sẵn trong tay hai tài liệu quan trọng:
1. Bản nhận định ngày 28.6.2002 của quốc hội Đức về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệc tố cáo cuộc đàn áp thô bạo các tôn giáo, kèm theo kiến nghị 7 điểm, do tất cả các đảng phái nhất trí thông qua, yêu cầu chính phủ Đức can thiệp để cộng sản Việt Nam tôn trọng nhân quyền, tôn trọng tự do tôn giáo, trả tự do cho các tu sĩ bị giam cầm bất công.v.v.
2. Tài liệu 6 trang do Tổ Chức Quốc Tế Tranh Đấu Cho Nhân Quyền phổ biến tháng 8.2002, thông tin rất chính xác về tình hình bi đát của giáo hội công giáo và tin lành tại Việt Nam. Bản thông tin nhắc tới sáng kiến cầu nguyện cho Việt Nam của Hội Đồng Giám Mục Đức.
Với hai tài liệu nặng ký này quân ta đi gặp các cha xứ. Thành công lớn! Không nghi ngờ gì, hai cha xứ Oggersheim và Einhausen khai pháo, tổ chức lễ cầu nguyện cho Việt Nam ngày 26.12.2002, cũng là ngày các vị giám mục khai mạc sáng kiếng Liên Đới Hỗ Trợ Kitô Hữu Bị Bách Hại Và Đàn Áp Trong Thời Đại Chúng Ta. Lý thuyết rất hay, nhưng phải làm gì cụ thể? Quân ta đề nghị thông tin về tình hình giáo hội Việt Nam. Cha xứ đồng ý ngay và mời một người Việt, sau bài phúc âm, lên bục giảng nói về hiện tình giáo hội công giáo Việt Nam cỡ 10 phút. Mừng lớn, quân ta đề nghị thêm: sau lễ xin chữ ký đòi trả tự do cho linh mục Nguyễn Văn Lý, mục sư Nguyễn Lập Mà, hòa thượng Thích Huyền Quang và thượng tọa Thích Quảng Độ. Kết qủa rất phấn khởi.
Ngày 9.1.2003 Đức Hồng Y Lehmann họp báo trình bầy sáng kiến trên và cho phổ biến tờ thông tin 8 trang về giáo hội công giáo Việt Nam. Buồm đã giương, nay được đức hồng y đem tới luồng gió lớn, thuyền lướt sóng như bay. Liên tục suốt một năm, tính tới 26.12.2003, quân ta được mời hiệp thông cầu nguyện cho Việt Nam trong 36 thánh lễ công giáo, 5 buổi cầu nguyện trong nhà thờ tin lành và một buổi thông tin cho các linh mục giáo hạt Mannheim. Có 3000 người hưởng ứng chiến dịch ký tên đòi tự do cho các tu sĩ bị giam cầm bất công. Mỗi lần tiếp xúc với các linh mục hay mục sư, cũng như mỗi buổi cầu nguyện đều có sắc thái đặc thù. Tuy nhiên có vài chi tiết hi hữu đáng ghi nhớ.
Thánh lễ chủ nhật 9.2.2003, hồi 10 giờ tại nhà thờ thánh Albert, Edigheim. Cha chủ sự vừa buớc lên cung thánh, liền quay xuống cộng đoàn dõng dạc đặt câu hỏi: "Anh chị em có thể tin rằng tất cả các đảng phái trong quốc hội Đức, kể cả PDS (hậu thân của đảng cộng sản Đức), nhất trí, tôi nhấn mạnh nhất trí về một kiến nghị?". Cộng đoàn ngạc nhiên, ngơ ngác. Cha chủ sự lặp lại câu hỏi. Thoáng thấy nhiều mái đầu lắc lắc, một vài tiếng trả lời rụt rè: " Không, không ". Cha xứ giơ cao bản kiến nghị cầm sẵn trên tay và tự trả lời: " Có, đây là bản kiến nghị. Truyện khó tin, nhưng có thực: quốc hội Đức đã nhất trí ra bản nhận định về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam..". Từ đó ngài dẫn nhập tới đề tài chính: sáng kiến cầu nguyện cho Việt Nam của Hội Đồng Giám Mục. Một phương pháp tâm lý rất hay để gây tò mò và chú ý. Sau phúc âm ngài giới thiệu một người Việt lên bục giảng nói về Việt nam. Kết thúc bài nói truyện, với sự đồng ý của cha xứ, quân ta xin cộng đoàn sau lễ ký tên đòi tự do cho mấy vị tu sĩ. Cha xứ lại trổ tài thu hút thính giả. Ngài đặt màn phỏng vấn trực tiếp, muốn biết chữ ký đem lại lợi ích gì. Câu hỏi bất ngờ, nhưnh là dịp rất tốt để nói thêm về Việt Nam và trình bầy ích lợi của chữ ký. Không lạ gì, sau thánh lễ giáo dân xếp hàng dài ký tên. Một chức sắc của xứ đạo ngạc nhiên cho biết, chưa từng thấy giáo dân hưởng ứng một chiến dịch ký tên ồ ạt như thế.
Trung tuần tháng 2.2003 một người Đức hàng xóm vui vẻ khoe: "Có người Việt viết một bài trong tờ thông tin giáo xứ về Việt Nam và sẽ có lễ cầu nguyện cho Việt Nam ngày 23.2.2003". Đó là lễ chủ nhật hồi 10giờ30 tại nhà thờ thánh Giuse, Ludwigshafen. Đầu lễ cha chủ sự nhắc lại sáng kiến cầu nguyện cho Việt Nam. Sau phúc âm có bài nói truyện về Việt nam như thường lệ. Trong lễ người Việt ca bản Kinh Hòa Bình. Cuối lễ cha xứ ngỏ lời nhắn nhủ nhóm trẻ chuẩn bị rước lễ lần đầu:
"Các con biết không, trước kia cha ở Landau ( cách Ludwigshafen khoảng 50 km) có một người Việt giúp việc nhà xứ. Một gia đình thuyền nhân tỵ nạn. Khi cộng sản chiếm quê hương họ, bà mẹ gọi lũ con nhỏ lại hỏi: " Nếu cộng sản đe, ai theo đạo công giáo sẽ bị bắt bỏ tù, các con có giám xưng mình là công giáo không?". Lũ con nhỏ cương quyết: "Có". "Nếu cộng sản nạt, ai theo đạo công giáo sẽ bị cắt cổ, chúng con còn dám xưng là công giáo không?". Tất cả vẫn cương quyết: "Có".
Cha xứ khuyên nhóm trẻ theo gương can trường của các bạn trẻ Việt Nam và luôn giữ vững niềm tin. Không ngờ trong nhóm người Việt có mặt hôm đó có một "đứa nhỏ" của gia đình Việt đáng nể này. Có điều hôm nay "đứa trẻ" đã là một bác sĩ đang hành nghề trong vùng, cũng là một khuôn mặt nổi của cộng đoàn công giáo Việt nam vùng Mannheim và phụ cận, vì từ khi là sinh viên cho tới mới đây người thục nữ này đã đảm trách ca đoàn rất thành công, nhờ khả năng âm nhạc vững chắc và tinh thần dấn thân cao độ. Dĩ nhiên sau lễ có màn tái ngộ hi hữu giữa cha xứ và "cô bé" can trường năm nào của gia đình tỵ nạn Việt nam.
Maria-Rosenberg, lễ chủ nhật 25.5.2003, hồi 9giờ30. Đây là một trung tâm hành hương, tĩnh tâm, tu nghiệp và hội thảo nằm giữa khu rừng mênh mông Der Pfaelzer Wald, cách Mannheim khoảng 100 km. Ngoài những bộ mặt quen thuộc từ Einhausen, Heidelberg, Ludwigshafen, Mannheim v. v...Đặc biệt đáng lưu ý một số đồng hương từ nhiều nơi xa xôi như Speyer, Landau hay mãi tận Bad Duerrheim và Schramberg giữa rốn khu Rừng Đen ( Schwarzwald ) đã từ mờ sáng lặn lội 300 km lần mò tới. Hơn nữa qúi đồng hương không phải tín hữu Kitô, nhưng là tín đồ Phật Giáo thuần thành, Cao Đài hay Khổng giáo. Một số là người Việt gốc Hoa. Qúi đồng hương không phải chỉ đến để hợp thông cầu nguyện cho Việt nam, nhưng còn để tri ân trung tâm Maria-Rosenberg đã mở cửa tiếp đón và giúp đỡ tận tình trong nhiều tháng vào năm 1978/79, khi họ vừa chân ướt chân ráo tới Đức. Khi rước lễ đồng hương công giáo cầm lòng, cầm trí không nhìn ngó ngơ ngác. Không ngờ đồng hương không công giáo cũng nghiêm trang trà trộn giữa đám giáo dân đông đảo và rước lễ như mọi người. Không biết các chuyên viên thần học tín lý, bí tích và giáo luật nghĩ thế nào về trường hợp này. Biết đâu mấy trăm năm nữa trường hợp như thế sẽ trở nên bình thường. Nói cách khác, có thể đồng hương hôm nay đã đi trước giáo hội cả thế kỷ!? Có điều chắc chắn, qúi đồng hương đã hành xử theo nguyên tắc đáo giang tuỳ khúc, nhập gia tùy tục! Sau thánh lễ cha giám đốc trung tâm mời tất cả vào một phòng hội ấm áp, vì trời trở lạnh. Mọi người bầy ra bàn la liệt thực phẩm đem theo và cùng nhau chia sẻ, hàn huyên. Cha giám đốc, dù rất bận công việc, đã ưu ái đến chung vui cả buổi sáng. Ngài có nhã ý khoản đãi bữa ăn. Nhưng đồ ăn đã có sẵn, bà con chỉ nhận nước giải khát.
Frankenthal, lễ chủ nhật 19.10.2003, hồi 10giờ30. Cũng một cha xứ nhiệt tình, cởi mở. Một cộng đoàn đông đúc và một nhóm nhỏ quân ta trung thành. Cũng bài nói truyện về thực trạng giáo hội Việt Nam và lời nguyện giáo dân song ngữ. Nhưng quân ta không ca bản nào giữa thánh lễ, vì cha xứ có sáng kiến khá vui nhộn: để kết thúc thánh lễ ngài mời cả nhóm lên giữa cung thánh, quay mặt xuống cộng đoàn ca bài tủ: Kinh Hòa Bình. Tuy không ai là ca sĩ chuyên nghiệp, không có màn uốn mình, lắc mông kiểu Gospelsingers ở Harlem, nhưng nhìn những dáng dấp mũi tẹt, da vàng, nghe điệu ca du dương, từ ngữ mới lạ, cộng đoàn có vẻ nín thở chú ý. Tiếng ca vừa dứt, tiếng vỗ tay vang động thánh đường. Nếu có ai cầm mũ đi một vòng, chắc lãnh bội! Thay vào đó là màn thu chữ ký thành công mỹ mãn.
Thường thường báo xứ đạo thông tin thánh lễ cầu nguyện cho Việt Nam. Nhưng đôi khi có cha xứ tung tin lên báo chí địa phương. Thí dụ: Báo Mannheimer Morgen thứ sáu, 13.6.2003:
Cầu nguyện cho Việt Nam
"Thời đại ngày nay vẫn còn tình trạng bách hại Kitô hữu", đó là lời của bà Katja Hein, phát ngôn viên giáo hạt công giáo.Vì thế Hội Đồng Giám Mục Đức phát động sáng kiến: Liên Đới Hỗ Trợ Kitô Hữu Bị Bách Hại Trong Thời Đại Chúng Ta. Chủ đề năm nay là Việt Nam. - đó vài tín hữu đã bị hành hạ đến chết. Theo tin của Tổ Chức Quốc Tế Tranh Đấu Cho Nhân Quyền, hiện thời khoảng 74 tín hữu bị giam tù, khoảng 100 bị quản thúc tại gia. Một số khác bị bắt và tới nay bặt tin (coi chú thích*).Mấy giáo phận không có giám mục, nhiều giáo xứ không linh mục“.
Tín hữu Kitô tại Ludwigshafen hỗ trợ sáng của Hội Đồng Giám Mục Đức và cầu nguyện cho Việt Nam thứ bảy,14.6. hồi 18giờ30 tại nhà thờ thánh Maria (đường Karl-Friedrich-Gauss 21)., chủ nhật 15.6., hồi 9giờ tại nhà thờ Chúa Ba Ngôi (đường Rohrlach 32) và hồi 10giờ30 tại nhà thờ Thánh Giá (đường Volker 2)
Chú thích*: những trường hợp này liên quan hầu hềt tới giáo hội tin lành vùng cao nguyên Trung phần và thượng du Bắc Việt.
Báo Der Rheinpfalz thứ bảy, 25.10.2003:
Kéo ra khỏi nhịp sống thường ngày
Hôm nay có một người Việt Nam tới nhà xứ gặp tôi...Chúng tôi bàn thảo chương trình thánh lễ, trong đó ông ta và vài bạn đồng hương sẽ trình bầy thực trạng khó khăn trên quê hương họ. Trước khi chia tay ông ta nói: "Thưa cha, ở đây người ta kêu than, vì phải buộc bụng chặt hơn một chút. Trên quê hương tôi, chúng tôi phải tranh đấu chống xách nhiễu, bách hại và để sống còn". Tôi phải thú thực, câu nói đó đã lay động tôi và không rời tôi nữa.
30 phút qúi báu
Có lẽ câu nói cứ lởn vởn trong đầu, vì ngồi trước mặt tôi là một người biết những gì ông ta nói. Ông đã kéo tôi ra khỏi nhịp sống thường ngày. Trong 30 phút tôi có dịp phóng tầm mắt ra bên ngoài thế giới nhỏ hẹp.
Tôi không thấy những màn truyền hình về đàn áp, xử dụng bạo lực; nhưng tôi lắng nghe một người nói về số phận đồng bào ông. Tôi đã quen biết một người đang tranh đấu cho họ. Tôi tin rằng 30 phút này thật qúi báu. Tôi đã biết thêm một điều mới...
Franz Vogelgesang, chính xứ thánh Hildegard, Niederfeld.
Nếu có ai hỏi : bạn nghĩ gì sau một năm cầu nguyện cho Việt Nam, chúng tôi xin thưa: trước hết xin ghi ơn sâu sa Hội Đồng Giám Mục Đức đã tung ra sáng kiến bất hủ cầu nguyện cho Việt Nam; thứ đến là niềm vui dạt dào vì chúng tôi đã đạt thành quả lớn trong cố gắng vận động các xứ đạo hưởng ứng sáng kiến trên. Tuy nhiên phải thú thực: chúng tôi nuối tiếc không đủ khả năng nhân sự và thời giờ để vận động hơn nữa trong biết bao xứ đạo khác. Bạn có thể phê: cờ đến tay, không phất! Thưa bạn, đúng thế, nhưng lực bất tòng tâm! Chắc một điều: chúng tôi sẽ còn tìm dịp tranh đấu và cầu nguyện cho quê hương, bao lâu đồng bào chưa được sống trong tự do thực sự.
Lê- Thị -Thanh-Bình-Minh, 22.1.2004
Truyện bên lề
Giữa năm 2002 có tin Hội Đồng Giám Mục Đức phát động sáng kiến cầu nguyện cho Việt Nam trong suốt năm 2003, người Việt vùng Mannheim và phụ cận rất phấn khởi, nhưng cũng hơi băn khoăn. Bao giờ các xứ đạo sẽ được thông tin? Họ sẽ phản ứng thế nào? Căn cứ vào quan sát cụ thể, phỏng đoán ít ai hiểu tình hình Việt Nam và có thể sẽ thắc mắc về sáng kiến của các giám mục. Chi bằng chúng ta ra quân trước. Nghĩ sao, làm vậy. Trung tuần tháng 12.2002 người Việt quay điện thoại hỏi thử vài cha xứ. Không ai biết gì về sáng kiến của Hội Đồng Giám Mục! Bỡ ngỡ! Phải làm gì? May thay, lúc đó đã có sẵn trong tay hai tài liệu quan trọng:
1. Bản nhận định ngày 28.6.2002 của quốc hội Đức về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệc tố cáo cuộc đàn áp thô bạo các tôn giáo, kèm theo kiến nghị 7 điểm, do tất cả các đảng phái nhất trí thông qua, yêu cầu chính phủ Đức can thiệp để cộng sản Việt Nam tôn trọng nhân quyền, tôn trọng tự do tôn giáo, trả tự do cho các tu sĩ bị giam cầm bất công.v.v.
2. Tài liệu 6 trang do Tổ Chức Quốc Tế Tranh Đấu Cho Nhân Quyền phổ biến tháng 8.2002, thông tin rất chính xác về tình hình bi đát của giáo hội công giáo và tin lành tại Việt Nam. Bản thông tin nhắc tới sáng kiến cầu nguyện cho Việt Nam của Hội Đồng Giám Mục Đức.
Với hai tài liệu nặng ký này quân ta đi gặp các cha xứ. Thành công lớn! Không nghi ngờ gì, hai cha xứ Oggersheim và Einhausen khai pháo, tổ chức lễ cầu nguyện cho Việt Nam ngày 26.12.2002, cũng là ngày các vị giám mục khai mạc sáng kiếng Liên Đới Hỗ Trợ Kitô Hữu Bị Bách Hại Và Đàn Áp Trong Thời Đại Chúng Ta. Lý thuyết rất hay, nhưng phải làm gì cụ thể? Quân ta đề nghị thông tin về tình hình giáo hội Việt Nam. Cha xứ đồng ý ngay và mời một người Việt, sau bài phúc âm, lên bục giảng nói về hiện tình giáo hội công giáo Việt Nam cỡ 10 phút. Mừng lớn, quân ta đề nghị thêm: sau lễ xin chữ ký đòi trả tự do cho linh mục Nguyễn Văn Lý, mục sư Nguyễn Lập Mà, hòa thượng Thích Huyền Quang và thượng tọa Thích Quảng Độ. Kết qủa rất phấn khởi.
Ngày 9.1.2003 Đức Hồng Y Lehmann họp báo trình bầy sáng kiến trên và cho phổ biến tờ thông tin 8 trang về giáo hội công giáo Việt Nam. Buồm đã giương, nay được đức hồng y đem tới luồng gió lớn, thuyền lướt sóng như bay. Liên tục suốt một năm, tính tới 26.12.2003, quân ta được mời hiệp thông cầu nguyện cho Việt Nam trong 36 thánh lễ công giáo, 5 buổi cầu nguyện trong nhà thờ tin lành và một buổi thông tin cho các linh mục giáo hạt Mannheim. Có 3000 người hưởng ứng chiến dịch ký tên đòi tự do cho các tu sĩ bị giam cầm bất công. Mỗi lần tiếp xúc với các linh mục hay mục sư, cũng như mỗi buổi cầu nguyện đều có sắc thái đặc thù. Tuy nhiên có vài chi tiết hi hữu đáng ghi nhớ.
Thánh lễ chủ nhật 9.2.2003, hồi 10 giờ tại nhà thờ thánh Albert, Edigheim. Cha chủ sự vừa buớc lên cung thánh, liền quay xuống cộng đoàn dõng dạc đặt câu hỏi: "Anh chị em có thể tin rằng tất cả các đảng phái trong quốc hội Đức, kể cả PDS (hậu thân của đảng cộng sản Đức), nhất trí, tôi nhấn mạnh nhất trí về một kiến nghị?". Cộng đoàn ngạc nhiên, ngơ ngác. Cha chủ sự lặp lại câu hỏi. Thoáng thấy nhiều mái đầu lắc lắc, một vài tiếng trả lời rụt rè: " Không, không ". Cha xứ giơ cao bản kiến nghị cầm sẵn trên tay và tự trả lời: " Có, đây là bản kiến nghị. Truyện khó tin, nhưng có thực: quốc hội Đức đã nhất trí ra bản nhận định về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam..". Từ đó ngài dẫn nhập tới đề tài chính: sáng kiến cầu nguyện cho Việt Nam của Hội Đồng Giám Mục. Một phương pháp tâm lý rất hay để gây tò mò và chú ý. Sau phúc âm ngài giới thiệu một người Việt lên bục giảng nói về Việt nam. Kết thúc bài nói truyện, với sự đồng ý của cha xứ, quân ta xin cộng đoàn sau lễ ký tên đòi tự do cho mấy vị tu sĩ. Cha xứ lại trổ tài thu hút thính giả. Ngài đặt màn phỏng vấn trực tiếp, muốn biết chữ ký đem lại lợi ích gì. Câu hỏi bất ngờ, nhưnh là dịp rất tốt để nói thêm về Việt Nam và trình bầy ích lợi của chữ ký. Không lạ gì, sau thánh lễ giáo dân xếp hàng dài ký tên. Một chức sắc của xứ đạo ngạc nhiên cho biết, chưa từng thấy giáo dân hưởng ứng một chiến dịch ký tên ồ ạt như thế.
Trung tuần tháng 2.2003 một người Đức hàng xóm vui vẻ khoe: "Có người Việt viết một bài trong tờ thông tin giáo xứ về Việt Nam và sẽ có lễ cầu nguyện cho Việt Nam ngày 23.2.2003". Đó là lễ chủ nhật hồi 10giờ30 tại nhà thờ thánh Giuse, Ludwigshafen. Đầu lễ cha chủ sự nhắc lại sáng kiến cầu nguyện cho Việt Nam. Sau phúc âm có bài nói truyện về Việt nam như thường lệ. Trong lễ người Việt ca bản Kinh Hòa Bình. Cuối lễ cha xứ ngỏ lời nhắn nhủ nhóm trẻ chuẩn bị rước lễ lần đầu:
"Các con biết không, trước kia cha ở Landau ( cách Ludwigshafen khoảng 50 km) có một người Việt giúp việc nhà xứ. Một gia đình thuyền nhân tỵ nạn. Khi cộng sản chiếm quê hương họ, bà mẹ gọi lũ con nhỏ lại hỏi: " Nếu cộng sản đe, ai theo đạo công giáo sẽ bị bắt bỏ tù, các con có giám xưng mình là công giáo không?". Lũ con nhỏ cương quyết: "Có". "Nếu cộng sản nạt, ai theo đạo công giáo sẽ bị cắt cổ, chúng con còn dám xưng là công giáo không?". Tất cả vẫn cương quyết: "Có".
Cha xứ khuyên nhóm trẻ theo gương can trường của các bạn trẻ Việt Nam và luôn giữ vững niềm tin. Không ngờ trong nhóm người Việt có mặt hôm đó có một "đứa nhỏ" của gia đình Việt đáng nể này. Có điều hôm nay "đứa trẻ" đã là một bác sĩ đang hành nghề trong vùng, cũng là một khuôn mặt nổi của cộng đoàn công giáo Việt nam vùng Mannheim và phụ cận, vì từ khi là sinh viên cho tới mới đây người thục nữ này đã đảm trách ca đoàn rất thành công, nhờ khả năng âm nhạc vững chắc và tinh thần dấn thân cao độ. Dĩ nhiên sau lễ có màn tái ngộ hi hữu giữa cha xứ và "cô bé" can trường năm nào của gia đình tỵ nạn Việt nam.
Maria-Rosenberg, lễ chủ nhật 25.5.2003, hồi 9giờ30. Đây là một trung tâm hành hương, tĩnh tâm, tu nghiệp và hội thảo nằm giữa khu rừng mênh mông Der Pfaelzer Wald, cách Mannheim khoảng 100 km. Ngoài những bộ mặt quen thuộc từ Einhausen, Heidelberg, Ludwigshafen, Mannheim v. v...Đặc biệt đáng lưu ý một số đồng hương từ nhiều nơi xa xôi như Speyer, Landau hay mãi tận Bad Duerrheim và Schramberg giữa rốn khu Rừng Đen ( Schwarzwald ) đã từ mờ sáng lặn lội 300 km lần mò tới. Hơn nữa qúi đồng hương không phải tín hữu Kitô, nhưng là tín đồ Phật Giáo thuần thành, Cao Đài hay Khổng giáo. Một số là người Việt gốc Hoa. Qúi đồng hương không phải chỉ đến để hợp thông cầu nguyện cho Việt nam, nhưng còn để tri ân trung tâm Maria-Rosenberg đã mở cửa tiếp đón và giúp đỡ tận tình trong nhiều tháng vào năm 1978/79, khi họ vừa chân ướt chân ráo tới Đức. Khi rước lễ đồng hương công giáo cầm lòng, cầm trí không nhìn ngó ngơ ngác. Không ngờ đồng hương không công giáo cũng nghiêm trang trà trộn giữa đám giáo dân đông đảo và rước lễ như mọi người. Không biết các chuyên viên thần học tín lý, bí tích và giáo luật nghĩ thế nào về trường hợp này. Biết đâu mấy trăm năm nữa trường hợp như thế sẽ trở nên bình thường. Nói cách khác, có thể đồng hương hôm nay đã đi trước giáo hội cả thế kỷ!? Có điều chắc chắn, qúi đồng hương đã hành xử theo nguyên tắc đáo giang tuỳ khúc, nhập gia tùy tục! Sau thánh lễ cha giám đốc trung tâm mời tất cả vào một phòng hội ấm áp, vì trời trở lạnh. Mọi người bầy ra bàn la liệt thực phẩm đem theo và cùng nhau chia sẻ, hàn huyên. Cha giám đốc, dù rất bận công việc, đã ưu ái đến chung vui cả buổi sáng. Ngài có nhã ý khoản đãi bữa ăn. Nhưng đồ ăn đã có sẵn, bà con chỉ nhận nước giải khát.
Frankenthal, lễ chủ nhật 19.10.2003, hồi 10giờ30. Cũng một cha xứ nhiệt tình, cởi mở. Một cộng đoàn đông đúc và một nhóm nhỏ quân ta trung thành. Cũng bài nói truyện về thực trạng giáo hội Việt Nam và lời nguyện giáo dân song ngữ. Nhưng quân ta không ca bản nào giữa thánh lễ, vì cha xứ có sáng kiến khá vui nhộn: để kết thúc thánh lễ ngài mời cả nhóm lên giữa cung thánh, quay mặt xuống cộng đoàn ca bài tủ: Kinh Hòa Bình. Tuy không ai là ca sĩ chuyên nghiệp, không có màn uốn mình, lắc mông kiểu Gospelsingers ở Harlem, nhưng nhìn những dáng dấp mũi tẹt, da vàng, nghe điệu ca du dương, từ ngữ mới lạ, cộng đoàn có vẻ nín thở chú ý. Tiếng ca vừa dứt, tiếng vỗ tay vang động thánh đường. Nếu có ai cầm mũ đi một vòng, chắc lãnh bội! Thay vào đó là màn thu chữ ký thành công mỹ mãn.
Thường thường báo xứ đạo thông tin thánh lễ cầu nguyện cho Việt Nam. Nhưng đôi khi có cha xứ tung tin lên báo chí địa phương. Thí dụ: Báo Mannheimer Morgen thứ sáu, 13.6.2003:
Cầu nguyện cho Việt Nam
"Thời đại ngày nay vẫn còn tình trạng bách hại Kitô hữu", đó là lời của bà Katja Hein, phát ngôn viên giáo hạt công giáo.Vì thế Hội Đồng Giám Mục Đức phát động sáng kiến: Liên Đới Hỗ Trợ Kitô Hữu Bị Bách Hại Trong Thời Đại Chúng Ta. Chủ đề năm nay là Việt Nam. - đó vài tín hữu đã bị hành hạ đến chết. Theo tin của Tổ Chức Quốc Tế Tranh Đấu Cho Nhân Quyền, hiện thời khoảng 74 tín hữu bị giam tù, khoảng 100 bị quản thúc tại gia. Một số khác bị bắt và tới nay bặt tin (coi chú thích*).Mấy giáo phận không có giám mục, nhiều giáo xứ không linh mục“.
Tín hữu Kitô tại Ludwigshafen hỗ trợ sáng của Hội Đồng Giám Mục Đức và cầu nguyện cho Việt Nam thứ bảy,14.6. hồi 18giờ30 tại nhà thờ thánh Maria (đường Karl-Friedrich-Gauss 21)., chủ nhật 15.6., hồi 9giờ tại nhà thờ Chúa Ba Ngôi (đường Rohrlach 32) và hồi 10giờ30 tại nhà thờ Thánh Giá (đường Volker 2)
Chú thích*: những trường hợp này liên quan hầu hềt tới giáo hội tin lành vùng cao nguyên Trung phần và thượng du Bắc Việt.
Báo Der Rheinpfalz thứ bảy, 25.10.2003:
Kéo ra khỏi nhịp sống thường ngày
Hôm nay có một người Việt Nam tới nhà xứ gặp tôi...Chúng tôi bàn thảo chương trình thánh lễ, trong đó ông ta và vài bạn đồng hương sẽ trình bầy thực trạng khó khăn trên quê hương họ. Trước khi chia tay ông ta nói: "Thưa cha, ở đây người ta kêu than, vì phải buộc bụng chặt hơn một chút. Trên quê hương tôi, chúng tôi phải tranh đấu chống xách nhiễu, bách hại và để sống còn". Tôi phải thú thực, câu nói đó đã lay động tôi và không rời tôi nữa.
30 phút qúi báu
Có lẽ câu nói cứ lởn vởn trong đầu, vì ngồi trước mặt tôi là một người biết những gì ông ta nói. Ông đã kéo tôi ra khỏi nhịp sống thường ngày. Trong 30 phút tôi có dịp phóng tầm mắt ra bên ngoài thế giới nhỏ hẹp.
Tôi không thấy những màn truyền hình về đàn áp, xử dụng bạo lực; nhưng tôi lắng nghe một người nói về số phận đồng bào ông. Tôi đã quen biết một người đang tranh đấu cho họ. Tôi tin rằng 30 phút này thật qúi báu. Tôi đã biết thêm một điều mới...
Franz Vogelgesang, chính xứ thánh Hildegard, Niederfeld.
Nếu có ai hỏi : bạn nghĩ gì sau một năm cầu nguyện cho Việt Nam, chúng tôi xin thưa: trước hết xin ghi ơn sâu sa Hội Đồng Giám Mục Đức đã tung ra sáng kiến bất hủ cầu nguyện cho Việt Nam; thứ đến là niềm vui dạt dào vì chúng tôi đã đạt thành quả lớn trong cố gắng vận động các xứ đạo hưởng ứng sáng kiến trên. Tuy nhiên phải thú thực: chúng tôi nuối tiếc không đủ khả năng nhân sự và thời giờ để vận động hơn nữa trong biết bao xứ đạo khác. Bạn có thể phê: cờ đến tay, không phất! Thưa bạn, đúng thế, nhưng lực bất tòng tâm! Chắc một điều: chúng tôi sẽ còn tìm dịp tranh đấu và cầu nguyện cho quê hương, bao lâu đồng bào chưa được sống trong tự do thực sự.
Lê- Thị -Thanh-Bình-Minh, 22.1.2004