Các cựu học sinh trường Carmelô ở Lille, nước Pháp, luôn tỏ ra tôn kính và yêu mến đặt biệt khi nói về vị thầy khả kính của mình là Cha Jacques Bunol. Ngoài ra là một thầy gíao đáng kính, cha Jacques còn là một người bạn chí tình, một người bảo trợ tốt, một vị linh hướng sáng suốt. Cha tiếp xúc từng học sinh, tìm hiểu và khuyến khích mỗi học sinh phát triển tài năng riêng biệt của mình.

Ngoài những điều cha đã truyền dạy mà các cựu học sinh đã thâu nhận được, điều mà họ vẫn mãi ghi nhớ trong lòng là bài học cuối cùng thật cảm động và cao quí. Ðó là ngày 13 tháng giêng năm 1944, khi các sĩ quan Mật vụ Ðức quốc xã tiến vào trường học do tên chỉ điểm hướng dẩn, đã bắt giữ ba học sinh Do thái mà cha đã dấu diếm trong trường của mình. Họ cũng bắt cha và dẩn đi. Khi đi ngang qua đám học sinh lo lắng buồn bã, cha đưa tay vẩy chào và hẹn gặp lại. Nhưng đây là lời chào vĩnh biệt và các học sinh chẳng bao giờ còn được gặp lại vị thầy yêu quí của mình.

Cha Jacques sinh ngày 29 tháng 1 năm 1900 trong một gia đình lao động nghèo. Từ tuổi thơ ấu cha ước mong được dâng mình cho Chúa để trở thành linh mục. Sau khi nhận chức thánh cha được gởi đi làm giáo sư trong một trường của giáo phận.

Cảm thấy có ơn gọi sống một đời sống cầu nguyện và chiêm niệm nên cha đã xin gia nhập Dòng tu kín Carmêlô. Cha phải cố gắng thuyết phục Ðức Giám mục để được chấp thuận. Những năm sống trong cầu nguyện chìm đắm trong suy niệm là những năm cha cảm thấy hạnh phúc và an bình nhất. Cuộc sống ẩn tu bị gián đoạn khi nhà dòng gởi cha đến điều khiển một trường Trung học của nhà dòng. Cha đã viết cho người bạn: “Bạn thấy không, khi tôi muốn xa lánh cuộc đời để đi vào một thế giới yên tĩnh để cầu nguyện chiêm niệm, nhưng Chúa muốn tôi trở về với công việc cũ để hoàn tất chương trình của Chúa..Bây giờ tôi đành đã phải rời căn phòng nhỏ hẹp của tôi để trở lại với lớp học cho đến khi được về hưởng phúc cùng Chúa trên nước Thiên đàng.”

Với công việc điều khiển một trường học trong thời chiến tranh thật khó khăn phức tạp nhưng cha không hề xao lãng cầu nguyện như luật dòng. Cha thấy đây là ý Chúa muốn cha gần gủi với thanh thiếu niên để truyền đạt lòng yêu thương và đạo đức.

Ngài việc dạy giáo lý, văn chương và khoa học, cha còn hướng dẩn học sinh qua những cánh đồng đồi núi để học hỏi vẻ đẹp thiên nhiên hoặc đến các bảo tàng viện để xem xét và học hỏi về lịch sử. Một cựu học sinh đã nhắc lại: “Cha đã dạy cho tôi thưởng thức vẻ đẹp của cảnh mặt trời lặn trên cánh đồng quê nơi những bàn tay và mồ hôi của những người dân quê an phận với những lời kinh ban chiều tràn đầy hy vọng. Cha chỉ cho tôi uy quyền của Chúa trên đám sậy mỏng manh yếu đuối đang cong xuống đưới sức nặng của con chim họa mi đang ca hót.”

Cha không chỉ là một tu sĩ huyền bí mà còn là một người tranh đấu cho công bình xã hội cho những người bị đàn áp bóc lột. Tư tưởng này rất là nguy hiểm dưới thời nước Pháp đang bị Đức quốc xã chiếm đóng. Dù biết là nguy hiểm nhưng cha không thể không giúp đỡ những trẻ em Do thái cùng che dấu những người kháng chiến chống Đức quốc xã.

“Nếu chẳng may mà tôi bị bắt bớ hoặc bị bắn chết thì tôi cũng đã để lại một bài học gương mẫu quí giá hơn mọi bài học mà tôi đã dạy cho các học sinh của tôi.”



Trước ngày bị bắt cha đã viết thơ cho anh mình, nếu em bị bắt hoặc bị bắn chết thì anh đừng buồn vì em đã hy sinh mạng sống của mình cho những kẻ đang đau khổ và trong tù cũng đang cần những linh mục để làm mục vụ cho những tù nhân.”

Cha đã bị giam trong nhiều trại giam, ở đâu cha cũng để lại những ấn tượng tốt đẹp cho tù nhân. Trong lúc các tù nhân cố gắng tìm mọi cách để sống còn, riêng cha thì luôn nghĩ đến viẽc phục vụ giúp đỡ những kẻ khác. Nhiều tù nhân đã kể lại là họ nhận thấy Chúa Giêsu đang hiện diện trong vị linh mục thánh thiện này.

Cuối cùng cha bị di chuyển đến trại giam Mauthausen ở Áo quốc. Trong trại giam này phần ăn ít oi không đủ sống, bị bắt làm lao công nặng nề khắc nghiệt, bệnh tật hoành hành không thuốc men, bị thủ tiêu rất dã man, chỉ trong vòng ba năm mà có hơn một trăm hai chục ngàn người chết. Trong trại mọi hình thức tôn giáo đều bị cấm ngặt. Tuy vậy cha Bunol vẫn tiếp tục làm mục vụ cho tù nhân, giải tội khi họ cần, an ủi khuyên lơn khi họ thất vọng chán chường, cầu nguyện và làm phép xức dầu cho người chết. Cha đang rao truyền nước Chúa bên bờ vực thẳm hỏa ngục.

Khi cơn đói làm cho một số tù nhân tranh dành thức ăn như súc vật, cha Bunol luôn là chứng nhân của đạo đức và phẩm cách cao quí của con người. Nhiều lúc cha đã nhịn đói mà đưa phần ăn của mình cho tù nhân đang cần sự sống. Trong trường hợp có thêm một miếng bánh mì là có thể sống thêm được vài ngày, chia xẻ phần ăn là chia xẻ sự sống.

Trong tháng 2 năm 1945, nhiều linh mục bị di chuyển qua trại giam Dachau nhưng cha Bunol vẫn ở lại trại cũ. Trong dịp lễ Phục sinh cha đã liều mạng dâng ba thánh lễ, nhiều tù nhân đã đến rước lễ từ tay cha. Và cha đã vui mừng và nói với các tù nhân, các bạn hãy vui mừng lên dù có phải hy sinh cuộc sống của mình để tuân theo thánh ý Chúa vì đó là lẽ sống của chúng ta.” Những người sống sót kể lại đó là giây phút thiêng liêng nhất trong cuộc đời của họ.

Cha Bunol sống còn cho đến lúc trại giam được quân đồng minh đến giải tỏa. Trong những ngày ấy dù bị bệnh nặng cha vẫn làm việc để đem lại trật tự cho những người sống sót, cha chăm sóc việc phân phối thuốc men và thực phẩm. Cuối cùng cha đã kiệt sức và được đưa về trong một bệnh viện ở Pháp và cha đã qua đời ngày 2 tháng 6 giữa những người anh em dòng Carmêlô.