Sự chết làm cho con người bận tâm nhiều về ý nghĩa cuộc đời của mình, dù có muốn quên đi nhưng vẫn không thể phủ lấp, bởi sự chết có mặt thường ngày, đối diện với sự chết là cách thức đi tìmngọn nguồn và ý nghĩa cuộc đời của mình là cách khôn ngoan nhất.

Phật giáo ra đời với nguồn gốc Ấn Độ giáo, khác với Ấn giáo nhưng có nhiều điểm chung với Ấn giáo. Phật giáo ra đời với ĐứcPhật Thích Ca Mâu Ni. Cuộc đời Đức Thích Ca Mâu Ni gắn liền với giáo lý truyền giảng, có dấu ấn kế thừa niềm tin Ấn Độ giáo về Luân hồi và giải thoát. Đức Phật sinh vào năm 563B.C, cùng thời với lúc các vị chân tu Ấn Độ giáo sọan kinh Upanishads, tại Shakya, nên cũng gọi Đức Phật là Shakyamuni - Một người Shakya trí huệ. Ngài sanh trưởng trong dòng dõi hòang triều, lớn lên lập gia đình, có một người con, sau đó vào năm 29 tuổi phát nguyện đi tu, tìm con đường giải thoát. Con đường tìm kiếm của Ngài bắt đầu bằng thao thức về phận số của con người theo dòng luân hồi, sinh bệnh lão tử, nhận thấy cuộc đời đầy đau khổ, tứ bể khổ hằng bao bọc lấy con người, và ngài đã bỏ hòang triều, gia đình để phát nguyện đi tìm chân lý.

Bước đầu trên con đường đi tìm kiếm chân lý của Đức Phật là nhận thấy: Đời là bể khổ, sinh ra là khổ, bệnh là khổ, lão là khổ và chết cũng là khổ. Giữa tứ khổ ấy, Đức Phật ngộ ra cõi đời này là vô thường và phi ngã, bởi ta mê lầm lấy cái tương đối làm tuyệt đối nên làm khổ một đời. Để tránh khỏi bể khổ đó sau khi giác ngộ, Đức Phật tìm ra con đường Bát Chánh Đạo để đạt tới con đường giải thoát.

Vận mệnh cuối cùng của con người là gì? Phải chăng như quan niệm Ấn Độ giáo, Trời là tối thượng, trời sinh voi, trời sinh cỏ. Đức Phật bận tâm nhiều về sự tinh tấn trong thực hành tâm linh hơn là quan tâm vấn đề triết học và vũ trụ luận. Con đường cụ thể thực hành tâm linh ấy là con đường Tứ Diệu Đế:

Khổ Đế: (Duhkka - satya), giác về khổ qua tứ khổ: Sinh, bệnh, lão, tử và các thứ đau khổ khác như “ai biệt ly khổ”, “óan tăng hội khổ” “cầu bất đắc khổ”. Giác về khổ để đi vao con đường giải thóat khỏi bể khổ.

Tập Đế: (Samudaya - satya) Nhận thấy sự đau khổ và cần biết đến cội nguồn của khổ đau ấy là gì, đó là con đường Tập Đế. Đau khổ bởi vì chấp trước ái, ố, hỷ, nộ, dục, sinh tử. Con đường đau khổ ấy cho thấy con người còn trong dòng luân hồi giữa cuộc đời vô thường.

Diệt Đế: (Nirodha - satya) còn gọi là giải thoát luận, diệt khổ tức là diệt thân, diệt thân có nghĩa là giải thoát bản thân khỏi bể đắm dục vọng, ái, ố, hỷ, nộ, sinh, tử.

Đạo Đế: (Màrga - satya), con đường dẫn đến giải thóat hay còn chính là Bát Chánh Đạo. Con đường tuệ giác bằng tâm linh và bằng hành động:

Chính kiến để lấy tuệ làm thể.

Chính tư duy để lấy tâm làm thể.

Chính ngữ lấy giới làm thể.

Chính nghiệp lấy giới làm thể.

Chính mệnh lấy giới làm thể.

Chính tinh tấn lấy cần làm thể.

Chính niệm lấy niệm làm thể.

Chính định lấy định làm thể.

Bát chánh đạo là con đường liên tục không tách rời, trong đó con đường này hỗ trợ cho con đường khác, đó là con đường ma Đức Phật đã trải qua để đi tới conđường tòan giác, thấy được chấp trước và giả cảnh của mình để hướng tới Niết Bàn.

Phật truyện kể lại câu chuyện cuộc đời của Đức Phật, câu truyện này không kết thúc ở cuộc đời Đức phật, bởi vì chính Đức Phật cũng đã trải qua những cuộc đời tiền kiếp, và trong tương lai vẫn có những Đức Phật xúât hiện ở những kiếp khác, theo Đại Thừa, các vị đã đạt vào cõi Niết Bàn nhưng vẫn tình nguyện ở lại trong cõi luân hồi sinh tử để độ cho chúng sinh. Truyện kỳ vẫn phát triển và có tính lan rộng khá xa đến các nền văn hóa nhiều nơi.

Thế kỷ thứ 5 B.C. Phật giáo khai sinh cùng với Đức Phật, trong hai thế kỷ đầu Phật giáo phát triển chủ yếu ở lưu vực sông Hồng Hà, nhưng vào thế kỷ thứ 3 B.C. Phật giáo đã ảnh hưởng tòan bộ Ấn Độ với sự xuất hiện của Quốc Vương Ashoka (272 - 236 B.C.).

Cuộc đời của Quốc Vương Ashoka cũng đầy máu lửa khi chinh phục xứ Kalinga, bao nhiệu sự giết chóc đã làm cho quốc vương phải suy nghĩ về giáo lý của Đức Phật. Chính ông đã thay đổi, sống đời cư sỉ, vào tu viện để sám hối. Sau thời gian này, ông trở về Vương quyền, thay đổi luật pháp, lấy Phật Pháp để cai trị để mưu cầu hòa bình, cho xây rất nhiều Phù Đồ, Tháp, lập các tượng, làm nên một nền văn hóa Phật giáo phong phú. Trong ký ức của các Phật tử, Ashoka chính là Nhị Tổ của Phật giáo.

Phật giáo theo truyền thống lan rộng trong 18 tông phái, trong đó có hai tông phái ảnh hưởng nhiều hơn cả:

Đại Thừa: Mahayana chính là chiếc xe lớn. Trường phái Đại Thừa mở rộng đón tiếp mọi người, trên con đường giác ngộ mọi ngừơi đều bình đẳng, mọi người đều được kêu gọi trong con đường giải thoát. Tuy nhiên, con đường giải thóat ấy có nhiều lối đi, không chỉ là Tăng, Ni, có nhiều lối đi mỗi người theo khả năng của mình có thể sống và lựa chọn để đi tới Niết Bàn. Tông phái Đại Thừa có ảnh hưởng nhiều ở các nước Đông Á.

Tiểu Thừa: Hinayana, nghĩa là chiếc xe nhỏ, quan niệm hẹp hơn, cho rằng người ta chỉ đạt được tới chứng quả A La Hán thôi, con đường đạt tới Niết Bàn chỉ dành cho một số ít người ưu tuyển như Đức Cổ Đàm mà thôi. Sở dĩ có sự thâu hẹp như thế, do các Vị La Hán muốn giữ chân truyền của Đức Phật để lại, và là nhóm tinh hoa, chỉ có họ mới hiểu hết chân pháp của Đức Phật. Từ việc thu hẹp này chịu ảnh hưởng của việc trải rộng nên phát sinh ra con đường Đại Thừa.

Trong Tông phái Đại Thừa có những nhánh học phái quan trọng:

Học phài Du Già luận, tập trung vào tâm điểm của thế giới huyền ảo và hiện thực hóa. Chỉ có một tâm điểm trong hòan vũ, thế giới sinh nghiệm là không chỉ có tri kiến mới là thực. Sau này, các triết gia trong học phái này đồng nhất Tâm đó là Như lai Tâm, nghĩa là cái tâm sinh ra các vị Phật. Vạn vật hữu Phật tính, thực hành Du Già để thấy được căn nguyên Phật tính trong vạn vật đó. Nhận ra Phật tính là đạt tới giác ngộ.

Học phái Trung Quán luận: Học phái này khai sinh với Long Thọ (Nagarjuna 150 - 250 B.C.), một nhà tư tưởng uyên bác. Tư tưởng về: “Chư Pháp thực tướng” và gọi đó là “Chân không vô tướng”. Tất cả vòng luân hồi sinh tử đều là không, cả Niết Bàn cũng là không. Hiểu được chữ không này là đạt tới giác ngộ để nhận ra Phật tính trong chính bản thân mình. Để suy tư vấn đề này, ông đưa ra một phương pháp suy tư: “ngôn ngữ đạo đọan”, có nghĩa là suy luận logic quy giản đến phi lý, để nhận ra rằng trong mọi vấn đề đều có những mâu thuẫn nội tại, mâu thuẫn trong nội tại không chấp nhận nhị nguyên, cho nên chỉ có Một ở bên ngoài thế giới khả niệm, khả giác, hiện tượng, khái niệm và ngôn ngữ. Giác được Một bên ngoài ấy là giải thóat.

Kim Cương Thừa: Vajrayana, tông phái này kế thừa Ấn Độ giáo trong nghi lễ, phụng tự, đồ hình, mật chú, để đạt tới giác ngộ. Con đường giác ngộ này có ảnh hưởng nhiều trong dân chúng, để đưa tới nhiều Vị Phật và Bồ Tát mới, các nam nữ thần, các song thân, như đại diện cho vũ trụ. Đức Cổ Đàm, từ nay có thêm Quan Âm Bồ Tát đại diện cho lượng từ bi, vào Đất Việt có Phật Mẫu Liễu Hạnh, có thêm các Thánh…

Việc phụng thờ đối với Phật giáo không theo nghĩa của việc tôn thờ mà theo nghĩa của việc tự hạ, nhận ra chính mình, bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng và sùng mộ với Phật Pháp Tăng. Theo Phật giáo, con đường giải thoát không hệ tại ở việc thờ phụng trong nghi lễ mà hệ ở tại việc tịnh tâm và thực hành giới luật. Chính công việc làm của mỗi người mới quyết định tương lai tối hậu cho mình. Việc dâng cúng từ đó mang một ý nghĩa thể hiện lòng từ bi, hỷ xả giúp người ta khai mở tâm vô ngã và lòng từ bi.. Việc cúi đầu không phải là việc xin tha thứ, xin phước mà là tỏ bày lòng kính trọng, biểu lộ trạng thái trút bỏ tự ngã để quay về căn tính Phật trong lòng mỗi người, điều mà người ta gọi là tâm Phật. Tâm Phật nơi mỗi người hướng họ vể tòan bộ sinh linh, tôn trọng mọi sự sống trên trái đất, vì thế họ tránh sát sinh.

Thiền là một trạng thái trút bỏ cõi mê để tịnh tiến xa bờ dục vọng hầu vượt qua dòng sông luân hồi, tìm đến giải thoát, từ đó, tâm và tuệ được khai mở trong sáng hơn.

Nhìn chung con đường nghi lễ phụng thờ có một chiều hướng trút bỏ nhiều hơn là dừng lại ở việc thờ kính để đổi lấy điều này điều kia. Ai yêu mến Phật Pháp Tăng hãy thực thi theo tâm từ bi của Tam Bảo, chứ đừng tìm tư lợi cho riêng mình mà biến hóa thành một tôn giáo mưu tìm vật chất, danh vọng, thỏa lòng dục, đam mê.