1/ Vua Gia Long hay Hoàng đế Gia Long ?

2/ Nam Việt hay Việt Nam ?

*VUA HAY HOÀNG ĐẾ ?

Sách Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu có đoạn ghi về việc Nguyễn vương Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi như sau:" . . .Các quan dâng biểu xin Ngài lên ngôi Hoàng đế, cải niên hiệụ Ngài dụ rằng:" Lúc mới thu phục Gia Định đã lên ngôi vương, nhân tâm tôn ta đã lâu . Nay tuy rằng khôi phục Kinh đô cũ mà quốc tặc chưa trừ (ý nói chưa trừ tuyệt nhà Tây Sơn) thì việc đăng tôn (tức tự xưng Hoàng Đế) chưa nên bàn vộị Tuy nhiên, vương giả đổi họ, chịu mạng trời làm vua, phải nên đổi cũ theo mới, có năm phải có hiệu, đổi niên hiệu là phải; các ngươi nên bàn mà làm".

Theo lời lẽ của đoạn văn nầy thì rõ ràng là trước khi từ Phú Xuân tiến ra Bắc, Nguyễn vương chưa tự xưng Hoàng Đế mà chỉ mới chấm dứt dùng niên hiệu Cảnh Hưng của nhà Hậu Lê tàn dư (niên hiệu của vua Lê Hiển Tông/ 1740-1786) và chỉ khởi sự dùng niên hiệu mới là Gia Long . Danh hiệu Hoàng Đế mà sử sách cũ dùng trong giai đoạn nầy chỉ là một danh xưng có tinh cách bợ đỡ, tôn vinh và hình thức mà thôi .

Ngược giòng thời gian, nếu xét theo sử sach của Trung Quốc thì người ta thấy một thứ tự từ trên xuống dưới như sau: Đế, Vương, Hùng, Bá, Hầu, Công . Từ trong hàng thứ bậc nầy có thể suy diễn rằng Đế hay Hoàng Đế là người tột bậc trên hết, là người làm vua một nước hùng mạnh có thế lực áp đảo đối với nhiều nước nhỏ yếu kém hơn . Các nước nhỏ chung quanh nước của Hoàng Đế thường gọi là các nước hàng rào (phiên bang) hoặc là những nước thuộc địa hay chư hầu, phải triều cống và chịu lệnh sai khiến của Hoàng Đế.

Vương là vua của một nước nhỏ tự trị hoặc phải thần phục Hoàng Đế. Hùng và Bá là người đứng đầu cai trị một vùng lãnh thổ trong một nước lớn của Hoàng Đế (Đế Quốc hay trong một Vương Quốc chưa được thống nhất . Người ta thường thấy trong sử sách cũ những danh xưng như "xưng Hùng, xưng Bá" hoặc "tranh Bá đồ vương" ..v.v...

Nguyễn vương ở thời điểm từ Phú Xuân chuẩn bị Bắc tiến chưa phải là một Hoàng Đế vì chưa làm chủ hoàn toàn nước Đại Việt từ Bắc chí Nam và cũng không thể đòi hỏi Trung Quốc công nhận mình là một Hoàng Đế ngang hàng với Hoàng Đế nhà Thanh vì trên thực tế vào giờ phút đó Trung Quốc vẫn còn công nhận nhà Tây Sơn là Quốc Vương của nước "An Nam" mà hơn nữa Nguyễn vương cũng đang ở trong tình trạng e dè quân nhà Thanh sẽ nhảy vào vòng chiến với lý do phù Tây Sơn diệt Gia Long . Đây là một sự khác biệt so với trường hợp tự xưng Hoàng Đế của Quang Trung Nguyễn Văn Huệ bởi vì từ Phú Xuân tiến ra Bắc, Bắc Bình Vương Nguyễn Văn Huệ hoàn toàn độc lập, là kẻ thắng trận đánh đuổi giặc ngoại xâm đến từ nước Tàu, là một vị Hoàng Đế của Đại Việt ngang hàng vai vế, một đối thủ khủng khiếp đã đánh bại đoàn quân viễn chinh của Hoàng Đế Trung Quốc! Nguyễn vương Phúc Ánh khi Bắc tiến không có được cái khí thế uy dũng, lừng danh đánh đâu thắng đó của Bắc Bình Vương Nguyễn Văn Huệ. Cái uy dũng đó đã làm kinh hồn bạt vía quân xâm lược nhà Thanh khiến ngay cả trên đất Trung Quốc chó không dám sủa, gà quên tiếng gáy, người không dám ho khi nghe uy danh của đoàn quân của Quang Trung . Uy danh nầy lại tiếp tục làm cho vua tôi nhà Thanh phải khiếp vía thêm một lần nữa trong bức thư ngoại giao đầy khí phách và cao ngạo gửi cho Hoàng Đế Càn Long của Trung Quốc trong tiến trình giảng hoà giữa 2 nước sau cuộc binh đao . Nguyễn vương Nguyễn Phúc Ánh chưa có được cái khí phách ngang tàng, ngạo mạng, liều lĩnh và tự tin quá đáng " quá dáng một cách dễ thương" của Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Văn Huệ. Hai người khác nhau ở chỗ: liền ngay sau khi chiến tranh chấm dứt,người Tàu phải xuống giọng yêu cầu Huệ giảng hoà còn Ánh thì phải tự động cho người sang cầu hoà và xin được nhà Thanh công nhận.

Tuy nhiên, khi đối phó với một đế quốc bành trướng như nước Trung Hoa, Nguyễn Vương Phúc Ánh, một người biết so đo toan tính biết người biết ta, thì nhất định đã thấy được sự yếu kém về vị thế của mình so với vị thế của Bắc Bình Vương . Do đó Nguyễn Vương không nhắm mắt nghe càn lời yêu cầu thiễn cận của nhóm cận thần của mình để bắt chước theo gương của Bắc Bình Vương tức vị tự xưng Hoàng Đế trước khi Bắc tiến.

Sau khi dẹp tan đội quân lực bách chiến bách thắng của Hoàng đế Quang Trung, uy danh của Nguyễn Vương thăng tiến một cách hiển nhiên đối với các nước kề cận như Lào, Vạn Tượng, Trấn Ninh, Cao Miên, Tiêm La và từ đây danh xưng Hoàng Đế có thể là một cách phô trương uy thế áp đảo và khống chế của một quyền lực mới ở Đại Việt trong mối liên hệ giao hảo với các nước nầỵ Trung Quốc cũng bắt đầu e dè lo âu với người gia chủ mới của nước Đại Việt thống nhất! Lại càng lo âu hơn vì thái độ bất cần sự thụ phong tước An Nam Quốc Vương của Nguyễn Vương Gia Long khi hai bên bất đồng chính kiến về một quốc hiệu mới cho nước Đại Việt. Có 2 điểm đặc biệt đáng chú ý:

* Sau khi đòi Trung Quốc phải trả lại đất cho Đại Việt nhưng không thành công, Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Văn Huệ liền "Kiếm chuyện", đòi cưới con gái của vua nhà Thanh và dĩ nhiên là cũng phải mèo nheo đòi của hồi môn kèm theo . Của Hồi môn đó là các vùng lãnh thổ Quảng Tây, Quảng Đông hay nói khác đi là các vùng đất thuộc nước NAM VIỆT ngày trước của người Tàu Triệu Đà.

* Gia Long Nguyễn Phúc Ánh đòi vua nhà Thanh phải công nhận quốc hiệu "NAM VIỆT" thì mới chịu tấn phong, tức là cũng phải ngầm hiểu rằng lãnh thổ NAM VIỆT thời Gia Long phải bao gồm các vùng lãnh thổ NAM VIỆT của Triệu Đà thuở xưa . Gia Long không đòi lại đất đai ngay lúc đó nhưng chỉ đánh tiếng dọ dẫm bằng hình thức yêu cầu công nhận quốc hiệu mới NAM VIỆT mà thôi .

Hai kiểu đòi đất của của hai vị tiền nhân lỗi lạc nầy dù khác nhau về hình thức nhưng cả hai phương cách đều thật là ngoạn mục, tuy ôn tồn nhẹ nhàn nhưng cả hai đều có hiệu lực như một sự cảnh cáo chất chứa đầy hăm doạ khiến cho người phương Bắc (tức người Trung Quốc) phải e dè lo sợ về một nguy cơ tiến quân từ phía Đại Việt: kinh nghiệm cho họ thấy là người Đại Việt thời nhà Lý đã từng ra vào đất Ung Châu, Khiêm Châu, Liêm Châu của Trung Quốc như vào chỗ không ngườị Quân lực thần tốc bách chiến, bách thắng của Hoàng Đế Quang Trung, quân lực chiến đấu kiên cường, bền bĩ, đầy kinh nghiệm của Nguyễn Vương Gia Long, cả hai quân lực nầy của nước Đại Việt, quân lực nào cũng khủng khiếp, đáng sợ . Và lại càng khủng khiếp đáng sợ hơn khi hai đoàn quân lực nầy đã được gom về một mối trong một nước Đại Việt thống nhất cộng thêm với những tàu chiến hiện đại và đoàn thuỷ quân thiện nghệ trên khắp mặt trận vùng biển của Gia Long.

Kết quả là vua nhà Thanh phải chịu gả con gái cho Hoàng Đế Quang Trung kèm theo đất Quảng Tây (có thể cả luôn đất Quảng Đông) làm của hồi môn cho con gái và con rể.

Về phần Nguyễn Vương Gia Long thì sao ?


* "NAM VIỆT" hay "VIỆT NAM" ?

Các sách Đại Nam Hội Điển Sự Lệ/phần Bang Giao Chí, sách Đại Nam Thực Lục Chính Biên và Quốc Triều Chính Biên Tất Yếu đều có viết về việc sửa đổi quốc hiệu nầỵ

Quốc thư của vua Gia Long gửi cho vua nhà Thanh đại lược viết rằng :" Đời trước, mở đất Viêm Giao càng ngày càng rộng, gồm các nước Việt Thường và Chân Lập, đặt tên là Nam Việt, truyền nối đã hơn 200 năm (kể từ đời Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm đất Thuận Hoá và Quảng Nam, lấy đất Chiêm Thành tức Việt Thường lập ra phủ Phú Yên để bắt đầu nghiệp vương mà người dân thời đó thường gọi là Chúa Nguyễn từ năm 1600-1613, kéo dài tới lúc bắt đầu thời đại của Gia Long vào năm 1802 là 200 năm), nay vừa quét sạch cõi Nam, lại có cả toàn Việt, nên theo hiệu cũ để chánh quốc danh . Vua Tàu nghĩ rằng hiệu NAM VIỆT cũng giống như Việt Đông (tức Quảng Đông), Việt Tây (tức Quảng Tây), ý không cho . Ngài (Gia Long) đưa thư bài bác hai ba lần; lại nói nếu không cho đổi quốc hiệu thời không thụ phong; vua Tàu sợ mất lòng nước ta mới cho đặt hiệu VIỆT NAM .

Ngày Quý Mão (13âl. tháng Giêng năm Giáp Tý/1804), ngài ngự cửa Châu Tước (thành Thăng Long/ Bằc Thành), hoàng thân và các quan theo sứ Tàu vào tới điện Kính Thiên (Bắc Thành) làm lễ tuyên phong; lễ xong, cho sứ Tàu uống trà rồi sai quan hậu mạng hộ tống sứ Tàu ra cửa ảị"

Lý do vua và triều đình nhà Thanh từ chối không công nhận quốc hiệu NAM VIỆT được viết ra trong tờ dụ của vua nhà Thanh như sau:" Hoàng đế Đại Thanh sắc dụ cho Quốc Vương Việt Nam . . . Kế đó quốc vương (Gia Long) lại xin phong tước mới, trình bày rõ rằng nước của quốc vương nguyên trước đó đã có đất Việt Thường, nay lại gồm cả nước An Nam, nhưng vẫn không muốn quên cái danh hiệu mấy đời còn giữ lại đó, nên mới nhất mực khăn khăn đòi giữ tên là nước Nam Việt. Việc nầy do phủ thần Quảng Tây của tôn mổ (tức Tôn Ngọc Đình, tuần phủ tỉnh Quảng Tây) cứ thực tình báo về, nhưng các bộ thần hội nghị bác bỏ, viện cớ danh hiệu VIỆT NAM trùng với tên đất ngoại biên, như vậy chưa được thoả hiệp. Nhưng trẫm (một cách xưng hô của hoàng đế hay vua) nghĩ rằng đã tới cửa dãi bày tấm lòng thành, nên mới cho dùng 2 chữ VIỆT NẠM . . . v.v. . .Trẫm đã sai án sát sứ Quảng Tây là Tề mổ (Tề Bố Sâm) đem sắc ấn sang phong cho Ông làm VIỆT NAM QUỐC VƯƠNG, ban thêm sắc dụ và cho các thứ tơ lụa . . ."

Những ngôn từ mờ ám chứa chấp đầy hậu ý thường được dùng trong các văn bản, thư từ ngoại giao đã được cả 2 bên áp dụng: rõ ràng là trong tờ dụ của vua nhà Thanh đã phản ảnh rõ rệt một mối lo sợ rằng hai vùng đất Quảng Tây và Quảng Đông trong tương lai sẽ bị vua Gia Long bắt chẹt đòi quyền sở hữu chủ sau khi được vua nhà Thanh công nhận là NAM VIỆT Quốc Vương . Thay vì nói " danh hiệu Nam Việt bao gồm cả đất ngoại biên Quảng Tây và Quảng Đông" thì dụ chỉ lại viết" danh hiệu Nam Việt TRÙNG VỚI tên đất ngoại biên, như vậy chưa được thoả hiệp". Chữ TRÙNG cũng có thể hiểu là bao gồm, luôn cả,tương ứng với, ngang bằng vớị . .Như vậy nguồi Tàu họ đã suy diễn được hậu ý của Nguyễn vương Gia Long nhưng không dám nói thẳng bởi vì rằng nếu nói toạt ra thì không khác gì mở đường dẫn lối cho Nguyễn vương Gia Long đòi đất trong trường hợp Nguyễn vương không có ý đó. Chi bằng họ cứ lờ đi, xem như Nguyễn vương chỉ muốn dùng hai chữ khác để thay thế 2 chữ AN NAM "ô nhục" do người Tàu đã dùng từ xưa đến nay .

Thái độ hấp tấp lật đật của vua và triều đình nhà Thanh sai Tề Bố Sâm sang phong tước VIỆT NAM QUỐC VƯƠNG cho Nguyễn vương Gia Long cho thấy sự lúng túng lo sợ của người Trung Quốc về một viễn ảnh xâm lăng của người Đại Việt.

Ngoài ra còn một điểm khác cũng đáng được chú ý: đại diện vua nhà Thanh phải vào tận điện Kính Thiên của Bắc Thành/Thăng Long để cử hành lễ tuyên phong Việt Nam Quốc Vương cho vua Gia Long . Ngày trước Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Văn Huệ cũng không thèm rời khỏi kinh đô Phú Xuân để nhận tước phong An Nam Quốc Vương của nhà Thanh và sau đó lại cho người giả mạo thay thế mình để nhận tước và mặc dù người Tàu họ biết rõ sự giả mạo nầy nhưng cũng chẳng dám hó hé phản đối gì. Hai cung cách tiếp nhận phong tước của Quang Tung, của Gia Long đều làm cho người mang tiếng là kẻ bề trên ban phát ân huệ phải lo âu, khiếp kinh hồn vía !

Cũng cần lập lại ở đây một chi tiết nhỏ về thủ tục tiếp đón đoàn sứ giả mang chiếu chỉ của vua Trung Quốc hoặc tiếp nhận tước phong do vua Tàu ban cho: kẻ tiếp nhận chiếu chỉ hoặc thụ nhận tước phong phải đích thân đến tận thủ đô của chính quyền Trung Quốc hoặc ở nơi hành tại nơi biên giới của Trung Quốc để tiến hành lễ tuyên đọc chiếu chỉ của vua Tàu. Hoàng Đế Quang Trung, Nguyễn vương Gia Long, kẻ trước người sau đả phá bỏ, không thèm theo lệ cũ mà vẫn được tước phong .

Sau cùng, không có gì gọi là nghịch lý để nói rằng Nguyễn Vương Gia Long có thể đang nắm trong tay những bằng chứng về việc vua nhà Thanh đã đồng ý gả con gái cho Hoàng Đế Quang Trung kèm theo đất Quảng Tây làm của hồi môn . Vì vậy Nguyễn Vương mới đánh tiếng yêu cầu cho bằng được chính quyền Trung Quốc phải công nhận quốc hiệu NAM VIỆT để rồi sau đó mới tiếp tục bắt Trung Quốc phải giao trả hai vùng Quảng Tây và Quảng Đông cho nước NAM VIỆT của thời đại Gia Long : không giao trả Quảng Tây cho NAM VIỆT/ GIA LONG thì sẽ mang tiếng là tráo trở, đã cho rồi lại lấy về (vì đất nầy đã cho Hoàng Đế Quang Trung, đã thuộc quyền sở hữu của nước Đại Việt từ lúc đó). Không trả đất Quảng Đông thì cũng không xong bởi vì đất Quảng Đông nầy là thuộc nước Nam Việt ngày xưa, từ thời của người Tàu Triệu Đà. Cả hai trường hợp đều là nguyên cớ chính đáng để người phương Nam (tức người Đại Việt) đem quân xâm lăng Trung Quốc lấy lại các phần đất đó. Quân đội của Quang Trung hay quyân đội của Gia Long, quân đội nào cũng thiện chiến, khủng khiếp và nặng tay! Người phương Bắc (tức người Tàu) đã thở phào nhẹ nhỏm, khoan khoái và vui mừng với cái chết đột ngột của vị Hoàng Đế Quang Trung trẻ tuổi đầy tài ba nhưng rồi thì họ lại phải tiếp tục e dè sợ sệt khi phải đối đầu với một quân lực mới của Nguyễn Vương Gia Long hùng mạnh hơn với đội thuyền chiến và hải quân trang bị hiện đại theo kiểu cách của Tây phượng

Người ta không cần phải ngạc nhiên khi thấy rằng kể từ triều đại Quang Trung rồi qua triều đại Gia Long và tiếp tục trở về sau, người phương Bắc đã im hơi lặng tiếng ép mình chịu sống chung hoà bình với người láng giềng nhỏ bé "lì lợm, cứng đầu" ở phương Nam .