Giới thiệu Bộ sách: Giáo Xứ Việt Nam Paris – 63 năm hành trình đức tin, 1947-2010 của Tác giả Trần Văn Cảnh
Kính thưa Quý Vị,
Cách đây một tháng anh Cảnh gọi tôi và mời tôi đến dự buổi họp mặt hôm nay. Anh cho tôi biết anh có một bộ sách về Giáo xứ và muốn nhờ tôi giới thiệu vào dịp này. Xin thú thật lúc đó tôi hơi bối rối vì tôi chưa thấy bộ sách ra sao, lại càng không biết gì về nội dung. Thêm nữa thời gian còn lại quá ngắn ngủi. Nhưng tôi nhận lời vì hai lý do : thứ nhất là vì tôi quý anh Cảnh, mặc dù giữa chúng tôi ít có cơ hội tiếp xúc, trao đổi, nhưng từ xa tôi nhận thấy anh là một người hết lòng tận tụy với Giáo xứ, hai nữa là hôm nay gia đình anh mừng lễ sinh nhật thứ 70 của anh. Vậy tôi vui vẻ nhận lời. Có điều là tôi tự hỏi sao anh Cảnh không nhờ một vị phục vụ ở Giáo xứ để nói về Giáo xứ mà lại nhờ tôi là đứa con lười biếng của Giáo xứ, có cái gì tinh nghịch trong sự lựa chọn của anh chăng ? Thêm nữa nói về Giáo xứ trước mặt quý vị đối với tôi như múa rìu qua mắt thợ, những điều tôi sắp nói ra đây không có gì mới lạ đối với quý vị. Nhưng tôi xin làm cái công việc anh Cảnh đã giao cho.
Buổi họp mặt của chúng ta hôm nay là để bàn về bộ sách của anh Cảnh. Thầy Nha vừa cho chúng ta biết về tiểu sử của tác giả. Phần tôi xin nói về tác phẩm.
Bộ sách của tác giả Trần Văn Cảnh có cái tựa đề : Giáo xứ Việt Nam Paris – 63 năm hành trình đức tin – 1947-2010. Bộ sách gồm 3 cuốn, tức 3 phần :
Phần I : trình bày tổng quát Giáo xứ Việt Nam Paris
Phần II : nói v ề những sinh hoạt mục vụ của Giáo xứ
Phần III : nói về Giáo xứ mừng Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Việt Nam.
Mỗi phần gồm nhiều tập, mỗi tập nhiều chương. Bộ sách tập trung những bài tác giả viết từ trước tới nay, có khoảng 100 bài thuộc nhiều loại : biên soạn, thuyết trình, tường thuật, hồi ký, phỏng vấn. Ngoài ra có đôi bài của những tác giả khác.
Tác giả trình bày Giáo xứ Việt Nam Paris một cách toàn diện : nguồn gốc, tổ chức cơ cấu, mục vụ thiêng liêng, văn hóa, xã hội, quan hệ giao tiếp. Qua bộ sách có ba chủ đề cần được nêu ra :
- Quá trình xây dựng GXVNP
- Vị trí của GXVNP ngày nay
- Mục vụ văn hóa của GXVNP hiện tại và tương lai.
I Quá trình xây dựng GXVNP
Giáo xứ Việt Nam đã hình thành như thế nào trên đất Pháp ? Từ tình trạng phôi thai đến sự trưởng thành ngày nay, con đường xây dựng Giáo xứ trải dài hơn 60 năm, qua nhiều chặng đường gay go mà các vị linh mục tuyên úy và giám đốc đã lần lượt tranh đấu, cố vượt mọi khó khăn.
Trong cuốn Bên giòng lịch sử Việt Nam – 1940-1975, linh mục Cao Văn Luận kể rằng trong những năm 40 của thế kỷ trước, cùng với một nhóm người Công giáo Việt Nam ngài đã thành lập một hội lấy tên là Association des Catholiques vietnamiens de France. Hội này là viên đá đầu tiên đặt nền móng cho GXVNP ngày nay.*
Sau đó là ba thời kỳ xây dựng Giáo xứ được tác giả nhắc lại :
1/ Thời kỳ « Liên đoàn Công giáo Việt Nam tại Pháp », 1947-1952, dài 6 năm. Trong thời kỳ này có các cha Nguyễn Huy Mai, Trần Văn Hiến Minh, Nguyễn Bình An, Nguyễn Quang Lãm. Đây là giai đoạn tự lập. Liên đoàn chưa được Giáo quyền Pháp và Hàng Giáo phẩm VN nhìn nhận. Tuy nhiên Bản Điều lệ của Liên Đoàn được Giáo quyền Pháp duyệt y ngày 1-10-1947. Do đó năm 1947 được xem như năm khai sinh của GXVNP. Đến năm 1951, Bản Điều lệ được Hàng Giám mục VN nhìn nhận.
2/ Thời kỳ « Tổ chức Truyền giáo Việt Nam tại Pháp », 1952-1977, dài 25 năm, với các cha : Nguyễn Bình An, Trần Thanh Giản và Nguyễn Quang Toán. Trong thời kỳ này chưa có quy chế rõ rệt cho các linh mục làm mục vụ. Tổng Giáo phận Paris chưa trực tiếp giúp đỡ về tài chánh.
3/ Thời kỳ « Giáo xứ Việt Nam vùng Paris », từ năm 1977 đến nay. Bắt đầu thời kỳ này có cha Trương đình Hòe, ngài quy tụ được một nhóm linh mục trong đó có hai cha Mai Đức Vinh và Đinh Đồng Thượng Sách, và ngài đã vận động với Tòa Tổng Giám mục Paris để các linh mục, tu sĩ làm việc cho Giáo xứ được chính thức bổ nhiệm, được trả lương và có bảo hiểm xã hội. Sau cha Trương Đình Hòe là cha Lương Tấn Hoàng. Rồi qua năm 1980, cha Mai Đức Vinh được bổ nhiệm giám đốc Giáo xứ. Kể từ nay linh mục giám đốc được gọi là cha sở (curé).
Sau biến cố tháng 4-75, người Việt Nam đến Pháp tị nạn đông đảo và có nhiều nhu cầu đủ loại. Giáo quyền Pháp đã quan tâm đến hoàn cảnh của người di dân. Năm 1998, Toà Tổng Giám mục Paris tặng Giáo xứ VN một cơ sở mới, rộng lớn, tọa lạc ở đường des Epinettes, Paris, quận 17. Đồng thời cha giám đốc Mai Đức Vinh được Tòa Thánh ân thưởng tước vị « Đức Ông ».
Chúng ta dừng lại ở thời kỳ này, tức thời kỳ thứ 3 trong lịch sử GXVNP, để xem xét những thành quả đã gặt hái được dưới nhiều nhiệm kỳ liên tiếp của Đ.Ô. Mai Đức Vinh. Với một cơ sở mới và một Ban Giám đốc được tăng cường, đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của Giáo xứ. Chỉ xin kể sơ qua những thành quả sau đây theo thứ tự thời gian, và xin ngừng ở năm 2000 vì thì giờ hạn hẹp :
- Thành lập Nhóm Thần học giáo dân, 1980
- Thành lập Hội đồng Mục vụ, 1983
- Phát hành Báo Giáo xứ bộ mới, 1984
- Thành lập Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, 1986
- Thành lập Hội Yểm trợ Ơn gọi tận hiến, 1989
- Lập Thư viện Giáo xứ, 1990
- Lập Phong trào Cursillo, 1993
- Lập Ban Mục vụ Gia đình - Lớp chuẩn bị Hôn nhân, 1995
- Lập Ban Tu thư tập thể, 1997
- Lập Lễ Mừng Thượng thọ cho các bậc cao niên, 1999
- Lập Phong trào Liên đới Nghề nghiệp, 2000.
Ngày nay GXVNP có 7 địa điểm mục vụ, 36 Hội đoàn và một tổ chức tự lập tài chánh. Xin có thêm đôi lời về Hội đồng Mục vụ. HĐMV là một cơ quan nòng cốt của Giáo xứ, hợp tác chặt chẽ với Ban Giám đốc để điều hành các mục vụ. Đ. Ô. Mai Đúc Vinh ngay từ nhiệm kỳ đầu tiên đã quan tâm đến việc thành lập một HĐMV, vì dưới thời hai vị giám đốc tiền nhiệm
không có Hội đồng này. Khi nói đến công lao của Đ. Ô. về việc xây dựng HĐMV thiết tưởng cũng cần nhắc đến sự đóng góp tích cực của anh Trần Văn Cảnh, anh đã đồng hành với Đ. Ô. trong nhiều thập niên, đã cọng tác trong việc soạn thảo nội quy của HĐMV và đã thường xuyên có mặt trong Ban cố vấn. Nếu tôi không nhầm thì đa số quý vị có mặt ở đây cũng đã hoặc đang tham gia vào HĐMV.
Qua những chặng đường vừa kể, GXVNP đã lớn lên, đã trường thành. Vậy vị trí của Giáo xứ ngày nay ra sao ?
II Vị trí của GXVNP ngày nay
Có thể nói GXVNP có một chỗ đứng đặc biệt nhờ những liên hệ kết nối với Giáo Hội Pháp, Giáo Hội Mẹ Việt Nam, với các cọng đoàn công giáo VN ở Pháp, các cọng đoàn công giáo VN ở châu Âu, châu Mỹ, và với Hội Liên Tu sĩ VN tại Pháp.
Ngay từ đầu GXVNP được Giáo Hội Pháp khích lệ, nâng đỡ về mọi mặt. Những cuộc viếng thăm của các vị đại diện Hàng Giáo Phẩm Pháp, nhất là Đ.H.Y. Jean Marie Lustigier và Đ.H.Y. André Vingt-Trois đã nói lên sự ân cần, ưu đãi của Giáo Hội Pháp đối với GXVNP.
Mặt khác, giữa GXVNP và Giáo Hội Mẹ Việt Nam có một sự gắn bó rất mật thiết. Năm 2007, Giáo xứ đã đón tiếp Đức Cha Nguyễn Văn Hòa nói về Giáo Hội VN. Đặc biệt năm 2008, Giáo xứ đã tiếp đón ĐTGM Ngô Quang Kiệt, các Đức Cha Vũ Huy Chương, Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Chí Linh và nhiều linh mục từ Việt Nam qua. Cũng năm 2008 Đ.H.Y. Phạm Minh Mẫn đến Giáo xứ nói về « Năm Thánh 2010 ». Qua năm 2010 ĐTGM Nguyễn Văn Nhơn đến chủ tế Thánh lễ dâng kính các Thánh Tử Đạo VN.
Như vậy GXVNP có một vị trí độc đáo : Giáo xứ vừa là một cọng đoàn của Giáo Hội Pháp vừa là một cọng đoàn của Giáo Hội Mẹ Việt Nam. Chiều kích của Giáo xứ được mở rộng để tạo điều kiện cho việc phát triển văn hóa công giáo.
III Muc vụ văn hóa của GXVNP hiện tại và tương lai
Ngoài hai mục vụ thiêng liêng và xã hội, muc vụ văn hóa có một tầm quan trọng lớn. Trong bộ sách Giáo Xứ Việt Nam Paris, tác giả Trần Văn Cảnh đã tỏ ra rất quan tâm đến vấn đề văn hóa, nhất là văn hóa công giáo và việc hội nhập đức tin công giáo vào văn hóa VN. Tác giả có trích một đoạn của Đ. Ô. Mai Đức Vinh trong cuốn Kỷ yếu 50 năm thành lập GXVN ở Pháp, trong đoạn có câu như sau : Văn hóa phản ánh nếp sống riêng của dân tộc ta, văn hóa ăn sâu vào cách sống đạo của người công giáo VN, văn hóa cần thiết để hội nhập vào xã hội Pháp tiếp đón chúng ta. Trong một câu Đ. Ô. đã gợi lên 3 nền văn hóa của người công giáo VN ở Pháp. Ba nền văn hóa chồng lên nhau : văn hóa truyền thống Việt Nam, văn hóa công giáo và văn hóa Pháp.
Nguồn gốc, lai lịch của chúng ta, những người công giáo VN, có tính đôi, có hai mặt : chúng ta vừa là người VN vừa là người công giáo. Và Giáo xứ là nơi bảo tồn, truyền bá cái nguồn gốc, lai lịch đó. Khi một giáo dân đến Giáo xứ, ngoài những nhu cầu của đời sống thiêng liêng, họ còn tìm đến cái nguồn gốc đôi của mình. Bằng chứng là các lễ hội, các sinh hoạt của Giáo xứ đã lôi cuốn một số giáo dân.
Mục vụ văn hóa của Giáo xứ cố gắng đáp ứng những nhu cầu văn hóa đức tin của giáo dân, cố gắng phát triển văn hóa công giáo nhờ những phương tiện như : Thư viện Giáo xứ, Báo Giáo xứ, mạng lưới Giáo xứ. Các vị phụ trách mục vụ văn hóa đã nổ lực lập Ban Tu thư tập thể để viết, ấn hành và phổ biến những cuốn sách hữu ích, tổ chức « Ngày Văn hóa » với những bài thuyết trình, những màn trình diễn văn nghệ, khích lệ các ca đoàn v.v… Cho đến nay mục vụ văn hóa đã thực hiện một bước tiến rất dài, và mong rồi đây sẽ có những dự án cho tương lai văn hóa công giáo.
Chữ Quốc ngữ từ lúc xuất hiện ở nước ta đã ngang nhiên gạt bỏ chữ Hán và đánh dấu một thời đại mới trong văn hóa Việt Nam. Văn hóa công giáo đã vẻ vang đi vào văn hóa Việt Nam với một vũ trụ quan mới, một nhân sinh quan mới lấy nhân vị con người làm trọng tâm. Tác giả nhắc lại sự đóng góp của văn hóa công giáo vào việc xây dựng xã hội Việt Nam, củng cố gia đình, giáo dục người dân. Ngoài ra văn hóa công giáo còn có những đóng góp vào sự sáng tạo văn chương, âm nhạc, nghệ thuật tạo hình, và văn hóa công giáo đã phong phú hóa ngôn ngữ Việt Nam. Đó là những thành quả rực rỡ trong quá khứ mà ngày nay ảnh hưởng vẫn còn sâu đậm.
Nhưng hướng về tương lai thì tương lai nào cho văn hóa công giáo ở Việt Nam ?
Tác giả Trần Văn Cảnh nhận xét rằng có những đóng góp của văn hóa công giáo vào văn hóa Việt Nam chưa được khai phá, nghiên cứu và phổ biến, có nghĩa là cần có những công trình khảo cứu trong tương lai.
Riêng về phần tôi, xin mạo muội có những suy nghĩ như sau. Vào thời đại toàn cầu hóa, xã hội cũng như văn hóa Việt Nam không còn có thể khép kín, dù muốn dù không cũng phải chịu ảnh hưởng của bên ngoài. Do đó cách thức hội nhập của văn hóa công giáo cũng theo đà tiến triển của xã hội. Hiện nay trong xã hội Việt Nam có những tệ đoan như :
-nạn tham nhũng,
-sức mạnh của đồng tiền làm cho con người mất phẩm giá,
-hố sâu giữa người giàu và người nghèo,
-kẻ nghèo bị bỏ rơi bên lề xã hội
-trong tổ chức giáo dục không có sự bình đẳng,
-nạn đồng tính luyến ái công khai xuất hiện, v. v…
Chính trong bối cảnh này văn hóa công giáo có thể đem lại cho văn hóa nước nhà những lời đáp, những xây dựng thích đáng. Và giáo dân trong nước cũng như ở hải ngoại có thể đồng tâm hoạt động để phổ biến những tư tưởng công giáo, ở trong nước âm thầm hoạt động về chiều sâu, ở hải ngoại hoạt động tự do, cởi mở.
Tôi cũng biết gợi ý như thế thì dễ nhưng khi bắt tay vào việc thì vô cùng khó khăn, vì việc hội nhập văn hóa công giáo là một công trình rất dài hơi, kiên trì, đòi hỏi nhiều suy nghĩ, sáng kiến, nghị lực của tất cả mọi người.
Trong phạm vi của Giáo xứ, mục vụ văn hóa có thể tạo những cơ hội thuận tiện cho việc suy nghĩ, thảo luận giữa những người giáo dân ý thức về tầm quan trọng của văn hóa công giáo ở VN.
Điểm sau cùng là văn hóa Pháp trong đời sống người công giáo VN. Nói một cách rất tóm tắt thì văn hóa Pháp cho chúng ta cái nhìn nhân bản về con người, nhưng văn hóa Pháp cũng có những khía cạnh tiêu cực. Cho nên các nhà giáo dục công giáo có vai trò hướng dẫn các thế hệ trẻ để giúp họ lựa chọn trong văn hóa Pháp cái phần tương hợp với Lời dạy của Thiên Chúa.
Qua ba chủ đề vừa trình bày, bộ sách Giáo xứ Việt Nam Paris, 63 năm hành trình đức tin, 1947-2010 của tác giả Trần Văn Cảnh cho phép người đọc khám phá một Giáo xứ VN trên đất Pháp dồi dào sức sống, hăng hái rao truyền Phúc Âm, và đó là nhờ một ban chỉ đạo sáng suốt và những giáo dân đầy nhiệt huyết.
Trong lời mở đầu, tác giả tự nhận mình là « một người hoạt động hơn là một nhà nghiên cứu, một nhà giảng dạy. » Tác giả là một chứng nhân ghi chép những điều mình đã trải qua, những sự kiện tai nghe mắt thấy, với một lối viết mà tác giả gọi là « phương pháp mô tả sự kiện », và với cách phát biểu của một nhà giáo : rõ ràng, mạch lạc.
Qua bộ sách, người đọc cảm thấy được niềm vui của tác giả trước sự trưởng thành của Giáo xứ mà tác giả đã dày công đóng góp.
Liễu Trương
Paris, 16-03-2013
*Không nói đến đoạn này trong buổi nói chuyện vì sợ không đủ thì giờ.
Kính thưa Quý Vị,
Cách đây một tháng anh Cảnh gọi tôi và mời tôi đến dự buổi họp mặt hôm nay. Anh cho tôi biết anh có một bộ sách về Giáo xứ và muốn nhờ tôi giới thiệu vào dịp này. Xin thú thật lúc đó tôi hơi bối rối vì tôi chưa thấy bộ sách ra sao, lại càng không biết gì về nội dung. Thêm nữa thời gian còn lại quá ngắn ngủi. Nhưng tôi nhận lời vì hai lý do : thứ nhất là vì tôi quý anh Cảnh, mặc dù giữa chúng tôi ít có cơ hội tiếp xúc, trao đổi, nhưng từ xa tôi nhận thấy anh là một người hết lòng tận tụy với Giáo xứ, hai nữa là hôm nay gia đình anh mừng lễ sinh nhật thứ 70 của anh. Vậy tôi vui vẻ nhận lời. Có điều là tôi tự hỏi sao anh Cảnh không nhờ một vị phục vụ ở Giáo xứ để nói về Giáo xứ mà lại nhờ tôi là đứa con lười biếng của Giáo xứ, có cái gì tinh nghịch trong sự lựa chọn của anh chăng ? Thêm nữa nói về Giáo xứ trước mặt quý vị đối với tôi như múa rìu qua mắt thợ, những điều tôi sắp nói ra đây không có gì mới lạ đối với quý vị. Nhưng tôi xin làm cái công việc anh Cảnh đã giao cho.
Buổi họp mặt của chúng ta hôm nay là để bàn về bộ sách của anh Cảnh. Thầy Nha vừa cho chúng ta biết về tiểu sử của tác giả. Phần tôi xin nói về tác phẩm.
Bộ sách của tác giả Trần Văn Cảnh có cái tựa đề : Giáo xứ Việt Nam Paris – 63 năm hành trình đức tin – 1947-2010. Bộ sách gồm 3 cuốn, tức 3 phần :
Phần I : trình bày tổng quát Giáo xứ Việt Nam Paris
Phần II : nói v ề những sinh hoạt mục vụ của Giáo xứ
Phần III : nói về Giáo xứ mừng Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Việt Nam.
Mỗi phần gồm nhiều tập, mỗi tập nhiều chương. Bộ sách tập trung những bài tác giả viết từ trước tới nay, có khoảng 100 bài thuộc nhiều loại : biên soạn, thuyết trình, tường thuật, hồi ký, phỏng vấn. Ngoài ra có đôi bài của những tác giả khác.
Tác giả trình bày Giáo xứ Việt Nam Paris một cách toàn diện : nguồn gốc, tổ chức cơ cấu, mục vụ thiêng liêng, văn hóa, xã hội, quan hệ giao tiếp. Qua bộ sách có ba chủ đề cần được nêu ra :
- Quá trình xây dựng GXVNP
- Vị trí của GXVNP ngày nay
- Mục vụ văn hóa của GXVNP hiện tại và tương lai.
I Quá trình xây dựng GXVNP
Giáo xứ Việt Nam đã hình thành như thế nào trên đất Pháp ? Từ tình trạng phôi thai đến sự trưởng thành ngày nay, con đường xây dựng Giáo xứ trải dài hơn 60 năm, qua nhiều chặng đường gay go mà các vị linh mục tuyên úy và giám đốc đã lần lượt tranh đấu, cố vượt mọi khó khăn.
Trong cuốn Bên giòng lịch sử Việt Nam – 1940-1975, linh mục Cao Văn Luận kể rằng trong những năm 40 của thế kỷ trước, cùng với một nhóm người Công giáo Việt Nam ngài đã thành lập một hội lấy tên là Association des Catholiques vietnamiens de France. Hội này là viên đá đầu tiên đặt nền móng cho GXVNP ngày nay.*
Sau đó là ba thời kỳ xây dựng Giáo xứ được tác giả nhắc lại :
1/ Thời kỳ « Liên đoàn Công giáo Việt Nam tại Pháp », 1947-1952, dài 6 năm. Trong thời kỳ này có các cha Nguyễn Huy Mai, Trần Văn Hiến Minh, Nguyễn Bình An, Nguyễn Quang Lãm. Đây là giai đoạn tự lập. Liên đoàn chưa được Giáo quyền Pháp và Hàng Giáo phẩm VN nhìn nhận. Tuy nhiên Bản Điều lệ của Liên Đoàn được Giáo quyền Pháp duyệt y ngày 1-10-1947. Do đó năm 1947 được xem như năm khai sinh của GXVNP. Đến năm 1951, Bản Điều lệ được Hàng Giám mục VN nhìn nhận.
2/ Thời kỳ « Tổ chức Truyền giáo Việt Nam tại Pháp », 1952-1977, dài 25 năm, với các cha : Nguyễn Bình An, Trần Thanh Giản và Nguyễn Quang Toán. Trong thời kỳ này chưa có quy chế rõ rệt cho các linh mục làm mục vụ. Tổng Giáo phận Paris chưa trực tiếp giúp đỡ về tài chánh.
3/ Thời kỳ « Giáo xứ Việt Nam vùng Paris », từ năm 1977 đến nay. Bắt đầu thời kỳ này có cha Trương đình Hòe, ngài quy tụ được một nhóm linh mục trong đó có hai cha Mai Đức Vinh và Đinh Đồng Thượng Sách, và ngài đã vận động với Tòa Tổng Giám mục Paris để các linh mục, tu sĩ làm việc cho Giáo xứ được chính thức bổ nhiệm, được trả lương và có bảo hiểm xã hội. Sau cha Trương Đình Hòe là cha Lương Tấn Hoàng. Rồi qua năm 1980, cha Mai Đức Vinh được bổ nhiệm giám đốc Giáo xứ. Kể từ nay linh mục giám đốc được gọi là cha sở (curé).
Sau biến cố tháng 4-75, người Việt Nam đến Pháp tị nạn đông đảo và có nhiều nhu cầu đủ loại. Giáo quyền Pháp đã quan tâm đến hoàn cảnh của người di dân. Năm 1998, Toà Tổng Giám mục Paris tặng Giáo xứ VN một cơ sở mới, rộng lớn, tọa lạc ở đường des Epinettes, Paris, quận 17. Đồng thời cha giám đốc Mai Đức Vinh được Tòa Thánh ân thưởng tước vị « Đức Ông ».
Chúng ta dừng lại ở thời kỳ này, tức thời kỳ thứ 3 trong lịch sử GXVNP, để xem xét những thành quả đã gặt hái được dưới nhiều nhiệm kỳ liên tiếp của Đ.Ô. Mai Đức Vinh. Với một cơ sở mới và một Ban Giám đốc được tăng cường, đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của Giáo xứ. Chỉ xin kể sơ qua những thành quả sau đây theo thứ tự thời gian, và xin ngừng ở năm 2000 vì thì giờ hạn hẹp :
- Thành lập Nhóm Thần học giáo dân, 1980
- Thành lập Hội đồng Mục vụ, 1983
- Phát hành Báo Giáo xứ bộ mới, 1984
- Thành lập Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, 1986
- Thành lập Hội Yểm trợ Ơn gọi tận hiến, 1989
- Lập Thư viện Giáo xứ, 1990
- Lập Phong trào Cursillo, 1993
- Lập Ban Mục vụ Gia đình - Lớp chuẩn bị Hôn nhân, 1995
- Lập Ban Tu thư tập thể, 1997
- Lập Lễ Mừng Thượng thọ cho các bậc cao niên, 1999
- Lập Phong trào Liên đới Nghề nghiệp, 2000.
Ngày nay GXVNP có 7 địa điểm mục vụ, 36 Hội đoàn và một tổ chức tự lập tài chánh. Xin có thêm đôi lời về Hội đồng Mục vụ. HĐMV là một cơ quan nòng cốt của Giáo xứ, hợp tác chặt chẽ với Ban Giám đốc để điều hành các mục vụ. Đ. Ô. Mai Đúc Vinh ngay từ nhiệm kỳ đầu tiên đã quan tâm đến việc thành lập một HĐMV, vì dưới thời hai vị giám đốc tiền nhiệm
không có Hội đồng này. Khi nói đến công lao của Đ. Ô. về việc xây dựng HĐMV thiết tưởng cũng cần nhắc đến sự đóng góp tích cực của anh Trần Văn Cảnh, anh đã đồng hành với Đ. Ô. trong nhiều thập niên, đã cọng tác trong việc soạn thảo nội quy của HĐMV và đã thường xuyên có mặt trong Ban cố vấn. Nếu tôi không nhầm thì đa số quý vị có mặt ở đây cũng đã hoặc đang tham gia vào HĐMV.
Qua những chặng đường vừa kể, GXVNP đã lớn lên, đã trường thành. Vậy vị trí của Giáo xứ ngày nay ra sao ?
II Vị trí của GXVNP ngày nay
Có thể nói GXVNP có một chỗ đứng đặc biệt nhờ những liên hệ kết nối với Giáo Hội Pháp, Giáo Hội Mẹ Việt Nam, với các cọng đoàn công giáo VN ở Pháp, các cọng đoàn công giáo VN ở châu Âu, châu Mỹ, và với Hội Liên Tu sĩ VN tại Pháp.
Ngay từ đầu GXVNP được Giáo Hội Pháp khích lệ, nâng đỡ về mọi mặt. Những cuộc viếng thăm của các vị đại diện Hàng Giáo Phẩm Pháp, nhất là Đ.H.Y. Jean Marie Lustigier và Đ.H.Y. André Vingt-Trois đã nói lên sự ân cần, ưu đãi của Giáo Hội Pháp đối với GXVNP.
Mặt khác, giữa GXVNP và Giáo Hội Mẹ Việt Nam có một sự gắn bó rất mật thiết. Năm 2007, Giáo xứ đã đón tiếp Đức Cha Nguyễn Văn Hòa nói về Giáo Hội VN. Đặc biệt năm 2008, Giáo xứ đã tiếp đón ĐTGM Ngô Quang Kiệt, các Đức Cha Vũ Huy Chương, Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Chí Linh và nhiều linh mục từ Việt Nam qua. Cũng năm 2008 Đ.H.Y. Phạm Minh Mẫn đến Giáo xứ nói về « Năm Thánh 2010 ». Qua năm 2010 ĐTGM Nguyễn Văn Nhơn đến chủ tế Thánh lễ dâng kính các Thánh Tử Đạo VN.
Như vậy GXVNP có một vị trí độc đáo : Giáo xứ vừa là một cọng đoàn của Giáo Hội Pháp vừa là một cọng đoàn của Giáo Hội Mẹ Việt Nam. Chiều kích của Giáo xứ được mở rộng để tạo điều kiện cho việc phát triển văn hóa công giáo.
III Muc vụ văn hóa của GXVNP hiện tại và tương lai
Ngoài hai mục vụ thiêng liêng và xã hội, muc vụ văn hóa có một tầm quan trọng lớn. Trong bộ sách Giáo Xứ Việt Nam Paris, tác giả Trần Văn Cảnh đã tỏ ra rất quan tâm đến vấn đề văn hóa, nhất là văn hóa công giáo và việc hội nhập đức tin công giáo vào văn hóa VN. Tác giả có trích một đoạn của Đ. Ô. Mai Đức Vinh trong cuốn Kỷ yếu 50 năm thành lập GXVN ở Pháp, trong đoạn có câu như sau : Văn hóa phản ánh nếp sống riêng của dân tộc ta, văn hóa ăn sâu vào cách sống đạo của người công giáo VN, văn hóa cần thiết để hội nhập vào xã hội Pháp tiếp đón chúng ta. Trong một câu Đ. Ô. đã gợi lên 3 nền văn hóa của người công giáo VN ở Pháp. Ba nền văn hóa chồng lên nhau : văn hóa truyền thống Việt Nam, văn hóa công giáo và văn hóa Pháp.
Nguồn gốc, lai lịch của chúng ta, những người công giáo VN, có tính đôi, có hai mặt : chúng ta vừa là người VN vừa là người công giáo. Và Giáo xứ là nơi bảo tồn, truyền bá cái nguồn gốc, lai lịch đó. Khi một giáo dân đến Giáo xứ, ngoài những nhu cầu của đời sống thiêng liêng, họ còn tìm đến cái nguồn gốc đôi của mình. Bằng chứng là các lễ hội, các sinh hoạt của Giáo xứ đã lôi cuốn một số giáo dân.
Mục vụ văn hóa của Giáo xứ cố gắng đáp ứng những nhu cầu văn hóa đức tin của giáo dân, cố gắng phát triển văn hóa công giáo nhờ những phương tiện như : Thư viện Giáo xứ, Báo Giáo xứ, mạng lưới Giáo xứ. Các vị phụ trách mục vụ văn hóa đã nổ lực lập Ban Tu thư tập thể để viết, ấn hành và phổ biến những cuốn sách hữu ích, tổ chức « Ngày Văn hóa » với những bài thuyết trình, những màn trình diễn văn nghệ, khích lệ các ca đoàn v.v… Cho đến nay mục vụ văn hóa đã thực hiện một bước tiến rất dài, và mong rồi đây sẽ có những dự án cho tương lai văn hóa công giáo.
Chữ Quốc ngữ từ lúc xuất hiện ở nước ta đã ngang nhiên gạt bỏ chữ Hán và đánh dấu một thời đại mới trong văn hóa Việt Nam. Văn hóa công giáo đã vẻ vang đi vào văn hóa Việt Nam với một vũ trụ quan mới, một nhân sinh quan mới lấy nhân vị con người làm trọng tâm. Tác giả nhắc lại sự đóng góp của văn hóa công giáo vào việc xây dựng xã hội Việt Nam, củng cố gia đình, giáo dục người dân. Ngoài ra văn hóa công giáo còn có những đóng góp vào sự sáng tạo văn chương, âm nhạc, nghệ thuật tạo hình, và văn hóa công giáo đã phong phú hóa ngôn ngữ Việt Nam. Đó là những thành quả rực rỡ trong quá khứ mà ngày nay ảnh hưởng vẫn còn sâu đậm.
Nhưng hướng về tương lai thì tương lai nào cho văn hóa công giáo ở Việt Nam ?
Tác giả Trần Văn Cảnh nhận xét rằng có những đóng góp của văn hóa công giáo vào văn hóa Việt Nam chưa được khai phá, nghiên cứu và phổ biến, có nghĩa là cần có những công trình khảo cứu trong tương lai.
Riêng về phần tôi, xin mạo muội có những suy nghĩ như sau. Vào thời đại toàn cầu hóa, xã hội cũng như văn hóa Việt Nam không còn có thể khép kín, dù muốn dù không cũng phải chịu ảnh hưởng của bên ngoài. Do đó cách thức hội nhập của văn hóa công giáo cũng theo đà tiến triển của xã hội. Hiện nay trong xã hội Việt Nam có những tệ đoan như :
-nạn tham nhũng,
-sức mạnh của đồng tiền làm cho con người mất phẩm giá,
-hố sâu giữa người giàu và người nghèo,
-kẻ nghèo bị bỏ rơi bên lề xã hội
-trong tổ chức giáo dục không có sự bình đẳng,
-nạn đồng tính luyến ái công khai xuất hiện, v. v…
Chính trong bối cảnh này văn hóa công giáo có thể đem lại cho văn hóa nước nhà những lời đáp, những xây dựng thích đáng. Và giáo dân trong nước cũng như ở hải ngoại có thể đồng tâm hoạt động để phổ biến những tư tưởng công giáo, ở trong nước âm thầm hoạt động về chiều sâu, ở hải ngoại hoạt động tự do, cởi mở.
Tôi cũng biết gợi ý như thế thì dễ nhưng khi bắt tay vào việc thì vô cùng khó khăn, vì việc hội nhập văn hóa công giáo là một công trình rất dài hơi, kiên trì, đòi hỏi nhiều suy nghĩ, sáng kiến, nghị lực của tất cả mọi người.
Trong phạm vi của Giáo xứ, mục vụ văn hóa có thể tạo những cơ hội thuận tiện cho việc suy nghĩ, thảo luận giữa những người giáo dân ý thức về tầm quan trọng của văn hóa công giáo ở VN.
Điểm sau cùng là văn hóa Pháp trong đời sống người công giáo VN. Nói một cách rất tóm tắt thì văn hóa Pháp cho chúng ta cái nhìn nhân bản về con người, nhưng văn hóa Pháp cũng có những khía cạnh tiêu cực. Cho nên các nhà giáo dục công giáo có vai trò hướng dẫn các thế hệ trẻ để giúp họ lựa chọn trong văn hóa Pháp cái phần tương hợp với Lời dạy của Thiên Chúa.
Qua ba chủ đề vừa trình bày, bộ sách Giáo xứ Việt Nam Paris, 63 năm hành trình đức tin, 1947-2010 của tác giả Trần Văn Cảnh cho phép người đọc khám phá một Giáo xứ VN trên đất Pháp dồi dào sức sống, hăng hái rao truyền Phúc Âm, và đó là nhờ một ban chỉ đạo sáng suốt và những giáo dân đầy nhiệt huyết.
Trong lời mở đầu, tác giả tự nhận mình là « một người hoạt động hơn là một nhà nghiên cứu, một nhà giảng dạy. » Tác giả là một chứng nhân ghi chép những điều mình đã trải qua, những sự kiện tai nghe mắt thấy, với một lối viết mà tác giả gọi là « phương pháp mô tả sự kiện », và với cách phát biểu của một nhà giáo : rõ ràng, mạch lạc.
Qua bộ sách, người đọc cảm thấy được niềm vui của tác giả trước sự trưởng thành của Giáo xứ mà tác giả đã dày công đóng góp.
Liễu Trương
Paris, 16-03-2013
*Không nói đến đoạn này trong buổi nói chuyện vì sợ không đủ thì giờ.