Đây là một kiểu nói trong tông thư Tertio millennio adveniente. Kiểu nói này của Đức Gio-an Phao-lô II trong bài diễn từ ngắn tiếp phái đoàn Bun-ga-ri ngày 23-5-1995. Đức Giáo hoàng nói như sau :
"Khi sắp bước vào thiên niên kỷ III, chúng tôi cảm thấy bị thúc đẩy phải đọc các dấu chỉ thời đại một cách chăm chú hơn. Chúng tôi thấy trước mắt các vị tử đạo và các thánh của nhiều Hội thánh khác, nghĩa là lời chứng của các tín hữu nam nữ thuộc nhiều Hội thánh và Cộng đồng khác nhau. Các vị đó nêu một tấm gương chung cho mọi Ki-tô hữu."
Các ý tưởng dưới đây rút ra từ chương VIII trong sách Tertio millennio adveniente, Commentaire théologique et pastoral và từ bài The horizon of the Cross in new Evangelization của Marco Gnavi trong tập tài liệu Tertium Millennium. Bài này là bản báo cáo vắn gọn về buổi họp lần đầu của tiểu ban nghiên cứu về thuyết tử đạo mới. Chương VIII trong sách Chú giải thần học và mục vụ về thiên niên kỷ III có thể được tóm gọn như sau :
1. Nhìn qua danh từ tử đạo
2. Thần học đầu tiên của thánh Pô-li-cáp về tử đạo
3. Tử đạo theo Tin Mừng
4. Nền tảng tử đạo theo Ki-tô giáo
5. Yếu tố hàm chứa trong thần học của các giáo phụ về tử đạo
6. Thế giới ngoại đạo trước vấn đề tử đạo
7. Tử đạo vẫn tồn tại trong Hội thánh
8. Tử đạo theo Công đồng Va-ti-ca-nô II
9. Bậc đồng trinh và đời đan tu có thể thay thế cho tử đạo
10. Nới rộng quan niệm tử đạo
11. Tính đại đồng phổ quát của tử đạo
Công đồng Va-ti-ca-nô II chỉ dùng chữ tử đạo 6 lần và theo một nghĩa riêng biệt, với chiều kích rộng lớn phổ quát, tuy vẫn quy chiếu vào ý niệm tử đạo có từ trước. Theo Công đồng, tử đạo là được đồng hóa với Thầy mình, sẵn sàng chết để cứu độ trần gian, và cũng như Thầy, đổ máu đào ra để làm chứng cho việc đó. Hội thánh coi tử đạo là ơn cao cả, là bằng chứng tột đỉnh về đức tin. Chẳng mấy ai được phúc này, nhưng ai ai cũng phải sẵn sẳng tuyên xưng Đức Ki-tô trước mặt thế gian, và theo Người trên con đường thập giá , giữa những cơn bắt bớ thường luôn xảy ra cho Hội thánh. (LG..42)
Trong cuốn Excursus sur le martyre, cha Karl Rahner có những suy nghĩ thần học gợi ý như sau : "Tử đạo đơn thuần là cái chết của người Ki-tô hữu. Tử đạo là một phần cốt yếu của Hội thánh. Thật ra, Hội thánh không nguyên làm chứng cho Đức Ki-tô bị đóng đinh mà còn làm chứng cho Lời mình sống thành hiện thực nữa. Hội thánh sống cái chết của Đức Ki-tô trong hết mọi người, mang thập giá của Đức Ki-tô ở giữa bóng tối của thế gian và mang dấu thánh của Đức Ki-tô, những dấu ấn bí ẩn trong đời thường mỗi ngày. Hội thánh phải là dấu hiệu thiêng thánh về thực tại thầm kín này, trong thế giới ngày nay. Hội thánh ở trong tình trạng tử đạo. Ở đây, Hội thánh tự tạo cho mình một hình thức rỏ ràng nhất, trong sáng nhất, một mạc khải tồn tại cho đến cùng."
Cha Urs von Balthazar cũng nói giống như vậy, khi nhấn mạnh rằng tình trạng bách hại là tình trạng thông thường của Hội thánh trong thế gian và tử đạo là trạng thái bình thường của lời chứng Ki-tô giáo. Etienne Barbarin cũng theo một dòng tư tưởng, khi trình bày việc tử đạo là cách thế thực hiện hoàn hảo nhất lời chứng, vì cái chết tuy được chuẩn bị bằng cả đời sống, nhưng đã bắt đầu và thực hiện trong mỗi lựa chọn hằng ngày.
Bậc đồng trinh và đời đan tu có thể thay thế cho tử đạo
Ngay từ xưa, người ta đã tìm những cách thế biểu hiện việc tử đạo. Những cách thế này xoay quanh những bậc đời có thể diễn tả sự hy sinh chính mình, và đức tin hoàn hảo, do đấy có thể được coi như một sự sửa soạn chịu tử đạo hay có liên quan đến tử đạo. Vì thế, bậc đồng trinh và đời đan tu vẫn được coi là những con đường gần nhất với tử đạo. Các trinh nữ và các đan nữ xuất hiện vào thời cấm đạo hồi xưa, dưới mắt mọi người, vẫn là những vị kế thừa các anh hùng tử đạo. Từ đó nẩy sinh ba mẫu tử đạo : tử đạo đỏ là đổ máu ra ; tử đạo trắng là sống đời hãm mình trinh tiết và tử đạo xanh là chịu đày đọa, để làm chứng cho đạo ở một nơi không phải là quê hương xứ sở mình.
Chính trong đường hướng này mà thành hình ý thức ước ao tử đạo, nhờ các bậc thầy dạy đường nhân đức hướng dẫn. Thánh Tê-rê-xa A-vi-la kể rằng khi bà cùng với người em tìm cách trốn khỏi nhà là vì muốn tìm dịp tử đạo. (Vie I,4-5) Bà cũng nói : "Đời sống của các tu sĩ tốt lành và những ai muốn là bạn hữu của Thiên Chúa là một cuộc tử đạo." (Đường hoàn thiện 12,2). Thánh Tê-rê-xa Hài Đồng nói một cách thẳng thắn rằng:"Tôi cảm thấy tôi có ơn gọi làm chiến binh, tông đồ, tiến sĩ và tử đạo. Tử đạo là giấc mơ trong tuổi trẻ của tôi. Và giấc mơ ấy đã trở thành mãnh liệt, khi tôi ở trong bốn bức tường của nhà kín. Nhưng tôi cảm thấy rằng giấc mơ đó là một sự điên rồ và vì thế tôi đã hiểu tình yêu quy tụ mọi ơn gọi nơi tôi. Vâng cuối cùng tôi đã khám phá ra ơn gọi của tôi : ơn gọi của tôi là yêu mến." (Tự thuật)
Nới rộng ý niệm tử đạo
Nền thần học hiện đại, khi bàn về tử đạo thường nói đến khả năng nới rộng ý niệm tử đạo, bởi vì trải qua lịch sử, ý niệm này mỗi thời được trình bày một khác. Ở Châu Mỹ la tinh, hiện nay người ta đề nghị nên hiểu tử đạo là những ai cống hiến đời mình để hoạt động cho xã hội thay đổi, nhằm làm cho nhiều người được hưởng một đời sống xứng với nhân phẩm, và mọi người được hưởng công lý một cách rộng rãi và đầy đủ hơn. Lý do thần học xui khiến người ta cảm nghĩ như vậy là việc thuộc về Chúa Ki-tô không chỉ thực hiện qua đời sống theo lương tâm, mà còn qua hành động, trong mức độ hành động đó cũng theo một tinh thần và một lối hành xử như Chúa Ki-tô. Bởi vậy, vấn đề ở đây không phải là tử đạo theo đức tin Ki-tô giáo mà thôi, nhưng là tử đạo theo ý nghĩa Triều đại Thiên Chúa, nghĩa là sống như Con Chúa Trời đã sống khi ở giữa chúng ta.
Trong đường hướng này, người ta nhấn mạnh đến lý do của đức tin, nhưng còn hơn nữa, lý do của tình yêu. Đức Gio-an Phao-lô II nhắc đến "những vị tử đạo của đức công bình và gián tiếp của đức tin. Do đó, không có gì lạ khi báo Osservatore romano viết : "Nhiệm vụ của các nhà thần học là đưa ra những lý lẽ để minh chính hóa chân dung các vị tử đạo tân thời. R. Fisichella mới đây có đề nghị đề tài nới rộng ý niệm tử đạo và kết luận một cách chính xác như sau: "Lòng can đảm của các vị tử đạo đưa trí chúng ta nghĩ tới sự can đảm luôn luôn đi tìm kiếm những hình thức và kiểu sống mới. Lòng can đảm ấy loan báo sức mạnh chiến thắng của con người Chúa Ki-tô, ngay cả bây giờ ở giữa con cái Người. Những người này là những kẻ tuyên xưng như các tín hữu đầu tiên Người là Chúa và là chứng nhân trung thành."
Tính phổ quát đại đồng của các vị tử đạo chung
Điều này theo kiểu nói trong Tertio millennio adveniente có thể hiểu và chấp nhận được, nếu nói về các vị tử đạo chung, như trường hợp thánh Si-ri-lô và thánh Mê-tô-đi-ô, hai vị thánh đồng bảo trợ của Âu châu, vì các ngài là những vị đã truyền đạo cho các dân tộc La-vô-ni-a. Nhưng còn sau đó thì sao ? Thiết tưởng chúng ta có thể dựa vào tông thư Orientale lumen năm 1995 mà nói. Tông thư viết : "Nhân dịp thứ Sáu Tuần thánh năm 1994, Đức Thượng Phụ giáo chủ Công-tăng-ti-nốp Ba-tô-lô-mai-ót I tặng Hội thánh Rô-ma bài suy niệm của người về "Đường thánh giá", tôi đã muốn nhắc lại sự hiệp thông này trong kinh nghiệm gần đây về việc tử đạo : "Chúng ta đã hợp nhất với nhau trên một tấm nền chung là các vị tử đạo, vì thế, chúng ta không thể không hợp nhất với nhau trong nhiều vấn đề khác." (OL 19) Sau đó, tông thư viết thêm : "Tiến tới chỗ nhìn nhận chung sự thánh thiện của các Ki-tô hữu trong những thập niên qua đã đổ máu mình ra vì đức tin duy nhất vào Đức Ki-tô là một cử chỉ rất có ý nghĩa."
Chúng ta đang đứng trước một vấn đề có một mật độ giáo hội học rất sâu đậm gắn liền với sự hiểu biết về mầu nhiệm các thánh cùng hiệp thông. Các mối liên lạc giữa Hội thánh trên trời và Hội thánh dưới đất diễn ra trong một tình trạng hoàn toàn quy hướng về Chúa Ki-tô và bí tích Thánh Thể. Mối liên lạc với Chúa Ki-tô là nền tảng không thể thay thế được trên con đường thánh hóa, và sự hiệp thông trong đức tin và trong tình thương đối với các thành phần trong Hội thánh được coi như một lời tạ ơn. Mầu nhiệm các thánh cùng hiệp thông được nhìn như một viễn tượng tổng hợp có khả năng làm cho sự hợp nhất giữa Ki-tô học và Giáo hội học thành hữu lý, bởi vì đó là phản ánh hoạt động của Chúa Ki-tô trên Hội thánh và vì Hội thánh. (LG..45,51)
Theo Lumen Gentium, việc thuộc về Hội thánh được biểu lộ trong cung cách chấp nhận đầy đủ ba mối dây hiệp thông sau đây : đức tin, các bí tích và thừa tác vụ theo phẩm trật (LG.14) Trong trường hợp những người không phải là Công giáo, tất nhiên sự chấp nhận những mối dây liên hệ trên không đầy đủ, nhưng dù vậy vẫn có nhiều yếu tố thánh hóa và đem lại chân lý ở ngoài cơ cấu của Hội thánh Công giáo. Đó là những yếu tố tự chúng kêu gọi sự hiệp nhất Công giáo, vì chúng thuộc riêng về Hội thánh do ơn Chúa ban. (LG. 8) Trong đường hướng này, sắc lệnh Unitatis Redintegratio quả quyết : "Các Hội thánh và Cộng đồng tách biệt này, dù chúng ta nghĩ rằng họ có những mặt khiếm khuyết, nhưng họ không hề thiếu ý nghĩa và giá trị trong mầu nhiệm cứu độ." (VR,3)
Những chỉ dẫn nêu trên đặt chúng ta vào một đường hướng giáo hội học đúng đắn, để nói lên tính đại đồng phổ quát của các thánh và các vị tử đạo trong tương lai. Thật có lý để nghĩ rằng sẽ có một sự nhìn nhận chung, theo gợi ý trong Orientale lumen số 25, các vị tử đạo Ki-tô giáo thuộc nhiều Cộng đồng tuyên xưng đức tin khác nhau, vì đó là một cách biểu dương sự hiện diện đầy quyền năng của Đấng Cứu chuộc loài người, nhờ các thành quả của đức tin, đức cậy, đức mến nơi các người nam và nữ thuộc nhiều chủng tộc và ngôn ngữ khác nhau đã theo Đức Ki-tô trong những hình thức khác nhau của ơn gọi Ki-tô giáo." (số 37)
Đó thiết tưởng là một trong những lý do xui khiến tạo ra kiểu nói tử đạo mới, vì kiểu nói này có thể là một trong những nền tảng quan trọng giúp chúng ta duyệt xét lại lương tâm, nhằm tiến tới việc hiệp nhất giữa các Ki-tô hữu và gặp gỡ nhau xuyên qua mọi cách tuyên xưng đức tin khác nhau.Vì vậy, cần phải đào sâu ý nghĩa thần học và giáo hội học về tử đạo và giá trị đại kết của hành động này.
"Khi sắp bước vào thiên niên kỷ III, chúng tôi cảm thấy bị thúc đẩy phải đọc các dấu chỉ thời đại một cách chăm chú hơn. Chúng tôi thấy trước mắt các vị tử đạo và các thánh của nhiều Hội thánh khác, nghĩa là lời chứng của các tín hữu nam nữ thuộc nhiều Hội thánh và Cộng đồng khác nhau. Các vị đó nêu một tấm gương chung cho mọi Ki-tô hữu."
Các ý tưởng dưới đây rút ra từ chương VIII trong sách Tertio millennio adveniente, Commentaire théologique et pastoral và từ bài The horizon of the Cross in new Evangelization của Marco Gnavi trong tập tài liệu Tertium Millennium. Bài này là bản báo cáo vắn gọn về buổi họp lần đầu của tiểu ban nghiên cứu về thuyết tử đạo mới. Chương VIII trong sách Chú giải thần học và mục vụ về thiên niên kỷ III có thể được tóm gọn như sau :
1. Nhìn qua danh từ tử đạo
2. Thần học đầu tiên của thánh Pô-li-cáp về tử đạo
3. Tử đạo theo Tin Mừng
4. Nền tảng tử đạo theo Ki-tô giáo
5. Yếu tố hàm chứa trong thần học của các giáo phụ về tử đạo
6. Thế giới ngoại đạo trước vấn đề tử đạo
7. Tử đạo vẫn tồn tại trong Hội thánh
8. Tử đạo theo Công đồng Va-ti-ca-nô II
9. Bậc đồng trinh và đời đan tu có thể thay thế cho tử đạo
10. Nới rộng quan niệm tử đạo
11. Tính đại đồng phổ quát của tử đạo
Công đồng Va-ti-ca-nô II chỉ dùng chữ tử đạo 6 lần và theo một nghĩa riêng biệt, với chiều kích rộng lớn phổ quát, tuy vẫn quy chiếu vào ý niệm tử đạo có từ trước. Theo Công đồng, tử đạo là được đồng hóa với Thầy mình, sẵn sàng chết để cứu độ trần gian, và cũng như Thầy, đổ máu đào ra để làm chứng cho việc đó. Hội thánh coi tử đạo là ơn cao cả, là bằng chứng tột đỉnh về đức tin. Chẳng mấy ai được phúc này, nhưng ai ai cũng phải sẵn sẳng tuyên xưng Đức Ki-tô trước mặt thế gian, và theo Người trên con đường thập giá , giữa những cơn bắt bớ thường luôn xảy ra cho Hội thánh. (LG..42)
Trong cuốn Excursus sur le martyre, cha Karl Rahner có những suy nghĩ thần học gợi ý như sau : "Tử đạo đơn thuần là cái chết của người Ki-tô hữu. Tử đạo là một phần cốt yếu của Hội thánh. Thật ra, Hội thánh không nguyên làm chứng cho Đức Ki-tô bị đóng đinh mà còn làm chứng cho Lời mình sống thành hiện thực nữa. Hội thánh sống cái chết của Đức Ki-tô trong hết mọi người, mang thập giá của Đức Ki-tô ở giữa bóng tối của thế gian và mang dấu thánh của Đức Ki-tô, những dấu ấn bí ẩn trong đời thường mỗi ngày. Hội thánh phải là dấu hiệu thiêng thánh về thực tại thầm kín này, trong thế giới ngày nay. Hội thánh ở trong tình trạng tử đạo. Ở đây, Hội thánh tự tạo cho mình một hình thức rỏ ràng nhất, trong sáng nhất, một mạc khải tồn tại cho đến cùng."
Cha Urs von Balthazar cũng nói giống như vậy, khi nhấn mạnh rằng tình trạng bách hại là tình trạng thông thường của Hội thánh trong thế gian và tử đạo là trạng thái bình thường của lời chứng Ki-tô giáo. Etienne Barbarin cũng theo một dòng tư tưởng, khi trình bày việc tử đạo là cách thế thực hiện hoàn hảo nhất lời chứng, vì cái chết tuy được chuẩn bị bằng cả đời sống, nhưng đã bắt đầu và thực hiện trong mỗi lựa chọn hằng ngày.
Bậc đồng trinh và đời đan tu có thể thay thế cho tử đạo
Ngay từ xưa, người ta đã tìm những cách thế biểu hiện việc tử đạo. Những cách thế này xoay quanh những bậc đời có thể diễn tả sự hy sinh chính mình, và đức tin hoàn hảo, do đấy có thể được coi như một sự sửa soạn chịu tử đạo hay có liên quan đến tử đạo. Vì thế, bậc đồng trinh và đời đan tu vẫn được coi là những con đường gần nhất với tử đạo. Các trinh nữ và các đan nữ xuất hiện vào thời cấm đạo hồi xưa, dưới mắt mọi người, vẫn là những vị kế thừa các anh hùng tử đạo. Từ đó nẩy sinh ba mẫu tử đạo : tử đạo đỏ là đổ máu ra ; tử đạo trắng là sống đời hãm mình trinh tiết và tử đạo xanh là chịu đày đọa, để làm chứng cho đạo ở một nơi không phải là quê hương xứ sở mình.
Chính trong đường hướng này mà thành hình ý thức ước ao tử đạo, nhờ các bậc thầy dạy đường nhân đức hướng dẫn. Thánh Tê-rê-xa A-vi-la kể rằng khi bà cùng với người em tìm cách trốn khỏi nhà là vì muốn tìm dịp tử đạo. (Vie I,4-5) Bà cũng nói : "Đời sống của các tu sĩ tốt lành và những ai muốn là bạn hữu của Thiên Chúa là một cuộc tử đạo." (Đường hoàn thiện 12,2). Thánh Tê-rê-xa Hài Đồng nói một cách thẳng thắn rằng:"Tôi cảm thấy tôi có ơn gọi làm chiến binh, tông đồ, tiến sĩ và tử đạo. Tử đạo là giấc mơ trong tuổi trẻ của tôi. Và giấc mơ ấy đã trở thành mãnh liệt, khi tôi ở trong bốn bức tường của nhà kín. Nhưng tôi cảm thấy rằng giấc mơ đó là một sự điên rồ và vì thế tôi đã hiểu tình yêu quy tụ mọi ơn gọi nơi tôi. Vâng cuối cùng tôi đã khám phá ra ơn gọi của tôi : ơn gọi của tôi là yêu mến." (Tự thuật)
Nới rộng ý niệm tử đạo
Nền thần học hiện đại, khi bàn về tử đạo thường nói đến khả năng nới rộng ý niệm tử đạo, bởi vì trải qua lịch sử, ý niệm này mỗi thời được trình bày một khác. Ở Châu Mỹ la tinh, hiện nay người ta đề nghị nên hiểu tử đạo là những ai cống hiến đời mình để hoạt động cho xã hội thay đổi, nhằm làm cho nhiều người được hưởng một đời sống xứng với nhân phẩm, và mọi người được hưởng công lý một cách rộng rãi và đầy đủ hơn. Lý do thần học xui khiến người ta cảm nghĩ như vậy là việc thuộc về Chúa Ki-tô không chỉ thực hiện qua đời sống theo lương tâm, mà còn qua hành động, trong mức độ hành động đó cũng theo một tinh thần và một lối hành xử như Chúa Ki-tô. Bởi vậy, vấn đề ở đây không phải là tử đạo theo đức tin Ki-tô giáo mà thôi, nhưng là tử đạo theo ý nghĩa Triều đại Thiên Chúa, nghĩa là sống như Con Chúa Trời đã sống khi ở giữa chúng ta.
Trong đường hướng này, người ta nhấn mạnh đến lý do của đức tin, nhưng còn hơn nữa, lý do của tình yêu. Đức Gio-an Phao-lô II nhắc đến "những vị tử đạo của đức công bình và gián tiếp của đức tin. Do đó, không có gì lạ khi báo Osservatore romano viết : "Nhiệm vụ của các nhà thần học là đưa ra những lý lẽ để minh chính hóa chân dung các vị tử đạo tân thời. R. Fisichella mới đây có đề nghị đề tài nới rộng ý niệm tử đạo và kết luận một cách chính xác như sau: "Lòng can đảm của các vị tử đạo đưa trí chúng ta nghĩ tới sự can đảm luôn luôn đi tìm kiếm những hình thức và kiểu sống mới. Lòng can đảm ấy loan báo sức mạnh chiến thắng của con người Chúa Ki-tô, ngay cả bây giờ ở giữa con cái Người. Những người này là những kẻ tuyên xưng như các tín hữu đầu tiên Người là Chúa và là chứng nhân trung thành."
Tính phổ quát đại đồng của các vị tử đạo chung
Điều này theo kiểu nói trong Tertio millennio adveniente có thể hiểu và chấp nhận được, nếu nói về các vị tử đạo chung, như trường hợp thánh Si-ri-lô và thánh Mê-tô-đi-ô, hai vị thánh đồng bảo trợ của Âu châu, vì các ngài là những vị đã truyền đạo cho các dân tộc La-vô-ni-a. Nhưng còn sau đó thì sao ? Thiết tưởng chúng ta có thể dựa vào tông thư Orientale lumen năm 1995 mà nói. Tông thư viết : "Nhân dịp thứ Sáu Tuần thánh năm 1994, Đức Thượng Phụ giáo chủ Công-tăng-ti-nốp Ba-tô-lô-mai-ót I tặng Hội thánh Rô-ma bài suy niệm của người về "Đường thánh giá", tôi đã muốn nhắc lại sự hiệp thông này trong kinh nghiệm gần đây về việc tử đạo : "Chúng ta đã hợp nhất với nhau trên một tấm nền chung là các vị tử đạo, vì thế, chúng ta không thể không hợp nhất với nhau trong nhiều vấn đề khác." (OL 19) Sau đó, tông thư viết thêm : "Tiến tới chỗ nhìn nhận chung sự thánh thiện của các Ki-tô hữu trong những thập niên qua đã đổ máu mình ra vì đức tin duy nhất vào Đức Ki-tô là một cử chỉ rất có ý nghĩa."
Chúng ta đang đứng trước một vấn đề có một mật độ giáo hội học rất sâu đậm gắn liền với sự hiểu biết về mầu nhiệm các thánh cùng hiệp thông. Các mối liên lạc giữa Hội thánh trên trời và Hội thánh dưới đất diễn ra trong một tình trạng hoàn toàn quy hướng về Chúa Ki-tô và bí tích Thánh Thể. Mối liên lạc với Chúa Ki-tô là nền tảng không thể thay thế được trên con đường thánh hóa, và sự hiệp thông trong đức tin và trong tình thương đối với các thành phần trong Hội thánh được coi như một lời tạ ơn. Mầu nhiệm các thánh cùng hiệp thông được nhìn như một viễn tượng tổng hợp có khả năng làm cho sự hợp nhất giữa Ki-tô học và Giáo hội học thành hữu lý, bởi vì đó là phản ánh hoạt động của Chúa Ki-tô trên Hội thánh và vì Hội thánh. (LG..45,51)
Theo Lumen Gentium, việc thuộc về Hội thánh được biểu lộ trong cung cách chấp nhận đầy đủ ba mối dây hiệp thông sau đây : đức tin, các bí tích và thừa tác vụ theo phẩm trật (LG.14) Trong trường hợp những người không phải là Công giáo, tất nhiên sự chấp nhận những mối dây liên hệ trên không đầy đủ, nhưng dù vậy vẫn có nhiều yếu tố thánh hóa và đem lại chân lý ở ngoài cơ cấu của Hội thánh Công giáo. Đó là những yếu tố tự chúng kêu gọi sự hiệp nhất Công giáo, vì chúng thuộc riêng về Hội thánh do ơn Chúa ban. (LG. 8) Trong đường hướng này, sắc lệnh Unitatis Redintegratio quả quyết : "Các Hội thánh và Cộng đồng tách biệt này, dù chúng ta nghĩ rằng họ có những mặt khiếm khuyết, nhưng họ không hề thiếu ý nghĩa và giá trị trong mầu nhiệm cứu độ." (VR,3)
Những chỉ dẫn nêu trên đặt chúng ta vào một đường hướng giáo hội học đúng đắn, để nói lên tính đại đồng phổ quát của các thánh và các vị tử đạo trong tương lai. Thật có lý để nghĩ rằng sẽ có một sự nhìn nhận chung, theo gợi ý trong Orientale lumen số 25, các vị tử đạo Ki-tô giáo thuộc nhiều Cộng đồng tuyên xưng đức tin khác nhau, vì đó là một cách biểu dương sự hiện diện đầy quyền năng của Đấng Cứu chuộc loài người, nhờ các thành quả của đức tin, đức cậy, đức mến nơi các người nam và nữ thuộc nhiều chủng tộc và ngôn ngữ khác nhau đã theo Đức Ki-tô trong những hình thức khác nhau của ơn gọi Ki-tô giáo." (số 37)
Đó thiết tưởng là một trong những lý do xui khiến tạo ra kiểu nói tử đạo mới, vì kiểu nói này có thể là một trong những nền tảng quan trọng giúp chúng ta duyệt xét lại lương tâm, nhằm tiến tới việc hiệp nhất giữa các Ki-tô hữu và gặp gỡ nhau xuyên qua mọi cách tuyên xưng đức tin khác nhau.Vì vậy, cần phải đào sâu ý nghĩa thần học và giáo hội học về tử đạo và giá trị đại kết của hành động này.