Bài giảng của Đức Thánh Cha Benedict XVI: Lễ Mình Máu Thánh Chúa 2012
ROME, ngày thứ năm 7 tháng 6, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI giải thích nhân ngày Lễ Mình Máu Thánh: "Thật là một điều sai nhầm khi chống đối việc cử hành bí tích và tôn thờ Thánh Thể, như là hai việc này song song. Đúng ra là điều trái nghịch."
Thực vậy Đức Thánh Cha đã chủ tế Thánh Lễ Minh Máu Thánh Chúa chiều nay - thường được gọi là Lễ "Corpus Domini" tại Rôma – tại khuôn viên trước mặt Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô, sau đó là cuộc rước kiệu Thánh Thể từ nhà thờ chánh tòa Rôma đến Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả.
Đức Thánh Cha đã đề nghị suy niệm về hai điểm: một là "về giá trị của việc thờ kính Thánh Thể, và đặc biệt là việc Chầu Thánh Thể", và thứ hai là "về đặc tính thiêng liêng của Thánh Thể."
Đức Thánh Cha Benedict XVI than phiền là "có sự suy diễn một chiều về Công Đồng Vatican II, đã làm huỷ hoại chiều kích này và giảm thiểu việc tôn vinh Thánh Thể vào lúc cử hành bí tích. Thực vậy, rất cần thiết là phải nhận biết đặc tính trọng tâm của việc cử hành bí tích, vào lúc mà Chúa Kitô mời gọi dân Người, tụ tập quanh bàn tiệc Lời Chúa và Bánh ban Sự sống, để nuôi dưỡng họ và hiệp nhất với Người trong việc tiến dâng hy lễ. Việc gia tăng giá trị của sự tập trung dân Chúa vào nghi lễ, trong đó Chúa Giêsu tác động và thực hiện mầu nhiệm hiệp thông của Người, dĩ nhiên có giá trị, nhưng cần được phục hồi để được thăng bằng một cách xứng đáng."
Đối với Đức Thánh Cha , "việc nhấn mạnh vào việc cử hành bí tích Thánh Thể được thực hiện tuỳ thuộc vào việc thờ kính, để cho hành động của đức tin và kinh nguyện dâng lên Chúa Kitô Giêsu, thực sự hiện diện trong Bí Tích trên bàn thờ. Sự mất thăng bằng này cũng có những ảnh hưởng tai hại đến đời sống thiêng liêng của các tín hữu."
Đức Thánh Cha giải thích: "Thật là một điều sai nhầm khi chống đối việc cử hành bí tích và tôn thờ Thánh Thể, như là hai việc này song song. Đúng ra là điều trái nghịch: Việc tôn thờ Thánh Thể được coi như "nơi chốn" thiêng liêng trong đó cộng đồng có thể cử hành bí tích Thánh Thể một cách tốt đẹp và thực sự ". Chỉ khi nào việc này được đi trước, được đồng hành và tiếp nối bởi thái độ nội tâm của đức tin và lòng tôn kính thì nghi thức mới có thể diễn tả tất cả ý nghĩa và giá trị."
Đức Thánh Cha đã nêu lên thí dụ về "đêm canh thức khó quên với giới trẻ", tại Cologne, Luân Đôn, Zagreb, Madrid. Ngài nhấn mạnh, "Hiệp thông (trong việc rước lễ) và chiêm niệm không thể nào được tách rời, phải đi đôi với nhau."
Ngoài ra Đức Thánh Cha cũng nhắc rằng "Chúa Kitô" là Đấng trung gian của một giao ước mới" (Dt 9, 15), được ghi ấn tín bằng máu Người, đã thanh tẩy "lương tâm chúng ta khỏi những điều đưa đến sự chết " (Dt 9,14) , Chúa đã không huỷ bỏ sự lành thánh, nhưng đã làm cho hoàn thiện, bằng cách khai sáng một cách thờ phượng mới, hoàn toàn thiêng liêng, tuy nhiên, mặc dầu chúng ta đang lữ hành trong thời điểm này, vẫn còn được dùng như những dấu chỉ của nghi lễ, sẽ cuối cùng biến mất đi tại Giêrusalem trên trời, nơi không còn có một đền thờ nào nữa."
Đối với Đức Thánh Cha, ngoài ra "sự thánh thiện còn có một trách vụ giáo huấn" và "nếu để mất đi việc làm cho nền văn hóa nghèo nàn sẽ không thể tránh được, nhất là trong việc đào tạo các thế hệ mới."
ROME, ngày thứ năm 7 tháng 6, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI giải thích nhân ngày Lễ Mình Máu Thánh: "Thật là một điều sai nhầm khi chống đối việc cử hành bí tích và tôn thờ Thánh Thể, như là hai việc này song song. Đúng ra là điều trái nghịch."
Thực vậy Đức Thánh Cha đã chủ tế Thánh Lễ Minh Máu Thánh Chúa chiều nay - thường được gọi là Lễ "Corpus Domini" tại Rôma – tại khuôn viên trước mặt Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô, sau đó là cuộc rước kiệu Thánh Thể từ nhà thờ chánh tòa Rôma đến Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả.
Đức Thánh Cha đã đề nghị suy niệm về hai điểm: một là "về giá trị của việc thờ kính Thánh Thể, và đặc biệt là việc Chầu Thánh Thể", và thứ hai là "về đặc tính thiêng liêng của Thánh Thể."
Đức Thánh Cha Benedict XVI than phiền là "có sự suy diễn một chiều về Công Đồng Vatican II, đã làm huỷ hoại chiều kích này và giảm thiểu việc tôn vinh Thánh Thể vào lúc cử hành bí tích. Thực vậy, rất cần thiết là phải nhận biết đặc tính trọng tâm của việc cử hành bí tích, vào lúc mà Chúa Kitô mời gọi dân Người, tụ tập quanh bàn tiệc Lời Chúa và Bánh ban Sự sống, để nuôi dưỡng họ và hiệp nhất với Người trong việc tiến dâng hy lễ. Việc gia tăng giá trị của sự tập trung dân Chúa vào nghi lễ, trong đó Chúa Giêsu tác động và thực hiện mầu nhiệm hiệp thông của Người, dĩ nhiên có giá trị, nhưng cần được phục hồi để được thăng bằng một cách xứng đáng."
Đối với Đức Thánh Cha , "việc nhấn mạnh vào việc cử hành bí tích Thánh Thể được thực hiện tuỳ thuộc vào việc thờ kính, để cho hành động của đức tin và kinh nguyện dâng lên Chúa Kitô Giêsu, thực sự hiện diện trong Bí Tích trên bàn thờ. Sự mất thăng bằng này cũng có những ảnh hưởng tai hại đến đời sống thiêng liêng của các tín hữu."
Đức Thánh Cha giải thích: "Thật là một điều sai nhầm khi chống đối việc cử hành bí tích và tôn thờ Thánh Thể, như là hai việc này song song. Đúng ra là điều trái nghịch: Việc tôn thờ Thánh Thể được coi như "nơi chốn" thiêng liêng trong đó cộng đồng có thể cử hành bí tích Thánh Thể một cách tốt đẹp và thực sự ". Chỉ khi nào việc này được đi trước, được đồng hành và tiếp nối bởi thái độ nội tâm của đức tin và lòng tôn kính thì nghi thức mới có thể diễn tả tất cả ý nghĩa và giá trị."
Đức Thánh Cha đã nêu lên thí dụ về "đêm canh thức khó quên với giới trẻ", tại Cologne, Luân Đôn, Zagreb, Madrid. Ngài nhấn mạnh, "Hiệp thông (trong việc rước lễ) và chiêm niệm không thể nào được tách rời, phải đi đôi với nhau."
Ngoài ra Đức Thánh Cha cũng nhắc rằng "Chúa Kitô" là Đấng trung gian của một giao ước mới" (Dt 9, 15), được ghi ấn tín bằng máu Người, đã thanh tẩy "lương tâm chúng ta khỏi những điều đưa đến sự chết " (Dt 9,14) , Chúa đã không huỷ bỏ sự lành thánh, nhưng đã làm cho hoàn thiện, bằng cách khai sáng một cách thờ phượng mới, hoàn toàn thiêng liêng, tuy nhiên, mặc dầu chúng ta đang lữ hành trong thời điểm này, vẫn còn được dùng như những dấu chỉ của nghi lễ, sẽ cuối cùng biến mất đi tại Giêrusalem trên trời, nơi không còn có một đền thờ nào nữa."
Đối với Đức Thánh Cha, ngoài ra "sự thánh thiện còn có một trách vụ giáo huấn" và "nếu để mất đi việc làm cho nền văn hóa nghèo nàn sẽ không thể tránh được, nhất là trong việc đào tạo các thế hệ mới."