Diễn từ của Đức Thánh Cha Benedict XVI gửi các giám mục Hoa Kỳ viếng thăm ad limina
ROME, ngày 7 tháng 5, 2012 (Le Monde vu de Rome) – “Chuyển tiếp kiến thức” nhưng cũng “đào tạo các tâm hồn”: đây là điều Đức Thánh Cha Benedict XVI mong đợi nơi các cơ sở giáo dục Công Giáo tại Hoa Kỳ, theo ngài là nguồn liệu nền tảng cho “tân Phúc Âm hóa” và cho “việc xây dựng một xã hội dựa trên những giá trị nhân bản thực sự vững chắc.”
Vấn đề giáo dục tôn giáo và đào tạo các thế hệ trẻ về đức tin là chủ đề chính của diễn từ của Đức Thánh Cha Benedict XVI đọc ngày thứ bẩy 5 tháng 5, 2012 trước một nhóm các giám mục Hoa Kỳ được tiếp kiến nhân dịp họ về Rôma tham dự cuộc viếng thăm “ad limina”.
Đức Thánh Cha nói với họ: “Không quá đáng khi nói việc cung cấp cho giới trẻ một giáo huấn vững chắc về đức tin biểu hiệu cho một trong những cột trụ của xã hội Hoa Kỳ, và là “thách đố quan trọng nhất và khẩn trương nhất cộng đồng Kitô hữu phải đối phó tại quốc gia của quý vị.”
Ngài than rằng: Vậy mà, “nhiều khi các trường học và đại học Công Giáo đã thất bại trong nỗ lực nhắm “củng cố đức tin của các học sinh và sinh viên của họ”, và cũng như “việc khuyến khích các sinh viên học sinh coi tôn giáo của họ như một thành phần, như một phần trọn vẹn của sự phát triển trí tuệ của họ.”
Ngài nói: “Ngày nay, rất nhiều sinh viên học sinh đã xa lánh gia đình, học đường và cộng đồng là nơi trợ giúp cho việc chuyển tiếp đức tin.”
Ngài đã nhắc rằng các cơ sở Công Giáo không chỉ được bảo đảm cho việc giảng dậy giáo lý hay chỉ cần có sự hiện diện của một cha tuyên úy, mà việc giảng dậy của họ phải được thúc đẩy bởi một “sự mê say kiến thức chân chính” và một quyết chí tạo dựng “sự kết hiệp nền tảng “giữa đức tin và đời sống” của các sinh viên học sinh.
Các sinh viên học sinh phải được khuyến khích phát triển một “viễn tượng giữa đức tin và luận lý” có thể hướng dẫn chúng trong đời sống.”
Đức Thánh Cha đã mời gọi: Muốn được như vậy, thì căn tính Kitô giáo của các cơ sở này phải được gìn giữ trong “sự trung thành với các lý tưởng nền tảng và sứ mệnh của Giáo Hội trong việc phục vụ cho Phúc Âm.” Một vấn đề ngài khẳng định là “còn phải làm rất nhiều.”
Về điều này, Đức Thánh Cha lưu ý về việc phân hóa giữa những người hữu trách của các cơ sở này và chiều hướng mục vụ của Giáo Hội, nếu được nuôi dưỡng, sẽ “ảnh hưởng đến các chứng nhân của Giáo Hội” và dễ bị khai thác để “làm suy yếu quyền năng và sự tự do của Giáo Hội.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ “di sản quý báu” của các học đường Công Giáo, và đặc biệt bảo đảm rằng “tất cả mọi gia đình đều có thể gửi con em tới học, bất kể tình trạng tài chánh của họ.”
Ngài nhấn mạnh: Các trường Công Giáo không chỉ là “một nguồn liệu nền tảng cho tân Phúc Âm hoá”, mà còn cung cấp “một đóng góp quan trọng cho xã hội Hoa Kỳ nói chung.” Một đóng góp phải “được quý chuộng và nâng đỡ nhiều hơn.”
ROME, ngày 7 tháng 5, 2012 (Le Monde vu de Rome) – “Chuyển tiếp kiến thức” nhưng cũng “đào tạo các tâm hồn”: đây là điều Đức Thánh Cha Benedict XVI mong đợi nơi các cơ sở giáo dục Công Giáo tại Hoa Kỳ, theo ngài là nguồn liệu nền tảng cho “tân Phúc Âm hóa” và cho “việc xây dựng một xã hội dựa trên những giá trị nhân bản thực sự vững chắc.”
Vấn đề giáo dục tôn giáo và đào tạo các thế hệ trẻ về đức tin là chủ đề chính của diễn từ của Đức Thánh Cha Benedict XVI đọc ngày thứ bẩy 5 tháng 5, 2012 trước một nhóm các giám mục Hoa Kỳ được tiếp kiến nhân dịp họ về Rôma tham dự cuộc viếng thăm “ad limina”.
Đức Thánh Cha nói với họ: “Không quá đáng khi nói việc cung cấp cho giới trẻ một giáo huấn vững chắc về đức tin biểu hiệu cho một trong những cột trụ của xã hội Hoa Kỳ, và là “thách đố quan trọng nhất và khẩn trương nhất cộng đồng Kitô hữu phải đối phó tại quốc gia của quý vị.”
Ngài than rằng: Vậy mà, “nhiều khi các trường học và đại học Công Giáo đã thất bại trong nỗ lực nhắm “củng cố đức tin của các học sinh và sinh viên của họ”, và cũng như “việc khuyến khích các sinh viên học sinh coi tôn giáo của họ như một thành phần, như một phần trọn vẹn của sự phát triển trí tuệ của họ.”
Ngài nói: “Ngày nay, rất nhiều sinh viên học sinh đã xa lánh gia đình, học đường và cộng đồng là nơi trợ giúp cho việc chuyển tiếp đức tin.”
Ngài đã nhắc rằng các cơ sở Công Giáo không chỉ được bảo đảm cho việc giảng dậy giáo lý hay chỉ cần có sự hiện diện của một cha tuyên úy, mà việc giảng dậy của họ phải được thúc đẩy bởi một “sự mê say kiến thức chân chính” và một quyết chí tạo dựng “sự kết hiệp nền tảng “giữa đức tin và đời sống” của các sinh viên học sinh.
Các sinh viên học sinh phải được khuyến khích phát triển một “viễn tượng giữa đức tin và luận lý” có thể hướng dẫn chúng trong đời sống.”
Đức Thánh Cha đã mời gọi: Muốn được như vậy, thì căn tính Kitô giáo của các cơ sở này phải được gìn giữ trong “sự trung thành với các lý tưởng nền tảng và sứ mệnh của Giáo Hội trong việc phục vụ cho Phúc Âm.” Một vấn đề ngài khẳng định là “còn phải làm rất nhiều.”
Về điều này, Đức Thánh Cha lưu ý về việc phân hóa giữa những người hữu trách của các cơ sở này và chiều hướng mục vụ của Giáo Hội, nếu được nuôi dưỡng, sẽ “ảnh hưởng đến các chứng nhân của Giáo Hội” và dễ bị khai thác để “làm suy yếu quyền năng và sự tự do của Giáo Hội.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ “di sản quý báu” của các học đường Công Giáo, và đặc biệt bảo đảm rằng “tất cả mọi gia đình đều có thể gửi con em tới học, bất kể tình trạng tài chánh của họ.”
Ngài nhấn mạnh: Các trường Công Giáo không chỉ là “một nguồn liệu nền tảng cho tân Phúc Âm hoá”, mà còn cung cấp “một đóng góp quan trọng cho xã hội Hoa Kỳ nói chung.” Một đóng góp phải “được quý chuộng và nâng đỡ nhiều hơn.”