Điện văn của Đức Thánh Cha Benedict XVI cho Giáo Hoàng Học Viện về các khoa học xã hội
ROME, Thứ Tư 2. tháng 5, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI ước mong rằng việc ân xá phải bao gồm trong các thảo luận quốc tế. Ngài nói như vậy trong điện văn gửi các thành viên của buổi họp khoáng đại lần thứ 18 của Giáo Hoàng Học Viện về các khoa xã hội học, được phổ biến ngày 30 tháng 4, 2012.
Giáo Hoàng Học Viện về các khoa xã hội học đã nhóm họp từ ngày 27 tháng 4, đến ngày 1 tháng 5, 2012, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Thông Điệp "Hòa Bình Trên Thế Gian" Pacem in Terris của chân phước Gioan XXIII, để nghiên cứu sự đóng góp của ngài cho học thuyết xã hội của Giáo Hội. Đức Thánh Cha Benedict XVI đã gửi điện văn cho bà Mary Ann Glendon, Viện Trưởng Giáo Hoàng Học Viện.
Việc ân xá ở tầm mức quốc tế
Trích dẫn Đức Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắc rằng "không có hòa bình nếu không có công lý, và không có công lý nếu không có ân xá." Ngài tiếp: "Chính vì thế khái niệm ân xá phải tìm được hướng đi trong việc thảo luận quốc tế để giải quyết các tranh chấp."
Ngài nhấn mạnh: Việc ân xá không phải là một sự "chối bỏ lỗi lầm", mà là "một sự tham dự vào tình yêu Thiên Chúa, chữa lành và biến cải, hòa giải và phục hồi." Trong các cuộc tranh chấp, ân xá có thể "biến cải ngôn ngữ vô ích của sự tố cáo lẫn nhau vì không đưa đi đến đâu."
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: "Những sai lầm của những bất công trong lịch sử chỉ có thể được vượt thắng nếu con người được linh ứng bởi một sứ điệp của sự chữa lành và niềm hy vọng, một sứ điệp cung ứng cho một con đường tiến tới, vượt qua được chỗ tắc nghẽn thường bao kín các dân tộc và quốc gia trong một cái vòng luẩn quẩn của bạo tàn."
Ân xá dựa trên việc khẳng định rằng "con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, một Thiên Chúa của công lý, giầu lòng thương xót " (Ep 2,4) ». Đức Thánh Cha Benedict XVI nhấn mạnh: Thực vậy, Thiên Chúa đáp lại những hành động đáng khiển trách của con người bằng "sự kết hợp của công lý và ân xá, công lý và ân sủng."
Vì vậy, những đức tính của Thiên Chúa đó "phải được phản ảnh trong cách cư xử của con người trong các vấn đề trần thế." Đức Thánh Cha khuyên bảo trong vấn đề này, phải "tin tưởng": phải theo đuổi "trật tự do Thiên Chúa thiết lập", nghĩa là "một thế giới trong đó phẩm giá của mỗi con người phải được tôn trọng" thì "sẽ mang lại hoa trái."
Đối thoại với thế giới
Đối với Đức Thánh Cha Benedict XVI, tông huấn của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII là một lá thư "gửi cho thế giới": là "một lời kêu gọi của một chủ chăn nhân lành, gần cuối cuộc đời, để cho hoà bình và công lý được cổ võ mạnh mẽ tại tất cả mọi giai tầng xã hội, quốc gia và quốc tế."
Tông huấn, ngày nay vẫn còn là "một lời kêu gọi hùng mạnh phải bước vào cuộc đối thoại cải tiến giữa Giáo Hội và thế giới, giữa những tín hữu và người ngoại." Đức Thánh Cha tiếp: "đối thoại này cung ứng cho một viễn tượng Kitô sâu xa về vị trí của con người trong vũ trụ", tin tưởng là thế gian "khao khát" sứ điệp này, được dành cho tất cả mọi người, vì "sự thật này tất cả mọi người đều có thể tiếp cận", đối với "tất cả mọi khách hành hương tìm chân lý và hoà bình."
Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định: Ngày nay, khung cảnh chính trị trên thế giới đã thay đổi "rất nhiều" kể từ năm 1963, nhưng viễn tượng được Đức Gioan XXIII cung ứng "vẫn còn rất nhiều điều để giáo huấn chúng ta" để đối phó với "các thách đố mới" về hoà bình và công lý.
ROME, Thứ Tư 2. tháng 5, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI ước mong rằng việc ân xá phải bao gồm trong các thảo luận quốc tế. Ngài nói như vậy trong điện văn gửi các thành viên của buổi họp khoáng đại lần thứ 18 của Giáo Hoàng Học Viện về các khoa xã hội học, được phổ biến ngày 30 tháng 4, 2012.
Giáo Hoàng Học Viện về các khoa xã hội học đã nhóm họp từ ngày 27 tháng 4, đến ngày 1 tháng 5, 2012, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Thông Điệp "Hòa Bình Trên Thế Gian" Pacem in Terris của chân phước Gioan XXIII, để nghiên cứu sự đóng góp của ngài cho học thuyết xã hội của Giáo Hội. Đức Thánh Cha Benedict XVI đã gửi điện văn cho bà Mary Ann Glendon, Viện Trưởng Giáo Hoàng Học Viện.
Việc ân xá ở tầm mức quốc tế
Trích dẫn Đức Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắc rằng "không có hòa bình nếu không có công lý, và không có công lý nếu không có ân xá." Ngài tiếp: "Chính vì thế khái niệm ân xá phải tìm được hướng đi trong việc thảo luận quốc tế để giải quyết các tranh chấp."
Ngài nhấn mạnh: Việc ân xá không phải là một sự "chối bỏ lỗi lầm", mà là "một sự tham dự vào tình yêu Thiên Chúa, chữa lành và biến cải, hòa giải và phục hồi." Trong các cuộc tranh chấp, ân xá có thể "biến cải ngôn ngữ vô ích của sự tố cáo lẫn nhau vì không đưa đi đến đâu."
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: "Những sai lầm của những bất công trong lịch sử chỉ có thể được vượt thắng nếu con người được linh ứng bởi một sứ điệp của sự chữa lành và niềm hy vọng, một sứ điệp cung ứng cho một con đường tiến tới, vượt qua được chỗ tắc nghẽn thường bao kín các dân tộc và quốc gia trong một cái vòng luẩn quẩn của bạo tàn."
Ân xá dựa trên việc khẳng định rằng "con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, một Thiên Chúa của công lý, giầu lòng thương xót " (Ep 2,4) ». Đức Thánh Cha Benedict XVI nhấn mạnh: Thực vậy, Thiên Chúa đáp lại những hành động đáng khiển trách của con người bằng "sự kết hợp của công lý và ân xá, công lý và ân sủng."
Vì vậy, những đức tính của Thiên Chúa đó "phải được phản ảnh trong cách cư xử của con người trong các vấn đề trần thế." Đức Thánh Cha khuyên bảo trong vấn đề này, phải "tin tưởng": phải theo đuổi "trật tự do Thiên Chúa thiết lập", nghĩa là "một thế giới trong đó phẩm giá của mỗi con người phải được tôn trọng" thì "sẽ mang lại hoa trái."
Đối thoại với thế giới
Đối với Đức Thánh Cha Benedict XVI, tông huấn của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII là một lá thư "gửi cho thế giới": là "một lời kêu gọi của một chủ chăn nhân lành, gần cuối cuộc đời, để cho hoà bình và công lý được cổ võ mạnh mẽ tại tất cả mọi giai tầng xã hội, quốc gia và quốc tế."
Tông huấn, ngày nay vẫn còn là "một lời kêu gọi hùng mạnh phải bước vào cuộc đối thoại cải tiến giữa Giáo Hội và thế giới, giữa những tín hữu và người ngoại." Đức Thánh Cha tiếp: "đối thoại này cung ứng cho một viễn tượng Kitô sâu xa về vị trí của con người trong vũ trụ", tin tưởng là thế gian "khao khát" sứ điệp này, được dành cho tất cả mọi người, vì "sự thật này tất cả mọi người đều có thể tiếp cận", đối với "tất cả mọi khách hành hương tìm chân lý và hoà bình."
Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định: Ngày nay, khung cảnh chính trị trên thế giới đã thay đổi "rất nhiều" kể từ năm 1963, nhưng viễn tượng được Đức Gioan XXIII cung ứng "vẫn còn rất nhiều điều để giáo huấn chúng ta" để đối phó với "các thách đố mới" về hoà bình và công lý.