VATICAN (ZENIT- org).- Giải thưởng báo chí "Những con bồ câu vàng vì hoà bình" đã được tặng cho Hồng Y người Pháp Roger Etchegaray, nguyên chủ tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng Công lý và Hòa bình, Cor Unum và Ủy Ban Trung Ương Năm Thánh 2000, nhưng còn hơn thế nữa Ngài là một con người được giao những sứ vụ tế nhị: năm nay Ngài được làm đặc sứ Ðức Giáo Hoàng tới Bagdad để ra sức ngăn chận sự bùng nổ chiến tranh.
Giải thưởng được trao tặng Hồng Y Etchegaray " vì Ngài đã luôn luôn đặt giá trị của hòa bình lên hàng đầu", và với tư cách là một người xây dựng đối thoại như là phương cách và như mục tiêu để gạt bỏ những đe dọa của một cuộc đeo đuổi vũ trang hủy hoại.
Ngay từ ngày đầu Ngày Thế Giới Giới trẻ tại Roma vào năm 1985, Ðức Hồng Y Etchegaray đã khuyến khích giới trẻ quay về "Chúa Kitô, hòa bình của chúng ta"-chủ đề của ngày- với những kẻ nói tiếng Pháp, ngài tuyên bố :"tôi không thể là một người bịnh định, nếu chính tôi không được bình định".
Chính tại Villa Miani, Roma, Hiệp hội phi-chính phủ "Archivio Disarmo" đã trao tặng giải này cho Hồng Y và cho bốn nhân vật người Ý khác.
Được thành lập từ năm 1986, năm quốc tế hòa bỉnh, giải thưởng này có mục đích thúc giục tất cả những diễn viên thông tin làm những người mang lý tưởng này của hòa bình, của sự hợp tác quốc tế, của sự phòng ngừa và của sự quản lý hoà bình cho những vụ xung đột.
Ðức Hồng Y than phiền khi nhận lãnh giải thưởng Con Bồ Câu Vàng “Hòa bình ở trên miệng mọi người, nhưng còn ngoài tầm tay mọi người, bởi vì quá nhiều tay, nhiều người và nhiều dân tộc quá tải vũ khí",
Ngài nhấn mạnh: "Sự đối thoại là nền tảng của mọi sự. Hai người không thể gặp nhau mà không đối thoại. Sự đối thoại cần có trong gia đình, trong làng xóm, thành thị, tại quốc gia, giữa các dân tộc. Không có đối thoại người ta không thể làm gì, không những cho hòa bình mà còn cho sự sống chung. Sự đối thoại thì khó, bởi vì muốn tìm hiểu kẻ khác, người ta phải thực thi một cố gắng và tự trọng".
Ðức Hồng Y Etchegaray nói tiếp: "Hoà bình là giải trừ binh bị, nhưng sự giải trừ không thì chưa đủ. Hòa bình cũng cần một cái gì không phải vật chất. Phải nói tới sự giải trừ binh bị con tim: để có một con tim trong sáng, một con tim cởi mở, một con tim dịu hiền, như con tim của Chúa Giêsu".
Ngoài Ðức Hồng y Etchegaray, giải thưởng còn được trao cho 4 nhân vật thế giới văn hóa tại Ý: Gianantonio Stella, biên tập viên nhật báo "Người Ðưa Tin Chiều” (Il Corriere della Sera), nhiếp ảnh viên Giorgio Salomon, diễn viên Luca Zingaretti và phu nhân của ông, nhà văn Margherita D'Amico, vì đã bày tỏ "tính lương thện, tính nhạy cảm và lòng can đảm" trong cách họ tường thuật chiến tranh.
Giải thưởng được trao tặng Hồng Y Etchegaray " vì Ngài đã luôn luôn đặt giá trị của hòa bình lên hàng đầu", và với tư cách là một người xây dựng đối thoại như là phương cách và như mục tiêu để gạt bỏ những đe dọa của một cuộc đeo đuổi vũ trang hủy hoại.
Ngay từ ngày đầu Ngày Thế Giới Giới trẻ tại Roma vào năm 1985, Ðức Hồng Y Etchegaray đã khuyến khích giới trẻ quay về "Chúa Kitô, hòa bình của chúng ta"-chủ đề của ngày- với những kẻ nói tiếng Pháp, ngài tuyên bố :"tôi không thể là một người bịnh định, nếu chính tôi không được bình định".
Chính tại Villa Miani, Roma, Hiệp hội phi-chính phủ "Archivio Disarmo" đã trao tặng giải này cho Hồng Y và cho bốn nhân vật người Ý khác.
Được thành lập từ năm 1986, năm quốc tế hòa bỉnh, giải thưởng này có mục đích thúc giục tất cả những diễn viên thông tin làm những người mang lý tưởng này của hòa bình, của sự hợp tác quốc tế, của sự phòng ngừa và của sự quản lý hoà bình cho những vụ xung đột.
Ðức Hồng Y than phiền khi nhận lãnh giải thưởng Con Bồ Câu Vàng “Hòa bình ở trên miệng mọi người, nhưng còn ngoài tầm tay mọi người, bởi vì quá nhiều tay, nhiều người và nhiều dân tộc quá tải vũ khí",
Ngài nhấn mạnh: "Sự đối thoại là nền tảng của mọi sự. Hai người không thể gặp nhau mà không đối thoại. Sự đối thoại cần có trong gia đình, trong làng xóm, thành thị, tại quốc gia, giữa các dân tộc. Không có đối thoại người ta không thể làm gì, không những cho hòa bình mà còn cho sự sống chung. Sự đối thoại thì khó, bởi vì muốn tìm hiểu kẻ khác, người ta phải thực thi một cố gắng và tự trọng".
Ðức Hồng Y Etchegaray nói tiếp: "Hoà bình là giải trừ binh bị, nhưng sự giải trừ không thì chưa đủ. Hòa bình cũng cần một cái gì không phải vật chất. Phải nói tới sự giải trừ binh bị con tim: để có một con tim trong sáng, một con tim cởi mở, một con tim dịu hiền, như con tim của Chúa Giêsu".
Ngoài Ðức Hồng y Etchegaray, giải thưởng còn được trao cho 4 nhân vật thế giới văn hóa tại Ý: Gianantonio Stella, biên tập viên nhật báo "Người Ðưa Tin Chiều” (Il Corriere della Sera), nhiếp ảnh viên Giorgio Salomon, diễn viên Luca Zingaretti và phu nhân của ông, nhà văn Margherita D'Amico, vì đã bày tỏ "tính lương thện, tính nhạy cảm và lòng can đảm" trong cách họ tường thuật chiến tranh.