CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH B
Công Vụ TĐ 4: 8-12; Tv 118; I Ga 3: 1-2, Ga 10: 11-18

Tôi có một người bạn đăng ký nhận những bài suy niệm ngắn hàng ngày qua Email. Cô ấy nói rằng: “Tôi thường đọc suy niệm trước khi làm việc. Tôi thở nhẹ, đọc, ngẫm nghĩ một lát rồi trả lời cho hàng trăm Email đang đợi tôi hồi đáp. Thật hào hứng! Ngày của tôi đã bắt đầu! Nhưng sự phản tỉnh lúc đó giúp đầu óc tôi tập trung khi làm việc cũng như trong tương quan với đồng nghiệp”.

Thật buồn cười phải không quý vị? Cuộc sống quá bận rộn và mỗi ngày biết bao điều xảy đến với ta. Có quá nhiều điều khiến ta sao lãng và không còn chú ý đến những gì thực sự đang diễn ra trong cuộc đời của mình. Vì thế, có một bài báo về đời sống tâm linh được đăng trên một tạp chí hầu như có mặt khắp nơi: “The Wall Street Journal" (Tôi cho rằng đây là một dạng Kinh Thánh dành cho một số người). Bài báo có tựa đề: “Tiếng của thinh lặng”. Và đó chỉ là những gì tựa bài báo gợi ý.

Bài báo cảnh báo rằng chúng ta đang phí phạm cuộc sống nội tâm của mình – thiếu sự thinh lặng trong cuộc sống. Chúng ta luôn bị bị tiếng ồn làm cho sao lãng, nhất là tiếng ồn do những trò tiêu khiển có liên quan đến điện tử gây ra, chẳng hạn như: truyền hình, điện thoại di động, iPads, máy tính bảng Pilots… Không có lối thoát! Ngoài ra, chúng ta dường như luôn bị những tiếng nhạc và phim ảnh bao vây. Chúng xâm chiếm không gian của chúng ta, từ các trung tâm mua sắm, thang máy, nhà hàng, nhà vệ sinh đến những nơi công cộng. Chắc vì vậy mà tác giả tờ báo Phố Wall khuyên chúng ta cần thinh lặng nhiều hơn và cần ở những nơi cô tịch hơn nữa! Tác giả nói chúng ta không cần phải trở thành tu sĩ, mà chỉ cần những điều kiện giúp chúng ta giải quyết khó khăn, vì nếu không thì chúng ta sẽ quẫn trí.

Dòng cuối nói rằng: chúng ta nhận ra đâu là “những điều vô bổ” đang tấn công chúng ta từ bên ngoài và đánh lạc hướng chúng ta khỏi những gì mà tiếng lương tâm thực sự đang nói với mình. Một tiếng nói đang cố gắng giữ chúng ta tập trung vào trọng tâm.

Thời Chúa Giêsu, người ta chẳng có điện thoại di động, tivi hay “iPad với WiFi+4G” hiện đại. Nhưng họ rất giống với chúng ta. Họ cũng có nhiều mối bận tâm và những tiếng nói đua tranh khiến họ sao lãng. Con người ở mỗi thời đều cần một tiếng nói giúp họ có thể tin tưởng, để linh hứng và giúp họ định hình khuôn mẫu đời sống của họ, và cần ai đó đề họ cây nhờ. Hôm nay, Chúa Giêsu sử dụng hình ảnh người mục tử đang chăm sóc và hướng dẫn để giới thiệu với chúng ta rằng chính Người là tiếng nói đáng tin cậy đó. Người nói với họ và cũng là nói với chúng ta rằng chúng ta cần lưu tâm đến tiếng nói của Người và phân biệt tiếng nói ấy với các tiếng nói khác, những tiếng nói lôi kéo và đẩy chúng ta từ nơi này đến nơi khác. Người nói rằng tiếng của Người sẽ quy tụ và hướng dẫn cho hành trình của chúng ta. Sử dụng hình ảnh của bài Tin Mừng hôm nay: tiếng Người sẽ canh giữ chúng ta.

Chẳng phải điều đó diễn tả cuộc sống chúng ta sao? Chúng ta đang trên một hành trình. Trong cuộc sống, hiếm khi mọi thứ đều suôn sẻ và ổn định. Chúng ta trải qua thời thơ ấu đến trưởng thành, đi qua những thay đổi trong công việc và sự nghiệp. Đôi khi chúng ta bước vào rồi đi ra khỏi những mối tương quan. Chúng ta trải qua những thời kỳ khỏe mạnh rồi đau ốm, và chúng ta lại mong được hồi phục sức khỏe. Và tất nhiên có một hành trình tất yếu mà chúng ta vượt qua, từ trẻ đến trưởng thành, già rồi chết. Suốt hành trình này, chúng ta phải chọn: một số được thực hiện tốt, số khác chúng ta ước mình có thể quay lại và bắt đầu lại từ đầu.

Có rất nhiều những tiếng nói ngoài kia, chỉ làm sao lãng và chia trí chúng ta. Họ chẳng quan tâm chúng ta kết thúc ở đâu và như thế nào hay có luẩn quẩn hay không. Có lẽ đôi khi trong cuộc sống của mình, chúng ta đã quá chú tâm vào họ. Họ không quan tâm đến mối quan tâm nhất của chíng ta trừ khi chúng ta: mua những gì họ đang bán, chọn những gì người khác chọn, sống cùng những giá trị như những người xung quanh chúng ta (đặc điểm chung tối thiểu), và không đứng tách khỏi đám đông.

Có rất nhiều lắt léo trong suốt cuộc sống. Có nhiều quyết định lớn nhỏ phải đưa ra suốt hành trình, trong đó có những quyết định có thể biến đổi đời ta và ảnh hưởng lâu dài. Vấn đề là: điều gì và ai sẽ giúp chúng ta đưa ra những quyết định này? Chúng ta hướng về đâu để giải thích và kiên định? Đức Giêsu nói với chúng ta rằng tiếng nói của Người Mục Tử muốn quy tụ chúng ta lại. Người muốn cho chúng ta nghỉ ngơi sau những việc vô ích và phí sức lực. Tiếng của Người có thể giúp chúng ta cảnh giác trong một thế giới luôn lầm lạc.

Đức Giêsu đang tiếp tục mời gọi chúng ta chú tâm vào Người hơn nữa, vì Người đã dành trọn cuộc sống của mình cho chúng ta. Người muốn giúp chúng ta trong suốt hành trình cuộc đời: hành trình hướng về Thiên Chúa; hành trình trở nên đáng tin hơn; hành trình trở nên kiên nhẫn hơn với bản thân và tha nhân; hành trình trở nên ít kiểm soát hơn; hành trình vứt bỏ quá khứ sau lưng và bắt đầu lại, và hành trình trở để khoan dung hơn.

Hôm nay là ngày Thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Điều đó thật thích hợp biểu tượng Người Mục Tử Nhân Lành. Hình ảnh người mục tử nói về sự chăm sóc yêu thương và có trách nhiệm; hướng dẫn, che chở, an ủi, nuôi dưỡng và bảo vệ chúng ta, những người được người mục tử mời gọi.

Ngày nay, có rất nhiều bóng tối bao quanh chúng ta: tình trạng thất nghiệp, chiến tranh, những phân cách về chủng tộc và kinh tế, lo lắng về con cái và tương lai của chúng, vấn đề bạo lực, sự tổn thương … Những người ngồi ở những ghế dành riêng trong nhà thờ thường tìm sự giúp đỡ nơi các mục tử đã được chỉ định. Nguyện xin Thiên Chúa ban cho các mục tử ơn khôn ngoan và sự nhẫn nại khi các ngài phục vụ và hướng dẫn dân Chúa. Kế đến, chúng ta cầu nguyện cho những người dẫn dắt chúng ta nhờ những thừa tác vụ của các ngài trong giáo hội: các phó tế, các tu sĩ, ủy ban bác ái và những giáo dân tình nguyện. Chúng ta ngợi khen Thiên Chúa vì họ đã quảng đại đáp trả lời mời gọi của Người. Chúng ta cầu xin thêm sức mạnh và hướng dẫn để họ phục vụ dân Chúa, nhất là những người nghèo hèn và bé mọn. Nguyện xin Thiên Chúa giúp họ xoa dịu nỗi đau, ban ơn can đảm cho những người thất vọng và cho những người lầm lạc thấy đường trở về.

Chúng ta cũng cầu xin cho tất cả những mục tử đang ngồi trong hàng ghế nhà thờ: các ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, vợ chồng, bạn bè và thầy cô giáo. Họ cũng mang trách nhiệm và gánh nặng trong cương vị lãnh đạo những người mà họ coi sóc. Hôm nay, cầu chúc họ được đầy tràn ơn hướng dẫn của Thiên Chúa.

Nguyện xin tất cả chúng ta được vị Mục tử Nhân lành nuôi dưỡng trong Bí tích Thánh Thể này, luôn biết lắng nghe lời mời gọi của Thiên Chúa để trở nên những mục tử tốt lành và, như Đức Kitô, sẵn sàng hy sinh mạng sống cho đoàn chiên chúng ta đang chăm sóc.

Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp

4th SUNDAY OF EASTER (B)
Acts 4: 8-12; Psalm 118; 1 John 3: 1-2; John 10: 11-18

I have a friend who signed up to receive daily, brief meditations by e-mail. She says, "It’s the first thing I read at work. I take a breath, read, reflect for a moment and then get to the hundred e-mails waiting for my immediate response. It’s crazy! My day has begun! But that moment’s reflection helps me keep my head about me, gives me a central focus as I relate to my coworkers and my work."

It is crazy isn’t it? How busy life is, and how much comes at us each day. There is so much to distract us and keep us from paying attention to what’s really going on in our lives. So says an article on spirituality written a while back in, of all places, "The Wall Street Journal." (I guess that’s the Bible of sorts for some people.) The article was entitled, "The Sounds of Silence." And it was about just what the title suggests.

It lamented the loss of our interior lives – the absence of some silence in our lives. We are so distracted all the time by noise, especially that produced by electronic diversions. You know the kind: television, cell phones, iPads, Palm Pilots, etc. There’s no escaping! Plus, we always seem to be surrounded by sound tracks and video displays which invade our space in malls, elevators, restaurants, rest rooms and other public places. Imagine, a writer in "The Wall Street Journal" suggesting we need more silence in our lives and more solitude! He says we don’t have to become monks or nuns; but we do need conditions that help us sort things out because otherwise we are distracted and the more distracted we are, the more distracted we’ll become.

The bottom line: we need to figure out what’s "idle chatter" coming at us from the outside and misguiding us (throwing us off center), from what our true inner voice is saying to us. A voice which is trying to keep us focused and on center.

There weren’t cell phones and television, nor the latest "iPad with WiFi +4G" in Jesus’ day. But they were a lot like us. They also had a lot of worries and competing voices to distract them. People in every generation need a voice they can trust, to inspire them and set the pattern of their lives, someone they can rely on. Using the image of a caring and guiding shepherd, Jesus presents himself today to us as that trustworthy voice. He said to them and says to us, that we need to be attentive to his voice and separate it from all the other voices that tug on us and draw us here and there. His voice, he says, will keep us together and also guide us on our journey. Using the image of the gospel today: his voice will guard our coming in and going out.

That describes our lives doesn’t it? We are on a journey. There are very few periods in our lives when things are smooth and unchanging. We journey through childhood into adulthood. We journey through changes in jobs and careers. We enter into and, sometimes, out of relationships. We pass through periods of health and then illness and, we hope, health again. And of course there is the inevitable journey we take from youth, to adulthood, to old-age and then death. All along these journeys we make choices: some are well made, others we wish we could take back and do all over again.

There are a lot of voices out there that can only distract and scatter us. They really don’t care how or where we end up or whether were going around in circles. Perhaps we’ve paid too much attention to them at times in our lives. They don’t have our best interests at heart as long as we: buy what they’re selling; choose what everyone else chooses; live with the same values as those around us (the least common denominator); and don’t stand out from the crowd.

There’s a lot to maneuver through life. Lots of big and small decisions to make along the way, some of which can alter our lives and have long-term effects. The question is: what and who will help us make these decisions? Where do we turn for clarity and consistency? The voice of the Shepherd, Jesus tells us, wants to gather us. He wants to give us rest from futility and wasted energies. His voice can help us keep our wits about us in an often misguided world.

Jesus is inviting us again to be more attentive to him because he has invested his life in us. He wants to help us along life’s journey: our journey towards God; our journey to become more trusting; our journey to become more patient with ourselves and others; our journey to become less controlling; our journey to put the past behind us and start afresh and our journey to become more forgiving.

Today is The World Day of Prayer for Vocations. That’s appropriate in light of today’s Good Shepherd metaphor. The shepherd imagery speaks of loving and responsible care; providing guidance, protection, comfort, nurture and safety for those we are called to shepherd.

There’s lots of darkness around us these days: unemployment, war, racial and economic divides, fear for our children and their future, violence, loss, etc. Those in the pews often turn to our appointed shepherds for help. May God give them wisdom and perseverance as they serve and guide God’s people. We pray then for those who shepherd us thrJude Siciliano, OPough their ministries in the church: the ordained, vowed religious, paid staff and lay volunteers. We praise God for their generous response to God’s call. We pray for strength and direction in their service to God’s people, especially the neediest and powerless. May God help them to relieve pain, give courage to the crestfallen and vision to the misguided.

We also pray for all the shepherds sitting in the pews: parents, grandparents, uncles, aunts, spouses, friends and teachers. They too bear the responsibility and burden of leadership for those in their charge. May they be blessed with God’s ample shepherding graces today.

May all of us who are nourished by the Good Shepherd at this Eucharist, hear again God’s call to be good shepherds and, like Christ, be willing to give our lives for the sheep in our care.