Ngài Khuyến khích Hành động vượt thắng những chia rẽ

VATICAN (ZENIT.org).- Toàn văn bài diễn văn Ðức Gioan Phaolô II đọc hôm thứ Bảy5/7, khi tiếp kiến tân Ðại Sứ Georges Poulides của Nước Cộng Hòa Cyprus đến trình ủy nhiệm thư. Ðây cũng là một vị đại sứ đầu tiên của nước Cộng Hòa Cyprus tại Vatican.

* * *

Thưa ngài Đại sứ,

Tôi rất vui mừng tiếp rước đại sự đến Vatican trình những Ủy Nhiệm Thư cử ngài làm Đại sứ Ðặc Biệt và Toàn quyền của Cộng hoà Cyprus bên cạnh Toà Thánh. Tôi cám ơn những lời chào mừng đại sứ mang đến từ Tổng thống Tassos Papadopoulos, và tôi xin đại sứ vui lòng chuyển đến tổng thống và Chính phủ những lời chúc tốt đẹp nhất của tôi cùng sự bảo đảm về những lời cầu nguyện của tôi cho sư tiến triển, hòa bình và thịnh vượng quốc gia. Tôi cũng vui mừng ghi nhận ngài là Đại sứ đầu tiên của quốc gia ngài bên cạnh Tòa Thánh, lưu trú trong Thành Roma: đây là môt dấu chỉ tích cực hơn nữa chỉ tình hữu nghị và sự hợp tác tiếp tục lớn mạnh giữa chúng ta.

Ngài đã nhắc tới sự ký kết mới đây của Khế Ước Cộng hoà Cyprus xin Gia nhập Liên-hiệp Châu Âu. Chắc chắn điều này là một bước tiến cho quốc gia và nó bắt đầu thực hiện những chuẩn bị cần thiết để có chỗ đứng chính thức trong cộng đồng kinh tế và chính trị châu Âu.

Và với di sản Kitô hữu thâm căn cố đế và lâu đời của quốc gia đại sứ, có từ những ngày đầu của chính Kytô giáo, Cyprus sẽ ở trong một vị thế thuận lợi để làm cho châu Âu ý thức hơn về những nguồn gốc Kitô giáo của mình. Vì, như tôi đã có dịp nhận xét trong năm nay với Ngoại giao đoàn được công nhận chính thức bên Tòa Thánh trước đây: "Châu Âu là người mang những giá trị đã sinh hoa quả cho trong một 'nghệ thuật' tư tưởng và đời sống của hai ngàn năm mà toàn thể thế giới hưởng nhờ.

Giữa những giá trị này Kitô giáo giữ một vị trí đặc biệt, vì nó sinh ra chủ nghĩa nhân đạo vốn đã thấm nhuần trong lịch sử và những cơ chế của châu Âu.. . Một châu Âu từ bỏ đi quá khứ của mình, chối từ thực tại tôn giáo, và không có chiều kích thiêng liêng sẽ cực kì nghèo nàn trước một dự án nhiều tham vọng để kêu gọi sức lực của mình trên mọi người: xây dựng một châu Âu cho mọi người" (Diễn văn với Ngoai giao đoàn ngày 13/1/2003, 5).

Sự bành trướng tiếp tục của Liên-hiệp châu Âu là một dấu khích lệ của những hệ quả có thể hoàn thành khi thiện chí, sự tín cẩn lẫn nhau, sự trung thành với những cam kết và sự hợp tác giữa các thành viên có trách nhiệm, trở nên một phương thế hành động trong chính trường quốc tế. Những giá trị đó càng cần thiết hơn trong thời đại chúng ta, trong đó không thể nào nắm trọn ý nghĩa của sự độc lập giữa các Quốc Gia khi đứng bên ngoài quan điểm của sự phụ thuộc lẫn nhau.

Có lẽ chưa từng bao giờ xảy ra trong lịch sử nhân loại, giờ đây các Nước có chủ quyền lại liên kết chặc chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, thường rất có ý nghĩa trong cả hai mặt thiện và ác. Thật là một nhu cầu hiển nhiên trong thế giới hiện đại của chúng ta là phải tôn trọng đầy đủ những ước mơ, những truyền thống và những niềm tin của những người trong những bối cảnh khác nhau. Chỉ có một sự chấp nhận lẫn nhau và sự đối thoại chân thành giữa các dân tộc và các nhóm mới có thể giữ vững công trình duy trì những liên hệ hài hòa. Hoà bình chân chính đòi hỏi sự công nhận và bảo toàn thực tế phẩm giá và các quyền của tất cả những thành phần gia đình nhân loại như là tiêu chuẩn cơ bản của chính sách và hành động, với sự cởi mở đặc biệt và nâng đỡ những người túng thiếu nhất: người nghèo, người ốm đau, giới trẻ, giới cao niên, người lao động, người di dân.

Đại sứ đã nhắc tới hoàn cảnh biểu thị một trong những vấn đề bức xúc mà Cyprus phải đương đầu ngày nay: sự chia rẽ vẫn tiếp diễn trên đảo. Tòa Thánh, cùng với cộng đồng quốc tế, rất buồn lòng đến chương trình hòa bình và hiệp nhất do Tổng Thư ký Liên-hiệp-quốc được đưa ra vào năm ngoái, sau kết quả của những tháng thương thuyết, đã không được sự nhất trí cần thiết và như thế không được chấp thuận với các phe liên hệ. Hy vọng rằng bầu khí hiện nay của một sự hội nhập châu Âu đang lớn mạnh và sự hiệp nhất châu Âu đang gia tăng sẽ cống hiến sự thúc đẩy và sự quyết quyết tâm đổi mới cho những cố gắng để cuối cùng được vượt thắng cơn khủng hoảng này.

Về phương diện này, tôi vui mừng nghe đại sứ nói chính phủ đại sứ ước muốn ngồi lại một lần nữa tại bàn đối thoại và thương thuyết, dưới sự bảo trợ của Liên-hiệp-quốc, và chính phủ ngài sẵn sàng hành động đúng như các chỉ thị thích đáng được Hội đồng Bảo an chấp thuận. Trên thực tế, sự đương đầu và bạo loạn không bao giờ cung cấp những giải pháp bền vững cho những cuộc tranh luận giữa các dân tộc và quốc gia. Đòi hỏi phải thương thuyết chân tình để dàn xếp những khác biệt một cách phục vụ lợi ích đích thực của mọi người, và con đường đối thoại thật tình và ngay thẳng là con đường duy nhất để thực hiện có hiệu nghiệm sự thương thuyết ấy. Trong tất cả những sự này, dĩ nhiên, các thành phần Cộng đồng Công giáo sẽ luôn sẵn sàng góp phần của mình với các người đồng hương Cyprots.

Thưa Đại sứ, tôi tin chắc thời gian phục vụ của ngài sẽ làm được nhiều hầu tăng cường những cam kết hữu nghị giữa Cộng hoà Cyprus và Tòa Thánh. Tôi dâng lên ngài những lời cầu chúc tốt đẹp nhất của tôi cho sự thành công sứ vụ của đại sứ và tôi bảo đảm đại sứ rằng các Bộ khác nhau thuộc Giáo triều Roma sẽ luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ đại sứ thi hành những bổn phận của đại sứ, Tôi cầu xin những phúc lành dồi dào của Thiên Chúa Toàn năng xuống trên đại sứ và quê hương của đại sứ.