CHÚA NHẬT II MÙA CHAY, năm B
Mc 9, 2-10
Trong những năm tháng theo Chúa Giêsu, được Ngài đào tạo, hướng dẫn và làm phép lạ để chứng tỏ quyền năng, đồng thời củng cố lòng tin còn non yếu của các tông đồ.Chúa Giêsu đã minh chứng cho các tông đồ, cầu nguyện là điều cốt yếu trong đời sống làm môn đệ và truyền giáo. Chúa Giêsu thường chọn chỗ cao, chỗ hoang vu, vắng vẻ để cầu nguyện, khẩn nài và trò chuyện thân mật với Thiên Chúa Cha. Hôm nay, Chúa biến hình đổi dạng trước mặt ba môn đệ thân tín Phêrô, Giacôbê và Gioan…
Vâng, các ngọn núi vẫn là những điểm chúa Giêsu ưa thích, chọn làm nơi cầu nguyện. Càng ở nơi hoang vu, thanh vắng, Chúa Giêsu càng tỏ ra say mê cầu nguyện, trò chuyện với Chúa Cha. Một ngon núi, Chúa đã dùng dạy dỗ các môn đệ bài giảng nhớ đời. Núi Tabôrê hôm nay, Chúa biến hình trước ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan. Núi Sọ và núi Oliu, nơi Chúa Giêsu lên trời trước mặt các môn đệ sau khi Ngài sống lại và ở với các ông 40 đêm ngày. Ngọn đồi Canvê hay Gongotha là nơi Chúa Giêsu chịu chết để cứu chuộc nhân loại. Núi Tabôrê, nơi Chúa Giêsu biến hình chỉ là vinh quang thật đẹp, nhưng lại chỉ là bất ngờ và mau qua để củng cố đức tin của ba môn đệ thật thân tín, trước khi Ngài tỏ vinh quang viên mãn cho các môn đệ khi Ngài trở về Quê Trời, trở về Thiên Quốc…
Chúa Giêsu đã được Chúa Cha biến hình đổi dạng, sự biến hình làm thay đổi cả thân xác và khuôn mặt, cả thể lý của Chúa Giêsu. Nó còn ảnh hưởng đến cả y phục:áo quần của Chúa. Vinh quang của Chúa Giêsu mãi hôm nay mới được Chúa Cha vén mở cho các môn đệ để các ông tin vào Chúa Giêsu. Môsê khi xưa trên núi Sinai đã phải che mặt khi đối diện với Thiên Chúa. Ai gặp gỡ Chúa cũng được biến hình. Đời sống của người Kitô hữu khi kết hợp mật thiết với Chúa luôn được thay hình đổi dạng. Biến hình có nghĩa là trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa. Chúa muốn dạy các môn đệ, dạy chúng ta :” Biến hình đầu tiên là chịu đau khổ và sau đó sẽ được sống lại vinh quang “.Mầu nhiệm vượt qua luôn vang lên trong tâm trí mọi Kitô hữu suốt mùa chay này vì mầu nhiệm vượt qua là trung tâm của đời sống Kitô giáo và là trung tâm của phụng vụ thánh. Mọi Kitô hữu đều đã được rửa tội và mọi người được tham dự vào mầu nhiệm vượt qua của Chúa Giêsu.Bởi vì, Kitô hữu là ngườì được kết hiệp với cái chết của Chúa Giêsu và được phục sinh với Người trong đời sống mới.Người Kitô hữu khi được rửa tội đã được bước vào một cuộc biến hình tiệm tiến và liên tục. Đời sống của người Kitô hữu là một cuộc lên núi như ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan và rồi lại trở về đời sống bình thường như các môn đệ. Đời sống của người Kitô hữu là đi con đường hẹp nghĩa lả cùng sống cuộc sống với Chúa, nhờ đó người Kitô hữu được biến hình đổi dạng với Người. Người Kitô hữu lên núi với Chúa để hưởng nếm sự dịu ngọt ngất ngây với Chúa trong sự biến hình với Người và cùng xuống núi với Chúa để sống phục vụ, yêu thương, chia sẻ với tha nhân, với mọi người. Nhờ hiệp thông mật thiết với Chúa, người Kitô hữu sẽ hiểu được thế nào là vác thập giá, thế nào là chịu đau khổ và thế nào là được sống lại với Chúa. Đời sống Kitô hữu sẽ giúp họ sống đức tin nghĩa là sống mầu nhiệm vượt qua :” Đức Kitô đầu tiên phải chịu đau khổ rồi Người sẽ đến trong vinh quang của sự sống lại “ và như thế, sẽ làm cho người Kitô hữu được sung mãn trong sự sống trường sinh.
Đức tin có những lúc vững mạnh, nhưng cũng có lúc bị yếu kém. Tuy nhiên, nếu con người hay nói cách rõ hơn, chúng ta luôn trung thành với niềm tin. Thiên Chúa sẽ chúc phúc và ban cho chúng ta sự sống đời đời. Thánh Giacôbê đã viết :” Phúc cho ai bị thử thách mà vẫn trung thành, bởi vì khi thành công trong cơn thử thách như thế, người đó sẽ được Thiên Chúa ân thưởng bằng sự sống mà Thiên Chúa đã hứa cho những ai yêu mến Ngài “ ( Gc 1, 12 ).
Tin Mừng của Chúa nhật II mùa chay cho chúng ta thấy rõ điều đó. Đức tin cũng giống như dòng đời, như cuộc sống, cũng có những lúc lên núi, có những lúc xuống núi, xuống đồng bằng. Khi ở trên cao chúng ta dễ dàng tin Chúa và yêu mến Chúa. Nhưng khi ở dưới núi, dưới đồi khi gặp thử thách gian nan, chúng ta khó lòng nhìn ra Chúa để yêu mến Người. Nhưng nếu chúng ta vẫn mãi trung thành với những thử thách, với những gian nguy mà cứ một niềm tin Chúa, bám chặt lấy Chúa, Thiên Chúa chắc chắn sẽ thưởng công cho chúng ta, Ngài sẽ ban cho chúng ta đời sống mà Ngài đã hứa cho những ai yêu mến Ngài.
Lạy Chúa, Chúa đã dạy chúng con phải vâng nghe Con yêu dấu của Chúa; xin lấy lời hằng sống nuôi dưỡng đức tin của chúng con, nhờ vậy cặp mắt tâm hồn chúng con sẽ trong sáng để nhìn thấy vinh quang Chúa tỏ hiện trong cuộc đời chúng con. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao Chúa Giêsu chỉ đưa ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi ?
2.Núi đó tên núi gì ?
3.Biến hình nghĩa là gì ?
4.Tại sao Môsê lại phải che mặt khi đối diện với Thiên Chúa ?
5.Tại sao lại gọi bài giảng trên núi ?
Mc 9, 2-10
Trong những năm tháng theo Chúa Giêsu, được Ngài đào tạo, hướng dẫn và làm phép lạ để chứng tỏ quyền năng, đồng thời củng cố lòng tin còn non yếu của các tông đồ.Chúa Giêsu đã minh chứng cho các tông đồ, cầu nguyện là điều cốt yếu trong đời sống làm môn đệ và truyền giáo. Chúa Giêsu thường chọn chỗ cao, chỗ hoang vu, vắng vẻ để cầu nguyện, khẩn nài và trò chuyện thân mật với Thiên Chúa Cha. Hôm nay, Chúa biến hình đổi dạng trước mặt ba môn đệ thân tín Phêrô, Giacôbê và Gioan…
Vâng, các ngọn núi vẫn là những điểm chúa Giêsu ưa thích, chọn làm nơi cầu nguyện. Càng ở nơi hoang vu, thanh vắng, Chúa Giêsu càng tỏ ra say mê cầu nguyện, trò chuyện với Chúa Cha. Một ngon núi, Chúa đã dùng dạy dỗ các môn đệ bài giảng nhớ đời. Núi Tabôrê hôm nay, Chúa biến hình trước ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan. Núi Sọ và núi Oliu, nơi Chúa Giêsu lên trời trước mặt các môn đệ sau khi Ngài sống lại và ở với các ông 40 đêm ngày. Ngọn đồi Canvê hay Gongotha là nơi Chúa Giêsu chịu chết để cứu chuộc nhân loại. Núi Tabôrê, nơi Chúa Giêsu biến hình chỉ là vinh quang thật đẹp, nhưng lại chỉ là bất ngờ và mau qua để củng cố đức tin của ba môn đệ thật thân tín, trước khi Ngài tỏ vinh quang viên mãn cho các môn đệ khi Ngài trở về Quê Trời, trở về Thiên Quốc…
Chúa Giêsu đã được Chúa Cha biến hình đổi dạng, sự biến hình làm thay đổi cả thân xác và khuôn mặt, cả thể lý của Chúa Giêsu. Nó còn ảnh hưởng đến cả y phục:áo quần của Chúa. Vinh quang của Chúa Giêsu mãi hôm nay mới được Chúa Cha vén mở cho các môn đệ để các ông tin vào Chúa Giêsu. Môsê khi xưa trên núi Sinai đã phải che mặt khi đối diện với Thiên Chúa. Ai gặp gỡ Chúa cũng được biến hình. Đời sống của người Kitô hữu khi kết hợp mật thiết với Chúa luôn được thay hình đổi dạng. Biến hình có nghĩa là trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa. Chúa muốn dạy các môn đệ, dạy chúng ta :” Biến hình đầu tiên là chịu đau khổ và sau đó sẽ được sống lại vinh quang “.Mầu nhiệm vượt qua luôn vang lên trong tâm trí mọi Kitô hữu suốt mùa chay này vì mầu nhiệm vượt qua là trung tâm của đời sống Kitô giáo và là trung tâm của phụng vụ thánh. Mọi Kitô hữu đều đã được rửa tội và mọi người được tham dự vào mầu nhiệm vượt qua của Chúa Giêsu.Bởi vì, Kitô hữu là ngườì được kết hiệp với cái chết của Chúa Giêsu và được phục sinh với Người trong đời sống mới.Người Kitô hữu khi được rửa tội đã được bước vào một cuộc biến hình tiệm tiến và liên tục. Đời sống của người Kitô hữu là một cuộc lên núi như ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan và rồi lại trở về đời sống bình thường như các môn đệ. Đời sống của người Kitô hữu là đi con đường hẹp nghĩa lả cùng sống cuộc sống với Chúa, nhờ đó người Kitô hữu được biến hình đổi dạng với Người. Người Kitô hữu lên núi với Chúa để hưởng nếm sự dịu ngọt ngất ngây với Chúa trong sự biến hình với Người và cùng xuống núi với Chúa để sống phục vụ, yêu thương, chia sẻ với tha nhân, với mọi người. Nhờ hiệp thông mật thiết với Chúa, người Kitô hữu sẽ hiểu được thế nào là vác thập giá, thế nào là chịu đau khổ và thế nào là được sống lại với Chúa. Đời sống Kitô hữu sẽ giúp họ sống đức tin nghĩa là sống mầu nhiệm vượt qua :” Đức Kitô đầu tiên phải chịu đau khổ rồi Người sẽ đến trong vinh quang của sự sống lại “ và như thế, sẽ làm cho người Kitô hữu được sung mãn trong sự sống trường sinh.
Đức tin có những lúc vững mạnh, nhưng cũng có lúc bị yếu kém. Tuy nhiên, nếu con người hay nói cách rõ hơn, chúng ta luôn trung thành với niềm tin. Thiên Chúa sẽ chúc phúc và ban cho chúng ta sự sống đời đời. Thánh Giacôbê đã viết :” Phúc cho ai bị thử thách mà vẫn trung thành, bởi vì khi thành công trong cơn thử thách như thế, người đó sẽ được Thiên Chúa ân thưởng bằng sự sống mà Thiên Chúa đã hứa cho những ai yêu mến Ngài “ ( Gc 1, 12 ).
Tin Mừng của Chúa nhật II mùa chay cho chúng ta thấy rõ điều đó. Đức tin cũng giống như dòng đời, như cuộc sống, cũng có những lúc lên núi, có những lúc xuống núi, xuống đồng bằng. Khi ở trên cao chúng ta dễ dàng tin Chúa và yêu mến Chúa. Nhưng khi ở dưới núi, dưới đồi khi gặp thử thách gian nan, chúng ta khó lòng nhìn ra Chúa để yêu mến Người. Nhưng nếu chúng ta vẫn mãi trung thành với những thử thách, với những gian nguy mà cứ một niềm tin Chúa, bám chặt lấy Chúa, Thiên Chúa chắc chắn sẽ thưởng công cho chúng ta, Ngài sẽ ban cho chúng ta đời sống mà Ngài đã hứa cho những ai yêu mến Ngài.
Lạy Chúa, Chúa đã dạy chúng con phải vâng nghe Con yêu dấu của Chúa; xin lấy lời hằng sống nuôi dưỡng đức tin của chúng con, nhờ vậy cặp mắt tâm hồn chúng con sẽ trong sáng để nhìn thấy vinh quang Chúa tỏ hiện trong cuộc đời chúng con. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao Chúa Giêsu chỉ đưa ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi ?
2.Núi đó tên núi gì ?
3.Biến hình nghĩa là gì ?
4.Tại sao Môsê lại phải che mặt khi đối diện với Thiên Chúa ?
5.Tại sao lại gọi bài giảng trên núi ?