Một số nhận định của Đức Cha Marcello Semerano, Giám Mục Albano, Chủ tịch Ủy ban giáo lý đức tin của Hội Đồng Giám Mục Italia, về hai chiều kích cá nhân và cộng đoàn của đức tin
Cách đây 5 tháng, ngày 11 tháng 10 năm 2011, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã công bố Tông thư ”Cánh cửa đức tin” mời gọi Giáo Hội toàn thế giới cử hành Năm Đức Tin. Năm Đức Tin sẽ bắt đầu từ ngày 11 tháng 10 năm 2012 và sẽ kết thúc ngày lễ Chúa Kitô Vua 24 tháng 11 năm 2013. Đây cũng là dịp kỷ niệm 50 năm Công Đồng Chung Vaticăng II và 20 năm công bố cuốn Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo.
Để giúp tín hữu khắp nơi chuẩn bị cho việc cử hành Năm Đức Tin ngày 6-1-2012 Bộ Giáo Lý Đức Tin đã công bố tài liệu hướng dẫn mục vụ việc cử hành này.
Riêng tại Italia Hội Đồng Giám Mục đã cho phát hành cuốn thứ 8 thu thập các sắc lệnh, tuyên ngôn, và tài liệu mục vụ của Giáo Hội Italia trong năm năm 2006-2010.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Cha Marcello Semerano, Giám Mục Albano, Chủ tịch Ủy ban giáo lý đức tin của Hội Đồng Giám Mục Italia, về hai chiều kích cá nhân và cộng đoàn của đức tin.
Hỏi: Thưa Đức Cha, Năm Đức Tin nêu vấn nạn cho toàn thể Giáo Hội và từng tín hữu về việc theo Chúa Kitô và gắn bó với Tin Mừng, trong cốt lõi của nó. Đức Cha có nhận xét gì về việc Đức Thánh Cha công bố Năm Đức Tin này?
Đáp: Ngay từ khi được bầu lên làm Chủ chăn Giáo Hội hoàn vũ, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã cho thấy mối quan tâm mục tử của người. Trong Tông thư ”Cánh cửa đức tin” Đức Thánh Cha đề cập tới việc tái khám phá, củng cố và tuyên xưng đức tin. Tái khám phá ra đức tin để tỏ hiện ”niềm vui và sự hăng say mới của việc gặp gỡ Chúa Kitô”. Trong số 13 của tài liệu Đức Thánh Cha Biển Đức XVI lập lại 7 lần kiểu nói ”vì đức tin”: đây là một kiểu thời sự hóa ý tưởng của chương 11 thư gửi giáo đoàn Do thái, và giờ đây coi Đức Maria như là người đứng đầu sổ, là người tin đầu tiên.
Hỏi: Trong phiên họp của Ban Thường Vụ Hội Đồng Giám Mục Italia, kết thúc mới đây, Đức Cha đã thuyết trình về Năm Đức Tin như viễn tượng của Giáo Hội Italia. Đức Cha sẽ theo lộ trình nào để chuẩn bị cho việc cử hành năm này?
Đáp: Giáo Hội Italia đã bắt đầu một lộ trình mục vụ hướng về Năm Đức Tin và ngoài ra cũng bắt đầu việc cử hành. Ngoài các sáng kiến đặc biệt ra, chúng tôi hướng tới chỗ giáo dục sống đức tin. Đây không chỉ là một văn bản sư phạm, mà là một chương trình giáo dục đức tin bao gồm việc học giáo lý, cầu nguyện, sống luân lý đạo đức, thực thi bác ái, chia sẻ kinh nghiệm cộng đoàn và noi gương sống của Chúa Giêsu Kitô.
Hỏi: Năm Đức Tin giao thoa với đấn thân tái truyền giảng Tin Mừng, do Đức Thánh Cha Biển Đức XVI phát động với việc thành lập Hội Đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng. Đức Cha có thấy liên hệ nào giữa hai biến cố quan trọng này hay không?
Đáp: Khi thành lập cơ quan mới này Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhấn mạnh rằng chỉ có một cuộc tái truyền giảng Tin Mừng mới có thể bảo đảm cho việc gia tăng đức tin tinh tuyền sâu xa, bằng cách mở ra cho một cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Đức Thámh Cha gắn liền Năm Đức Tin với đề tài của Thượng Hội Đồng Giám Mục tới là ”tái truyền giảng Tin Mừng”, và coi đó như là một dịp đặc biệt thuận tiện cho việc suy tư và tái khám phá ra đức tin.
Hỏi: Tài liệu của Bộ Giáo Lý Đức Tin cống hiến nhiều chỉ dẫn mục vụ cụ thể. Theo Đức Cha, đâu là các chỉ dẫn hay nhất đối với thực tại của Italia này?
Đáp: Tôi sẽ nhấn mạnh các chỉ dẫn liên quan tới việc dậy giáo lý và việc đào tạo các giáo lý viên chuyên nghiệp. Khi đề cập đến việc ”dấn thân chung để tái khám phá ra và học hiểu nội dung nền tảng của đức tin”, Đức Thánh Cha coi sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo như là một trợ giúp quan trọng đầu tiên. Nó không chỉ nâng đỡ đức tin, mà khi trình bầy sự phát triển của đức tin, nó cũng đụng tới các đề tài lớn của cuộc sống thường ngày nữa.
Hỏi: Đức Thánh Cha Biển Đức XVI viết trong tông thư ”Cánh của Đức Tin” rằng sự kiện đức tin được chia sẻ rộng rãi như là ”giả thiết hiển nhiên của việc sống chung xã hội, đã giảm sút chứ không mạnh mẽ như xưa kia nữa”. Đây là một điều kiện đặt để các tín hữu kitô vào trong các hoàn cảnh phải đưa ra các lý lẽ cho niềm tin của mình một cách mới mẻ, có đúng thế không thưa Đức Cha?
Đáp: ”Trao ban lý lẽ” là một đòi hỏi nằm bên trong đức tin. Khi nhấn mạnh tới Đức Tin và Lý Trí, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhắc cho mọi người biết rằng giữa đức tin và khoa học đích thực không thể có xung khắc, bởi vì cả hai đều hướng tới chân lý, với các đường lối khác nhau. Tài liệu của Bộ Giáo Lý Đức Tin cầu mong rằng các kitô hữu suy tư trở lại, trên bình diện hộ giáo, giáo huấn của thánh Phêrô viết rằng: ”Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em” (1 Pr 3,15).
Hỏi: Như thế có nghĩa là mỗi tín hữu đều bị đặt để trước câu hỏi liên quan tới đức tin của chính mình. Như thế thì Giáo Hội có thể khích lệ việc xét mình riêng tư này của tín hữu như thế nào và đồng hành với họ ra sao, thưa Đức Cha?
Đáp: Câu hỏi nghiêm chỉnh được đặt ra cho kitô hữu đó là bạn đặt niềm tin tưởng nơi ai? Biểu tượng lòng tin bao gồm tất cả giữa hai từ ”tôi tin” và ”Amen”. Từ Amen nói rằng đức tin là một sự hoàn toàn tín thác chính mình cho Thiên Chúa. Từ ”tôi tin” minh giải rằng đây không phải là cử chì mù quáng tín thác nơi sự vô lý, nhưng là tiến gần tới Chân Lý mở ra cho một ý nghĩa của cuộc sống.
Hỏi: Thưa Đức Cha, các điều kiện của cuộc sống cá nhân và cộng đoàn đã thay đổi một cách sâu rộng. Thế thì Đức Tin có còn là tài nguyên phong phú định đoạt hay là như điều chúng ta thường nghe thấy, nó chỉ là một thiện ích cá nhân thôi? Đâu là chiều kích mà đức tin cần có để có thể là một chứng tá đáng tin cậy?
Đáp: Chiều kích công cộng của đức tin, mà Đức Thánh Cha đã trình bầy trong số 10 của tông thư ”Cánh cửa Đức tin” quảng diễn xác tín rằng tin không bao giờ chỉ là một sự kiện cá nhân riêng tư, mà trong tư cách là việc thực thi sự tự do, nên cũng đòi buộc tinh thần trách nhiệm xã hội của những gì mình tin nữa. Nghĩa là đức tin luôn luôn có chiều kích cộng đoàn. Nó là một sự tự do ngôn luận, tự do nói lên tất cả mọi sự, một thái độ cởi mở hoàn toàn của cuộc sống, mà không có ai có thể tự ban cho chính mình, mà là sự tiếp đón quảng đại một ơn Chúa cho.
Hỏi: Đức Cha có thể đưa ra một đề nghị cách ngắn gọn giúp các giáo xứ chuẩn bị cử hành Năm Đức Tin sắp tới hay không?
Đáp: Đức tin phải luôn luôn được sống trên hai chiều kích: chiều kích cá nhân và chiều kích cộng đoàn. Đó là điều Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trình bầy trong số 10 của tông thư ”Cánh cửa Đức tin”. Đối với các giáo xứ, lấy hứng từ số 166 của Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, tôi đề nghị suy tư trở lại giáo huấn này của sách Giáo Lý: ”Không ai có thể tin một mình, cũng như không ai có thể sống một mình. ”Không ai tự trao ban cho mình đức tin, cũng thế không ai có thể tự ban cho mình sự sống. Tín hữu đã nhận được đức tin từ những người khác và phải thông truyền đức tin đó cho người khác”.
(Avvenire 5-2-2012)
Cách đây 5 tháng, ngày 11 tháng 10 năm 2011, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã công bố Tông thư ”Cánh cửa đức tin” mời gọi Giáo Hội toàn thế giới cử hành Năm Đức Tin. Năm Đức Tin sẽ bắt đầu từ ngày 11 tháng 10 năm 2012 và sẽ kết thúc ngày lễ Chúa Kitô Vua 24 tháng 11 năm 2013. Đây cũng là dịp kỷ niệm 50 năm Công Đồng Chung Vaticăng II và 20 năm công bố cuốn Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo.
Để giúp tín hữu khắp nơi chuẩn bị cho việc cử hành Năm Đức Tin ngày 6-1-2012 Bộ Giáo Lý Đức Tin đã công bố tài liệu hướng dẫn mục vụ việc cử hành này.
Riêng tại Italia Hội Đồng Giám Mục đã cho phát hành cuốn thứ 8 thu thập các sắc lệnh, tuyên ngôn, và tài liệu mục vụ của Giáo Hội Italia trong năm năm 2006-2010.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Cha Marcello Semerano, Giám Mục Albano, Chủ tịch Ủy ban giáo lý đức tin của Hội Đồng Giám Mục Italia, về hai chiều kích cá nhân và cộng đoàn của đức tin.
Hỏi: Thưa Đức Cha, Năm Đức Tin nêu vấn nạn cho toàn thể Giáo Hội và từng tín hữu về việc theo Chúa Kitô và gắn bó với Tin Mừng, trong cốt lõi của nó. Đức Cha có nhận xét gì về việc Đức Thánh Cha công bố Năm Đức Tin này?
Đáp: Ngay từ khi được bầu lên làm Chủ chăn Giáo Hội hoàn vũ, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã cho thấy mối quan tâm mục tử của người. Trong Tông thư ”Cánh cửa đức tin” Đức Thánh Cha đề cập tới việc tái khám phá, củng cố và tuyên xưng đức tin. Tái khám phá ra đức tin để tỏ hiện ”niềm vui và sự hăng say mới của việc gặp gỡ Chúa Kitô”. Trong số 13 của tài liệu Đức Thánh Cha Biển Đức XVI lập lại 7 lần kiểu nói ”vì đức tin”: đây là một kiểu thời sự hóa ý tưởng của chương 11 thư gửi giáo đoàn Do thái, và giờ đây coi Đức Maria như là người đứng đầu sổ, là người tin đầu tiên.
Hỏi: Trong phiên họp của Ban Thường Vụ Hội Đồng Giám Mục Italia, kết thúc mới đây, Đức Cha đã thuyết trình về Năm Đức Tin như viễn tượng của Giáo Hội Italia. Đức Cha sẽ theo lộ trình nào để chuẩn bị cho việc cử hành năm này?
Đáp: Giáo Hội Italia đã bắt đầu một lộ trình mục vụ hướng về Năm Đức Tin và ngoài ra cũng bắt đầu việc cử hành. Ngoài các sáng kiến đặc biệt ra, chúng tôi hướng tới chỗ giáo dục sống đức tin. Đây không chỉ là một văn bản sư phạm, mà là một chương trình giáo dục đức tin bao gồm việc học giáo lý, cầu nguyện, sống luân lý đạo đức, thực thi bác ái, chia sẻ kinh nghiệm cộng đoàn và noi gương sống của Chúa Giêsu Kitô.
Hỏi: Năm Đức Tin giao thoa với đấn thân tái truyền giảng Tin Mừng, do Đức Thánh Cha Biển Đức XVI phát động với việc thành lập Hội Đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng. Đức Cha có thấy liên hệ nào giữa hai biến cố quan trọng này hay không?
Đáp: Khi thành lập cơ quan mới này Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhấn mạnh rằng chỉ có một cuộc tái truyền giảng Tin Mừng mới có thể bảo đảm cho việc gia tăng đức tin tinh tuyền sâu xa, bằng cách mở ra cho một cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Đức Thámh Cha gắn liền Năm Đức Tin với đề tài của Thượng Hội Đồng Giám Mục tới là ”tái truyền giảng Tin Mừng”, và coi đó như là một dịp đặc biệt thuận tiện cho việc suy tư và tái khám phá ra đức tin.
Hỏi: Tài liệu của Bộ Giáo Lý Đức Tin cống hiến nhiều chỉ dẫn mục vụ cụ thể. Theo Đức Cha, đâu là các chỉ dẫn hay nhất đối với thực tại của Italia này?
Đáp: Tôi sẽ nhấn mạnh các chỉ dẫn liên quan tới việc dậy giáo lý và việc đào tạo các giáo lý viên chuyên nghiệp. Khi đề cập đến việc ”dấn thân chung để tái khám phá ra và học hiểu nội dung nền tảng của đức tin”, Đức Thánh Cha coi sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo như là một trợ giúp quan trọng đầu tiên. Nó không chỉ nâng đỡ đức tin, mà khi trình bầy sự phát triển của đức tin, nó cũng đụng tới các đề tài lớn của cuộc sống thường ngày nữa.
Hỏi: Đức Thánh Cha Biển Đức XVI viết trong tông thư ”Cánh của Đức Tin” rằng sự kiện đức tin được chia sẻ rộng rãi như là ”giả thiết hiển nhiên của việc sống chung xã hội, đã giảm sút chứ không mạnh mẽ như xưa kia nữa”. Đây là một điều kiện đặt để các tín hữu kitô vào trong các hoàn cảnh phải đưa ra các lý lẽ cho niềm tin của mình một cách mới mẻ, có đúng thế không thưa Đức Cha?
Đáp: ”Trao ban lý lẽ” là một đòi hỏi nằm bên trong đức tin. Khi nhấn mạnh tới Đức Tin và Lý Trí, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhắc cho mọi người biết rằng giữa đức tin và khoa học đích thực không thể có xung khắc, bởi vì cả hai đều hướng tới chân lý, với các đường lối khác nhau. Tài liệu của Bộ Giáo Lý Đức Tin cầu mong rằng các kitô hữu suy tư trở lại, trên bình diện hộ giáo, giáo huấn của thánh Phêrô viết rằng: ”Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em” (1 Pr 3,15).
Hỏi: Như thế có nghĩa là mỗi tín hữu đều bị đặt để trước câu hỏi liên quan tới đức tin của chính mình. Như thế thì Giáo Hội có thể khích lệ việc xét mình riêng tư này của tín hữu như thế nào và đồng hành với họ ra sao, thưa Đức Cha?
Đáp: Câu hỏi nghiêm chỉnh được đặt ra cho kitô hữu đó là bạn đặt niềm tin tưởng nơi ai? Biểu tượng lòng tin bao gồm tất cả giữa hai từ ”tôi tin” và ”Amen”. Từ Amen nói rằng đức tin là một sự hoàn toàn tín thác chính mình cho Thiên Chúa. Từ ”tôi tin” minh giải rằng đây không phải là cử chì mù quáng tín thác nơi sự vô lý, nhưng là tiến gần tới Chân Lý mở ra cho một ý nghĩa của cuộc sống.
Hỏi: Thưa Đức Cha, các điều kiện của cuộc sống cá nhân và cộng đoàn đã thay đổi một cách sâu rộng. Thế thì Đức Tin có còn là tài nguyên phong phú định đoạt hay là như điều chúng ta thường nghe thấy, nó chỉ là một thiện ích cá nhân thôi? Đâu là chiều kích mà đức tin cần có để có thể là một chứng tá đáng tin cậy?
Đáp: Chiều kích công cộng của đức tin, mà Đức Thánh Cha đã trình bầy trong số 10 của tông thư ”Cánh cửa Đức tin” quảng diễn xác tín rằng tin không bao giờ chỉ là một sự kiện cá nhân riêng tư, mà trong tư cách là việc thực thi sự tự do, nên cũng đòi buộc tinh thần trách nhiệm xã hội của những gì mình tin nữa. Nghĩa là đức tin luôn luôn có chiều kích cộng đoàn. Nó là một sự tự do ngôn luận, tự do nói lên tất cả mọi sự, một thái độ cởi mở hoàn toàn của cuộc sống, mà không có ai có thể tự ban cho chính mình, mà là sự tiếp đón quảng đại một ơn Chúa cho.
Hỏi: Đức Cha có thể đưa ra một đề nghị cách ngắn gọn giúp các giáo xứ chuẩn bị cử hành Năm Đức Tin sắp tới hay không?
Đáp: Đức tin phải luôn luôn được sống trên hai chiều kích: chiều kích cá nhân và chiều kích cộng đoàn. Đó là điều Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trình bầy trong số 10 của tông thư ”Cánh cửa Đức tin”. Đối với các giáo xứ, lấy hứng từ số 166 của Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, tôi đề nghị suy tư trở lại giáo huấn này của sách Giáo Lý: ”Không ai có thể tin một mình, cũng như không ai có thể sống một mình. ”Không ai tự trao ban cho mình đức tin, cũng thế không ai có thể tự ban cho mình sự sống. Tín hữu đã nhận được đức tin từ những người khác và phải thông truyền đức tin đó cho người khác”.
(Avvenire 5-2-2012)