(CNS) Chì một tuẩn sau khi Bộ "Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh" ra phán quyết cưỡng chế việc hổ trợ phá thai, là một sự việc giống như một gầu nước lạnh tạt thẳng vào mặt mọi người Công Giáo, và theo như sự diễn giải của một vị Giám Mục, có vẻ như nói rằng "đếch cần chúng mày nữa!" ( “to hell with you,”), tòan thể các Giám Mục Hoa Kỳ đã vận dụng guồng máy vĩ đại của Giáo Hội để chiến đấu bảo vệ đức tin.

Trên khắp đất nước, mọi nhà thờ Công Giáo đã đọc các bức thư của vị Giám Mục sở tại yêu cầu mọi giáo hữu hãy lên tiếng đấu tranh và cầu nguyện cho sự thu hồi phán quyết đó.

Nhắc lại bà Bộ Trưởng Bộ Y Tế Kathleen Sebelius đã ra quyết định ngày 20 tháng 1 vừa qua đòi hỏi tất cà mọi cơ sở và mọi cá nhân đang sử dụng người lao động phải cung cấp bảo hiểm khử trùng và tránh thai miễn phí cho nhân viên, bắt đầu từ ngày 1 tháng 8 2013. Quyết định này bao gồm các lọai thuốc triệt sản và phá thai.

Các cơ sở thờ phượng, chẳng hạn như nhà thờ, giáo đường Do Thái và đền thờ Hồi Giáo, sẽ được miễn, nhưng các trường học, bệnh viện và các dịch vụ xã hội của tôn giáo sẽ không được miễn.

Nói cách khác, bệnh viện và các trường đại học Công Giáo sẽ bị buộc phải cung cấp các dịch vụ trực tiếp mâu thuẫn với giáo lý và đức tin Công Giáo.

Có lẽ phản ứng mạnh nhất đã đến từ Đức Giám Mục David A. Zubik của Pittsburgh , trong một cột báo có tiêu đề "đếch cần chúng mày nữa", ngài cho rằng bà Sebelius và chính quyền Obama "đã chửi vào mặt các tín hữu Công Giáo của Hoa Kỳ," Đức Giám Mục Zubik viết "Đếch cần với đức tin của chúng mày. Đếch cần với sự tự do tôn giáo. Đếch cần với tự do lương tâm. Chúng tao sẽ cho chúng mày đủ một năm trước khi chúng mày phải gục xuống." (“To hell with your religious beliefs. To hell with your religious liberty. To hell with your freedom of conscience. We’ll give you a year, they are saying, and then you have to knuckle under.”)

Ngài kêu gọi mọi người Công Giáo trong giáo phận Pittsburgh phải "làm hết sức mình để hủy bỏ" phán quyết phá thai bằng cách viết cho Tổng Thống Barack Obama, cho bà Sebelius và cho các dân biểu Quốc Hội đế phản đối sự can thiệp chưa từng có của Liên Bang "vào quyền của người Công Giáo trong việc phục vụ cộng đồng mà không vi phạm niềm tin đạo đức cơ bản."

Còn Đức Giám Mục Daniel R. Jenky của Peoria, tiểu bang Illinois, thì ví cuộc chiến này giống như cuộc chiến thời Khai Thiên Lập Địa giữa thiên thần và ác quỉ, ngài gọi đây là "cuộc tấn công chưa từng thấy của chính phủ chống lại niềm tin của chúng ta," và ngài kêu gọi giáo dân hãy cầu nguyện cùng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ban sức hộ phù.

Trong bức thư đề ngày 24 tháng Một cho tờ báo Peoria Catholics, Ngài truyền lệnh mỗi giáo xứ, mỗi trường học, mỗi bệnh viện, mỗi trung tâm Newman và mỗi nhà dòng trong giáo phận phải cầu nguyện cùng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae "cho sự tự do của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ" trong mọi thánh lễ Chủ Nhật.

Lời cầu nguyện như sau: "Xin hãy bảo vệ chúng con khỏi sự gian ác và cạm bẫy của ma quỷ" và "xin quăng xuống lửa hỏa ngục bọn Satan và tất cả bầy ma quỷ, để chúng không còn tung hòanh trên thế giới mà mưu tìm sự hủy hoại các linh hồn."

"Tôi thật sự kinh hoàng khi phải nhìn thấy quốc gia mà tôi luôn yêu thương đã đi đến bước hận thù và bất khoan dung với tôn giáo như thế này," Đức Giám Mục Jenky cho biết.

"Mặc dù đây là phận sự của giáo dân phải đóng vai chủ yếu trong các hoạt động chính trị và pháp lý, nhưng là Giám Mục của quí vị, trách nhiệm rõ ràng của tôi là phải triệu tập các nhà thờ địa phương của chúng ta vào việc chiến đấu trên cả hai mặt tinh thần và thế tục để bảo vệ Kitô Giáo," ngài viết tiếp. "Tôi hy vọng quí vị không sờn lòng trứơc các chính trị gia cực đoan và những ác ý của nền văn hóa thế tục đang dàn trận chống lại chúng ta."

Về phần Đức Giám Mục Thomas J. Olmsted của Phoenix, trong một lá thư ngày 25 tháng 1, Ngài thẳng thừng tuyên bố: "Chúng tôi không có thể - chúng tôi sẽ không tuân theo diều luật bất công này."

"Cha mẹ và ông bà của chúng tôi đã không đến những bờ biển này để giúp xây dựng các thành phố và thị trấn của nước Mỹ, xây dựng cơ sở hạ tầng và các tổ chức, doanh nghiệp và văn hóa, mà hậu quả chỉ là để cho hậu duệ bị tước bỏ những quyền căn bản mà chính Thiên Chúa đã ban cho mình", Đức Giám Mục Olmsted cho biết.

"Trong những thế hệ trước, Giáo Hội đã luôn luôn nhờ vào lớp tín hữu để bảo vệ quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của mình . Tôi hy vọng và tin tưởng Giáo Hội ấy vẫn có thể tin tưởng vào thế hệ Công Giáo này sẽ làm được như vậy."

Các Giám Mục Công giáo của các địa phận Dallas và Fort Worth, Texas, trong một tuyên bố chung cho biết rằng họ "không thể đứng yên" trước những phô bày của những gì họ gọi là "một chương trình lọai bỏ quyền tự do tôn giáo tại Hoa Kỳ chưa từng có và không thể biện minh được."

"Đây là một đọan của một đường hướng suy thoái ở Hoa Kỳ từ việc công nhận các tôn giáo là tốt và bổ ích cho xã hội tới việc tôn giáo bị phân biệt đối xử và bị trừng phạt", lời tuyên bố mang chữ ký của Đức Giám Mục Kevin J. Farrell của Dallas và Kevin W Vann của Fort Worth và các Giám Mục phụ tá của Dallas là J. Douglas Deshotel và Mark J. Seitz.

Các ngài kêu gọi gần 2 triệu người Công Giáo ở vùng Bắc Texas, hãy sát cánh cùng với "những người thiện tâm khác", để tham gia "bằng cách lên tiếng bảo vệ quyền lương tâm và tự do tôn giáo là những điều cần thiết cho lợi ích chung của đất nước và phù hợp với các quyền cơ bản của con người đã hằng được thể hiện trong lối sống của người Hoa Kỳ."

Đức Tổng Giám Mục Allen H. Vigneron của Detroit, trong một tuyên bố ngày 21 tháng 1, kêu gọi các nhà lập pháp ở Washington hãy "nhanh chân, đi thẳng vào, việc bảo vệ các quyền công dân của đồng bào họ, chống lại một lệnh thực sự là vô lương tâm của chính phủ."

Ngài nói thêm: "Cuộc chiến chống lại những lạm dụng quyền hành của chính phủ Liên Bang là cuộc chiến mà tất cả mọi người phải tham gia."

Đức Tổng Giám mục Aymond của New Orleans, hiện đang ở Rome để thi hành cuộc viếng thăm "ad Limina" với đức Giáo hoàng Benedict XVI, đã gửi một lá thư cho Quốc Hội đế ngày 26 Tháng Một cho biết rằng ngài phản đối quyết định của Bộ Y Tế và dự kiến ​​các tín hữu Công Giáo sẽ hành động.

"Đây là lúc quan trọng và chúng ta cần phải đối thoại công cộng", ngài viết. "Chúng ta không thể đứng yên và cho phép sự việc này diễn biến thêm mà không có đối thọai."

Đức Tổng Giám mục Aymond nói rằng người Công Giáo "phải sống thông điệp của Chúa Kitô ở tại Hoa Kỳ và sống theo lương tâm".

"Chúng ta không đòi hỏi người khác phải sống theo các giá trị Kitô giáo của chúng ta, nhưng chúng ta có quyền sống những giá trị ấy." ngài nhấn mạnh.

Ngài gửi một lá thư khẩn về giáo phận với lời lẽ :" Đây là một cuộc tấn công chưa từng thấy trên sự tự do tôn giáo của chúng ta, vốn là một cột trụ của quốc gia này"

Đức Giám Mục Lynch của St. Petersburg trong lá thư cho giáo phận đề ngày 6 tháng 2 tới, nhưng đã được gửi trước cho tờ báo Tampa Bay Times, ngài viết :"Bức tường kiên cố ngăn cách giữa Tôn Giáo và Nhà Nước đã bị đạp đổ"

"Nếu việc này bị bỏ qua, thì không ai có thể biết được Chính Quyền sẽ làm những gì tiếp theo" bức thư tiếp. "Người ta sẽ bắt buộc phá thai trong tương lai nếu chúng ta không thách thức sự thi hành thể thức này".

Viết trên tờ The Wall Street Journal ngày 25 Tháng 1, Đức Hồng Y tương lai Timothy M. Dolan của New York, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ, cho biết quyết định của Bộ Y Tế đã gạt bỏ "lời kêu gọi mạnh mẽ" của "hàng trăm tổ chức tôn giáo và hàng trăm ngàn công dân" trong giai đoạn góp ý ​​bắt đầu từ tháng Tám năm ngoái.

Ngài cho biết thật là ngây thơ khi nghĩ rằng ngừa thai và triệt sản là "miễn phí" theo chương trình của Bộ Y tế.

"Không có bữa ăn nào là miễn phí, và bạn có thể chắc chắn rằng không có một vụ phá thai hoặc triệt sản nào là miễn phí cả, mọi việc," ngài viết. "Sẽ cần một nguồn góp vốn: đó chính là tiền của bạn"

Phát biểu tại Đại Học Fordham ở New York, vị Tổng Giám Mục nói với các phóng viên rằng Tổng Thống Obama đã mời ngài đến vào buổi sáng ngày 20 tháng 1 "để cho tôi biết những tin tức ảm đạm" trước khi quyết định của Bộ Y tế được công bố.

Ngài cho biết đã cảm thấy "bị phản bội, thất vọng và buồn rầu một cách khủng khiếp" và không thể hòa giải với những lời lẽ mà Tổng Thống đã nói với ngài trong cuộc họp hồi tháng Mười "rằng ông ta coi quyền lương tâm là thiêng liêng, rằng ông ta không muốn chính quyền của ông làm bất cứ điều gì để cản trở công việc của giáo hội mà ông ta rất coi trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục, từ thiện và công lý."