Ý thưởng về việc dùng những loại thức phẩm làm thay đổi vận mệnh của cong người có từ thời Babylon cổ đại, theo bà Nan Rothschild, giáo sư nhân chủng học trường Đại học Barnard.

Bà Rothschild nói: “Nói rằng thức ăn mang đến sự may mắn là một cách kiểm định môi trường và số mệnh của con người.”

Đặc biệt là vào đầu mỗi năm mới, nhiều xã hội tin vào một số thức ăn nào đó được cho rằng có năng lực huyền bí. Thí dụ, ở miền Nam Hoa Kỳ, món ăn phổ biến của năm Mới là một xoong cơm với đậu đen gọi là Hoppin’ John, một tên gọi không được biết xuất xứ từ đâu.

Người ta nói món ăn này đem lại sự phát đạt mặc dù ít người biết lý do tại sao. Một số người lý luận rằng một ít hỗn hợp chất này tồn tại lâu và những người nă nó vào đầu năm sẽ không bị đói.

Ở Ý, nhiều người có tục ăn hạt đậu lăng. Ở Hy Lạp, những gia đình nướng một loại bánh mì đặc biệt gọi là Vasilopita, và nhét một đồng xu bên trong nó. “Bà Diane Kochilas, tác giả cuốn “Thức ăn và rượu của Hy Lạp” (Nhà xuất bản St. Martin), giải thích: “Bất cứ ai tìm thấy đồng xu này sẽ trở nên giàu có.”

Ở Nhật, người ta ăn sợi mì dài. Ở Tây Ban Nha, có tục lệ ăn 12 loại nho riêng lẻ vào những giây phút bắt đầu Năm Mới. Ở Ấn Độ những người dự tiệc ăn kẹo mềm.

Việc buộc những vật được cho là đem lại may mắn của Năm Mới này vào nhau là quan niệm dường như phổ biến cho rằng việc gì mà người ta làm và thức gì mà người ta ăn trong những giờ phút tế nhị của đầu Năm Mới sẽ quyết định mọi việc xảy ra sau đó.

Jack Santino, giáo sư văn hóa đại chúng và văn học dân gian tại trường Đại học Bowling Green, Tiểu bang Ohio đã nói: “Như thể chúng ta được tái sinh vào đầu Năm Mới và bất cứ việc gì bạn làm vào ngày đầu năm sẽ ảnh hưởng đến việc bạn làm trong những ngày còn lại của năm.”

Ông Santino nói rằng món ăn truyền thống cho Năm Mới ở Bowling Green, một cộng đồng ở vùng nông thôn, nơi có nhiều gia đình phần lớn là gốc Đức, là bắp cải muối và thịt heo.

Theo một số nhà nghiên cứu văn học dân gian, thì người ta ăn thịt heo vì heo không “bới” đất như gà và bất cứ ai ăn thịt heo vào Ngày Năm Mới sẽ không phải khó nhọc kiếm sống trong năm đó.

Bà Frances Cattermole-Tally chủ biên bộ sách Bach Khoa Tín ngưỡng dân gian và Mê tín ở Mỹ, quyển 1 của bộ sách này được nhà xuất bản của Trường Đại học California xuất bản đã nói: “Bạn muốn bắt đầu tốt đẹp.”

Theo tập này, thì người Mỹ đón mừng Năm Mới với đầy đủ các thức ăn được xem là đem lại may mắn, chúng gồm bắp cải, cá trích, mật ong, cá mòi và muối.

Sự thật là nhiều thứ trong những truyền thống nấu nướng này xuất phát từ một cơ sở rất đơn giản và từ quan niệm ban đầu cho rằng đặt một khái niệm một cách tượng trưng vào miệng, người ta có thể đúng là hiện thân của nó.

Bà Barbara Kirshenblatt-Gimblett, một nhà nhân chủng học và nghiên cuu71van8 học dân gian, chù nhiệm khoa Nghiên Cứu Thành Tích của trường Đại học New York, giải thích: “Bạn ăn nó; nuốt nào vào, nó trở thành một phần của chính bạn.”

Những biểu tượng, cũng đơn giản và chúng thể hiện các ước muốn hoàn toàn xoay quanh các cá nhân. Thay về chú tâm đên những vấn đề xã hội có tầm cỡ lớn hơn như hòa bình thế giới và lợi ích của nhân loại, các biểu tượng lại xoay quanh các những ước muốn mang tính cá nhân như thêm tư lợi, giàu có, sung túc và sức khỏe.

Thí dụ, bà Cattermole-Tally nói rằng, nhiều người My4an8 cá trích vào năm Mới bởi vì cá bơi theo đàn có nhiều cá đến nỗi chúng tượng trưng cho sự giàu có. Theo ly luận thì, khi bạn ăn cá trích bạn sẽ giàu có trong Năm Mới.

Thực ra cá là món ăn được nhiều người ưa nhất của năm Mới bởi vì chúng lội về phái trước và người ta tin rằng ai ăn cá cũng thành công trong Năm Mới.

Bà Martha Henning, 77 tuổi, một thư ký hưu trí, Tiểu bang New Jersey, người đã ăn cá trích vào mọi đêm Giao thừa, bắt đầu từ năm 1934, khi bà còn là một cô dâu trẻ, đã nói: “Cho đến nay, việc làm này đã mang đến cho tôi kết quả tốt, tôi đã có một cuộc sống khá may mắn.”

Ông William H. Wiggins, giáo sư nghiên cứu về những người Mỹ gốc Phi châu tại trường Đại học Indiana, là tác giả cuốn “Ôi! Tự do!” (Oh Freedom!: Những buổi lễ kỷ niệm sự giải phóng của những người Mỹ gốc Phi châu,” Nhà Xuất bản của Đại học Tennessee), nói rằng rau xanh và bắp cải là những loại thức ăn được cho là đem lại may mắn bởi chúng có màu xanh và giống như tiền.

Việc kiem1 tiền trong Năm Mới trong các tập quán của người ý. Bà Carol Field, tác giả cuốn “Nước ý ăn mừng” (Celebrating Italy), nhà xuất bàn William Morrow, nói rằng ngườ Ý không ăn hột đậu lăng thì họ ăn món chiacchiere, món ăn cá các miếng bột nhào trông giống như đậu lăng được tẩm mật ong, để cho Năm Mới không nhũng thịnh vượng mà còn ngọt ngào.

Ở Piedmont, vận may tìm thấy trong món cơm Ý phết phô-mat được nấu chảy tên là fontina vì nó là biểu tượng của sự sung túc.

Bà Field lưu ý: “Nếu bạn thực sự may mắn thì bạn có được những lát kẹo sô-cô-la trắng.”

Ở Rome, bạn bè trao đổi những quả sung khô ngâm mật ong. Ở miền nam nước Ý, người ta chuẩn bị một món ăn sống động đó là món bánh đậu xắt lát đầy phô-mat ricotta và món ra-gu cà sẫm để bên trên.

Sự chơi chứ đóng một vai trò quan trọng được cho là đem may mắn như ở Việt nam, Trung Hoa và Nhật Bản. Thí dụ, ở Nam Việt Nam ngày tết Nguyên Đán thưởng trưng đĩa quả có những thứ trái cây như mãng cầu, đu đủ và xoài, vì khi phát âm giọng miền Nam sẽ biến âm là “cầu đủ sài”, mong cho một năm được no đủ, không phải vật lộn với vất vả đói nghèo.

Ở Trung Hoa, từ “yu” (ngư) có nghĩa là cá, tiếng đồng âm của nó là dư thừa và dồi dào. Theo ông Charlie Chin, Giám đốc giáo dục cộng đồng của dự án lịch sử Phố Tầu ở New York, thí cá điềm tốt được chọn cho năm mới bắt đầu vào ngày 15 tháng Hai.

Tương tự như vậy, ở Nhật Bản, theo Bà Elizabeth Andoh, tác giả cuốn “Một đại dương hương vị: cung cách của người Nhật đối với cá và thực phẩm biển” (An Ocean of Flavor with Fish and Seafood,” nhà xuất bản William Morrow, thì đẩu đen là một loại thực phẩm dành để ăn mừng cho Năm Mới bởi chúng tượng trưng cho sự chăm chỉ cần cù.

Một phong tục phổ biến khác vào Năm Mới ở Nhật, là ăn toshi koshi soba hay mì sợi cuối năm, lúc chuông chùa nửa đêm ngân lên 108 tiếng để tống khứ các tai họa khỏi thế gian này.

Những sợi mì thật dài này được mút vào miệng. Người ta không nên cắt chúng ra vì theo thuyết cho rằng sợi mì càng dài thì Năm Mới sẽ càng dài và tốt đẹp.

Ở Ai-len, người Celtic theo truyền thống thường ăn mừng Năm Mới vào ngày 1 tháng Mười Một với bánh ngọt gọi là barn brack. Bánh được phủ đầy các biểu tượng nhỏ cho là nói lên vận mệnh của người ta trong năm sắp đến. Các vị khách dự tiệc không biết họ sẽ nhận được biểu tượng nào trong số đó.

Thí dụ, chiếc nhẫn có thể báo hiệu sắp có đám cưới. Cái nút: tình trạng độc thân. Một miếng giẻ: có thể dự báo nghèo túng; cái đê dùng trong khâu vá: tình trạng lỡ thời; đồng tiền xu: sự giàu có.

Ông Malachy McComick, tác giả cuốn “Nấu ăn ở Ai-len” (Irish country Cooking), nhà xuất bản Clarkson Potter, đã nói: “Ở Ai-len không có quá nhiều may mắn vì nay mắn có lẽ đang thiếu ở đó.” Ông nói mẹ ông luôn luôn làm một cái bánh như thế hồi ông còn trẻ.

Theo Bà Julie Sahni, tác giả cuốn “Cách nấu ăn cổ điển ở Ấn Độ” (Classic Indian Cooking), nhà xuất bản Morrow, thì ở Ấn Độ mừng Năm Mới vào cuối tháng Mười, đầu và giữa tháng Giêng, người ta không chú tâm vào một loại thức ăn nào cả nhưng vào việc cân bằng các hương vị.

Appam, một loại bánh ngọt cổ truyền làm bằng bột gạo, dừa, sữa và một laoi5 nhựa dầu cọ, được dọn cùng với kẹo sữa mềm gọi là barfy. Cả hai đều tượng trưng cho ước muốn có được một cuộc sống ngọt ngào. Nhưng Shani nói các món ăn khác như xúp cay (người ta nói thích hợp để xóa đi dư vị khó chịu sau buổi tiệc uống quá nhiều rượu) và tương ớt xoài xanh có cả vị ngọt và cay cũng được dọn lên bởi vì bữa tiệc vào Năm Mới phải bao gồm các vị vừa ngọt, mặn, chua và cay

Bà Shani nói: “Ý tưởng ở đây là dọn lên một món gì đó mang đến cho bạn nhiều hương vị, với hy vọng rằng cuộc đời sẽ mang đến cho bạn nhiều yếu tố thú vị và đau đớn, và bạn nên vui vẻ đón nhận.”

(Nguồn: “Food for Luck: New Year’s Rituals” – Dena Kleiman)