VATICAN (ZENIT,org).-"Những nguồn gốc Kitô Giáo châu Âu. Ðức Gioan Phaolô II,người Cha của châu Âu" đã được tổ chức tại Strasbourg, ngày 2/7 nhân dịp kỷ niệm 25 năm triều Giáo Hoàng của Ðức Gioan Phaolô II.

Những liên hệ thâm sâu hiện hữu giữa thừa tác vụ phổ quát về hòa bình và nhân bản chủ nghĩa của Ðức Gioan Phaolô II, và ơn gọi nhân văn về việc đối thoại và phát triển quê hương thứ hai của Ngài, nước Ý. Do đó Bộ Ngoại giao Ý, qua trung gian những Học việc Văn hóa Ý, muốn tỏ lòng kính trọng Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhân dịp kỷ niệm 25 năm triều Giáo Hoàng của Ngài.

Những cuộc gặp mặt đã được dự liệu trong năm 2003 vào tháng 5 tại Cracovie và New York, vào tháng Sáu tại Buenos Aires, và tại Strasbourg vào ngày 2/7/2003. Nói chung, những cuộc gặp mặt này được tổ chức trong 25 thành phố dưới tước hiệu: "Quê hương thứ hai của tôi. Những học viện văn hóa của nước Ý kính chúc Ðức Gioan Phaolô II, là vị Giáo trưởng tại nước Ý để mừng lễ bạc triều Giáo Hoàng".

Hội nghị bàn tròn này đã tập hợp hồng y Dionigi TETTAMANZI, Tổng giám mục Milan, Ông Giuliano AMATO, phó-chủ tich Ủy ban châu Âu, Ông Mario BACCINI, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, và Ông Lucio CARACCIOLO, giám đốc tạp chí "Limes".

Trong cuộc gặp gỡ có chiếu một đoạn băng video "Dona nobis pacem" kéo dài 12 phút 30, sưu tầm những hình ảnh có ý nghĩa nhất trong triều Giáo Hoàng Ðức Gioan Phaolô II, do hệ thống truyền hình Công Giáo Ý “Telepace".

Cuộc gặp mặt xảy ra ngày hôm sau Ðức Thánh Cha ấn ký phát hành tông huấn "Ecclesia in Europa".

Như đài phát thanh Vatican phân tích "Trong màn ảnh đại vĩ tuyến của Trường Quốc gia hành chánh (ENA), hai bước cách con sông của thành phố lộng lẩy Alsacien, trung tâm những cơ chế châu Âu, những người của Giáo hội và của chính phủ Ý đã muốn kỷ niệm 25 năm về con người từ nơi xa lạ đã biết bỏ mình để châu Âu các bức tường trở thành trong thời gian châu Âu hiện tại với giòng vận chuyển mới: châu Âu của sự bành trướng sang Đông, tới những xứ có quyền gia nhập bởi vì họ là những người thừa kế cùng một căn tính văn hóa”, mà như chính Ðức Giáo Hoàng đã nhắc tới trong Thông Huấn "Giáo Hội Âu Châu".

"Ðức Gioan Phaolô II, người cha của châu Âu, một lục dịa xưa trở thành mới" đó là lời của Ðức Hồng Y Tettamanzi đã nói trong bài tham luận của Ngài, khi nhắc tới 700 văn kiện Ðức Gioan Phaolô II đã được cống hiến cho việc xây dựng châu Âu và bênh vực những nguồn gốc Kitô Giáo của nó.

Ðức Giáo Hoàng đã khẳng định trong năm 1982, Châu Âu đã được thanh tẩy qua Kitô Giáo, : nó đã luôn luôn bênh vực những giá trị của sự hiệp nhất, của con người, và của những tự do cá nhân mình, người kế vị thánh Ambroisiô. Những giá trị bắt đầu từ lục địa này, cuối cùng được công nhận như những nguyên lý của các nền dân chủ hiện đại, sản phẩm của nền văn hóa và một tâm lý được rèn luyện bởi những ngàn năm rao giảng tin mừng.

Văn kiện cuối cùng này có thể nói là một bản "tóm tắt" huấn quyền của Ðức Gioan Phaolô II về châu Âu, như tổng giám mục Milan đã nói và nó cũng là một qui chiếu cho những người trách nhiệm chính trị hiện diện trong đại hội.

Vị phó-chủ tịch thượng viện, Ông Lamberto Dini đã nhấn mạnh những điểm trên đó huấn quyền của Ðức Gioan Phaolô II là "người tiền hô" và đã gặp một tiếng vang trong nhiều điểm của dự án hiến pháp. Theo Đài Phát Thanh Vatican, vị phó chủ tịch hội đồng các bộ trưởng, Ông Giangranco Fini, đã chính thức bảo đảm rằng chính phủ Ý sẽ cam kết trong sáu tháng châu Âu, để có một sự nhắc tới nhất là về Kitô Giáo. Đó là một sự nhìn nhận "phải trả" và không tước đoạt gì đối với kẻ không công nhận mình thuộc tôn Giáo này hay tôn giáo kia, bởi vì quốc gia theo luật đời có những nguồn gốc bắt rễ từ Kitô Giáo.

Yêu cầu này đã được thực hiện do những chính phủ Ý, Ba lan, Tây ban nha, và nhiều tham dự viên của Qui ước: đó là nhắc tới những nguồn gốc Do thái- Kitô Giáo của châu Âu.

"Chính phủ Ý, ông Fini nói rằng trong sự gắn bó với công việc của mình với qui ước, trong hội nghị liên chính phủ sẽ được đề nghị lại vấn đề này. Chúng ta biết đó là một chủ đề trên đó, nhất là nơi nào nói tới sự nhất trí, khó mà đạt được một thành quả trọn hảo, nhưng khi người ta tin một số việc, đúng là phải đi đến cùng".