Myanmar: TGM Yangon: "Giờ đây mọi tôn giáo có các quyền đầy đủ"

Yangon - "Chúng tôi nhìn xem và ủng hộ giai đoạn cải cách hiện tại. Giờ đây, chính phủ mời các nhà lãnh đạo tôn giáo cùng nhau làm việc cho sự phát triển của đất nước, và trao các sự bảo vệ tương tự, quyền lợi và cơ hội cho tất cả các tôn giáo", - Đức Tổng Giám Mục Charles Maung Bo, Dòng Don Bosco (SDB), Tổng Giáo phận thủ đô Yangon, và là Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Myanmar, nói như thế với hãng tin Fides.

Đức Tổng Giám Mục ghi nhận các cải tiến ở cấp độ quốc nội: "Tiếng nói của người dân là tích cực, có một sự thức tỉnh và tự do ngôn luận lớn hơn. Một sự đối thoại được mở ra giữa chính phủ và lãnh đạo đảng đối lập Aung San Suu Kyi, người sẽ tham gia, cùng với đảng của bà, trong cuộc bầu cử sắp tới". Sự cải tiến nhấn mạnh sự tiến bộ ở cấp độ quốc tế: "Myanmar sẽ tổ chức hội nghị cấp cao ASEAN tiếp theo vào năm 2014, và sẽ làm chủ tịch tổ chức này", Ngài nêu ra rằng có nhiều sự chú ý hơn từ cộng đồng quốc tế và Mỹ đối với đất nước, trong khi "Trung Quốc dường như im lặng".

Ở giai đoạn này của sự thay đổi tổng quát, Đức TGM Bo yêu cầu chính phủ mời các nhà lãnh đạo tôn giáo "hãy có sự đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của đất nước", cuối cùng loại bỏ "tâm trí hẹp hòi, sự phân biệt đối xử và các hạn chế chống tôn giáo", vốn là "sự bất công nghiêm trọng". Đức Tổng Giám Mục nhận xét: "Chúng ta phải học hỏi từ quá khứ và đầu tư vào tương lai: nhà nước hôm nay phải cung cấp các sự bảo vệ tương tự, quyền lợi và cơ hội cho tất cả các tôn giáo. Chúng tôi đã phải chịu đựng quá lâu. Nhiều người đã chết, và bây giờ chúng tôi có mong muốn đưa ra chứng tá Kitô giáo của chúng tôi”.

Đức TGM Bo nói tiếp: "Chúng tôi đánh giá cao các biện pháp của chính phủ trong thời gian gần đây: trả tự do cho một số tù nhân chính trị, có lòng can đảm trong sự đình chỉ dự án đập Myitsone, tạo không gian cho đảng đối lập. Chúng tôi đại diện cho một quan hệ đối tác có tính xây dựng. Là một quốc gia thống nhất, tất cả chúng tôi đều có thể có lợi ích ở tất cả các cấp".

Đức TGM kết luận: “Mặc dù ngày nay chúng tôi duy trì một thái độ thận trọng sau nhiều năm của chế độ áp bức, các Kitô hữu ở Myanmar đang có kế hoạch đóng góp nhiều hơn để xây dựng tương lai của Myanmar, đưa vào phục vụ đất nước tất cả các tài năng và nguồn lực của họ”. (Agenzia Fides 24-11-2011)

Nguyễn Trọng Đa