Khi dân Israel bị quân Amalek tấn công trong hoang địa, tổ phụ Môisen đã truyền cho ông Giôsuê đem quân ra kháng cự, còn Môisen và Aaron lên núi cao cầu nguyện. Và kết quả là Chúa đã cứu dân Ngài.
Trong dòng lịch sử, dân Thiên Chúa trong Cựu Ước và trong Tân Ước không ngừng cầu nguyện trong mọi tình huống. Và Thiên Chúa đã “vung cánh tay ra oai thần lực”, như Đức Maria Mẹ chúng ta đã diễn tả, để giải thoát dân Ngài.
Trong hai thế kỷ gần đây nhất, thế giới đầy biến động, và con người đã không ngừng dâng lời cầu xin khấn nguyện lên Thiên Chúa là chủ của lịch sử. Chính Ngài đã ra tay can thiệp vào trong lịch sử này, để mọi thứ diễn ra diệu kỳ ngoài sức tưởng tượng của con người.
Triều đại của Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là lời minh chứng rõ ràng cho sức mạnh của lời cầu nguyện. Với đời sống nội tâm sâu xa lạ lùng, Đức Gioan Phaolô II đã làm xoay chuyển cả dòng lịch sử.
Linh Mục Vĩnh Sang đã nhận định: “Triều đại của ngài đã làm xoay chuyển nhân loại, xoay chuyển cả một thế giới con người, không chỉ là thắng lại một chiếc xe trên đường tuột dốc, nhưng thay đổi hướng đi và vực dậy cũng như chỉ ra một hướng vận hành mới, khả dĩ làm cho nhân loại nhận ra mình và ơn gọi của mình một cách mạnh mẽ và rõ rệt hơn.”
Nói ngắn gọn, nhờ lời cầu nguyện, Đức Gioan Phaolô đã dần dần đem lại công lý và hoà bình cho những nơi vốn đã có quá nhiều đổ vỡ.
Vậy cầu nguyện là gì? Đặt câu hỏi này chắc chắn nhiều người “đạo đức”, đạo cao đức trọng, cho là ngây ngô. Thế nhưng việc xác định lại lúc này hẳn là cần thiết.
Giáo lý Công giáo dành hẳn phần IV để nói về việc cầu nguyện, với định nghĩa cầu nguyện là việc hướng tâm hồn lên cùng Chúa. Phần này nói rõ cầu nguyện không thể tách rời khỏi đời sống của người Kytô hữu.
Khi Thái hà lâm nạn, con cái Chúa khắp nơi thắp nến cầu nguyện là điều chính đáng, không những phù hợp với truyền thống Kytô giáo, thực thi lời Chúa Giêsu dạy “các con hãy cầu nguyện luôn”, mà còn nói lên niềm tin tưởng, sự cậy trông và lòng yêu mến, yêu mến Chúa và yêu mến anh em mình.
Nhưng điều đáng buồn là có những người đạo đức lại cho rằng cầu nguyện cho những việc như thế là “tục hoá việc cầu nguyện”.
Quan niệm này có hai cái sai căn bản: Thứ nhất, việc cầu nguyện phải gắn liền với đời sống như Chúa Giêsu dạy, cho nên đời sống thế tục này không thể loại bất cứ khía cạnh nào ra khỏi lời cầu nguyện. Còn nếu hiểu “tục hoá” là việc coi thường lời cầu nguyện, thì người nói ấy chưa hiểu gì về việc người Kitô hữu Việt Nam đang thực hiện.
Thứ hai, việc cầu nguyện cho công lý và hoà bình là đòi hỏi của Hội Thánh đối với mỗi người con cái mình. Người giáo dân không được chờ đợi uỷ ban Công Lý Hoà Bình lên tiếng mới cầu nguyện. Tâm tình của người con cái trước những bất công xúc phạm đến gia đình mình, đến anh em mình, và đến con người nói chung phải gắn kết với lời cầu nguyện.
Gần đây có những trang mạng xã hội, Facebook chẳng hạn, mệnh danh là Giới Trẻ Công Giáo hay đoàn thể Công giáo nào đó, mà hễ ai post lên lời cầu nguyện cho những anh chị em đau khổ là họ xoá ngay. Điều này làm tổn thương không ít đến tâm tình của cộng đồng dân Chúa khắp nơi.
Đọc lại lịch sử cầu nguyện của dân Chúa từ Abraham đến Môisen, các ngôn sứ và nhất là các Thánh Vịnh, chúng ta nhận ra rằng không lãnh vực nào mà lời cầu nguyện bị loại ra. Trái lại, trong những lãnh vực tưởng như nhỏ bé nhất, hoá ra lời cầu nguyện lại minh chứng cho tâm tình gắn bó của con người với Đấng làm chủ muôn loài.
Các Thánh Vịnh là tột đỉnh của kinh nguyện trong Cựu Ước, được Đức Kitô sử dụng nhiều lần, cho chúng ta thấy lời cầu nguyện đi vào mọi khía cạnh của cuộc đời. Và các lời cầu nguyện được linh hứng này không ít lần nhắc đến những bất công và bất an trong cuộc hành trình trần thế.
Như thế, việc thắp nến cầu nguyện cho Thái Hà là đúng tinh thần Hội Thánh, và là việc bác ái cấp bách. Không thể bảo rằng cầu nguyện cho mọi vấn đề là tục hoá việc cầu nguyện.
Không phải vô cớ mà Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long giáo phận Melbourne và nhiều vị chủ chăn đã chủ trì những buổi cầu nguyện như thế này. Vâng, không những không vô cớ, mà còn là tấm gương, còn là lời nhắn nhủ cho cộng đoàn tín hữu trong Hội Thánh vốn đề cao lời cầu nguyện và tín điều các thánh thông công.
Xin hãy thắp lên một ngọn nến cầu cho anh em mình. Nếu vì nhiều gió quá, ta không thắp nổi một ngọn nến nào, thì cũng xin đừng góp thêm ngọn gió nào thổi tắt nến anh em.
Trong dòng lịch sử, dân Thiên Chúa trong Cựu Ước và trong Tân Ước không ngừng cầu nguyện trong mọi tình huống. Và Thiên Chúa đã “vung cánh tay ra oai thần lực”, như Đức Maria Mẹ chúng ta đã diễn tả, để giải thoát dân Ngài.
Trong hai thế kỷ gần đây nhất, thế giới đầy biến động, và con người đã không ngừng dâng lời cầu xin khấn nguyện lên Thiên Chúa là chủ của lịch sử. Chính Ngài đã ra tay can thiệp vào trong lịch sử này, để mọi thứ diễn ra diệu kỳ ngoài sức tưởng tượng của con người.
Triều đại của Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là lời minh chứng rõ ràng cho sức mạnh của lời cầu nguyện. Với đời sống nội tâm sâu xa lạ lùng, Đức Gioan Phaolô II đã làm xoay chuyển cả dòng lịch sử.
Linh Mục Vĩnh Sang đã nhận định: “Triều đại của ngài đã làm xoay chuyển nhân loại, xoay chuyển cả một thế giới con người, không chỉ là thắng lại một chiếc xe trên đường tuột dốc, nhưng thay đổi hướng đi và vực dậy cũng như chỉ ra một hướng vận hành mới, khả dĩ làm cho nhân loại nhận ra mình và ơn gọi của mình một cách mạnh mẽ và rõ rệt hơn.”
Nói ngắn gọn, nhờ lời cầu nguyện, Đức Gioan Phaolô đã dần dần đem lại công lý và hoà bình cho những nơi vốn đã có quá nhiều đổ vỡ.
Vậy cầu nguyện là gì? Đặt câu hỏi này chắc chắn nhiều người “đạo đức”, đạo cao đức trọng, cho là ngây ngô. Thế nhưng việc xác định lại lúc này hẳn là cần thiết.
Giáo lý Công giáo dành hẳn phần IV để nói về việc cầu nguyện, với định nghĩa cầu nguyện là việc hướng tâm hồn lên cùng Chúa. Phần này nói rõ cầu nguyện không thể tách rời khỏi đời sống của người Kytô hữu.
Khi Thái hà lâm nạn, con cái Chúa khắp nơi thắp nến cầu nguyện là điều chính đáng, không những phù hợp với truyền thống Kytô giáo, thực thi lời Chúa Giêsu dạy “các con hãy cầu nguyện luôn”, mà còn nói lên niềm tin tưởng, sự cậy trông và lòng yêu mến, yêu mến Chúa và yêu mến anh em mình.
Nhưng điều đáng buồn là có những người đạo đức lại cho rằng cầu nguyện cho những việc như thế là “tục hoá việc cầu nguyện”.
Quan niệm này có hai cái sai căn bản: Thứ nhất, việc cầu nguyện phải gắn liền với đời sống như Chúa Giêsu dạy, cho nên đời sống thế tục này không thể loại bất cứ khía cạnh nào ra khỏi lời cầu nguyện. Còn nếu hiểu “tục hoá” là việc coi thường lời cầu nguyện, thì người nói ấy chưa hiểu gì về việc người Kitô hữu Việt Nam đang thực hiện.
Thứ hai, việc cầu nguyện cho công lý và hoà bình là đòi hỏi của Hội Thánh đối với mỗi người con cái mình. Người giáo dân không được chờ đợi uỷ ban Công Lý Hoà Bình lên tiếng mới cầu nguyện. Tâm tình của người con cái trước những bất công xúc phạm đến gia đình mình, đến anh em mình, và đến con người nói chung phải gắn kết với lời cầu nguyện.
Gần đây có những trang mạng xã hội, Facebook chẳng hạn, mệnh danh là Giới Trẻ Công Giáo hay đoàn thể Công giáo nào đó, mà hễ ai post lên lời cầu nguyện cho những anh chị em đau khổ là họ xoá ngay. Điều này làm tổn thương không ít đến tâm tình của cộng đồng dân Chúa khắp nơi.
Đọc lại lịch sử cầu nguyện của dân Chúa từ Abraham đến Môisen, các ngôn sứ và nhất là các Thánh Vịnh, chúng ta nhận ra rằng không lãnh vực nào mà lời cầu nguyện bị loại ra. Trái lại, trong những lãnh vực tưởng như nhỏ bé nhất, hoá ra lời cầu nguyện lại minh chứng cho tâm tình gắn bó của con người với Đấng làm chủ muôn loài.
Các Thánh Vịnh là tột đỉnh của kinh nguyện trong Cựu Ước, được Đức Kitô sử dụng nhiều lần, cho chúng ta thấy lời cầu nguyện đi vào mọi khía cạnh của cuộc đời. Và các lời cầu nguyện được linh hứng này không ít lần nhắc đến những bất công và bất an trong cuộc hành trình trần thế.
Như thế, việc thắp nến cầu nguyện cho Thái Hà là đúng tinh thần Hội Thánh, và là việc bác ái cấp bách. Không thể bảo rằng cầu nguyện cho mọi vấn đề là tục hoá việc cầu nguyện.
Không phải vô cớ mà Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long giáo phận Melbourne và nhiều vị chủ chăn đã chủ trì những buổi cầu nguyện như thế này. Vâng, không những không vô cớ, mà còn là tấm gương, còn là lời nhắn nhủ cho cộng đoàn tín hữu trong Hội Thánh vốn đề cao lời cầu nguyện và tín điều các thánh thông công.
Xin hãy thắp lên một ngọn nến cầu cho anh em mình. Nếu vì nhiều gió quá, ta không thắp nổi một ngọn nến nào, thì cũng xin đừng góp thêm ngọn gió nào thổi tắt nến anh em.