BẮC KINH - WHO hủy bỏ cảnh báo về SARS cho Bắc Kinh, như vậy chỉ còn Đài Loan và Toronto là hai nơi dân chúng vẫn phải cảnh giác
Giám đốc vùng Tây Thái bình dương của WHO, bác sĩ Shigeru Omi tuyên bố nguy cơ vì SARS chỉ còn ở mức tối thiểu. Nhưng bác sĩ Omi nói Trung Quốc phải đề cao cảnh giác vì chúng ta chưa hiểu biết nhiều về virút gây bệnh và như trong trường hợp của Toronto dịch SARS có thể bộc phát trở lại.
Nhà chức trách ở Bắc Kinh thở phào nhẹ nhõm. Cách thức Trung Quốc đối phó với SARS cho thấy nhà chức trách Cộng Sản phản ứng với sức ép của dư luận như thế nào.
Các ca bệnh đầu tiên được ghi nhận từ tháng 11. Nhưng cả WHO lẫn dân chúng trong nước đều lên tiếng chỉ trích giới chức quá chậm chạp, thậm chí ban đầu còn tìm cách che dấu thực trạng của vấn đề.
Tử vong vì SARS:
Thế giới: 804 Trung Quốc: 347 Hồng Kông: 296 Đài Loan: 84 Singapore: 31 Canada: 34 (38) Nguồn: WHO/địa phương
Đến tháng Ba ông Hồ Cẩm Đào chính thức lên làm chủ tịch nước lập tức cách chức bộ trưởng y tế và chủ tịch UBND Bắc Kinh, đồng thời lên truyền hình cam kết sẽ không che dấu nữa.
Nhưng các biện pháp sau đó làm cho các tổ chức nhân quyền quan ngại. Một loạt các quan chức địa phương bị kỷ luật, dọa bỏ tù chung thân hoặc hành quyết ai không chấp hành lệnh cách ly.
Nhà nước xây một bệnh viện đặc biệt ở ngoại ô Bắc Kinh chỉ trong vòng có 8 ngày. Nhà chức trách cũng cử 30.000 nhân viên đến từng nhà kiểm tra xem có ai nhiễm bệnh hay không.
Điều mỉa mai là chỉ có thể làm như vậy tại một nước toàn trị. Nhà chức trách Đài Loan cho biết vì dân chúng không chấp hành biện pháp cách ly cho nên bệnh mới lây lan nhiều.
Theo đánh giá của WHO, nay chỉ còn Đài Loan và Canada là phải đề phòng. Nhưng hiện tại Trung Quốc vẫn còn khoảng 100 người còn điều trị SARS trong bệnh viện.
Tại Đài Loan con số này nhiều hơn, tại Hồng Kông còn chừng 50 người, và Canada 30 người.
Câu hỏi quan trọng vẫn chưa có trả lời là virút gây SARS đến từ đâu? Các nhà khoa học Hồng Kông nói có thể chúng truyền từ cầy hương là một món đặc sản ở miền Nam Trung Quốc.
Chỉ khi nào xác định được nguồn gốc của dịch bệnh thì các nhà khoa học mới có tìm ra cách ngăn chận nó tái phát.(bbc)
Giám đốc vùng Tây Thái bình dương của WHO, bác sĩ Shigeru Omi tuyên bố nguy cơ vì SARS chỉ còn ở mức tối thiểu. Nhưng bác sĩ Omi nói Trung Quốc phải đề cao cảnh giác vì chúng ta chưa hiểu biết nhiều về virút gây bệnh và như trong trường hợp của Toronto dịch SARS có thể bộc phát trở lại.
Nhà chức trách ở Bắc Kinh thở phào nhẹ nhõm. Cách thức Trung Quốc đối phó với SARS cho thấy nhà chức trách Cộng Sản phản ứng với sức ép của dư luận như thế nào.
Các ca bệnh đầu tiên được ghi nhận từ tháng 11. Nhưng cả WHO lẫn dân chúng trong nước đều lên tiếng chỉ trích giới chức quá chậm chạp, thậm chí ban đầu còn tìm cách che dấu thực trạng của vấn đề.
Tử vong vì SARS:
Thế giới: 804 Trung Quốc: 347 Hồng Kông: 296 Đài Loan: 84 Singapore: 31 Canada: 34 (38) Nguồn: WHO/địa phương
Đến tháng Ba ông Hồ Cẩm Đào chính thức lên làm chủ tịch nước lập tức cách chức bộ trưởng y tế và chủ tịch UBND Bắc Kinh, đồng thời lên truyền hình cam kết sẽ không che dấu nữa.
Nhưng các biện pháp sau đó làm cho các tổ chức nhân quyền quan ngại. Một loạt các quan chức địa phương bị kỷ luật, dọa bỏ tù chung thân hoặc hành quyết ai không chấp hành lệnh cách ly.
Nhà nước xây một bệnh viện đặc biệt ở ngoại ô Bắc Kinh chỉ trong vòng có 8 ngày. Nhà chức trách cũng cử 30.000 nhân viên đến từng nhà kiểm tra xem có ai nhiễm bệnh hay không.
Điều mỉa mai là chỉ có thể làm như vậy tại một nước toàn trị. Nhà chức trách Đài Loan cho biết vì dân chúng không chấp hành biện pháp cách ly cho nên bệnh mới lây lan nhiều.
Theo đánh giá của WHO, nay chỉ còn Đài Loan và Canada là phải đề phòng. Nhưng hiện tại Trung Quốc vẫn còn khoảng 100 người còn điều trị SARS trong bệnh viện.
Tại Đài Loan con số này nhiều hơn, tại Hồng Kông còn chừng 50 người, và Canada 30 người.
Câu hỏi quan trọng vẫn chưa có trả lời là virút gây SARS đến từ đâu? Các nhà khoa học Hồng Kông nói có thể chúng truyền từ cầy hương là một món đặc sản ở miền Nam Trung Quốc.
Chỉ khi nào xác định được nguồn gốc của dịch bệnh thì các nhà khoa học mới có tìm ra cách ngăn chận nó tái phát.(bbc)