Có người gọi cuộc gặp gỡ Assisi năm nay là Assisi III, có lẽ để nhấn mạnh 3 thời điểm có ý nghĩa. Cuộc gặp gỡ năm 1986 diễn ra giữa lúc có sự gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô với “Star Wars” của Reagan. Cuộc gặp gỡ năm 2002 diễn ra không lâu sau biến cố 11 tháng 9 năm 2001 giữa lúc nền hòa bình thế giới bị đe dọa nghiêm trọng. Ý niệm đứng đàng sau 2 cuộc gặp gỡ này nhằm hai điều: thứ nhất, làm cho việc liên kết tôn giáo và bạo lực trở nên khó khăn hơn; thứ hai, mời gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo dấn thân vào một “chủ nghĩa nhân bản tâm linh về hoà bình”, được gợi hứng bởi “tinh thần Assisi”. Đây là một sáng kiến táo bạo mà có lẽ chỉ một vị Giáo Hoàng cỡ Gioan Phaolô II mới dám đưa ra. Sáng kiến này càng có tác dụng mạnh mẽ hơn nữa khi được thực hiện tại thành phố của người kiến tạo hòa bình nổi danh nhất trong thế giới Kitô Giáo.
Austen Ivereigh của tờ America nhắc lại bức tượng nổi danh tại Gubbio diễn tả con chó sói đặt móng vuốt của nó trong bàn tay Thánh Phanxicô và dã sử cho rằng nhờ ngài khéo thương thảo với chó sói bằng cách hứa cung cấp thực phẩm cho nó suốt đời, nên sói nhà ta đã thoả thuận không còn dùng bạo lực gây kinh hãi cho thành phố nữa. Cử chỉ “bạo lực” đặt móng vuốt vào đôi tay trần của nhà tu sĩ quả đã nói lên tất cả “chủ nghĩa nhân bản tâm linh về hoà bình”.
Điều đáng nói là trong bài nói truyện tại Rôma, ngày 26 tháng 10, để chuẩn bị cho chuyến đi Assisi vào hôm sau, Đức Bênêđíctô XVI đã dùng hình ảnh sói để nối kết sự “bất lực” của Chúa Kitô và việc kiến toạ hòa bình của Người. Đức GH nói rằng: “Các Kitô hữu đừng bao giờ rơi vào cơn cám dỗ muốn làm sói rừng vì không phải nhờ quyền lực, nhờ sức mạnh hay bạo lực mà nước hòa bình của Chúa Kitô đã lớn mạnh, nhưng là nhờ hiến thân, nhờ tình yêu sẵn sàng chấp nhận các hậu quả cùng cực nhất, thậm chí chấp nhận cả kẻ thù của chúng ta”.
Đức Bênêđíctô XVI, thực ra, đã chỉ muốn nhắc đến những lời thời danh của Thánh Gioan Kim Khẩu: “Bao lâu vẫn còn là cừu, ta sẽ chiến thắng. Dù bị bao vây bởi hàng ngìn sói rừng, ta vẫn sẽ thắng và sẽ khải hoàn. Nhưng vừa khi trở nên sói rừng, ta sẽ bị đánh bại”.
Và năm nay, 2011? Có người cho rằng Assisi III chỉ để kỷ niệm 25 năm của Assisi I, chứ không hẳn để đáp ứng một biến cố thế giới. Nhưng tuy tinh thần thì vẫn vậy, mà hình thức và tiêu đề Assisi III có khác. Cả hai cuộc gặp gỡ 1986 và 2002 đều được gọi là Ngày Cầu Nguyện Cho Hòa Bình, trong khi Assisi III chính thức được gọi là “Ngày Suy Nghĩ, Đối Thoại và Cầu Nguyện cho Hòa Bình và Công Lý trên Thế Giới” với phụ đề “Những Người Hành Hương của Chân Lý, Những Người Hành Hương của Hòa Bình”. Phối hợp ý niệm “hành hương” với ý niệm chân lý giúp Tòa Thánh dứt khoát loại bỏ bất cứ lối giải thích chiết trung nào về Assisi III vì đây là một cuộc hành trình cùng hướng về một sự thật vốn đã hiện diện nhưng chưa đạt được trọn vẹn. Vả lại, lần này, đại diện các tín ngưỡng khác không lui vào các địa điểm riêng biệt để cầu nguyện nữa; cầu nguyện trở thành chọn lựa cá nhân, không được qui định trong chương trình. Thời khóa biểu dành khoảng thời gian từ 13h45 tới 15h30 làm “thời gian im lặng để suy nghĩ và/hay cầu nguyện cá nhân. Mỗi tham dự viên được chỉ định một căn phòng tại nhà tĩnh tâm kế Tu Viện Santa Maria degli Angeli”
Đó là sự dị biết đầu tiên giữa Assisi III và hai Assisi trước. Điểm dị biệt thứ hai: do yêu cầu của chính Đức GH, trong số các tham dự viên lần này, có cả đại diện những người không tin. Việc bao gồm các triết gia vô thần vào Assisi III phản ảnh niềm tin của ngài rằng trong một Châu Âu thế tục, Giáo Hội cần phải tích cực mời gọi sự tham dự của những người không tin, chính vì vậy có dự án “Tiền Đình Dân Ngoại”.
Với việc nới rộng chủ đề để bao gồm cả “công lý” vào nghị trình, rõ ràng Đức Bênêđíctô XVI muốn tạo ra một liên minh chung quan tâm tới các vấn đề như hôn nhân và công bình xã hội. Quan tâm tới sự bất khoan dung ngày càng mạnh của điều chính ngài gọi là “nền độc tài của chủ nghĩa tương đối”, Đức Giáo Hoàng muốn dùng biến cố này để bênh vực sự hiện diện của tôn giáo nơi công cộng. Theo chiều hướng này, Assisi III là một phần trong luận điểm của ngài với chủ nghĩa thế tục tây phương.
Những người không tin
Ngỏ lời với gần 300 đại diện các tôn giáo lớn của thế giới tụ họp tại Vương Cung Thánh Đường Santa Maria degli Angeli sáng 27 tháng 10, Đức Bênêđíctô XVI tỏ ý xấu hổ về sự đồng loã của niềm tin với bạo lực và ca ngợi người bất khả tri và “những người tìm kiếm” khác đang góp tay vào việc thanh tẩy niềm tin tôn giáo. Rõ ràng, Đức GH muốn mời gọi sự can dự của chủ nghĩa thế tục tây phương vào một trong các lãnh vực ưa thích nhất của họ. Theo ngài, lời phê phán của thời hậu Ánh Sáng cho rằng tôn giáo là nguyên nhân của bạo lực là lời phê phán có giá trị khi “tôn giáo thực sự cổ vũ bạo lực”. Ngài cho rằng sự “bạo tàn đầy khinh thường” của chủ nghĩa khủng bố do tôn giáo xúi giục là điều làm cho những người tôn giáo như chúng ta phải xấu hổ, bối rối. Bạo lực do tôn giáo xúi giục là phản đề của tôn giáo và chắc chắn sẽ tiêu diệt tôn giáo.
Tuy nhiên, mũi dùi thứ hai được Đức GH nhắm là một hình thức bạo lực khác, do việc bác bỏ Thiên Chúa mà ngài gọi là “chủ nghĩa vô thần do nhà nước xúi giục” tạo ra. Mà chối bỏ Thiên Chúa là chối bỏ con người, là chỉ nghĩ tới lợi điểm bản thân, là coi vũ lực như điều hiển nhiên, do đó “hòa bình sẽ bị tiêu diệt và trong cái chân không của hòa bình, con người cũng sẽ bị tiêu diệt”.
Nhưng ngài cũng nhìn nhận sự lớn mạnh của chủ nghĩa bất khả tri, một chủ nghĩa đang bác bỏ “sự chắc chắn giả tạo” của chủ nghĩa vô thần tranh đấu và không bỏ cuộc trước khả thể chân lý và việc có thể sống theo chân lý ấy. Ngài nói: những người bất khả tri như thế “thách thức các tín đồ tôn giáo không nên coi Thiên Chúa là sở hữu riêng của họ, như thể Người chỉ thuộc về họ, đến nỗi họ thấy mình có lý khi sử dụng vũ lực chống lại người khác”.
Buổi lễ kết thúc
Theo Austen Ivereigh (Tạp chí America, 27 tháng 10, 2011), buổi lễ bế mạc kéo dài 2 tiếng đồng hồ tại Assisi III là một tổng hợp khéo léo gồm nhiều cam kết dấn thân làm việc chung cho hoà bình; nhiều bài ca và điệu vũ của hai nhóm Gen Verde và Gen Rosso của Phong Trào Focolare; và cả việc các tu sĩ Phanxicô thả bồ câu từ ban công quảng trường nơi các đại biểu đang an tọa trên khán đài ba góc.
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô ngồi cạnh Giáo Sĩ David Rosen của Tòa Đại Giáo Trưởng Israel, Thượng Phụ Đại Kết Bartholomew I và Tổng Giám Mục Rowan Williams, hiện đứng đầu Hiệp Thông Anh Giáo. Những đại diện tôn giáo khác không được vinh dự như thế. Phía Hồi Giáo, trước đây thường là đại diện của Viện Al-Ahzar ở Cairo, cơ quan vẫn được nói đến như một Vatican của thế giới Hồi Giáo, nay chỉ là mấy Đại Muftis (học giả) và nhà khoa bảng.
Chính Thống Giáo và Thệ Phán có đại diện hùng hậu: Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới, Liên Minh Baptist Thế Giới, Liên Minh Methodist Thế Giới và Liên Minh Lutheran Thế Giới đều có đại biểu cùng với đại biểu của các Tòa Thượng Phụ Chính Thống. Nhưng hình như người ta không thấy có sự hiện diện của người Tin Lành (evangelicals). Cũng không thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma. Các đại diện của Thần Giáo, Đạo Giáo và Khổng Giáo không được nêu tên rõ.
Tuy nhiên, khung cảnh của buổi lễ gây nhiều ấn tượng tốt đẹp và hình ảnh các tôn giáo tụ họp nhau trên lễ đài dưới bóng ngôi Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô quả là một bức tranh khó quên. Đúng như lời Đức Bênêđíctô XVI phát biểu lúc kết thúc: “Biến cố ngày hôm nay là một hình ảnh cho thấy chiều kích tâm linh là yếu tố then chốt ra sao đối với việc xây dựng hòa bình”.
Nhà duy nhân bản Mễ Tây Cơ, Giáo Sư Guillermo Hurta, cam kết sẽ “làm mọi cố gắng để bảo đảm rằng người tin cũng như người không tin, trong niềm tin cậy lẫn nhau, có thể cùng theo đuổi con đường chung đi tìm chân lý, công lý và hòa bình”. Đó cũng chính là mục tiêu của Đức Bênêđíctô XVI trong cuộc tranh đấu của ngài với chủ nghĩa thế tục tây phương.
Theo Austen, Assisi III không khai phá được vùng đất nào mới, nhưng đã làm rất nhiều để củng cố các mối liên hệ từng được vun xới suốt 25 năm qua nhằm theo đuổi một chủ nghĩa nhân bản tâm linh về hòa bình. Nó cũng gửi được nhiều thông điệp nhằm tách niềm tin ra khỏi bạo lực và cho thế giới thấy các tôn giáo khác nhau vẫn có thể hợp nhất vì chính nghĩa hòa bình.
Với việc vùng đồng Euro đang có nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng nguy hiểm, và việc Mùa Xuân Ả Rập đang có nguy cơ trở thành một Mùa Đông, cũng như việc nhiều áng mây bất khoan dung và duy quốc gia đang xuất hiện khắp thế giới, hoa trái thực sự của Assisi III chắc chắn nằm ở tương lai, khi những người thiện chí cảm thấy mình phải gắn bó với nhau để đối mặt với các hình thức bạo lực mới.
Như Tiến Sĩ Rowan Williams đã phát biểu: “Các thách đố của thời đại ta đã tới chỗ khiến cho không một cơ chế tôn giáo nào có đủ mọi tài nguyên thực tiễn đủ để đương đầu với chúng, cho dù ta tin mình có đủ những gì mình cần trong lãnh vực tâm linh và học lý”. Và đó chính là mục tiêu của ngày này: không phải đối thoại thần học hay cầu nguyện chung, mà là huy động một cương lãnh chung để đối phó với các thách đố của thế giới ngày mai. Theo nghĩa đó, việc phán đoán kết quả của nó nằm ở tương lai.
Austen Ivereigh của tờ America nhắc lại bức tượng nổi danh tại Gubbio diễn tả con chó sói đặt móng vuốt của nó trong bàn tay Thánh Phanxicô và dã sử cho rằng nhờ ngài khéo thương thảo với chó sói bằng cách hứa cung cấp thực phẩm cho nó suốt đời, nên sói nhà ta đã thoả thuận không còn dùng bạo lực gây kinh hãi cho thành phố nữa. Cử chỉ “bạo lực” đặt móng vuốt vào đôi tay trần của nhà tu sĩ quả đã nói lên tất cả “chủ nghĩa nhân bản tâm linh về hoà bình”.
Điều đáng nói là trong bài nói truyện tại Rôma, ngày 26 tháng 10, để chuẩn bị cho chuyến đi Assisi vào hôm sau, Đức Bênêđíctô XVI đã dùng hình ảnh sói để nối kết sự “bất lực” của Chúa Kitô và việc kiến toạ hòa bình của Người. Đức GH nói rằng: “Các Kitô hữu đừng bao giờ rơi vào cơn cám dỗ muốn làm sói rừng vì không phải nhờ quyền lực, nhờ sức mạnh hay bạo lực mà nước hòa bình của Chúa Kitô đã lớn mạnh, nhưng là nhờ hiến thân, nhờ tình yêu sẵn sàng chấp nhận các hậu quả cùng cực nhất, thậm chí chấp nhận cả kẻ thù của chúng ta”.
Đức Bênêđíctô XVI, thực ra, đã chỉ muốn nhắc đến những lời thời danh của Thánh Gioan Kim Khẩu: “Bao lâu vẫn còn là cừu, ta sẽ chiến thắng. Dù bị bao vây bởi hàng ngìn sói rừng, ta vẫn sẽ thắng và sẽ khải hoàn. Nhưng vừa khi trở nên sói rừng, ta sẽ bị đánh bại”.
Và năm nay, 2011? Có người cho rằng Assisi III chỉ để kỷ niệm 25 năm của Assisi I, chứ không hẳn để đáp ứng một biến cố thế giới. Nhưng tuy tinh thần thì vẫn vậy, mà hình thức và tiêu đề Assisi III có khác. Cả hai cuộc gặp gỡ 1986 và 2002 đều được gọi là Ngày Cầu Nguyện Cho Hòa Bình, trong khi Assisi III chính thức được gọi là “Ngày Suy Nghĩ, Đối Thoại và Cầu Nguyện cho Hòa Bình và Công Lý trên Thế Giới” với phụ đề “Những Người Hành Hương của Chân Lý, Những Người Hành Hương của Hòa Bình”. Phối hợp ý niệm “hành hương” với ý niệm chân lý giúp Tòa Thánh dứt khoát loại bỏ bất cứ lối giải thích chiết trung nào về Assisi III vì đây là một cuộc hành trình cùng hướng về một sự thật vốn đã hiện diện nhưng chưa đạt được trọn vẹn. Vả lại, lần này, đại diện các tín ngưỡng khác không lui vào các địa điểm riêng biệt để cầu nguyện nữa; cầu nguyện trở thành chọn lựa cá nhân, không được qui định trong chương trình. Thời khóa biểu dành khoảng thời gian từ 13h45 tới 15h30 làm “thời gian im lặng để suy nghĩ và/hay cầu nguyện cá nhân. Mỗi tham dự viên được chỉ định một căn phòng tại nhà tĩnh tâm kế Tu Viện Santa Maria degli Angeli”
Đó là sự dị biết đầu tiên giữa Assisi III và hai Assisi trước. Điểm dị biệt thứ hai: do yêu cầu của chính Đức GH, trong số các tham dự viên lần này, có cả đại diện những người không tin. Việc bao gồm các triết gia vô thần vào Assisi III phản ảnh niềm tin của ngài rằng trong một Châu Âu thế tục, Giáo Hội cần phải tích cực mời gọi sự tham dự của những người không tin, chính vì vậy có dự án “Tiền Đình Dân Ngoại”.
Với việc nới rộng chủ đề để bao gồm cả “công lý” vào nghị trình, rõ ràng Đức Bênêđíctô XVI muốn tạo ra một liên minh chung quan tâm tới các vấn đề như hôn nhân và công bình xã hội. Quan tâm tới sự bất khoan dung ngày càng mạnh của điều chính ngài gọi là “nền độc tài của chủ nghĩa tương đối”, Đức Giáo Hoàng muốn dùng biến cố này để bênh vực sự hiện diện của tôn giáo nơi công cộng. Theo chiều hướng này, Assisi III là một phần trong luận điểm của ngài với chủ nghĩa thế tục tây phương.
Những người không tin
Ngỏ lời với gần 300 đại diện các tôn giáo lớn của thế giới tụ họp tại Vương Cung Thánh Đường Santa Maria degli Angeli sáng 27 tháng 10, Đức Bênêđíctô XVI tỏ ý xấu hổ về sự đồng loã của niềm tin với bạo lực và ca ngợi người bất khả tri và “những người tìm kiếm” khác đang góp tay vào việc thanh tẩy niềm tin tôn giáo. Rõ ràng, Đức GH muốn mời gọi sự can dự của chủ nghĩa thế tục tây phương vào một trong các lãnh vực ưa thích nhất của họ. Theo ngài, lời phê phán của thời hậu Ánh Sáng cho rằng tôn giáo là nguyên nhân của bạo lực là lời phê phán có giá trị khi “tôn giáo thực sự cổ vũ bạo lực”. Ngài cho rằng sự “bạo tàn đầy khinh thường” của chủ nghĩa khủng bố do tôn giáo xúi giục là điều làm cho những người tôn giáo như chúng ta phải xấu hổ, bối rối. Bạo lực do tôn giáo xúi giục là phản đề của tôn giáo và chắc chắn sẽ tiêu diệt tôn giáo.
Tuy nhiên, mũi dùi thứ hai được Đức GH nhắm là một hình thức bạo lực khác, do việc bác bỏ Thiên Chúa mà ngài gọi là “chủ nghĩa vô thần do nhà nước xúi giục” tạo ra. Mà chối bỏ Thiên Chúa là chối bỏ con người, là chỉ nghĩ tới lợi điểm bản thân, là coi vũ lực như điều hiển nhiên, do đó “hòa bình sẽ bị tiêu diệt và trong cái chân không của hòa bình, con người cũng sẽ bị tiêu diệt”.
Nhưng ngài cũng nhìn nhận sự lớn mạnh của chủ nghĩa bất khả tri, một chủ nghĩa đang bác bỏ “sự chắc chắn giả tạo” của chủ nghĩa vô thần tranh đấu và không bỏ cuộc trước khả thể chân lý và việc có thể sống theo chân lý ấy. Ngài nói: những người bất khả tri như thế “thách thức các tín đồ tôn giáo không nên coi Thiên Chúa là sở hữu riêng của họ, như thể Người chỉ thuộc về họ, đến nỗi họ thấy mình có lý khi sử dụng vũ lực chống lại người khác”.
Buổi lễ kết thúc
Theo Austen Ivereigh (Tạp chí America, 27 tháng 10, 2011), buổi lễ bế mạc kéo dài 2 tiếng đồng hồ tại Assisi III là một tổng hợp khéo léo gồm nhiều cam kết dấn thân làm việc chung cho hoà bình; nhiều bài ca và điệu vũ của hai nhóm Gen Verde và Gen Rosso của Phong Trào Focolare; và cả việc các tu sĩ Phanxicô thả bồ câu từ ban công quảng trường nơi các đại biểu đang an tọa trên khán đài ba góc.
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô ngồi cạnh Giáo Sĩ David Rosen của Tòa Đại Giáo Trưởng Israel, Thượng Phụ Đại Kết Bartholomew I và Tổng Giám Mục Rowan Williams, hiện đứng đầu Hiệp Thông Anh Giáo. Những đại diện tôn giáo khác không được vinh dự như thế. Phía Hồi Giáo, trước đây thường là đại diện của Viện Al-Ahzar ở Cairo, cơ quan vẫn được nói đến như một Vatican của thế giới Hồi Giáo, nay chỉ là mấy Đại Muftis (học giả) và nhà khoa bảng.
Chính Thống Giáo và Thệ Phán có đại diện hùng hậu: Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới, Liên Minh Baptist Thế Giới, Liên Minh Methodist Thế Giới và Liên Minh Lutheran Thế Giới đều có đại biểu cùng với đại biểu của các Tòa Thượng Phụ Chính Thống. Nhưng hình như người ta không thấy có sự hiện diện của người Tin Lành (evangelicals). Cũng không thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma. Các đại diện của Thần Giáo, Đạo Giáo và Khổng Giáo không được nêu tên rõ.
Tuy nhiên, khung cảnh của buổi lễ gây nhiều ấn tượng tốt đẹp và hình ảnh các tôn giáo tụ họp nhau trên lễ đài dưới bóng ngôi Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô quả là một bức tranh khó quên. Đúng như lời Đức Bênêđíctô XVI phát biểu lúc kết thúc: “Biến cố ngày hôm nay là một hình ảnh cho thấy chiều kích tâm linh là yếu tố then chốt ra sao đối với việc xây dựng hòa bình”.
Nhà duy nhân bản Mễ Tây Cơ, Giáo Sư Guillermo Hurta, cam kết sẽ “làm mọi cố gắng để bảo đảm rằng người tin cũng như người không tin, trong niềm tin cậy lẫn nhau, có thể cùng theo đuổi con đường chung đi tìm chân lý, công lý và hòa bình”. Đó cũng chính là mục tiêu của Đức Bênêđíctô XVI trong cuộc tranh đấu của ngài với chủ nghĩa thế tục tây phương.
Theo Austen, Assisi III không khai phá được vùng đất nào mới, nhưng đã làm rất nhiều để củng cố các mối liên hệ từng được vun xới suốt 25 năm qua nhằm theo đuổi một chủ nghĩa nhân bản tâm linh về hòa bình. Nó cũng gửi được nhiều thông điệp nhằm tách niềm tin ra khỏi bạo lực và cho thế giới thấy các tôn giáo khác nhau vẫn có thể hợp nhất vì chính nghĩa hòa bình.
Với việc vùng đồng Euro đang có nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng nguy hiểm, và việc Mùa Xuân Ả Rập đang có nguy cơ trở thành một Mùa Đông, cũng như việc nhiều áng mây bất khoan dung và duy quốc gia đang xuất hiện khắp thế giới, hoa trái thực sự của Assisi III chắc chắn nằm ở tương lai, khi những người thiện chí cảm thấy mình phải gắn bó với nhau để đối mặt với các hình thức bạo lực mới.
Như Tiến Sĩ Rowan Williams đã phát biểu: “Các thách đố của thời đại ta đã tới chỗ khiến cho không một cơ chế tôn giáo nào có đủ mọi tài nguyên thực tiễn đủ để đương đầu với chúng, cho dù ta tin mình có đủ những gì mình cần trong lãnh vực tâm linh và học lý”. Và đó chính là mục tiêu của ngày này: không phải đối thoại thần học hay cầu nguyện chung, mà là huy động một cương lãnh chung để đối phó với các thách đố của thế giới ngày mai. Theo nghĩa đó, việc phán đoán kết quả của nó nằm ở tương lai.