Seoul (AsiaNews) – Hôm 21/09/201, các vị lãnh đạo của bảy tôn giáo lớn ở Hàn Quốc đã đến miền Bắc của bán đảo Triều Tiên: đó là cuộc hành trình chưa có tiền lệ nhằm tìm cách mang lại cho hai bên biên giới đường hướng của hòa bình và hòa giải. Tuy nhiên, một số nguồn tin Công Giáo, trong khi ca ngợi hành động này giải thích rằng: "Chế độ cộng sản ở Bình Nhưỡng không có ý định cởi mở với tôn giáo. Nó chỉ cần viện trợ nhân đạo, và biết rằng chỉ có thể nhận viện trợ qua các cộng đồng tôn giáo".
Phái đoàn bao gồm 24 thành viên đã đến Bắc Triều Tiên qua ngõ Trung Quốc, vì không có mối liên hệ trực tiếp giữa hai miền của bán đảo. Chuyến đi này được tổ chức theo lời mời của Hội đồng Tôn giáo Bắc Triều Tiên, một con rối nằm trong tay Bình Nhưỡng nhằm đưa ra chức năng "giả hiệu" đối với một số du khách phương Tây và Trung Quốc đến với đất nước này. Bất luận thế nào, đây là cơ hội duy nhất: phái đoàn sẽ lưu lại đến thứ Bảy, 24 tháng Chín.
Rời khỏi sân bay quốc tế Incheon, Đức Tổng Giám Mục của Gwangju, Đức Cha Hyginus Kim Hee-jong đã đọc một tuyên bố chung của các tôn giáo: "Chúng tôi sẽ bày tỏ khát vọng của các nhóm tôn giáo Hàn Quốc vì hòa bình cho miền Bắc. Khi những người thuộc các tôn giáo từ hai miền Triều Tiên quy tụ lại với nhau để tái khẳng định quyết tâm của chúng tôi để đạt được hòa bình, chúng tôi hy vọng rằng ý nghĩ của hai miền Triều Tiên sẽ trở nên hiệp nhất trong mục tiêu theo đuổi thống nhất đất nước của chúng tôi, và điều này sẽ góp phần mở ra một trang lịch sử mới về hòa giải, hợp tác và trao đổi". Nhóm cũng cảm ơn Chính phủ Seoul đã cấp phép để lên đường. Sau hành động khiêu khích quân sự của Bình Nhưỡng, chính phủ đã ngăn chặn hầu hết bất kỳ mối quan hệ giữa hai nước.
Cùng đồng hành với Đức Cha Kim là Mục sư Kim Yeong-joo, Thư ký Hội đồng Quốc gia các Giáo Hội Hàn Quốc, Hòa Thượng Jaseung, chủ tịch Tông phái Tào Khê (Jogye Order) Phật Giáo Hàn Quốc, Hòa Thượng Kim Ju-won, người đứng đầu tông phái Viên Phật giáo, Tiến sĩ Choi Geun-Dok, chủ tịch Hiệp hội Nho giáo Sung Kyun Kwan, Woon Yim-kil, người đứng đầu tôn giáo Chondogyo và Han Yang-won, người đứng đầu các tôn giáo truyền thống Hàn Quốc.
Mặc dù nảy sinh từ ý định tốt, nhưng một nguồn tin Công Giáo cho AsiaNews hay: "Bình Nhưỡng không mong muốn cởi mở với ý tưởng của tôn giáo một cách đơn giản, bởi vì chế độ sẽ suy giảm sau một vài tháng nếu đều đó xảy ra. Tôn Giáo, trước hết, giảng dạy tự do và điều này không phù hợp với chế độ độc tài. Vì thế, ngay cả nếu đúng là thấy và trải nghiệm hoàn cảnh càng nhiều càng tốt, tôi nghĩ cũng chỉ nhằm thu hút càng nhiều viện trợ càng tốt từ những người thuộc các tôn giáo của miền Nam".
Ở miền Bắc, có hầu như không có tự do thờ phượng. Sự sùng bái chỉ được phép là tôn thờ "vị lãnh tụ kính yêu" Kim Chính Nhật (Kim Jong-il) và cha của ông, "chủ tịch vĩnh cửu" Kim Nhật Thành. Xã hội được tổ chức thành các cấp độ thứ bậc, và những người tuyên xưng thuộc về một tôn giáo bị chuyển xuống thứ bậc dưới cùng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng thế: trước khi miền Bắc độc lập, nhờ nhận được vũ khí của Trung Quốc do Mao cung cấp, Bình Nhưỡng đã được gọi là "thành Giêrusalem của Á Châu".
Có một sự hiện diện mạnh mẽ của các Kitô hữu ở Hàn Quốc, người Công Giáo và Tin Lành, những người đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển xã hội của Hàn Quốc vào đầu những năm 1900. Sự hiện diện của Phật giáo cũng mạnh mẽ, tất nhiên, cả các phái truyền thống và tông phái Tào Khê, ngay cả Giáo Hội Chính Thống cũng có một số lượng lớn các tín hữu, cũng như các tín hữu Shaman và tôn giáo truyền thống.
Sự đàn áp tôn giáo và tín hữu của Chủ tịch Kim bằng mọi giá để phá hủy mọi thứ. Ngày nay, không thể định lượng được số người đã duy trì một số hình thức của đức tin. Theo Vatican, hiện nay vẫn còn khoảng 800 người Công giáo, nhưng theo nguồn tin của AsiaNews thì cho rằng con số "nhiều nhất" là 200, tất cả đều rất già.
Phái đoàn bao gồm 24 thành viên đã đến Bắc Triều Tiên qua ngõ Trung Quốc, vì không có mối liên hệ trực tiếp giữa hai miền của bán đảo. Chuyến đi này được tổ chức theo lời mời của Hội đồng Tôn giáo Bắc Triều Tiên, một con rối nằm trong tay Bình Nhưỡng nhằm đưa ra chức năng "giả hiệu" đối với một số du khách phương Tây và Trung Quốc đến với đất nước này. Bất luận thế nào, đây là cơ hội duy nhất: phái đoàn sẽ lưu lại đến thứ Bảy, 24 tháng Chín.
Rời khỏi sân bay quốc tế Incheon, Đức Tổng Giám Mục của Gwangju, Đức Cha Hyginus Kim Hee-jong đã đọc một tuyên bố chung của các tôn giáo: "Chúng tôi sẽ bày tỏ khát vọng của các nhóm tôn giáo Hàn Quốc vì hòa bình cho miền Bắc. Khi những người thuộc các tôn giáo từ hai miền Triều Tiên quy tụ lại với nhau để tái khẳng định quyết tâm của chúng tôi để đạt được hòa bình, chúng tôi hy vọng rằng ý nghĩ của hai miền Triều Tiên sẽ trở nên hiệp nhất trong mục tiêu theo đuổi thống nhất đất nước của chúng tôi, và điều này sẽ góp phần mở ra một trang lịch sử mới về hòa giải, hợp tác và trao đổi". Nhóm cũng cảm ơn Chính phủ Seoul đã cấp phép để lên đường. Sau hành động khiêu khích quân sự của Bình Nhưỡng, chính phủ đã ngăn chặn hầu hết bất kỳ mối quan hệ giữa hai nước.
Cùng đồng hành với Đức Cha Kim là Mục sư Kim Yeong-joo, Thư ký Hội đồng Quốc gia các Giáo Hội Hàn Quốc, Hòa Thượng Jaseung, chủ tịch Tông phái Tào Khê (Jogye Order) Phật Giáo Hàn Quốc, Hòa Thượng Kim Ju-won, người đứng đầu tông phái Viên Phật giáo, Tiến sĩ Choi Geun-Dok, chủ tịch Hiệp hội Nho giáo Sung Kyun Kwan, Woon Yim-kil, người đứng đầu tôn giáo Chondogyo và Han Yang-won, người đứng đầu các tôn giáo truyền thống Hàn Quốc.
Mặc dù nảy sinh từ ý định tốt, nhưng một nguồn tin Công Giáo cho AsiaNews hay: "Bình Nhưỡng không mong muốn cởi mở với ý tưởng của tôn giáo một cách đơn giản, bởi vì chế độ sẽ suy giảm sau một vài tháng nếu đều đó xảy ra. Tôn Giáo, trước hết, giảng dạy tự do và điều này không phù hợp với chế độ độc tài. Vì thế, ngay cả nếu đúng là thấy và trải nghiệm hoàn cảnh càng nhiều càng tốt, tôi nghĩ cũng chỉ nhằm thu hút càng nhiều viện trợ càng tốt từ những người thuộc các tôn giáo của miền Nam".
Ở miền Bắc, có hầu như không có tự do thờ phượng. Sự sùng bái chỉ được phép là tôn thờ "vị lãnh tụ kính yêu" Kim Chính Nhật (Kim Jong-il) và cha của ông, "chủ tịch vĩnh cửu" Kim Nhật Thành. Xã hội được tổ chức thành các cấp độ thứ bậc, và những người tuyên xưng thuộc về một tôn giáo bị chuyển xuống thứ bậc dưới cùng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng thế: trước khi miền Bắc độc lập, nhờ nhận được vũ khí của Trung Quốc do Mao cung cấp, Bình Nhưỡng đã được gọi là "thành Giêrusalem của Á Châu".
Có một sự hiện diện mạnh mẽ của các Kitô hữu ở Hàn Quốc, người Công Giáo và Tin Lành, những người đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển xã hội của Hàn Quốc vào đầu những năm 1900. Sự hiện diện của Phật giáo cũng mạnh mẽ, tất nhiên, cả các phái truyền thống và tông phái Tào Khê, ngay cả Giáo Hội Chính Thống cũng có một số lượng lớn các tín hữu, cũng như các tín hữu Shaman và tôn giáo truyền thống.
Sự đàn áp tôn giáo và tín hữu của Chủ tịch Kim bằng mọi giá để phá hủy mọi thứ. Ngày nay, không thể định lượng được số người đã duy trì một số hình thức của đức tin. Theo Vatican, hiện nay vẫn còn khoảng 800 người Công giáo, nhưng theo nguồn tin của AsiaNews thì cho rằng con số "nhiều nhất" là 200, tất cả đều rất già.