Christ House là tên của một trại tạm cư dành cho nam giới của giáo phận Arlington thuộc tiểu bang Virginia, do hội từ thiện Catholic Charities điều hành.
"Mỗi ngày chúng tôi thấy có thêm nhiều gương mặt mới, hình như đây là kết quả của tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay," là lời của ông Mentesnot Tejeji, quản lý trại Christ House, ông cho biết số lượng người tới ăn cơm thí đã tăng lên gấp đôi kể từ năm 2007, là năm ông bắt đầu làm việc tại đây.
Ông Tejeji nghĩ rằng nhiều người trong số họ đang phải đối mặt với một sự lựa chọn khó khăn, là phải bớt ăn để có đủ tiền thuê nhà và trả điện nước.
Mỗi trường hợp là một câu chuyện thương tâm, như anh Jon Proctor chẳng hạn, mỗi tuần anh chỉ còn kiếm được $200 cho một công việc khuân vác làm đêm bán thời gian tại hãng Safeway.
Bốn năm trước anh từng là một thợ điện lành nghề với mức lương $18 một giờ, sau khi mất việc anh làm nhân viên an ninh cho một bar rượu với phận sự tống cổ những tên say sưa ra khỏi tiệm, công việc dù sao cũng mang lại cho anh $500 mỗi đêm có việc.
"Đời sống quả là một sự đổi thay bất ngờ, " anh tâm sự. "Tôi đang cố gượng dậy," là lời anh miêu tả những tranh thủ của anh để có được 30 giờ làm việc một tuần.
Anh là một cựu chiến binh Việt Nam, đã 55 tuổi có 5 con. 18 tháng trước anh bị chị vợ tống cổ ra khỏi nhà đòi li dị, anh đã tìm đến Christ House với duy nhất một bồ đồ mặc trên người.
"Tôi đã từng ở cảnh hết lên voi rồi xuống chó" anh nói thêm, "cho nên nếu có ai huyênh hoang rằng 'Hey, tao đang là số dách đây", thì tôi cũng sẽ không vội mừng cho hắn bởi vì hắn có thể bị rơi xuống hố chỗ tôi đang ở chỉ trong nháy mắt."
Là một kẻ không nhà, anh Proctor không còn nhìn 100 người mỗi ngày tới ăn ở Christ House với một con mắt khinh thường như trước. Anh cho biết anh đã hiểu thế nào là lo từng bữa ăn một, và rằng thân phận làm một người nghèo không có nghĩa là lỗi về phần họ. Một người dễ dàng lâm vào cảnh nghèo túng chỉ vì bị mất sở, bị bệnh tật hoặc vì một bất hạnh trong gia đình.
Anh Proctor là một trường hợp trong số những người Mỹ mới bị liệt kê vào sổ nghèo do sở Thống Kê Mỹ loan báo ngày 13 tháng 9 vừa qua.
Số người nghèo hiện nay là 46.2 triệu người, tức là 15.1 % dân số. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay.
3 năm qua, số nghèo cứ tăng mãi, không ngưng nghỉ.
So với năm 2010, thì số người mới rơi vào cảnh nghèo là thêm 2.6 triệu. Nhưng đáng buồn hơn nữa, số thu thập của tầng lớp Trung Lưu Mỹ cũng giảm xuống còn $49 ngàn, tức là chỉ tương đương với mức thu thập của năm 1996, một sự thụt lùi đến 15 năm.
Sau khi điều chỉnh để lọai yếu tố lạm phát ra ngòai thì mức thu thập của tầng lớp Trung Lưu chỉ tăng có 11% so với năm 1980, trong khi 5% những người giầu nhất nước Mỹ đã giầu thêm lên đến 42%.
Những số liệu thống kê còn cho thấy:
-Tỷ lệ nghèo đói của trẻ em đã tăng lên 22% và trong số người lớn từ 18 đến 64 tuổi đã tăng lên 13,7%, tỷ lệ nghèo của những bậc cao niên trên 65 tuổi là 9%.
-Tỷ lệ nghèo của các bà mẹ không chồng tăng lên tới 40,7%, trong khi tỷ lệ nghèo của các cặp vợ chồng còn sống chung cũng tăng lên tới 8,8%.
-Tỷ lệ nghèo của người gốc Tây Ban Nha là 26,6%, ngang cấp với người da đen (27,4%), trong khi người da trắng nghèo là 9,9% và người gốc châu Á là 12,1%.
-Từ năm 2007 tới 2010, số lượng người "phải share phòng" với bạn bè vì mất nhà tăng đến 10,7%. Số lượng người trẻ (từ 25 đến 34 tuổi) phải về sống chung với cha mẹ tăng đến 25,5%.
-Số lượng người không có bảo hiểm y tế tăng tới 16,3% trong khi số lượng người lao động có bảo hiểm y tế đã giảm chỉ còn 55,3%, Cộng tất cả các loại bảo hiểm tư nhân vào với nhau thì chỉ còn là 64% (giảm). Những người có bảo hiểm sức khỏe do chính phủ cung cấp đã tăng tới 31%.
Cái nghèo gia tăng đã đặt ra những thách thức nghiêm trọng mà chính quyền sẽ phải đối diện khi Quốc hội và Tổng thống Barack Obama tranh luận về những chủ trương dị biệt nhằm kích thích nền kinh tế.
Giáo sư Charles A. Gallagher, khoa trưởng khoa xã hội học và tư pháp hình sự tại Đại học Công Giáo LaSalle Philadelphia, báo động rằng nạn nghèo sẽ còn tồi tệ hơn nữa trừ phi có thêm nhiều việc làm mới với lương bổng tốt hơn. Ông lo ngại rằng giấc mơ Đời Sống Mỹ sẽ không thể nào đến cho hàng triệu người Mỹ khi mà hệ thống lương bổng mỗi càng ngày càng kém đi.
"Dù cho những người ở bậc thang cuối cùng của nền kinh tế có thể tìm được một công việc nào đó, họ vẫn bị mắc kẹt trong tình trạng đồng lương tối thiểu và không bổng lộc. Họ sẽ hòa nhập vào xã hội Mỹ, nhưng là một sự hòa nhập vào giai tầng thấp cổ bé họng (underclass)", ông nói.
Đức Giám mục Stephen E. Blaire của Stockton, California, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp và phát triển con người của Hội Đồng Các Giám Mục Hoa Kỳ, cũng bày tỏ mối quan tâm tương tự:
"Nếu người ta không có việc làm, thì nguồn tài chánh luân chuyễn trong cộng đồng sẽ cạn kiệt... Đối với tôi đó là một bài tóan rất đơn giản."
Ngài kêu gọi Quốc hội và Tòa Bạch Ốc hãy "gạt bỏ những dị đồng bế tắc chính trị mà làm việc cùng nhau".
"Chúng ta phải đặt người dân lên trên hết", Đức Giám mục Blaire nói tiếp. "Tôi không có sẵn câu trả lời cho những gì chính phủ có thể làm và tôi nghĩ rằng đó không phải là vai trò của Giáo hội. Vai trò của Giáo hội chỉ là lên tiếng nhắc nhủ chính phủ cần phải chu tòan trách nhiệm của mình. Không những chỉ là chính phủ mà thôi, mà còn là các doanh nghiệp, các thực thể khác, tất cả mọi người đều có một trách nhiệm nào đó. "
"Chúng ta tiếp tục phải đối mặt với những thách thức to lớn của đất nước- chúng ta có rất nhiều người dân vẫn còn thất nghiệp, nhiều người không tìm đủ tài nguyên để sống, để xây dựng một gia đình, nhiều người đã bị mất nhà ở".
"Như Đức Thánh Cha đã nói, khi một người không có việc, nhân vị của họ bị giảm...trách nhiệm của các cộng đồng, đặc biệt là chính phủ, giới kinh doanh và các tổ chức khác, là phải làm việc cùng nhau để giải quyết vấn đề ".
Đức giám mục đưa ra lời chỉ trích các đảng phái trong cuộc tranh luận về ngân sách gần đây, ngài than phiền rằng người nghèo đang bị bỏ rơi trong những điều khoản tài trợ của liên bang. Ngài thúc giục mọi người Công giáo hãy giúp ngăn chặn việc người ta vì ý thức hệ chính trị mà chà đạp lên "quyền tối thượng đến từ Thượng Đế." (a divine authority)
"Dù rằng có rất nhiều lĩnh vực phải được xem xét để có một ngân sách cân bằng, nhưng cũng cần phải chú ý đặc biệt đến những người nghèo và dễ bị tổn thương nhất trong xã hội của chúng ta", ĐGM nhấn mạnh.
Đức Giám mục Blaire cũng cảnh báo chống lại một thành kiến bất công cho những người đang sống trong cảnh nghèo đói mà ngài đã thấy có cả trong một số người Công giáo.
"Đó là xu hướng đổ lỗi cho người nghèo chỉ vì họ là nghèo," ngài nói. "Rỏ ràng, cuộc sống là trách nhiệm riêng của mỗi người, nhưng phải hiểu rằng nhiều người đã nghèo vì những lý do ngoài tầm kiểm soát của họ."
"Nhiều người trong số họ bị bệnh tâm thần, có khuyết tật, là các bà mẹ độc thân, là những người đang vất vả tìm đủ mọi việc để nuôi nấng con cái của họ," ngài nói thêm.
Đối với những người cho rằng những chương trình phúc lợi và thất nghiệp đang có nguy cơ bị lạm dụng thường xuyên, đức giám mục nói, "sự lạm dụng là luôn luôn có nhưng chúng ta cũng luôn luôn phải cố gắng để sửa nó."
"Và chúng ta phải đặt ưu tiên trên chương trình nghị sự cho những người nghèo nhất trong xã hội," ngài nhấn mạnh.
"Chúng ta thường quên rằng nhiều đóng góp lớn lao cho xã hội đã đến từ những người nghèo, khi họ nhận được một nền giáo dục và có cơ hội để đóng góp."
"Mỗi ngày chúng tôi thấy có thêm nhiều gương mặt mới, hình như đây là kết quả của tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay," là lời của ông Mentesnot Tejeji, quản lý trại Christ House, ông cho biết số lượng người tới ăn cơm thí đã tăng lên gấp đôi kể từ năm 2007, là năm ông bắt đầu làm việc tại đây.
Ông Tejeji nghĩ rằng nhiều người trong số họ đang phải đối mặt với một sự lựa chọn khó khăn, là phải bớt ăn để có đủ tiền thuê nhà và trả điện nước.
Mỗi trường hợp là một câu chuyện thương tâm, như anh Jon Proctor chẳng hạn, mỗi tuần anh chỉ còn kiếm được $200 cho một công việc khuân vác làm đêm bán thời gian tại hãng Safeway.
Bốn năm trước anh từng là một thợ điện lành nghề với mức lương $18 một giờ, sau khi mất việc anh làm nhân viên an ninh cho một bar rượu với phận sự tống cổ những tên say sưa ra khỏi tiệm, công việc dù sao cũng mang lại cho anh $500 mỗi đêm có việc.
"Đời sống quả là một sự đổi thay bất ngờ, " anh tâm sự. "Tôi đang cố gượng dậy," là lời anh miêu tả những tranh thủ của anh để có được 30 giờ làm việc một tuần.
Anh là một cựu chiến binh Việt Nam, đã 55 tuổi có 5 con. 18 tháng trước anh bị chị vợ tống cổ ra khỏi nhà đòi li dị, anh đã tìm đến Christ House với duy nhất một bồ đồ mặc trên người.
"Tôi đã từng ở cảnh hết lên voi rồi xuống chó" anh nói thêm, "cho nên nếu có ai huyênh hoang rằng 'Hey, tao đang là số dách đây", thì tôi cũng sẽ không vội mừng cho hắn bởi vì hắn có thể bị rơi xuống hố chỗ tôi đang ở chỉ trong nháy mắt."
Là một kẻ không nhà, anh Proctor không còn nhìn 100 người mỗi ngày tới ăn ở Christ House với một con mắt khinh thường như trước. Anh cho biết anh đã hiểu thế nào là lo từng bữa ăn một, và rằng thân phận làm một người nghèo không có nghĩa là lỗi về phần họ. Một người dễ dàng lâm vào cảnh nghèo túng chỉ vì bị mất sở, bị bệnh tật hoặc vì một bất hạnh trong gia đình.
Anh Proctor là một trường hợp trong số những người Mỹ mới bị liệt kê vào sổ nghèo do sở Thống Kê Mỹ loan báo ngày 13 tháng 9 vừa qua.
Số người nghèo hiện nay là 46.2 triệu người, tức là 15.1 % dân số. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay.
3 năm qua, số nghèo cứ tăng mãi, không ngưng nghỉ.
So với năm 2010, thì số người mới rơi vào cảnh nghèo là thêm 2.6 triệu. Nhưng đáng buồn hơn nữa, số thu thập của tầng lớp Trung Lưu Mỹ cũng giảm xuống còn $49 ngàn, tức là chỉ tương đương với mức thu thập của năm 1996, một sự thụt lùi đến 15 năm.
Sau khi điều chỉnh để lọai yếu tố lạm phát ra ngòai thì mức thu thập của tầng lớp Trung Lưu chỉ tăng có 11% so với năm 1980, trong khi 5% những người giầu nhất nước Mỹ đã giầu thêm lên đến 42%.
Những số liệu thống kê còn cho thấy:
-Tỷ lệ nghèo đói của trẻ em đã tăng lên 22% và trong số người lớn từ 18 đến 64 tuổi đã tăng lên 13,7%, tỷ lệ nghèo của những bậc cao niên trên 65 tuổi là 9%.
-Tỷ lệ nghèo của các bà mẹ không chồng tăng lên tới 40,7%, trong khi tỷ lệ nghèo của các cặp vợ chồng còn sống chung cũng tăng lên tới 8,8%.
-Tỷ lệ nghèo của người gốc Tây Ban Nha là 26,6%, ngang cấp với người da đen (27,4%), trong khi người da trắng nghèo là 9,9% và người gốc châu Á là 12,1%.
-Từ năm 2007 tới 2010, số lượng người "phải share phòng" với bạn bè vì mất nhà tăng đến 10,7%. Số lượng người trẻ (từ 25 đến 34 tuổi) phải về sống chung với cha mẹ tăng đến 25,5%.
-Số lượng người không có bảo hiểm y tế tăng tới 16,3% trong khi số lượng người lao động có bảo hiểm y tế đã giảm chỉ còn 55,3%, Cộng tất cả các loại bảo hiểm tư nhân vào với nhau thì chỉ còn là 64% (giảm). Những người có bảo hiểm sức khỏe do chính phủ cung cấp đã tăng tới 31%.
Cái nghèo gia tăng đã đặt ra những thách thức nghiêm trọng mà chính quyền sẽ phải đối diện khi Quốc hội và Tổng thống Barack Obama tranh luận về những chủ trương dị biệt nhằm kích thích nền kinh tế.
Giáo sư Charles A. Gallagher, khoa trưởng khoa xã hội học và tư pháp hình sự tại Đại học Công Giáo LaSalle Philadelphia, báo động rằng nạn nghèo sẽ còn tồi tệ hơn nữa trừ phi có thêm nhiều việc làm mới với lương bổng tốt hơn. Ông lo ngại rằng giấc mơ Đời Sống Mỹ sẽ không thể nào đến cho hàng triệu người Mỹ khi mà hệ thống lương bổng mỗi càng ngày càng kém đi.
"Dù cho những người ở bậc thang cuối cùng của nền kinh tế có thể tìm được một công việc nào đó, họ vẫn bị mắc kẹt trong tình trạng đồng lương tối thiểu và không bổng lộc. Họ sẽ hòa nhập vào xã hội Mỹ, nhưng là một sự hòa nhập vào giai tầng thấp cổ bé họng (underclass)", ông nói.
Đức Giám mục Stephen E. Blaire của Stockton, California, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp và phát triển con người của Hội Đồng Các Giám Mục Hoa Kỳ, cũng bày tỏ mối quan tâm tương tự:
"Nếu người ta không có việc làm, thì nguồn tài chánh luân chuyễn trong cộng đồng sẽ cạn kiệt... Đối với tôi đó là một bài tóan rất đơn giản."
Ngài kêu gọi Quốc hội và Tòa Bạch Ốc hãy "gạt bỏ những dị đồng bế tắc chính trị mà làm việc cùng nhau".
"Chúng ta phải đặt người dân lên trên hết", Đức Giám mục Blaire nói tiếp. "Tôi không có sẵn câu trả lời cho những gì chính phủ có thể làm và tôi nghĩ rằng đó không phải là vai trò của Giáo hội. Vai trò của Giáo hội chỉ là lên tiếng nhắc nhủ chính phủ cần phải chu tòan trách nhiệm của mình. Không những chỉ là chính phủ mà thôi, mà còn là các doanh nghiệp, các thực thể khác, tất cả mọi người đều có một trách nhiệm nào đó. "
"Chúng ta tiếp tục phải đối mặt với những thách thức to lớn của đất nước- chúng ta có rất nhiều người dân vẫn còn thất nghiệp, nhiều người không tìm đủ tài nguyên để sống, để xây dựng một gia đình, nhiều người đã bị mất nhà ở".
"Như Đức Thánh Cha đã nói, khi một người không có việc, nhân vị của họ bị giảm...trách nhiệm của các cộng đồng, đặc biệt là chính phủ, giới kinh doanh và các tổ chức khác, là phải làm việc cùng nhau để giải quyết vấn đề ".
Đức giám mục đưa ra lời chỉ trích các đảng phái trong cuộc tranh luận về ngân sách gần đây, ngài than phiền rằng người nghèo đang bị bỏ rơi trong những điều khoản tài trợ của liên bang. Ngài thúc giục mọi người Công giáo hãy giúp ngăn chặn việc người ta vì ý thức hệ chính trị mà chà đạp lên "quyền tối thượng đến từ Thượng Đế." (a divine authority)
"Dù rằng có rất nhiều lĩnh vực phải được xem xét để có một ngân sách cân bằng, nhưng cũng cần phải chú ý đặc biệt đến những người nghèo và dễ bị tổn thương nhất trong xã hội của chúng ta", ĐGM nhấn mạnh.
Đức Giám mục Blaire cũng cảnh báo chống lại một thành kiến bất công cho những người đang sống trong cảnh nghèo đói mà ngài đã thấy có cả trong một số người Công giáo.
"Đó là xu hướng đổ lỗi cho người nghèo chỉ vì họ là nghèo," ngài nói. "Rỏ ràng, cuộc sống là trách nhiệm riêng của mỗi người, nhưng phải hiểu rằng nhiều người đã nghèo vì những lý do ngoài tầm kiểm soát của họ."
"Nhiều người trong số họ bị bệnh tâm thần, có khuyết tật, là các bà mẹ độc thân, là những người đang vất vả tìm đủ mọi việc để nuôi nấng con cái của họ," ngài nói thêm.
Đối với những người cho rằng những chương trình phúc lợi và thất nghiệp đang có nguy cơ bị lạm dụng thường xuyên, đức giám mục nói, "sự lạm dụng là luôn luôn có nhưng chúng ta cũng luôn luôn phải cố gắng để sửa nó."
"Và chúng ta phải đặt ưu tiên trên chương trình nghị sự cho những người nghèo nhất trong xã hội," ngài nhấn mạnh.
"Chúng ta thường quên rằng nhiều đóng góp lớn lao cho xã hội đã đến từ những người nghèo, khi họ nhận được một nền giáo dục và có cơ hội để đóng góp."