Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ mười một về Cầu Nguyện của ĐTC Bênêdictô XVI ban hành tại Quảng Trường Tự Do ở Castel Gandolfo, Thứ Tư ngày 31 tháng 8, năm 2011. ĐTC tiếp tục loạt bài giáo lý về Cầu Nguyện. Lần này ngài nói về liên hệ giữa Nghệ Thuật và Cầu Nguyện
Anh Chị Em thân mến,
Trong những tháng vừa qua tôi đã nhiều lần nhắc đến việc mọi Kitô hữu phải dành thì giờ cho Thiên Chúa, để cầu nguyện, giữa nhiều công việc bề bộn hàng ngày. Chính Chúa ban cho chúng ta nhiều cơ hội để nhớ đến Ngài. Hôm nay tôi sẽ nói cách ngắn gọn về một trong những phương tiện có thể đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa và cũng giúp chúng ta trong cuộc gặp gỡ Ngài, đó là cách diễn tả bằng nghệ thuật, qua “con đường thẩm mỹ” mà tôi đã nói đến nhiều lần, mà trong đó con người cần tìm lại được ý nghĩa sâu sắc nhất của nó
Có lẽ anh chị em đã một lần nào đó đứng trước một tác phẩm điêu khắc, một bức tranh, một vài vần thơ của một áng văn hoặc một bài hát, và kinh nghiệm một cảm xúc sâu xa, một cảm giác hân hoan, được cảm nhận một cách rõ ràng rằng trước mặt anh chị em không phải chỉ có vật chất, một khối đá cẩm thạch hoặc một khối đồng, một bức tranh vẽ, một tổ hợp các chữ cái hoặc một sự kết hợp của âm thanh, nhưng một điều gì đó lớn hơn, điều gì "nói được", có khả năng chạm vào tâm hồn, để truyền thông một sứ điệp, để nâng linh hồn lên.
Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của khả năng sáng tạo của con người, là người trước thực tại hữu hình, đã thắc mắc và cố gắng khám phá ra ý nghĩa sâu sắc và truyền đạt ý nghĩa này qua ngôn ngữ của các hình thể, màu sắc và âm thanh. Nghệ thuật có khả năng diễn tả và làm thành hữu hình nhu cầu của con người vượt xa những gì họ thấy; nó cho thấy sự khao khát và tìm kiếm điều vô tận. Qủa thực, nó như một cánh cửa mở ra cho cõi vô biên, cho sự tuyệt mỹ và một sự thật vượt trên những gì là thường nhật. Nó là một tác phẩm nghệ thuật có thể mở mắt trí tuệ và tâm hồn, thúc đẩy chúng ta hướng lên.
Nhưng có những cách diễn tả nghệ thuật là những con đường đưa đến Thiên Chúa, Đấng là Sự Toàn Mỹ tuyệt đối, thực ra, chúng là một cách trợ giúp chúng ta để lớn lên trong mối liên hệ với Ngài trong cầu nguyện. Ở đây chúng ta nói đến những tác phẩm được phát sinh từ đức tin, và những tác phẩm diễn tả đức tin. Chúng ta có thể thấy một thí dụ về điều này khi viếng thăm một Thánh Đường Cổ kiểu Gothic, chúng ta bị mê mẩn bởi các đường thẳng đứng vươn thấu trời cao, cùng hướng cái nhìn và tinh thần của mình lên cao, đồng thời, chúng ta cảm thấy mình nhỏ bé, nhưng khao khát được no thỏa. … Khi bước vào một nhà thờ kiểu Rôma: chúng ta tự nhiên được mời gọi hồi tâm và cầu nguyện. Chúng ta cảm nhận rằng đức tin của các thế hệ được tàng ẩn trong những tòa nhà tráng lệ này. Hoặc, khi chúng ta nghe một bản thánh nhạc làm cho các nhịp tim của mình rung động, linh hồn chúng ta như nở ra và được giúp để hướng về Thiên Chúa. Tôi nhớ đến một buổi hòa nhạc của Johann Sebastian Bach tại Munich trong vùng Bavaria, được điều khiển bởi Leonard Bernstein. Sau khi kết thúc bài cuối cùng, tôi đã cảm thấy, không phải bằng lý luận, nhưng tận đáy tâm hồn, rằng những gì tôi vừa nghe đã truyền thông chân lý cho tôi, chân lý về soạn giả tối cao, và đánh động tôi để cảm tạ Thiên Chúa. Ngồi bên cạnh tôi là Giám Mục Lutherô của Munich. Tôi bật miệng nói với ông: "Ai đã nghe bài này đều hiểu rằng đức tin là là sự thật”, và vẻ đẹp không thể cưỡng lại được nói lên sự hiện diện của chân lý của Thiên Chúa.
Nhưng biết bao lần, những bức họa hay hình vẽ trên tường cũng là kết quả của đức tin của người nghệ sĩ, trong hình thể, màu sắc và ánh sáng của chúng, thôi thúc chúng ta hướng những suy nghĩ của mình về Thiên Chúa và tăng thêm khao khát được múc từ Nguồn Mạch của mọi sự Toàn Mỹ. Điều mà một nghệ sĩ thời danh, Marc Chagall, đã viết vẫn còn rất đúng, là qua nhiều kỷ nguyên, các họa sĩ đã nhúng cọ của họ trong mẫu tự được tô màu ấy, là Sách Thánh Kinh.
Như thế, đã bao lần, một diễn tả nghệ thuật có thể trở thành một dịp để nhắc nhở chúng ta về Thiên Chúa, để giúp chúng ta cầu nguyện hoặc thậm chí hoán cải tâm hồn mình! Trong năm 1886, Paul Claudel, một thi sĩ, kịch sĩ và nhà ngoại giao nổi danh của Pháp đã vào Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Paris, và ở đó ông đã cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa chính vì nghe người ta hát bài Magnificat trong Thánh Lễ Giáng Sinh. Ông đã không vào nhà thờ vì những lý do đức tin, nhưng đã vào tìm những lý luận chống lại Kitô giáo, thay vào đó ân sủng của Thiên Chúa đã biến đổi tâm hồn ông.
Các bạn thân mến, tôi mời các bạn tái khám phá ra tầm quan trọng của phương thức này đối với việc cầu nguyện, với mối liên hệ sống động của mình với Thiên Chúa. Các thành phố và các quốc gia khắp nơi trên thế giới đang giữ những kho tàng nghệ thuật diễn tả đức tin và mời gọi chúng ta liên hệ với Thiên Chúa. Cho nên, chớ gì việc chúng ta thăm viếng những nơi nghệ thuật không những chỉ là một dịp để làm giàu văn hóa, nhưng trên hết, chúng có thể trở thành một giây phút ân sủng khuyến khích chúng ta củng cố mối liên hệ và cuộc đối thoại của mình với Chúa, để dừng lại và, qua việc đi từ thực tại đơn giản bên ngoài đến thực tại sâu xa hơn mà chúng diễn tả, chiêm ngắm tia sáng của vẻ đẹp đánh động chúng ta, làm cho chúng ta “bị thương” tận thâm tâm và mời gọi chúng ta lên cùng Thiên Chúa.
Tôi sẽ kết thúc bằng một lời cầu nguyện trích từ một Thánh Vịnh, Thánh Vịnh 27 “Chỉ một điều con đã xin cùng Chúa, một điều con tìm kiếm! là xin cho con được ở trong nhà Chúa mọi ngày trong đời con, để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Chúa, và học hỏi trong Đền Thánh của Ngài” (câu 4). Chúng ta hãy hy vọng rằng Chúa sẽ giúp chúng ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Ngài, cả trong thiên nhiên lẫn trong các tác phẩm nghệ thuật, để được đánh động bởi ánh sáng của Dung Nhan của Ngài, để chúng ta có thể trở thành ánh sáng cho người lân cận chúng ta. Xin cám ơn.
Anh Chị Em thân mến,
Trong những tháng vừa qua tôi đã nhiều lần nhắc đến việc mọi Kitô hữu phải dành thì giờ cho Thiên Chúa, để cầu nguyện, giữa nhiều công việc bề bộn hàng ngày. Chính Chúa ban cho chúng ta nhiều cơ hội để nhớ đến Ngài. Hôm nay tôi sẽ nói cách ngắn gọn về một trong những phương tiện có thể đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa và cũng giúp chúng ta trong cuộc gặp gỡ Ngài, đó là cách diễn tả bằng nghệ thuật, qua “con đường thẩm mỹ” mà tôi đã nói đến nhiều lần, mà trong đó con người cần tìm lại được ý nghĩa sâu sắc nhất của nó
Có lẽ anh chị em đã một lần nào đó đứng trước một tác phẩm điêu khắc, một bức tranh, một vài vần thơ của một áng văn hoặc một bài hát, và kinh nghiệm một cảm xúc sâu xa, một cảm giác hân hoan, được cảm nhận một cách rõ ràng rằng trước mặt anh chị em không phải chỉ có vật chất, một khối đá cẩm thạch hoặc một khối đồng, một bức tranh vẽ, một tổ hợp các chữ cái hoặc một sự kết hợp của âm thanh, nhưng một điều gì đó lớn hơn, điều gì "nói được", có khả năng chạm vào tâm hồn, để truyền thông một sứ điệp, để nâng linh hồn lên.
Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của khả năng sáng tạo của con người, là người trước thực tại hữu hình, đã thắc mắc và cố gắng khám phá ra ý nghĩa sâu sắc và truyền đạt ý nghĩa này qua ngôn ngữ của các hình thể, màu sắc và âm thanh. Nghệ thuật có khả năng diễn tả và làm thành hữu hình nhu cầu của con người vượt xa những gì họ thấy; nó cho thấy sự khao khát và tìm kiếm điều vô tận. Qủa thực, nó như một cánh cửa mở ra cho cõi vô biên, cho sự tuyệt mỹ và một sự thật vượt trên những gì là thường nhật. Nó là một tác phẩm nghệ thuật có thể mở mắt trí tuệ và tâm hồn, thúc đẩy chúng ta hướng lên.
Nhưng có những cách diễn tả nghệ thuật là những con đường đưa đến Thiên Chúa, Đấng là Sự Toàn Mỹ tuyệt đối, thực ra, chúng là một cách trợ giúp chúng ta để lớn lên trong mối liên hệ với Ngài trong cầu nguyện. Ở đây chúng ta nói đến những tác phẩm được phát sinh từ đức tin, và những tác phẩm diễn tả đức tin. Chúng ta có thể thấy một thí dụ về điều này khi viếng thăm một Thánh Đường Cổ kiểu Gothic, chúng ta bị mê mẩn bởi các đường thẳng đứng vươn thấu trời cao, cùng hướng cái nhìn và tinh thần của mình lên cao, đồng thời, chúng ta cảm thấy mình nhỏ bé, nhưng khao khát được no thỏa. … Khi bước vào một nhà thờ kiểu Rôma: chúng ta tự nhiên được mời gọi hồi tâm và cầu nguyện. Chúng ta cảm nhận rằng đức tin của các thế hệ được tàng ẩn trong những tòa nhà tráng lệ này. Hoặc, khi chúng ta nghe một bản thánh nhạc làm cho các nhịp tim của mình rung động, linh hồn chúng ta như nở ra và được giúp để hướng về Thiên Chúa. Tôi nhớ đến một buổi hòa nhạc của Johann Sebastian Bach tại Munich trong vùng Bavaria, được điều khiển bởi Leonard Bernstein. Sau khi kết thúc bài cuối cùng, tôi đã cảm thấy, không phải bằng lý luận, nhưng tận đáy tâm hồn, rằng những gì tôi vừa nghe đã truyền thông chân lý cho tôi, chân lý về soạn giả tối cao, và đánh động tôi để cảm tạ Thiên Chúa. Ngồi bên cạnh tôi là Giám Mục Lutherô của Munich. Tôi bật miệng nói với ông: "Ai đã nghe bài này đều hiểu rằng đức tin là là sự thật”, và vẻ đẹp không thể cưỡng lại được nói lên sự hiện diện của chân lý của Thiên Chúa.
Nhưng biết bao lần, những bức họa hay hình vẽ trên tường cũng là kết quả của đức tin của người nghệ sĩ, trong hình thể, màu sắc và ánh sáng của chúng, thôi thúc chúng ta hướng những suy nghĩ của mình về Thiên Chúa và tăng thêm khao khát được múc từ Nguồn Mạch của mọi sự Toàn Mỹ. Điều mà một nghệ sĩ thời danh, Marc Chagall, đã viết vẫn còn rất đúng, là qua nhiều kỷ nguyên, các họa sĩ đã nhúng cọ của họ trong mẫu tự được tô màu ấy, là Sách Thánh Kinh.
Như thế, đã bao lần, một diễn tả nghệ thuật có thể trở thành một dịp để nhắc nhở chúng ta về Thiên Chúa, để giúp chúng ta cầu nguyện hoặc thậm chí hoán cải tâm hồn mình! Trong năm 1886, Paul Claudel, một thi sĩ, kịch sĩ và nhà ngoại giao nổi danh của Pháp đã vào Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Paris, và ở đó ông đã cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa chính vì nghe người ta hát bài Magnificat trong Thánh Lễ Giáng Sinh. Ông đã không vào nhà thờ vì những lý do đức tin, nhưng đã vào tìm những lý luận chống lại Kitô giáo, thay vào đó ân sủng của Thiên Chúa đã biến đổi tâm hồn ông.
Các bạn thân mến, tôi mời các bạn tái khám phá ra tầm quan trọng của phương thức này đối với việc cầu nguyện, với mối liên hệ sống động của mình với Thiên Chúa. Các thành phố và các quốc gia khắp nơi trên thế giới đang giữ những kho tàng nghệ thuật diễn tả đức tin và mời gọi chúng ta liên hệ với Thiên Chúa. Cho nên, chớ gì việc chúng ta thăm viếng những nơi nghệ thuật không những chỉ là một dịp để làm giàu văn hóa, nhưng trên hết, chúng có thể trở thành một giây phút ân sủng khuyến khích chúng ta củng cố mối liên hệ và cuộc đối thoại của mình với Chúa, để dừng lại và, qua việc đi từ thực tại đơn giản bên ngoài đến thực tại sâu xa hơn mà chúng diễn tả, chiêm ngắm tia sáng của vẻ đẹp đánh động chúng ta, làm cho chúng ta “bị thương” tận thâm tâm và mời gọi chúng ta lên cùng Thiên Chúa.
Tôi sẽ kết thúc bằng một lời cầu nguyện trích từ một Thánh Vịnh, Thánh Vịnh 27 “Chỉ một điều con đã xin cùng Chúa, một điều con tìm kiếm! là xin cho con được ở trong nhà Chúa mọi ngày trong đời con, để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Chúa, và học hỏi trong Đền Thánh của Ngài” (câu 4). Chúng ta hãy hy vọng rằng Chúa sẽ giúp chúng ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Ngài, cả trong thiên nhiên lẫn trong các tác phẩm nghệ thuật, để được đánh động bởi ánh sáng của Dung Nhan của Ngài, để chúng ta có thể trở thành ánh sáng cho người lân cận chúng ta. Xin cám ơn.