Trong tháng 8 có nhiều dịp lễ lớn, trong đó có lễ bổn mạng của giáo xứ và chúng tôi đã mời Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Paraguay đến chủ tế dâng thánh lễ.
Đức Sứ Thần Tòa Thánh đương nhiệm là người Ý, rất cởi mở, thông thạo nhiều ngôn ngữ và vui vẻ tiếp chuyện với hết mọi người. Đầu năm nay, tôi đã từng tiếp ngài dịp nhà Dòng chúng tôi kỷ niệm 100 năm hiện diện tại Paraguay nên ngài biết tôi. Dịp này, tôi được tiếp chuyện ngài nhiều hơn sau thánh lễ và học được cung cách ngoại giao tuyệt vời của ngài.
Tôi cũng có dịp trao đổi với ngài vài vấn đề riêng tư và ngài cũng hỏi tôi về công việc tôi đang làm, nhất là về việc tuyển mộ ơn gọi ở Paraguay vì đây là công việc chính cúa tôi. Tôi có trình bày với ngài về những khó khăn và khủng hoảng ơn gọi nói chung ở các Dòng dù tôi biết rằng chuyện này ngài còn rành hơn tôi vì ngài Sứ Thần Tòa Thánh.
Mấy ngày qua khi tôi vào trang mạng Vietcatholic, tôi được biết là Đại Chủng Viện Thánh Nicôla Phan Thiết có kỳ thi tuyển sinh vào ngày 2-3 tháng 8 với 87 em dự thi, và Đại Chủng Viện Vinh-Thanh vào ngày 15-17 tháng 8 với 334 em dự thi vào chủng viện. Nhìn số lượng các em đăng ký dự thi vào chủng viện mà mình thấy ham vô cùng. Uớc gì thủ tục giấy tờ dễ dàng và thuận tiện thì chúng tôi có thể thu nhận các ứng sinh này và giới thiệu cho các Dòng tu khác ở vùng Nam Mỹ sẵn sàng đón nhận ơn gọi đang còn dồi dào ở Việt Nam.
Trong một lần đi tuyển mộ ơn gọi ở một vùng phía Nam Paraguay, một người đàn ông đã đến chào tôi và muốn trao đổi với tôi vài vấn đề. Tôi đã tiếp chuyện ông và ông trình bày với tôi là ông muốn gởi một người con của ông để sau này làm linh mục truyền giáo. Ông nói với tôi rằng: “Thưa cha, tôi có 3 đứa con trai. Đứa lớn nhất 23 tuổi, rất thông minh và đẹp trai nên con gởi nó đi học ngành luật để sau này trở thành luật sư. Còn thằng còn trai kế 21 tuổi, tướng tá cũng bảnh trai, khéo léo và nhanh nhẹn, nên con gởi nó đi học kiến trúc để sau này có thể trở thành kiến trúc sư. Riêng thằng con trai út của tôi vừa sinh nhật lần thứ 19. Thằng này hơi xấu trai, hơi khờ một tí và thường bị hai thằng anh nó sai vặt và đánh nó. Vì thế, tôi muốn gởi thằng này đi tu để sau này làm linh mục truyền giáo như cha!”. Tôi bực mình nhưng cũng phát cười vì sự đơn sơ chân thành của ông bố. Tôi trả lời với ông là nếu ông không nói gì thì tôi sẽ nhận thằng con trai khờ và xấu xí của ông, nhưng vì ông đã nói như vậy nên tôi không nhận. Chẳng lẽ ông nghĩ những người đi tu như chúng tôi là những tên khù khờ và xấu xí như con ông hay sao? Nghe đến đó ông làm thinh và xin lỗi.
Chuyện tưởng đùa nhưng có thật trong những ngày tôi rong ruổi khắp nước để tìm kiếm ơn gọi truyền giáo trong một quốc gia được xem là Công giáo như Paraguay này. Chuyện tưởng như đùa này giúp tôi liên tưởng đến chuyện hai anh em Ca-in và A-ben thời Cựu ước dâng lễ vật cho Thiên Chúa. Thiên Chúa chỉ đoái nhìn lễ vật của A-ben nhưng không đoái hoài gì đến lễ vật của Ca-in nên anh này tỏ ra giận giữ để rồi ra tay giết em mình (Xc. St 4, 3tt). Tôi tự hỏi tại sao Chúa lại nhận lễ vật của A-ben mà không nhận lễ vật của Ca-in. Câu trả lời khá dễ dàng: Vì A-ben đã dâng cho Chúa những của ngon, của tốt, còn Ca-in chỉ dâng những của dư thừa cho Chúa.
Như tôi đã nói, ơn gọi tu trì ở Việt Nam đến nay vẫn còn dồi dào dù dân số Công giáo Việt Nam chỉ chiếm từ 8 đến 10%. Ngay cả gia đình dù ít con nhưng cha mẹ vẫn khuyến khích con dâng mình cho Chúa, và khi con cái đã được ở trong nhà Chúa rồi thì các thành viên trong gia đình đêm ngày cầu nguyện, nâng đỡ ơn gọi. Tôi còn nhớ là vào những năm tôi còn là một chủng sinh đầu cấp của Dòng tại Việt Nam, một anh bạn lớp đàn em đến từ Hà Tây xin tu và người bố căn dặn con mình là phải đi tu đến nơi đến chốn. Sau một thời gian tập tu, anh này dần dần quen với nếp sống ở Miền Nam và cách phát âm chữ “L” thành chữ “N” hay ngược lại có phần khá hơn. Bố anh bị ốm nặng nhưng nói với những người thân trong gia đình là không nên báo cho đứa con đi tu của ông kẻo nó hoang mang và ảnh hưởng đến việc học hành và đời sống tu trì. Vậy mà đến khi ông chết rồi với mồ yên, mả đẹp thì gia đình mới báo cho đứa con trai đi tu của mình vừa mới thi cử xong. Về đểm này tôi thấy người Việt Nam, nhất là những người dân quê miền Bắc có một tấm lòng đạo đức sâu xa và thực thi Tin Mừng còn tốt gấp ngàn lần những người chỉ biết giảng dạy trên sách vở. Anh bạn lớp đàn em của tôi sau khi lấy xong bằng cử nhân ở Miền Nam, theo lời mời gọi của giám mục giáo phận lúc ấy đã về lại giáo phận nhà để tiếp tục việc học, và hiện nay anh đã là một linh mục của giáo phận để đêm ngày cầu nguyện cho ông bố của anh không được diễm phước thấy con mình bước lên Bàn Thánh.
Sở dĩ tôi dài dòng như vậy vì tôi đang làm nhiệm vụ tuyển sinh và đạo tạo ơn gọi. Tôi đã rong ruổi khắp nước để tìm kiếm ơn gọi nhưng việc kiếm tìm của tôi cũng khó như mò kim đáy biển. Một cuộc khủng hoảng ơn gọi trong những năm gần đây khiến các nhà đào tạo chúng tôi phải ngồi lại để tìm những phương án thích hợp nhằm tuyển mộ ơn gọi và cũng sáp nhập các vùng, các miền lại để vừa khỏi tốn người, vừa khỏi phí phạm công sức, tiền của vì nhiều khi đầu tư thật nhiều cho vấn đề này nhưng hiệu quả lại chẳng đi vào đâu. Nhiều chủng viện phải đóng cửa vì không có chủng sinh, nhiều học viện phải giải tán vì không có học viên, và vì thế phải gởi chủng sinh vào các trường đại học công giáo vì ở đó cũng có phân khoa Triết – Thần. Các giáo phận trước đây đều có chủng viện nhưng nay đều nhập lại một vì cả 16 giáo phận mà chưa có tới 80 chủng sinh. Một vị giám đốc chủng viện ở Uruguay với 29 năm kinh nghiệm, nhưng ngài kể với tôi rằng từ 4 năm nay chủng viện của ngài không có một chủng sinh nào nên giám mục phải bổ nhiệm ngài làm cha xứ vì sĩ quan mà không có lính thì đâu làm gì được.
Lại nói về người Paraguay một tí về ơn gọi và đời tu. Thật tình trong các nước vùng Nam Mỹ, người Paraguay có lẽ là dân tộc dễ sống nhất vì hiền hòa và không kỳ thị. Họ sẵn sàng cho tất cả khi họ quí mến mình. Họ chỉ biết sống ngày hôm nay nên nếu lỡ có bão, có động đất hay hạn hán lâu ngày thì họ sẽ đói vì không có nguồn dự trữ. Cũng may là thiên nhiên rất ưu đãi cho đất nước nằm ở trung tâm châu Mỹ này dù không có biển. Những người đi tu là các em thuộc gia đình đông con và nghèo. Các em dự tu của tôi hiện nay khi được hỏi là có bao nhiêu anh chỉ em thì hầu hết trả lời có là ít nhất 9 anh chị em trở lên. Có một em dự tu nói với tôi là em có 17 anh chị em và người anh cả chỉ mới 25 tuổi. Tôi có đến thăm nhà em thì thấy nhà chật chội, nhỏ xíu mà có đến 17 anh chị em, cộng thêm cha mẹ là 19 người. CÁc gia đình ở miền quê thì nhiều con cái, còn những gia đình ở thành phố thì đầy đủ tiện nghi nhưng lại ít con. Cuộc đời lại trớ trêu thay!
Người Paraguay lại rất gắn chặt với gia đình nên họ đi đâu xa là muốn trở về với gia đình ngay. Bởi thế, các anh em linh mục truyền giáo của Dòng chúng tôi hay các Dòng khác chỉ đi được vài năm ở nước ngoài, khi trở về thăm gia đình thì bà mẹ bắt phải ở lại không cho đi nữa, nếu không bà sẽ chết. Người con sợ cha mẹ chết nên xin nhà Dòng cho ở lại Paraguay để phục vụ. Vì truyền thống văn hóa nên các bề trên cũng phải chấp nhận nguyện vọng này. Lại nữa, người Paraguay lại có sự phân công hơi kỳ cục trong việc lo lắng cho cha mẹ lúc tuổi già. Những người nào lập gia đình thì không còn nghĩa vụ phải lo lắng cho cha mẹ, và vì thế, chỉ có những người độc thân mới lo lắng cho cha mẹ. Bởi thế mấy ông cha, mấy và Sơ người Paraguay phải có trách nhiệm từ A đến Z lo lắng và quan tâm đến cha mẹ già cho đến khi họ qua đời mới được thảnh thơi. Mấy anh em linh mục Paraguay của chúng tôi hầu như tháng nào cũng xin phép về thăm gia đình để lo lắng cho cha mẹ già. Nghĩ lại mà thấy thương cha mẹ mình lúc này đau bệnh và bị lẫn nhưng mình muốn về thăm cũng chưa đến phép vì xa xôi cách trở quá.
Trách cứ sao được một nền văn hóa đã cắm rễ sâu vào lòng người nhưng việc tuyển mộ ơn gọi cũng phải theo trình tự và chất lượng của ứng sinh. Tôi tâm đắc lời khuyên của cha bạn đang là giám giám đốc chủng viện ở Uruguay nói rằng không cần số lượng kẻo có ngày hối tiếc, chỉ cần một chủng sinh chất lượng là đủ rồi. Một chủng sinh thánh thiện sẽ trở thành một linh mục thánh thiện.
Tuần rồi tôi có tham dự lễ tang của một anh em linh mục cùng Dòng người Đức đã từng sống và làm việc ở đây gần 40 năm. Ngài từng là một thành viên của phong trào Khôi Bình (Kolping) và sau đó gia nhập Dòng Ngôi Lời ở Đức, được du học ở Techny, Mỹ và chịu chức linh mục ở đó. Ngài được bài sai truyền giáo ở Paraguay và đã làm được biết bao nhiêu điều lớn lao ở đây. Cách đây 2 năm, ngài bị đột quị vào ban đêm và nếu tôi không khám phá ra và đập cửa vào hôm ấy thì ngài đã ra đi ngày ấy rồi. May thay tôi gọi cho cấp cứu và ngài được chữa lành sau đó. Tuy nhiên sau lần đột quí thứ 2 thì ngài yếu hẳn và đã ra đi khi công trình còn dang dở. Nhìn vào chiếc hòm đơn sơ và tang lễ khá bình thường sau 24 giờ từ khi ngài qua đời với chỉ ít giáo dân tham dự chợt thấy buồn. Đời truyền giáo là thế đó.
Paraguay chuẩn bị chuyển mùa từ Đông qua Xuân nên thời tiết cũng khá dễ chịu. Rất may là lúc nào tôi cũng có việc làm và thấy mình còn hữu dụng nên cảm thấy yêu đời, yêu người dù đôi khi trái gió, trở trời khiến cho lục phủ ngũ tạng cũng bị ảnh hưởng. Mong sao có thêm nhiều thợ gặt đến đây.
Paraguay, 29/8, lễ thánh Gioan tẩy giả bị trảm quyết
Tôi cũng có dịp trao đổi với ngài vài vấn đề riêng tư và ngài cũng hỏi tôi về công việc tôi đang làm, nhất là về việc tuyển mộ ơn gọi ở Paraguay vì đây là công việc chính cúa tôi. Tôi có trình bày với ngài về những khó khăn và khủng hoảng ơn gọi nói chung ở các Dòng dù tôi biết rằng chuyện này ngài còn rành hơn tôi vì ngài Sứ Thần Tòa Thánh.
Mấy ngày qua khi tôi vào trang mạng Vietcatholic, tôi được biết là Đại Chủng Viện Thánh Nicôla Phan Thiết có kỳ thi tuyển sinh vào ngày 2-3 tháng 8 với 87 em dự thi, và Đại Chủng Viện Vinh-Thanh vào ngày 15-17 tháng 8 với 334 em dự thi vào chủng viện. Nhìn số lượng các em đăng ký dự thi vào chủng viện mà mình thấy ham vô cùng. Uớc gì thủ tục giấy tờ dễ dàng và thuận tiện thì chúng tôi có thể thu nhận các ứng sinh này và giới thiệu cho các Dòng tu khác ở vùng Nam Mỹ sẵn sàng đón nhận ơn gọi đang còn dồi dào ở Việt Nam.
Trong một lần đi tuyển mộ ơn gọi ở một vùng phía Nam Paraguay, một người đàn ông đã đến chào tôi và muốn trao đổi với tôi vài vấn đề. Tôi đã tiếp chuyện ông và ông trình bày với tôi là ông muốn gởi một người con của ông để sau này làm linh mục truyền giáo. Ông nói với tôi rằng: “Thưa cha, tôi có 3 đứa con trai. Đứa lớn nhất 23 tuổi, rất thông minh và đẹp trai nên con gởi nó đi học ngành luật để sau này trở thành luật sư. Còn thằng còn trai kế 21 tuổi, tướng tá cũng bảnh trai, khéo léo và nhanh nhẹn, nên con gởi nó đi học kiến trúc để sau này có thể trở thành kiến trúc sư. Riêng thằng con trai út của tôi vừa sinh nhật lần thứ 19. Thằng này hơi xấu trai, hơi khờ một tí và thường bị hai thằng anh nó sai vặt và đánh nó. Vì thế, tôi muốn gởi thằng này đi tu để sau này làm linh mục truyền giáo như cha!”. Tôi bực mình nhưng cũng phát cười vì sự đơn sơ chân thành của ông bố. Tôi trả lời với ông là nếu ông không nói gì thì tôi sẽ nhận thằng con trai khờ và xấu xí của ông, nhưng vì ông đã nói như vậy nên tôi không nhận. Chẳng lẽ ông nghĩ những người đi tu như chúng tôi là những tên khù khờ và xấu xí như con ông hay sao? Nghe đến đó ông làm thinh và xin lỗi.
Chuyện tưởng đùa nhưng có thật trong những ngày tôi rong ruổi khắp nước để tìm kiếm ơn gọi truyền giáo trong một quốc gia được xem là Công giáo như Paraguay này. Chuyện tưởng như đùa này giúp tôi liên tưởng đến chuyện hai anh em Ca-in và A-ben thời Cựu ước dâng lễ vật cho Thiên Chúa. Thiên Chúa chỉ đoái nhìn lễ vật của A-ben nhưng không đoái hoài gì đến lễ vật của Ca-in nên anh này tỏ ra giận giữ để rồi ra tay giết em mình (Xc. St 4, 3tt). Tôi tự hỏi tại sao Chúa lại nhận lễ vật của A-ben mà không nhận lễ vật của Ca-in. Câu trả lời khá dễ dàng: Vì A-ben đã dâng cho Chúa những của ngon, của tốt, còn Ca-in chỉ dâng những của dư thừa cho Chúa.
Như tôi đã nói, ơn gọi tu trì ở Việt Nam đến nay vẫn còn dồi dào dù dân số Công giáo Việt Nam chỉ chiếm từ 8 đến 10%. Ngay cả gia đình dù ít con nhưng cha mẹ vẫn khuyến khích con dâng mình cho Chúa, và khi con cái đã được ở trong nhà Chúa rồi thì các thành viên trong gia đình đêm ngày cầu nguyện, nâng đỡ ơn gọi. Tôi còn nhớ là vào những năm tôi còn là một chủng sinh đầu cấp của Dòng tại Việt Nam, một anh bạn lớp đàn em đến từ Hà Tây xin tu và người bố căn dặn con mình là phải đi tu đến nơi đến chốn. Sau một thời gian tập tu, anh này dần dần quen với nếp sống ở Miền Nam và cách phát âm chữ “L” thành chữ “N” hay ngược lại có phần khá hơn. Bố anh bị ốm nặng nhưng nói với những người thân trong gia đình là không nên báo cho đứa con đi tu của ông kẻo nó hoang mang và ảnh hưởng đến việc học hành và đời sống tu trì. Vậy mà đến khi ông chết rồi với mồ yên, mả đẹp thì gia đình mới báo cho đứa con trai đi tu của mình vừa mới thi cử xong. Về đểm này tôi thấy người Việt Nam, nhất là những người dân quê miền Bắc có một tấm lòng đạo đức sâu xa và thực thi Tin Mừng còn tốt gấp ngàn lần những người chỉ biết giảng dạy trên sách vở. Anh bạn lớp đàn em của tôi sau khi lấy xong bằng cử nhân ở Miền Nam, theo lời mời gọi của giám mục giáo phận lúc ấy đã về lại giáo phận nhà để tiếp tục việc học, và hiện nay anh đã là một linh mục của giáo phận để đêm ngày cầu nguyện cho ông bố của anh không được diễm phước thấy con mình bước lên Bàn Thánh.
Sở dĩ tôi dài dòng như vậy vì tôi đang làm nhiệm vụ tuyển sinh và đạo tạo ơn gọi. Tôi đã rong ruổi khắp nước để tìm kiếm ơn gọi nhưng việc kiếm tìm của tôi cũng khó như mò kim đáy biển. Một cuộc khủng hoảng ơn gọi trong những năm gần đây khiến các nhà đào tạo chúng tôi phải ngồi lại để tìm những phương án thích hợp nhằm tuyển mộ ơn gọi và cũng sáp nhập các vùng, các miền lại để vừa khỏi tốn người, vừa khỏi phí phạm công sức, tiền của vì nhiều khi đầu tư thật nhiều cho vấn đề này nhưng hiệu quả lại chẳng đi vào đâu. Nhiều chủng viện phải đóng cửa vì không có chủng sinh, nhiều học viện phải giải tán vì không có học viên, và vì thế phải gởi chủng sinh vào các trường đại học công giáo vì ở đó cũng có phân khoa Triết – Thần. Các giáo phận trước đây đều có chủng viện nhưng nay đều nhập lại một vì cả 16 giáo phận mà chưa có tới 80 chủng sinh. Một vị giám đốc chủng viện ở Uruguay với 29 năm kinh nghiệm, nhưng ngài kể với tôi rằng từ 4 năm nay chủng viện của ngài không có một chủng sinh nào nên giám mục phải bổ nhiệm ngài làm cha xứ vì sĩ quan mà không có lính thì đâu làm gì được.
Lại nói về người Paraguay một tí về ơn gọi và đời tu. Thật tình trong các nước vùng Nam Mỹ, người Paraguay có lẽ là dân tộc dễ sống nhất vì hiền hòa và không kỳ thị. Họ sẵn sàng cho tất cả khi họ quí mến mình. Họ chỉ biết sống ngày hôm nay nên nếu lỡ có bão, có động đất hay hạn hán lâu ngày thì họ sẽ đói vì không có nguồn dự trữ. Cũng may là thiên nhiên rất ưu đãi cho đất nước nằm ở trung tâm châu Mỹ này dù không có biển. Những người đi tu là các em thuộc gia đình đông con và nghèo. Các em dự tu của tôi hiện nay khi được hỏi là có bao nhiêu anh chỉ em thì hầu hết trả lời có là ít nhất 9 anh chị em trở lên. Có một em dự tu nói với tôi là em có 17 anh chị em và người anh cả chỉ mới 25 tuổi. Tôi có đến thăm nhà em thì thấy nhà chật chội, nhỏ xíu mà có đến 17 anh chị em, cộng thêm cha mẹ là 19 người. CÁc gia đình ở miền quê thì nhiều con cái, còn những gia đình ở thành phố thì đầy đủ tiện nghi nhưng lại ít con. Cuộc đời lại trớ trêu thay!
Người Paraguay lại rất gắn chặt với gia đình nên họ đi đâu xa là muốn trở về với gia đình ngay. Bởi thế, các anh em linh mục truyền giáo của Dòng chúng tôi hay các Dòng khác chỉ đi được vài năm ở nước ngoài, khi trở về thăm gia đình thì bà mẹ bắt phải ở lại không cho đi nữa, nếu không bà sẽ chết. Người con sợ cha mẹ chết nên xin nhà Dòng cho ở lại Paraguay để phục vụ. Vì truyền thống văn hóa nên các bề trên cũng phải chấp nhận nguyện vọng này. Lại nữa, người Paraguay lại có sự phân công hơi kỳ cục trong việc lo lắng cho cha mẹ lúc tuổi già. Những người nào lập gia đình thì không còn nghĩa vụ phải lo lắng cho cha mẹ, và vì thế, chỉ có những người độc thân mới lo lắng cho cha mẹ. Bởi thế mấy ông cha, mấy và Sơ người Paraguay phải có trách nhiệm từ A đến Z lo lắng và quan tâm đến cha mẹ già cho đến khi họ qua đời mới được thảnh thơi. Mấy anh em linh mục Paraguay của chúng tôi hầu như tháng nào cũng xin phép về thăm gia đình để lo lắng cho cha mẹ già. Nghĩ lại mà thấy thương cha mẹ mình lúc này đau bệnh và bị lẫn nhưng mình muốn về thăm cũng chưa đến phép vì xa xôi cách trở quá.
Trách cứ sao được một nền văn hóa đã cắm rễ sâu vào lòng người nhưng việc tuyển mộ ơn gọi cũng phải theo trình tự và chất lượng của ứng sinh. Tôi tâm đắc lời khuyên của cha bạn đang là giám giám đốc chủng viện ở Uruguay nói rằng không cần số lượng kẻo có ngày hối tiếc, chỉ cần một chủng sinh chất lượng là đủ rồi. Một chủng sinh thánh thiện sẽ trở thành một linh mục thánh thiện.
Tuần rồi tôi có tham dự lễ tang của một anh em linh mục cùng Dòng người Đức đã từng sống và làm việc ở đây gần 40 năm. Ngài từng là một thành viên của phong trào Khôi Bình (Kolping) và sau đó gia nhập Dòng Ngôi Lời ở Đức, được du học ở Techny, Mỹ và chịu chức linh mục ở đó. Ngài được bài sai truyền giáo ở Paraguay và đã làm được biết bao nhiêu điều lớn lao ở đây. Cách đây 2 năm, ngài bị đột quị vào ban đêm và nếu tôi không khám phá ra và đập cửa vào hôm ấy thì ngài đã ra đi ngày ấy rồi. May thay tôi gọi cho cấp cứu và ngài được chữa lành sau đó. Tuy nhiên sau lần đột quí thứ 2 thì ngài yếu hẳn và đã ra đi khi công trình còn dang dở. Nhìn vào chiếc hòm đơn sơ và tang lễ khá bình thường sau 24 giờ từ khi ngài qua đời với chỉ ít giáo dân tham dự chợt thấy buồn. Đời truyền giáo là thế đó.
Paraguay chuẩn bị chuyển mùa từ Đông qua Xuân nên thời tiết cũng khá dễ chịu. Rất may là lúc nào tôi cũng có việc làm và thấy mình còn hữu dụng nên cảm thấy yêu đời, yêu người dù đôi khi trái gió, trở trời khiến cho lục phủ ngũ tạng cũng bị ảnh hưởng. Mong sao có thêm nhiều thợ gặt đến đây.
Paraguay, 29/8, lễ thánh Gioan tẩy giả bị trảm quyết