Khát khao phục vụ
Hầu hết các anh chị tình nguyện viên là những công nhân, những sinh viên xa quê. Họ đến với chương trình “Tiếp sức mùa thi” xuất phát từ sự đồng cảm với những khó khăn mà các sĩ tử sẽ gặp phải trong những ngày đầu mới đến thành phố này. Những ngày đầu khi mới đặt chân đến Sài Thành để học tập và làm việc, các anh chị cũng đã gặp không ít khó khăn, đặc biệt trong việc tìm nhà trọ. Thấu hiểu được những khó khăn ấy, các anh chị đã đến với chương trình nhằm chung tay giúp đỡ các thí sinh trên bước đường đến gần với giảng đường đại học.
Không ít các tình nguyện viên năm nay đã từng là những thí sinh năm trước nhận được sự giúp đỡ từ chương trình “Tiếp sức mùa thi Don Bosco”. Và năm nay, khi đã là những sinh viên, lại mong muốn được cùng các Cha, các Thầy Don Bosco phục vụ và giúp đỡ đàn em của mình. Bạn Mai Đắc Lộc (SV ĐH Ngân hàng) tâm sự: “Năm ngoái, mình cũng may mắn là một thí sinh được tiếp sức tại Gx. Nam Hòa, một địa điểm tiếp sức mùa thi của Sa-lê-diêng. Ở đó, mình có được một không gian thoải mái để ôn bài và nghỉ ngơi hợp lý trước ngày thi. Vậy nên năm nay, mình quyết định tham gia chương trình ‘Tiếp sức mùa thi’ của Sa-lê-diêng để góp phần nhỏ giúp đỡ các bạn thí sinh lên đây thi như một lời tri ân gởi đến những người đã giúp đỡ mình”.
Trường hợp của bạn Ngọc Yến (SV năm 3 ĐH Nông Lâm), bạn có một người em từng nhận được sự tiếp sức từ chương trình ‘Tiếp sức mùa thi’ Don Bosco Xuân Hiệp trong đợt thi đầu tiên. Và ngay sau khi đợt thi đầu tiên kết thúc, Yến đã trở thành một tình nguyện viên trong đợt thi thứ 2. Yến tâm sự: “Mình rất tâm đắc một câu nói “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”; trong đợt thi trước, các anh chị ở đây đã giúp đỡ rất nhiều cho em mình và mình; và mình thực sự xúc động; điều đó đã thúc đẩy mình trở lại đây một lần nữa nhưng là để góp một chút sức cho chương trình này, mình rất muốn chia sẻ những điều mình đã nhận được đến cho các bạn thí sinh”.
Hăng say phục vụ
Công việc của các tình nguyện viên là tiếp nhận các thí sinh, phân phối chỗ ở cho các thí sinh cho phù hợp nhất với địa điểm thi của các thí sinh. Sau đó, đưa các thí sinh đến nơi ở, cùng đồng hành, hướng dẫn thí sinh trong các hoạt động hàng ngày, trong ăn uống…. Trong những ngày thi, các tình nguyện viên lại tiếp tục đồng hành, đưa các thí sinh đến các địa điểm thi. Và họ đã phải trải qua không ít khó khăn.
Khi đến với chương trình ‘Tiếp sức mùa thi’, mỗi tình nguyện viên cũng đều có một công việc khác nhau. Có những người là công nhân đang làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp; có những người là sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn… Mọi người đã phải hi sinh gác lại những công việc thường ngày đến với chương trình ‘Tiếp sức mùa thi’ vì các sĩ tử.
“Mình đang là sinh viên năm 4, thời gian này mình đang trong giai đoạn phải hoàn tất luận văn tốt nghiệp; nhưng mình đã cố gắng sắp xếp mọi việc để đến tham gia chương trình ý nghĩa này” – bạn Trương Công Khiêm (SV năm 4 ĐH Nông lâm) chia sẻ.
“Thứ hai tới này mình thi nè, nhưng mình vẫn tham gia” – bạn Sơn (ĐH Kinh tế - Luật) vô tư chia sẻ.
Bạn Chúc Ly (SV ĐH Nông lâm), dù đã nghỉ hè, thậm chí bạn đã về quê ở tận Kiên Giang; nhưng bạn vẫn theo tiếng gọi của chương trình, vượt hàng trăm cây số để trở lại Don Bosco Xuân Hiệp tiếp sức cho các sĩ tử.
Đáng nói hơn cả là các anh chị công nhân. Các anh chị đã xin nghỉ phép trong những ngày này, và nhiệt tình tham gia đóng góp cho chương trình.
Có tham gia, có đồng hành với các tình nguyện viên mới thấy cả một sự hi sinh lớn lao. Một ngày tiếp sức của các tình nguyện viên thường bắt đầu từ rất sớm. Thậm chí có những hôm 4h sáng công việc đã phải khởi động.
Các anh chị phải dậy sớm, người có nhiệm vụ gọi các thí sinh, người lại đi chở đồ ăn sáng, người chuẩn bị đồ ăn sáng… Những bộ mặt đang còn ngái ngủ, mệt mỏi sau một ngày tiếp sức nhưng bởi ý thức phục vụ trong tình thương mến đã nhanh chóng được thay bằng những nụ cười tươi tắn và bước chân thoăn thoắt lao vào công việc nhằm giúp các em đi tới các địa điểm thi đúng giờ.
Bạn Khiêm cho biết: “Bình thường có bao giờ mình dậy sớm như vậy đâu, nhưng khi tham gia mình cũng cố gắng dậy sớm hơn”.
Trong lúc thực hiện chương trình tiếp sức cho các thí sinh đã nảy sinh không ít khó khăn khi làm việc chung với nhau bởi sự khác biệt về quan điểm và cả trình độ. Thế nhưng, tất cả vì mục tiêu chung, tất cả vì đàn em thân yêu; mỗi ngày các tình nguyện viên đều dành những giây phút bên nhau, cùng kiểm điểm, cùng chia sẻ, cũng nhau rút kinh nghiệm để công việc được thêm suôn sẻ hơn và việc phục vụ được tốt hơn.
Có nhiều vấn đề và tình huống đặt ra cho ban tổ chức phải giải quyết, khi thì thí sinh quá đông, việc sắp xếp, trung chuyển gặp khó khăn; khi thì nhân lực không đủ; rồi những khó khăn về sức khỏe, về điều kiện thời tiết; khi thì phải tìm kiếm các em đi lạc hay có em đi vắng qua đêm mà không xin phép…. Anh Tuyên (một công nhân) chia sẻ chân thành rằng: “Lúc mình đá bóng, có Cha nói rằng phải nhào vô lấy bóng đừng sợ gì; ở đây, gặp khó khăn mình cũng phải xông vào mà giải quyết thôi”.
Niềm vui còn đọng lại
Những giây phút mệt nhọc rồi cũng qua đi, đọng lại nơi đây là niềm vui. Niềm vui đong đầy, chảy tràn trên từng khuôn mặt các tình nguyện viên.
Bạn Lộc chia sẻ: “Lúc mới đầu, mình đến với chương trình như một sự đến ơn, muốn cho có phong trào thôi; nhưng càng ngày mình lại càng thấy nhiều tình cảm với các anh chị tình nguyện viên; rồi những lần mình được tâm sự với các thí sinh đã đem lại cho mình rất nhiều cảm xúc”.
Bạn Chúc Ly tâm sự: “Ban đầu, mình cũng cảm thấy lo lắng, bỡ ngỡ không biết tham gia sẽ như thế nào vì mình chưa từng tiếp xúc với các anh chị ở đây, hơn nữa mình lại không có đạo, nên càng lo lắng hơn; thế nhưng sự nhiệt tình của các anh chị ở đây đã làm cho mình nhanh chóng hòa nhập, và mình cảm thấy một niềm vui thực sự”
Vui nhất là khi nhận được những lời cảm ơn động viên từ các vị phụ huynh. “Cô rất vui vì con cô đã nhận được những điều như vậy; nếu đứa con sau của cô có thì cô nhất định phải sẽ cho nó vô đây”. Một lời nói thật giản dị chân thành nhưng lại đem đến một niềm vui ấm áp cho anh Tuyên. Anh cho biết: “Mình làm việc cũng chỉ mong nhận được những niềm vui nhỏ bé như vậy thôi”.
Được phục vụ các thí sinh là niềm vui lớn đối với các tình nguyện viên, nụ cười vẫn nở tươi trong từng bước chân phục vụ, hi sinh của các anh chị. “Hi sinh này là nguồn mạch của sự thành toàn và niềm vui, như đã thấy trong mẫu gương hùng hồn của những người nam nữ, để lại đàng sau mọi an toàn, không ngần ngại hi sinh đời sống trong tư cách những nhà truyền giáo…”( Sứ điệp mùa chay 2003 – Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II). Đây chính “là những dấu chỉ và người mang tình yêu của Thiên Chúa đến cho giới trẻ”; là nhà truyền giáo đang âm thầm gieo những hạt giống Tin Mừng giữa lòng đời.
Hầu hết các anh chị tình nguyện viên là những công nhân, những sinh viên xa quê. Họ đến với chương trình “Tiếp sức mùa thi” xuất phát từ sự đồng cảm với những khó khăn mà các sĩ tử sẽ gặp phải trong những ngày đầu mới đến thành phố này. Những ngày đầu khi mới đặt chân đến Sài Thành để học tập và làm việc, các anh chị cũng đã gặp không ít khó khăn, đặc biệt trong việc tìm nhà trọ. Thấu hiểu được những khó khăn ấy, các anh chị đã đến với chương trình nhằm chung tay giúp đỡ các thí sinh trên bước đường đến gần với giảng đường đại học.
Trường hợp của bạn Ngọc Yến (SV năm 3 ĐH Nông Lâm), bạn có một người em từng nhận được sự tiếp sức từ chương trình ‘Tiếp sức mùa thi’ Don Bosco Xuân Hiệp trong đợt thi đầu tiên. Và ngay sau khi đợt thi đầu tiên kết thúc, Yến đã trở thành một tình nguyện viên trong đợt thi thứ 2. Yến tâm sự: “Mình rất tâm đắc một câu nói “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”; trong đợt thi trước, các anh chị ở đây đã giúp đỡ rất nhiều cho em mình và mình; và mình thực sự xúc động; điều đó đã thúc đẩy mình trở lại đây một lần nữa nhưng là để góp một chút sức cho chương trình này, mình rất muốn chia sẻ những điều mình đã nhận được đến cho các bạn thí sinh”.
Hăng say phục vụ
Công việc của các tình nguyện viên là tiếp nhận các thí sinh, phân phối chỗ ở cho các thí sinh cho phù hợp nhất với địa điểm thi của các thí sinh. Sau đó, đưa các thí sinh đến nơi ở, cùng đồng hành, hướng dẫn thí sinh trong các hoạt động hàng ngày, trong ăn uống…. Trong những ngày thi, các tình nguyện viên lại tiếp tục đồng hành, đưa các thí sinh đến các địa điểm thi. Và họ đã phải trải qua không ít khó khăn.
Khi đến với chương trình ‘Tiếp sức mùa thi’, mỗi tình nguyện viên cũng đều có một công việc khác nhau. Có những người là công nhân đang làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp; có những người là sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn… Mọi người đã phải hi sinh gác lại những công việc thường ngày đến với chương trình ‘Tiếp sức mùa thi’ vì các sĩ tử.
“Mình đang là sinh viên năm 4, thời gian này mình đang trong giai đoạn phải hoàn tất luận văn tốt nghiệp; nhưng mình đã cố gắng sắp xếp mọi việc để đến tham gia chương trình ý nghĩa này” – bạn Trương Công Khiêm (SV năm 4 ĐH Nông lâm) chia sẻ.
“Thứ hai tới này mình thi nè, nhưng mình vẫn tham gia” – bạn Sơn (ĐH Kinh tế - Luật) vô tư chia sẻ.
Bạn Chúc Ly (SV ĐH Nông lâm), dù đã nghỉ hè, thậm chí bạn đã về quê ở tận Kiên Giang; nhưng bạn vẫn theo tiếng gọi của chương trình, vượt hàng trăm cây số để trở lại Don Bosco Xuân Hiệp tiếp sức cho các sĩ tử.
Đáng nói hơn cả là các anh chị công nhân. Các anh chị đã xin nghỉ phép trong những ngày này, và nhiệt tình tham gia đóng góp cho chương trình.
Có tham gia, có đồng hành với các tình nguyện viên mới thấy cả một sự hi sinh lớn lao. Một ngày tiếp sức của các tình nguyện viên thường bắt đầu từ rất sớm. Thậm chí có những hôm 4h sáng công việc đã phải khởi động.
Các anh chị phải dậy sớm, người có nhiệm vụ gọi các thí sinh, người lại đi chở đồ ăn sáng, người chuẩn bị đồ ăn sáng… Những bộ mặt đang còn ngái ngủ, mệt mỏi sau một ngày tiếp sức nhưng bởi ý thức phục vụ trong tình thương mến đã nhanh chóng được thay bằng những nụ cười tươi tắn và bước chân thoăn thoắt lao vào công việc nhằm giúp các em đi tới các địa điểm thi đúng giờ.
Bạn Khiêm cho biết: “Bình thường có bao giờ mình dậy sớm như vậy đâu, nhưng khi tham gia mình cũng cố gắng dậy sớm hơn”.
Trong lúc thực hiện chương trình tiếp sức cho các thí sinh đã nảy sinh không ít khó khăn khi làm việc chung với nhau bởi sự khác biệt về quan điểm và cả trình độ. Thế nhưng, tất cả vì mục tiêu chung, tất cả vì đàn em thân yêu; mỗi ngày các tình nguyện viên đều dành những giây phút bên nhau, cùng kiểm điểm, cùng chia sẻ, cũng nhau rút kinh nghiệm để công việc được thêm suôn sẻ hơn và việc phục vụ được tốt hơn.
Có nhiều vấn đề và tình huống đặt ra cho ban tổ chức phải giải quyết, khi thì thí sinh quá đông, việc sắp xếp, trung chuyển gặp khó khăn; khi thì nhân lực không đủ; rồi những khó khăn về sức khỏe, về điều kiện thời tiết; khi thì phải tìm kiếm các em đi lạc hay có em đi vắng qua đêm mà không xin phép…. Anh Tuyên (một công nhân) chia sẻ chân thành rằng: “Lúc mình đá bóng, có Cha nói rằng phải nhào vô lấy bóng đừng sợ gì; ở đây, gặp khó khăn mình cũng phải xông vào mà giải quyết thôi”.
Niềm vui còn đọng lại
Những giây phút mệt nhọc rồi cũng qua đi, đọng lại nơi đây là niềm vui. Niềm vui đong đầy, chảy tràn trên từng khuôn mặt các tình nguyện viên.
Bạn Lộc chia sẻ: “Lúc mới đầu, mình đến với chương trình như một sự đến ơn, muốn cho có phong trào thôi; nhưng càng ngày mình lại càng thấy nhiều tình cảm với các anh chị tình nguyện viên; rồi những lần mình được tâm sự với các thí sinh đã đem lại cho mình rất nhiều cảm xúc”.
Bạn Chúc Ly tâm sự: “Ban đầu, mình cũng cảm thấy lo lắng, bỡ ngỡ không biết tham gia sẽ như thế nào vì mình chưa từng tiếp xúc với các anh chị ở đây, hơn nữa mình lại không có đạo, nên càng lo lắng hơn; thế nhưng sự nhiệt tình của các anh chị ở đây đã làm cho mình nhanh chóng hòa nhập, và mình cảm thấy một niềm vui thực sự”
Vui nhất là khi nhận được những lời cảm ơn động viên từ các vị phụ huynh. “Cô rất vui vì con cô đã nhận được những điều như vậy; nếu đứa con sau của cô có thì cô nhất định phải sẽ cho nó vô đây”. Một lời nói thật giản dị chân thành nhưng lại đem đến một niềm vui ấm áp cho anh Tuyên. Anh cho biết: “Mình làm việc cũng chỉ mong nhận được những niềm vui nhỏ bé như vậy thôi”.
Được phục vụ các thí sinh là niềm vui lớn đối với các tình nguyện viên, nụ cười vẫn nở tươi trong từng bước chân phục vụ, hi sinh của các anh chị. “Hi sinh này là nguồn mạch của sự thành toàn và niềm vui, như đã thấy trong mẫu gương hùng hồn của những người nam nữ, để lại đàng sau mọi an toàn, không ngần ngại hi sinh đời sống trong tư cách những nhà truyền giáo…”( Sứ điệp mùa chay 2003 – Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II). Đây chính “là những dấu chỉ và người mang tình yêu của Thiên Chúa đến cho giới trẻ”; là nhà truyền giáo đang âm thầm gieo những hạt giống Tin Mừng giữa lòng đời.