Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle rước kiệu Mình Thánh Chúa

SEATTLE. Thành phố Seattle, một buổi chiều cuối tuần tương đối dễ chịu với nhiệt độ ngoài trời trên dưới 65 độ F nên cũng không mấy lạnh, trời không mưa. Mới hơn 5 giờ chiều, các đoàn thể Công giáo Tiến Hành cũng như giáo dân từ các thành phố Everett, Lynnwood, Shoreline, Seattle, Kent, Federal way, Renton, Bellevue, và các vùng phụ cận, hơn một ngàn ngàn giáo dân đã tập trung tại khu vực sân nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam để chuẩn bị cuộc rước kiệu Thánh Thể. Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay thứ bảy ngày 25 tháng 6 năm 2011, cùng với Giaó Hội hoàn vũ mừng lễ kính Mình Máu Thánh Chúa theo phụng vụ của Giáo Hội. Có thể nói đây là lần đầu tiên có cuộc rước kiệu Thánh Thể kể từ khi Cộng Đồng Công giáo Việt Nam được thành lập nơi đây nay đã trở thành một Giáo xứ tòng nhân. Gần 6 giờ, trên lễ đài anh Nguyễn Kiên, vị xướng ngôn viên điều hợp cuộc rước kiệu thông báo giờ rước kiệu bắt đầu và đọc thứ tự các đoàn thể đi kiệu. Tất cả các đoàn thể, các Cộng đoàn liền vào vị trí sẵn sằng chuẩn bị cuộc rước kiệu Thánh Thể sau lời mời gọi của vị xướng ngôn viên.

Đúng 6 giờ hào quang Mình Thánh Chúa do cha chánh xứ trịnh trọng cầm được che bởi 2 vị cầm lọng và 4 vị cầm phong du hầu Mình Thánh Chúa cùng với nghi đoàn cung nghinh Mình Thánh Chúa trọng thể từ bàn thánh nhà thờ tiến ra lễ đài để giáo dân chiêm bái với nghi thức xông hương. Sau phần nghi thức chiêm bái Mình Thánh Chúa , cuộc rước kiệu bắt đầu. Linh mục đoàn tham dự cuộc rước hôm nay gồm linh mục Trần Đức Phương cựu qủan nhiệm, linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên, linh mục Nguyễn Đức Đạt phụ trách truyền giáo vùng Châu phi về thăm gia đình tại Seattle, linh mục Trương Trường Kỳ thuộc Dòng Đồng Công vừa mới thụ phong linh mục vào đầu tháng 6 năm 2011, nhân dịp về Seattle để cử hành lễ Mở Tay vừa qua.

Xem hình rước kiệu Mình Thánh Chúa

Mình Thánh Chúa được cung nghinh chung quanh khu vực nhà thờ qua các con đường dài hơn một dặm, đoạn kiệu tiến bước chậm rãi với những bài suy niệm qua chuỗi kinh Kính Lòng Thương Xót Chúa. Trên nhiều đoạn đường mà đoàn kiệu đi qua, Mình Thánh Chúa được dừng lại nhiều lần để xông hương niệm kính Mình Thánh Chúa. Sau hhơn 40 phút , đoàn kiệu trờ về trước lễ đài, hào quang Mình Thánh Chúa được cung nghinh lên lễ đài, cha chủ sự đặt Mình Thánh Chúa vào vị trí trịnh trọng của lễ đài được thiết kế khá đẹp. Giờ chầu Thánh Thể kết thúc cuộc rước kiệu khá tôn nghiêm với những bài suy niệm, đặc biệt có kính cầu cho Giáo Xứ với những lời kinh nài xin khá cảm động có đoạn như: “Trong lúc mỗi người chúng con ra sức làm việc, cũng như lúc Giáo xứ được vui mừng hoặc gặp thử thách, xin Chúa cho chúng con biết luôn tin tưởng vào Chúa quan phòng. Đối với những người anh em chung quanh, xin Chúa cho chúng con biết thật tình yêu mến sẵn sàng chia sẻ vật chất cũng như tinh thần, nhất là chia sẻ Tin Mừng tình thương của Chúa”.

Cuộc rước kiệu được kết thúc bởi nghi thức chầu Mình Thánh Chúa trọng thể tại lễ đài, sau đó Mình Thánh Chúa được nghi đoàn cùng với cha chủ sự cung nghinh vào nhà tạm để chuẩn bị Thánh lễ Đồng Tế.

Vào khoảng 7 giờ 10 phút, thánh lễ bắt đầu, mở đầu Thánh lễ, cha chủ tế ngỏ lời chào mừng và cám ơn các đoàn thể, các Hội đoàn, các Cộng Đoàn đã về tham dự đông đảo cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa, ngài nhấn mạnh đây lần đầu tiên cuộc rước kiệu Thánh Thể và tạ ơn Chúa được diễn ra một cách sốt sắng, chúng ta đã cung nghinh Mình Thánh Chúa qua các đoạn đưiờng với sự trang nghiêm và tốt đẹp, sau đó ngài trịnh trọng giới thiệu từng vị linh mục Đồng tế như đã nêu tên ở phần đầu

Trong thánh lễ, linh mục Trương Trường Kỳ thuộc Dòng Đồng Công, vị linh mục vừa mới được thụ phong vào tháng 6 vừa qua là vị giảng thuyết. Bài chia sẻ tin mừng khá súc tích, mang trọn vẹn ý nghĩa của ngày lễ kính Mình máu Thánh Chúa. Sau đây là nội dung chính của bài giảng :

Trọng kính cha chánh xứ, cha phụ tá, quý cha đồng tề, quý thầy, quý soeur cùng quý ông bà và anh chị em. Trong bài chia sẻ của con hôm nay gồm có 3 phần chính: phần 1 nói về Lịch sử của Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa- phần 2 nói về bí tích Thánh Thể là tình yêu. phần 3 nói về Thánh Thể là một nhiệm mầu đức tin”

Trước hết con xin nói về : Lịch sử lễ Mình Máu Thánh Chúa và việc rước kiệu Thánh Thể: Ngay từ đầu , Cộng Đoàn tín hữu ở Giêrusalem đã chuyên cần cử hành việc bẻ bánh. Từ ngày dó Giáo hội không ngớt cử hành tế lễ tạ ơn và hiệp thông trong Mình và Máu Chúa Kitô. Từ thế kỷ thứ XI, Giáo hội đã chú trọng nhiều hơn đến khía cạnh hiện diện của Chúa Kitô nơi hình bánh.

Đức Giáo Hoàng Urban IV đã ban phép và thiết lập lễ mừng kính Mình Máu Thánh Chúa khắp Giáo Hội hoàn vũ nhằm mục đích cổ động việc tìm hiểu và tôn thờ sự hiện diện của Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể. Các cuộc rước kiệu Thánh Thể cũng được khởi sự cùng thời gian khi đại lễ này được thiết lập. Tại nhiều nơi trên thế giới người ta đã tổ chức rước kiệu Thánh Thể qua nhiều đường phố, đ ể biểu dương đức tin và lòng yêu mến Thánh Thể của các tín hữu đối với Chúa Giêsu Thánh Thể. Vừa rồi chúng ta rước kiệu qua các các đoạn đường chung quanh nhà thờ cũng để bày tỏ niềm tin và sự tôn thờ Chúa Kitô qua bí tích Thánh Thể.

Phần thứ hai con muốn chia sẻ: Thánh Thể là một Bí Tích Tình Yêu. Thưa qúy ông bà và anh chị em. Một trong những đặc tính của tình yêu là sự hiện diện bên nhau. Nghiệm lại trong đời sống hằng ngày, chúng ta cảm thấy rất là vui khi được ở bên người thân quen yêu mến. Ngược lại chúng ta cảm thấy buồn khi mất đi sự hiện diện của họ. Để phần nào bù đắp vào sự thiếu vắng đó, nên người ta thường có những vật kỷ niệm, hay hình ảnh trao tặng cho nhau. Những vật kỷ niệm này thường được cất giữ hoặc treo vào những phòng trong nhà để họ cảm nghiệm rằng người thân quen yêu mến mình vẫn thường xuyên hiện diện bên mình. Trong thánh lễ tạ ơn vào tuần trước, con đã được Giáo xứ tặng một tượng Chúa Kitô bằng gỗ rất đẹp. Con sẽ mang về treo trong phòng ở bên Missouri để luôn nhớ tới cha chánh xứ , cha phụ tá và tất cả mọi người của Giáo Xứ Seattle.

Chúa Giêsu, trước giờ ly biệt trong buổi tiệc ly, vì yêu thương, Ngài đã để lại chính bản thân của Ngài khi thực hiện một bí tích nhiệm mầu qua việc Ngài bẻ bánh và khi trao cho các môn đệ với lời nói: “Đây là mình Ta, rồi Ngài lại trao rượu cho từng môn đệ Ngài cũng đã nói: Đây là máu Ta”. Chúa đã lấy bánh và rượu để biến đổi thành Mình và Máu của Ngài. Như vậy qua tình yêu và vì tình yêu Chúa đã tìm ra một phương thế để được ở lại với các môn đệ xưa kia, và qua mọi thời gian cho tất cả những ai tin vào Ngài. Chúng ta cũng đang được hưởng diễm phúc đó đúng như lời Chúa Giêsu đã phán ” Thầy ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế”. Quả thật Chúa đã ở lại luôn mãi với chúng ta qua bí tích Thánh Thể và Thánh Thể là bí tích tình yêu, sự hiện diện của Chúa Kitô dưới hình bánh và hình rượu, Chúa Giêsu hiện diện luôn mãi với loài người nơi trần gian này.

Cũng vậy, nghiệm lại tình yêu của chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Trao ban và hy sinh vốn là nòng cốt của tình yêu gia đình, tình yêu bạn bè và thân quen.

Câu chuyện truyền thuyết kể về con bồ nông mẹ đã cứu những bồ nông con bằng cách tự mổ vào ức của mình để lấy máu mình mớm vào miệng bồ nông con là câu chuyện thể hiện về tình mẹ yêu con. Từng giọt máu của Chúa Giêsu đã đổ ra trên đối Canvê để đền bù tội lỗi của nhân loại, Ngài đã đổ đến giọt máu cuối cùng để cứu chuộc nhân loại . Đức Kitô muốn cho chúng ta được sống và sống dồi dào muôn đời, Vì tình yêu Ngài đã hy sinh mạng sống. Mặc dù chúng ta mừng đại lễ kính Mình Máu Thánh Chúa mỗi năm một lần, nhưng hằng ngày qua việc các linh mục cử hành Thánh lễ, Giaó hội thực sự vẫn công bố chân lý hạnh phúc qua mầu nhiệm Chúa Giêsu hiến thân làm lương thực cho chúng ta , và Người luôn ở lại với chúng ta qua hình bánh ngự trong các nhà tạm.

Khi Mẹ Têrêsa Calculta đến bất cứ nơi vùng đất mới nào để lập Dòng, việc đầu tiên của Mẹ là nghĩ đến việc làm sao có được một linh mục để cử hành Thánh lễ mỗi ngày cho Dòng của Mẹ và làm sao có được một nhà nguyện để từ đó Mẹ và các nữ tu có thể chầu Thánh Thể mỗi ngày. Mẹ Têrêsa thường giải thích: sở dĩ các nữ tu có đủ tinh thần và nghị lực để mỗi ngày đem đến cho những người nghèo khổ sự an ủi và yêu thương, đó là nhờ bí tích Thánh Thể. Qua bí tích Thánh Thể Chúa trao ban cho Mẹ và các nữ tu, từ đó mới có tình yêu và sức sống để trao ban cho người khác.

Phần thứ ba con muốn chia sẻ : bí tich Thánh Thể là mầu nhiệm Đức tin. Thật vậy, đây là một chân lý cao siêu, vượt quá sự hiểu biết của trí khôn loài người. Công Đồng Trentô đã công bố rằng: Bản thể của bánh và rượu trong lúc truyền phép được biến đổi sang bản thể của Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô. Đây là giaó lý về biến thể. Biến thể có nghĩa là sự biến chuyển vô hình từ một bản thể này sang một bản thể khác. Sau sự biến chuyển này, bánh và rượu không còn mang nguyên vẹn bản thể của nó nữa dù màu sắc, mùi vị hình thức vẫn còn nguyên vẹn qua những gì mà giác quan của chúng ta cảm nhận. Nhưng bản thể bánh và rượu đã được biến chuyển thành Mình và Máu Thánh Chúa. Bởi vậy khi chúng ta rước lễ là chính chúng ta rước Mình và Máu Thánh Chúa. Quả thật, đây là một mầu nhiệm cao siêu, chỉ có đức tin mới chấp nhận được mầu nhiệm này. Chính vì thế mà sau khi truyền phép vị chủ tế đã lớn tiếng công bố: “Đây là mầu nhiệm đức tin”. Trong bí tích này, Đức Kitô hiện diện nhờ sự biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Thánh Chúa. Các Thánh Giáo phụ khẳng định Hội Thánh tin rằng sự biến đổi này có được là nhờ hiệu quả của lời mà Đức Kitô đã tuyên bố và có sự tác động của Chúa Thánh Thần.

Công Đồng Trentô tóm tắt đức tin Công giáo bằng tuyên xưng: Đúc Kitô đấng cứu chuộc chúng ta đã phán dạy: Điều Người dâng lên dưới Hình bánh, đích thự là Thân Mình Người. Hội Thánh luôn luôn xác tín như vậy và Thánh Công Đồng một lần nữa tuyên bố: Nhờ lời truyền phép trên bánh rượu, trọn vẹn bản thể bánh biến thành bản thể Mình Thánh Chúa Kitô và trọn vẹn bản thể rượu biến thành bản thể Máu Thánh Chúa. Hội Thánh Công giáo gọi việc biến đổi này một cách đúng đắn và chính xác gọi là Biến Thể (DS 1642).

Kính thưa qúy ông bà và anh chị em, qua sự biến chuyển của nền văn minh trên thế giới từ sau thế kỷ thứ 18, đặc biẹt các nước Tây phương đang bị ảnh hưởng bởi triết thuyết Rationalism và Impericalism, tức thuyết duy lý và duy vật. Giáo hội đang lo ngại và luôn phải chiến đấu, thức tĩnh các tín hữu phải đề phòng chống lại các triết thuyết sai lầm này làm ảnh hưởng đến đức tin giới trẻ. Xin quý vị phụ huynh luôn đề phòng con cái mình là những người trẻ đang lớn lên rất có dễ bị ảnh hưởng bởi hai triết thuyết đó.

Vào thế kỷ thứ nhất việc chống các tà thuyêt, Thánh Gioan đã phòng bị cho các tín hữu bằng Thần Khí Chúa. Nay mọi người Kittô hữu phải dùng đến Thần Khí Chúa qua việc đón nhận bí tích Thánh Thể để nhờ đó có được sức mạnh của Chúa Thánh Thần, hầu chống lại các tà tuyết.

Mẹ Maria, và Các Thánh là những người đã yêu mến và tin vào phép bí tích Thánh Thể. Xin Mẹ Maria và các Thánh cầu bầu cho chúng ta, là những người lữ hành đang còn nơi trần thế được luôn biết yêu mến và tin kính vào bí tích Thánh Thể và luôn biết chạy đến với Chúa Kitô qua việc siêng năng đón nhận bí tích mầu nhiệm này. Amen.

Sau Thánh lễ cha chánh xứ trao bằng Tri ân các Hội đoàn và cho một số những người đã dấn thân phục vụ giáo xứ trong thời gian chuyển tiếp kể từ khi Giáo xứ được thành lập vào ngày 19 tháng 11 năm 2010 theo sắc lệnh của Toà Giám Mục Seattle do Đức Tổng Giám Mục Brunett ban hành. Trước khi trao bằng tri ân, ngài nói: “Kính thưa qúy ông bà và anh chị em. Giaó xứ xin cám ơn và tri ân tất cả những vị đã đóng góp xây dựng từ khi thành lập Cộng Đồng đến hôm nay dù còn sống hay đã qua đời. Hôm nay trong hình thức tri ân này chỉ xin gởi đến một số vị đã giúp việc trong giáo xứ một cách tượng trưng thôi, vì thì giờ không cho phép nên không thể nào gởi đến tất cả từng vị đã tận tình hy sinh cho Giaó xứ trong suốt thời gian qua. Một hình thức tri ân khác sẽ được tổ chức chu đáo hơn. ( một tràng pháo tay khá dài cho những vị lên đón nhận bằng tri ân.

Thánh lễ kết thúc vào khoảng 8 giờ 50, sau Thánh lễ mọi người đều hăng hái ra tay dọn dẹp các ghê ngồi trong sân đem cất vào Hội trưòng nhà thờ và vui vẻ ra về trong niềm hân hoan.

Nguyễn An Quý

Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle rước kiệu Mình Thánh Chúa

Xin bấm vào link dưới để xem hình ảnh:

https://skydrive.live.com/?wa=wsignin1.0&cid=3f51e8fee4ae159a&sc=photos#cid=3F51E8FEE4AE159A&id=3F51E8FEE4AE159A%211030&sc=photos

SEATTLE. Thành phố Seattle, một buổi chiều cuối tuần tương đối dễ chịu với nhiệt độ ngoài trời trên dưới 65 độ F nên cũng không mấy lạnh, trời không mưa. Mới hơn 5 giờ chiều, các đoàn thể Công giáo Tiến Hành cũng như giáo dân từ các thành phố Everett, Lynnwood, Shoreline, Seattle, Kent, Federal way, Renton, Bellevue, và các vùng phụ cận, hơn một ngàn ngàn giáo dân đã tập trung tại khu vực sân nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam để chuẩn bị cuộc rước kiệu Thánh Thể. Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay thứ bảy ngày 25 tháng 6 năm 2011, cùng với Giaó Hội hoàn vũ mừng lễ kính Mình Máu Thánh Chúa theo phụng vụ của Giáo Hội. Có thể nói đây là lần đầu tiên có cuộc rước kiệu Thánh Thể kể từ khi Cộng Đồng Công giáo Việt Nam được thành lập nơi đây nay đã trở thành một Giáo xứ tòng nhân. Gần 6 giờ, trên lễ đài anh Nguyễn Kiên, vị xướng ngôn viên điều hợp cuộc rước kiệu thông báo giờ rước kiệu bắt đầu và đọc thứ tự các đoàn thể đi kiệu. Tất cả các đoàn thể, các Cộng đoàn liền vào vị trí sẵn sằng chuẩn bị cuộc rước kiệu Thánh Thể sau lời mời gọi của vị xướng ngôn viên.

Đúng 6 giờ hào quang Mình Thánh Chúa do cha chánh xứ trịnh trọng cầm được che bởi 2 vị cầm lọng và 4 vị cầm phong du hầu Mình Thánh Chúa cùng với nghi đoàn cung nghinh Mình Thánh Chúa trọng thể từ bàn thánh nhà thờ tiến ra lễ đài để giáo dân chiêm bái với nghi thức xông hương. Sau phần nghi thức chiêm bái Mình Thánh Chúa , cuộc rước kiệu bắt đầu. Linh mục đoàn tham dự cuộc rước hôm nay gồm linh mục Trần Đức Phương cựu qủan nhiệm, linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên, linh mục Nguyễn Đức Đạt phụ trách truyền giáo vùng Châu phi về thăm gia đình tại Seattle, linh mục Trương Trường Kỳ thuộc Dòng Đồng Công vừa mới thụ phong linh mục vào đầu tháng 6 năm 2011, nhân dịp về Seattle để cử hành lễ Mở Tay vừa qua.

Mình Thánh Chúa được cung nghinh chung quanh khu vực nhà thờ qua các con đường dài hơn một dặm, đoạn kiệu tiến bước chậm rãi với những bài suy niệm qua chuỗi kinh Kính Lòng Thương Xót Chúa. Trên nhiều đoạn đường mà đoàn kiệu đi qua, Mình Thánh Chúa được dừng lại nhiều lần để xông hương niệm kính Mình Thánh Chúa. Sau hhơn 40 phút , đoàn kiệu trờ về trước lễ đài, hào quang Mình Thánh Chúa được cung nghinh lên lễ đài, cha chủ sự đặt Mình Thánh Chúa vào vị trí trịnh trọng của lễ đài được thiết kế khá đẹp. Giờ chầu Thánh Thể kết thúc cuộc rước kiệu khá tôn nghiêm với những bài suy niệm, đặc biệt có kính cầu cho Giáo Xứ với những lời kinh nài xin khá cảm động có đoạn như: “Trong lúc mỗi người chúng con ra sức làm việc, cũng như lúc Giáo xứ được vui mừng hoặc gặp thử thách, xin Chúa cho chúng con biết luôn tin tưởng vào Chúa quan phòng. Đối với những người anh em chung quanh, xin Chúa cho chúng con biết thật tình yêu mến sẵn sàng chia sẻ vật chất cũng như tinh thần, nhất là chia sẻ Tin Mừng tình thương của Chúa”.

Cuộc rước kiệu được kết thúc bởi nghi thức chầu Mình Thánh Chúa trọng thể tại lễ đài, sau đó Mình Thánh Chúa được nghi đoàn cùng với cha chủ sự cung nghinh vào nhà tạm để chuẩn bị Thánh lễ Đồng Tế.

Vào khoảng 7 giờ 10 phút, thánh lễ bắt đầu, mở đầu Thánh lễ, cha chủ tế ngỏ lời chào mừng và cám ơn các đoàn thể, các Hội đoàn, các Cộng Đoàn đã về tham dự đông đảo cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa, ngài nhấn mạnh đây lần đầu tiên cuộc rước kiệu Thánh Thể và tạ ơn Chúa được diễn ra một cách sốt sắng, chúng ta đã cung nghinh Mình Thánh Chúa qua các đoạn đưiờng với sự trang nghiêm và tốt đẹp, sau đó ngài trịnh trọng giới thiệu từng vị linh mục Đồng tế như đã nêu tên ở phần đầu

Trong thánh lễ, linh mục Trương Trường Kỳ thuộc Dòng Đồng Công, vị linh mục vừa mới được thụ phong vào tháng 6 vừa qua là vị giảng thuyết. Bài chia sẻ tin mừng khá súc tích, mang trọn vẹn ý nghĩa của ngày lễ kính Mình máu Thánh Chúa. Sau đây là nội dung chính của bài giảng :

Trọng kính cha chánh xứ, cha phụ tá, quý cha đồng tề, quý thầy, quý soeur cùng quý ông bà và anh chị em. Trong bài chia sẻ của con hôm nay gồm có 3 phần chính: phần 1 nói về Lịch sử của Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa- phần 2 nói về bí tích Thánh Thể là tình yêu. phần 3 nói về Thánh Thể là một nhiệm mầu đức tin”

Trước hết con xin nói về : Lịch sử lễ Mình Máu Thánh Chúa và việc rước kiệu Thánh Thể: Ngay từ đầu , Cộng Đoàn tín hữu ở Giêrusalem đã chuyên cần cử hành việc bẻ bánh. Từ ngày dó Giáo hội không ngớt cử hành tế lễ tạ ơn và hiệp thông trong Mình và Máu Chúa Kitô. Từ thế kỷ thứ XI, Giáo hội đã chú trọng nhiều hơn đến khía cạnh hiện diện của Chúa Kitô nơi hình bánh.

Đức Giáo Hoàng Urban IV đã ban phép và thiết lập lễ mừng kính Mình Máu Thánh Chúa khắp Giáo Hội hoàn vũ nhằm mục đích cổ động việc tìm hiểu và tôn thờ sự hiện diện của Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể. Các cuộc rước kiệu Thánh Thể cũng được khởi sự cùng thời gian khi đại lễ này được thiết lập. Tại nhiều nơi trên thế giới người ta đã tổ chức rước kiệu Thánh Thể qua nhiều đường phố, đ ể biểu dương đức tin và lòng yêu mến Thánh Thể của các tín hữu đối với Chúa Giêsu Thánh Thể. Vừa rồi chúng ta rước kiệu qua các các đoạn đường chung quanh nhà thờ cũng để bày tỏ niềm tin và sự tôn thờ Chúa Kitô qua bí tích Thánh Thể.

Phần thứ hai con muốn chia sẻ: Thánh Thể là một Bí Tích Tình Yêu. Thưa qúy ông bà và anh chị em. Một trong những đặc tính của tình yêu là sự hiện diện bên nhau. Nghiệm lại trong đời sống hằng ngày, chúng ta cảm thấy rất là vui khi được ở bên người thân quen yêu mến. Ngược lại chúng ta cảm thấy buồn khi mất đi sự hiện diện của họ. Để phần nào bù đắp vào sự thiếu vắng đó, nên người ta thường có những vật kỷ niệm, hay hình ảnh trao tặng cho nhau. Những vật kỷ niệm này thường được cất giữ hoặc treo vào những phòng trong nhà để họ cảm nghiệm rằng người thân quen yêu mến mình vẫn thường xuyên hiện diện bên mình. Trong thánh lễ tạ ơn vào tuần trước, con đã được Giáo xứ tặng một tượng Chúa Kitô bằng gỗ rất đẹp. Con sẽ mang về treo trong phòng ở bên Missouri để luôn nhớ tới cha chánh xứ , cha phụ tá và tất cả mọi người của Giáo Xứ Seattle.

Chúa Giêsu, trước giờ ly biệt trong buổi tiệc ly, vì yêu thương, Ngài đã để lại chính bản thân của Ngài khi thực hiện một bí tích nhiệm mầu qua việc Ngài bẻ bánh và khi trao cho các môn đệ với lời nói: “Đây là mình Ta, rồi Ngài lại trao rượu cho từng môn đệ Ngài cũng đã nói: Đây là máu Ta”. Chúa đã lấy bánh và rượu để biến đổi thành Mình và Máu của Ngài. Như vậy qua tình yêu và vì tình yêu Chúa đã tìm ra một phương thế để được ở lại với các môn đệ xưa kia, và qua mọi thời gian cho tất cả những ai tin vào Ngài. Chúng ta cũng đang được hưởng diễm phúc đó đúng như lời Chúa Giêsu đã phán ” Thầy ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế”. Quả thật Chúa đã ở lại luôn mãi với chúng ta qua bí tích Thánh Thể và Thánh Thể là bí tích tình yêu, sự hiện diện của Chúa Kitô dưới hình bánh và hình rượu, Chúa Giêsu hiện diện luôn mãi với loài người nơi trần gian này.

Cũng vậy, nghiệm lại tình yêu của chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Trao ban và hy sinh vốn là nòng cốt của tình yêu gia đình, tình yêu bạn bè và thân quen.

Câu chuyện truyền thuyết kể về con bồ nông mẹ đã cứu những bồ nông con bằng cách tự mổ vào ức của mình để lấy máu mình mớm vào miệng bồ nông con là câu chuyện thể hiện về tình mẹ yêu con. Từng giọt máu của Chúa Giêsu đã đổ ra trên đối Canvê để đền bù tội lỗi của nhân loại, Ngài đã đổ đến giọt máu cuối cùng để cứu chuộc nhân loại . Đức Kitô muốn cho chúng ta được sống và sống dồi dào muôn đời, Vì tình yêu Ngài đã hy sinh mạng sống. Mặc dù chúng ta mừng đại lễ kính Mình Máu Thánh Chúa mỗi năm một lần, nhưng hằng ngày qua việc các linh mục cử hành Thánh lễ, Giaó hội thực sự vẫn công bố chân lý hạnh phúc qua mầu nhiệm Chúa Giêsu hiến thân làm lương thực cho chúng ta , và Người luôn ở lại với chúng ta qua hình bánh ngự trong các nhà tạm.

Khi Mẹ Têrêsa Calculta đến bất cứ nơi vùng đất mới nào để lập Dòng, việc đầu tiên của Mẹ là nghĩ đến việc làm sao có được một linh mục để cử hành Thánh lễ mỗi ngày cho Dòng của Mẹ và làm sao có được một nhà nguyện để từ đó Mẹ và các nữ tu có thể chầu Thánh Thể mỗi ngày. Mẹ Têrêsa thường giải thích: sở dĩ các nữ tu có đủ tinh thần và nghị lực để mỗi ngày đem đến cho những người nghèo khổ sự an ủi và yêu thương, đó là nhờ bí tích Thánh Thể. Qua bí tích Thánh Thể Chúa trao ban cho Mẹ và các nữ tu, từ đó mới có tình yêu và sức sống để trao ban cho người khác.

Phần thứ ba con muốn chia sẻ : bí tich Thánh Thể là mầu nhiệm Đức tin. Thật vậy, đây là một chân lý cao siêu, vượt quá sự hiểu biết của trí khôn loài người. Công Đồng Trentô đã công bố rằng: Bản thể của bánh và rượu trong lúc truyền phép được biến đổi sang bản thể của Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô. Đây là giaó lý về biến thể. Biến thể có nghĩa là sự biến chuyển vô hình từ một bản thể này sang một bản thể khác. Sau sự biến chuyển này, bánh và rượu không còn mang nguyên vẹn bản thể của nó nữa dù màu sắc, mùi vị hình thức vẫn còn nguyên vẹn qua những gì mà giác quan của chúng ta cảm nhận. Nhưng bản thể bánh và rượu đã được biến chuyển thành Mình và Máu Thánh Chúa. Bởi vậy khi chúng ta rước lễ là chính chúng ta rước Mình và Máu Thánh Chúa. Quả thật, đây là một mầu nhiệm cao siêu, chỉ có đức tin mới chấp nhận được mầu nhiệm này. Chính vì thế mà sau khi truyền phép vị chủ tế đã lớn tiếng công bố: “Đây là mầu nhiệm đức tin”. Trong bí tích này, Đức Kitô hiện diện nhờ sự biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Thánh Chúa. Các Thánh Giáo phụ khẳng định Hội Thánh tin rằng sự biến đổi này có được là nhờ hiệu quả của lời mà Đức Kitô đã tuyên bố và có sự tác động của Chúa Thánh Thần.

Công Đồng Trentô tóm tắt đức tin Công giáo bằng tuyên xưng: Đúc Kitô đấng cứu chuộc chúng ta đã phán dạy: Điều Người dâng lên dưới Hình bánh, đích thự là Thân Mình Người. Hội Thánh luôn luôn xác tín như vậy và Thánh Công Đồng một lần nữa tuyên bố: Nhờ lời truyền phép trên bánh rượu, trọn vẹn bản thể bánh biến thành bản thể Mình Thánh Chúa Kitô và trọn vẹn bản thể rượu biến thành bản thể Máu Thánh Chúa. Hội Thánh Công giáo gọi việc biến đổi này một cách đúng đắn và chính xác gọi là Biến Thể (DS 1642).

Kính thưa qúy ông bà và anh chị em, qua sự biến chuyển của nền văn minh trên thế giới từ sau thế kỷ thứ 18, đặc biẹt các nước Tây phương đang bị ảnh hưởng bởi triết thuyết Rationalism và Impericalism, tức thuyết duy lý và duy vật. Giáo hội đang lo ngại và luôn phải chiến đấu, thức tĩnh các tín hữu phải đề phòng chống lại các triết thuyết sai lầm này làm ảnh hưởng đến đức tin giới trẻ. Xin quý vị phụ huynh luôn đề phòng con cái mình là những người trẻ đang lớn lên rất có dễ bị ảnh hưởng bởi hai triết thuyết đó.

Vào thế kỷ thứ nhất việc chống các tà thuyêt, Thánh Gioan đã phòng bị cho các tín hữu bằng Thần Khí Chúa. Nay mọi người Kittô hữu phải dùng đến Thần Khí Chúa qua việc đón nhận bí tích Thánh Thể để nhờ đó có được sức mạnh của Chúa Thánh Thần, hầu chống lại các tà tuyết.

Mẹ Maria, và Các Thánh là những người đã yêu mến và tin vào phép bí tích Thánh Thể. Xin Mẹ Maria và các Thánh cầu bầu cho chúng ta, là những người lữ hành đang còn nơi trần thế được luôn biết yêu mến và tin kính vào bí tích Thánh Thể và luôn biết chạy đến với Chúa Kitô qua việc siêng năng đón nhận bí tích mầu nhiệm này. Amen.

Sau Thánh lễ cha chánh xứ trao bằng Tri ân các Hội đoàn và cho một số những người đã dấn thân phục vụ giáo xứ trong thời gian chuyển tiếp kể từ khi Giáo xứ được thành lập vào ngày 19 tháng 11 năm 2010 theo sắc lệnh của Toà Giám Mục Seattle do Đức Tổng Giám Mục Brunett ban hành. Trước khi trao bằng tri ân, ngài nói: “Kính thưa qúy ông bà và anh chị em. Giaó xứ xin cám ơn và tri ân tất cả những vị đã đóng góp xây dựng từ khi thành lập Cộng Đồng đến hôm nay dù còn sống hay đã qua đời. Hôm nay trong hình thức tri ân này chỉ xin gởi đến một số vị đã giúp việc trong giáo xứ một cách tượng trưng thôi, vì thì giờ không cho phép nên không thể nào gởi đến tất cả từng vị đã tận tình hy sinh cho Giaó xứ trong suốt thời gian qua. Một hình thức tri ân khác sẽ được tổ chức chu đáo hơn. ( một tràng pháo tay khá dài cho những vị lên đón nhận bằng tri ân.

Thánh lễ kết thúc vào khoảng 8 giờ 50, sau Thánh lễ mọi người đều hăng hái ra tay dọn dẹp các ghê ngồi trong sân đem cất vào Hội trưòng nhà thờ và vui vẻ ra về trong niềm hân hoan.

Nguyễn An Quý