Sóng Biển Đông đang sục sôi.
Phần 1: Từ HÀ NỘI, Việt Nam: Lúc 11:30PM tối ngày thứ Bảy 17/06/2011 giờ Toronto - theo bản tin của cả Thông Tấn Xã Canada Canadian Press và Associated Press cho biết có hàng mấy trăm công dân Việt Nam trong 03 tuần lễ vừa qua đã kiên trì biểu tình chống Tàu - trong lúc đó mức độ căng thẳng vẫn tiếp tục tăng lên trên các vùng lãnh hải đang ở trong vòng tranh chấp; gọi là khu vực Biển Đông của Việt Nam và Biển Hoa Nam theo cách nhận vơ của Tàu. Trong khu vực đầy căng thẳng này, những ngày gần đây, cả Hải Quân Cộng Sản Việt Nam lẫn Hải Quân Trung Cộng đều đã tiến hành tập trận bắn bằng đạn thật.
Có gần khoảng 300 người đã tụ họp trong sáng ngày Chúa Nhật 18/06/2011 (ghi chú: Việt Nam đi trước múi giờ Toronto và New York gần 11 tiếng đồng hồ) ở khu vực gần sát Toà Đại Sứ Trung Cộng tại thủ đô Hà Nội. Những người này đã tuần hành qua các đường phố và gào lên : " Đả đảo Trung Quốc" và đòi người láng giềng hùng mạnh ở phương Bắc phải rút ra khỏi lãnh thổ Việt Nam (nguyên bản: About 300 people gathered Sunday near the Chinese Embassy in the capital, Hanoi, and marched through the streets yelling "Down with China," demanding that their powerful northern neighbour stay out of Vietnam's territory.)
Các cuộc biểu tình hay phản kháng công khai hiếm khi nào xảy ra ở Việt Nam và điển hình là mọi cuộc biểu tình đều nhanh chóng bị lực lượng An Ninh và Công an của Cộng Sản Việt Nam nhanh chóng đàn áp và dẹp tan ngay. Thế nhưng hôm nay Hà Nội vừa mới chấp thuận cho phép các cuộc biểu tình được tiến hành trong 3 Chủ Nhật liên tiếp vừa qua. Các quan hệ giữa hai nước Cộng Sản láng giềng giờ đây rớt xuống mức rất thấp sau khi có các vụ va chạm tàu bè Việt-Tàu trên Biển Đông trong tháng qua. (nguyên văn: Protests are rare in Vietnam and are typically quashed quickly by security forces, but Hanoi has allowed the demonstrations to go on for the past three Sundays. Relations between the communist neighbours have hit a low point. Vậy là các ông ký giả nước ngoài này ý muốn nói là: " các cuộc họp mặt đông người ... gần Toà Đại Sứ Trung Cộng ... là diễu hành kiểu này có chỉ đạo, có giấy phép, và có bồi dưỡng hẳn hòi. Vì họ nghĩ có cả một khối bao nhiêu triệu người Hà Nội đã tưng bừng cử hành 1000 Năm Thăng Long - vậy mà nay chỉ có gần 300 người ỏ Hà Nội đi hô đả đảo Trung Quốc thôi !!!)
Phần 2: Trên BIỂN ĐÔNG, Hải Quân Trung Cộng tập trận bắn bằng đạn thật. Vào tối khuya thứ Sáu rạng ngày thứ Bảy 17/06/2011 giờ Hà Nội -Thông Tấn Xã AFP cho biết Trung Cộng đã tiến hành 3 ngày tập trận (hình của AFP) Hải Quân trên Khu vực Biển Đông (tức Biển Hoa Nam theo cách gọi nhận vơ của Trung Cộng) và theo thông tấn xã nhà nước Tân Hoa Xã thì Trung Cộng có những kế hoạnh tăng cường lực lượng tàu hải giám và hải tuần đại dương vì tình hình căng thẳng với các nước láng giềng đang sục sôi âm ỉ.
Bắc Kinh hiện đang tranh chấp về chủ quyền trên vùng Biển Đông với Đài Loan; Việt Nam; Phi Luật Tân; Mã Lai Á ; và Brunei . Khu vực này rất căng thẳng trong thời gian gần đây là vì vùng lãnh hải này có tiềm năng rất dồi dào về dầu - khí đốt thiên nhiên cũng như thủy hải sản.
Bắc Kinh vừa mới khẳng định cách đây mấy ngày rằng Trung Cộng sẽ không tính đến việc dùng vũ lực để giải quyết những tranh chấp lãnh hải đã dây đưa tự bấy lâu nay - sau khi nước Phi Luật Tân đưa ra lời tuyên bố yêu cầu Hoa Kỳ giúp đỡ và cùng lúc đó thì lực lượng Hải Quân Cộng Sản Việt Nam lại tiến hành tập trận bắn bằng đạn thật. Nhưng trong thực tế thì Trung Cộng thực hiện khác xa những gì họ tuyên bố. Theo như tờ Hoàn cầu Thời báo - Global Times của Trung Cộng : đã có 14 chiến hạm đã tham gia tập trận trong các vùng biển nhiệt đới nằm ở phía nam Đảo Hải Nam. Cuộc tập trận này cũng bao gồm các thao tác chống tàu ngầm và đổ bộ Hải quân lên bờ biển. Báo này tường thuật là các cuộc diễn tập trong khu vực biển Hoa Nam là nhằm mục đích; " bảo vệ các Đảo , quần đảo san hô đại dương và giữ gìn hải phận và hải đạo." Theo tờ Trung Hoa Nhật báo của Trung Cộng- China Daily ; Lực lượng Hải Quân Tuần tra trên biển tức Hạm đội Hải Tuần sẽ được tăng lên đến 15,000 người vào năm 2020 tính theo số lượng 9000 hiện nay.
Lực lượng tàu Hải Tuần (Haixun, patrol fleet) và Hải Giám (China Maritime Surveillance forces) này thuộc Cục Quản Lý Nhà Nước về Đại Dương của Trung Cộng- là một cơ quan giám sát các vùng duyên hải và thủy đạo. Theo như bản báo cáo của một quan chức cao cấp giấu tên thuộc Bộ Tư Lệnh Hải Tuần và Hải Giám thì Hạm đội Hải tuần (patrol fleet) và Tuần thám sẽ có 350 chiến hạm vào năm 2015 và lên đến 520 chiến hạm vào năm 2020. Đến năm 2015 sẽ có 15 phi cơ trực thuộc Hạm đội Hải Giám.
Tranh chấp trên biển Đông giữa Trung Cộng và các quốc gia khác hiện đang tăng cao trong tháng Năm 2011 theo như báo cáo tường trình của Cục Nhà Nước Quản Lý về Đại Dương của Trung Cộng. Vào ngày thứ Năm 16/06/2011 vừa qua Trung Cộng tuyên bố đã điều động một chiến hạm Hải tuần đến khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông (mà họ gọi là Biển Hoa Nam) nhưng Trung Cộng nhấn mạnh rằng chiến hạm Hải Tuần này đã được giao nhiệm vụ duy trì hòa bình (sic) trong khu vực ấy.
Trong cùng tuần này Bộ Tư Lệnh Hải Quân Đài Loan tuyên bố rằng họ sẽ tiến hành các chiến dịch tuần thám và kiểm tra trong khu vực tranh chấp này - và họ đang gởi một Hạm đội Hải quân (a naval fleet) đến đảo Thái Bình (theo Việt Nam) và Taiping (theo phiên âm Đài Loan) ; đây là đảo lớn nhất trong khu vực Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Một trong những nơi tranh chấp nóng bỏng nhất trên khu vực Biển Đông.
(Ghi chú của David Trần: Đảo Thái Bình trong Quần Đảo Trường Sa này từ lâu vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam và kế tiếp sau này như đã được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc công nhận theo tuyên cáo long trọng của Đoàn Đại biểu Quốc gia Việt Nam do Thủ Tướng Trần Văn Hữu (1950-1952), tại Hội nghị khai mạc Đại Hội ngày đó. Thế nhưng phát xít Nhật Bản - trong thời kỳ Đệ Nhị thế Chiến 1939-1945 đã đuổi quân đội Pháp bảo hộ Việt Nam trên đảo và tạm chiếm các quần đảo . Sau khi chấm dứt chiến tranh, Hải quân Trung Hoa Dân quốc của Thống chế Tưởng Giới Thạch thuộc phe Đồng Minh lên đảo Thái Bình giải giới quân phát xit Nhật; chiếm phi trường và các căn cứ quân sự trên đảo, chuyển tên từ đảo Thái Bình thành Taiping từ ngày đó.
Những ghi chép rất cẩn thận trong tác phẩm Phủ Biên Tạp Lục (nghĩa là Ghi chép mọi chuyện ở những chốn biên thùy của Vương quốc Đại Việt) của nhà bác học Lê Qúy Đôn trong thời gian phục vụ Hiệp Trấn Các Xứ Thuận Quảng đã có bản đồ và mô tả về các đảo Vạn Lý Bình Ba-Trường Sa, Đảo Hoàng Sa- Bãi Cát Vàng. Trong Đại Nam Nhất Thống Chí cũng có bản đồ và ghi chép về hoạt động của các Đội Hoàng Sa của triều Nguyễn. Đặc biệt trong tháng Chạp năm Tự Đức thứ 9 (1856); Hiệp Biện Đại Học Sĩ lãnh Binh Bộ Thượng Thư Phan Thanh Giản được cử làm Tổng Tài Quốc Sử Quán để soạn bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục. Bộ Quốc Sử chính thức cuối cùng của vương triều Đại Nam (tức Việt Nam từ năm 1802) đã thể hiện chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo và lãnh hải này trên Biển Đông. Cụ đã thực hiện nhiệm vụ này trước khi quân xâm lược Pháp đánh thành Đà Nẵng và Nam Kỳ vào năm 1859 và khá lâu trước khi cụ được cử làm Chánh Sứ Toàn quyền Sứ bộ Đại Nam đến bệ kiến Hoàng đế Napoléon đệ Tam tại điện Tuileries đế quốc Pháp vào ngày 07/11/1863 để xin chuộc lại 3 tỉnh Nam Kỳ: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và Đảo Côn Nôn do Triều Đình Huế đã ký bản Hòa Ước Nhâm Tuất ngày 05/06/1862.)
Những tin tức gần đây nhất cho biết Trung Cộng đang chuẩn bị đưa Dàn khoan dầu khổng lồ CNOOC 981 (hình chụp kèm theo) của Tổng Công Ty Khai Thác Dầu Khí Quốc Doanh Trung Cộng và hải phận thuộc chủ quyền và lãnh hải của Việt Nam. Vậy là sóng Biển Đông đã dâng cao và đang sục sôi.
Dominic David Trần
Có gần khoảng 300 người đã tụ họp trong sáng ngày Chúa Nhật 18/06/2011 (ghi chú: Việt Nam đi trước múi giờ Toronto và New York gần 11 tiếng đồng hồ) ở khu vực gần sát Toà Đại Sứ Trung Cộng tại thủ đô Hà Nội. Những người này đã tuần hành qua các đường phố và gào lên : " Đả đảo Trung Quốc" và đòi người láng giềng hùng mạnh ở phương Bắc phải rút ra khỏi lãnh thổ Việt Nam (nguyên bản: About 300 people gathered Sunday near the Chinese Embassy in the capital, Hanoi, and marched through the streets yelling "Down with China," demanding that their powerful northern neighbour stay out of Vietnam's territory.)
Các cuộc biểu tình hay phản kháng công khai hiếm khi nào xảy ra ở Việt Nam và điển hình là mọi cuộc biểu tình đều nhanh chóng bị lực lượng An Ninh và Công an của Cộng Sản Việt Nam nhanh chóng đàn áp và dẹp tan ngay. Thế nhưng hôm nay Hà Nội vừa mới chấp thuận cho phép các cuộc biểu tình được tiến hành trong 3 Chủ Nhật liên tiếp vừa qua. Các quan hệ giữa hai nước Cộng Sản láng giềng giờ đây rớt xuống mức rất thấp sau khi có các vụ va chạm tàu bè Việt-Tàu trên Biển Đông trong tháng qua. (nguyên văn: Protests are rare in Vietnam and are typically quashed quickly by security forces, but Hanoi has allowed the demonstrations to go on for the past three Sundays. Relations between the communist neighbours have hit a low point. Vậy là các ông ký giả nước ngoài này ý muốn nói là: " các cuộc họp mặt đông người ... gần Toà Đại Sứ Trung Cộng ... là diễu hành kiểu này có chỉ đạo, có giấy phép, và có bồi dưỡng hẳn hòi. Vì họ nghĩ có cả một khối bao nhiêu triệu người Hà Nội đã tưng bừng cử hành 1000 Năm Thăng Long - vậy mà nay chỉ có gần 300 người ỏ Hà Nội đi hô đả đảo Trung Quốc thôi !!!)
Phần 2: Trên BIỂN ĐÔNG, Hải Quân Trung Cộng tập trận bắn bằng đạn thật. Vào tối khuya thứ Sáu rạng ngày thứ Bảy 17/06/2011 giờ Hà Nội -Thông Tấn Xã AFP cho biết Trung Cộng đã tiến hành 3 ngày tập trận (hình của AFP) Hải Quân trên Khu vực Biển Đông (tức Biển Hoa Nam theo cách gọi nhận vơ của Trung Cộng) và theo thông tấn xã nhà nước Tân Hoa Xã thì Trung Cộng có những kế hoạnh tăng cường lực lượng tàu hải giám và hải tuần đại dương vì tình hình căng thẳng với các nước láng giềng đang sục sôi âm ỉ.
Bắc Kinh hiện đang tranh chấp về chủ quyền trên vùng Biển Đông với Đài Loan; Việt Nam; Phi Luật Tân; Mã Lai Á ; và Brunei . Khu vực này rất căng thẳng trong thời gian gần đây là vì vùng lãnh hải này có tiềm năng rất dồi dào về dầu - khí đốt thiên nhiên cũng như thủy hải sản.
Bắc Kinh vừa mới khẳng định cách đây mấy ngày rằng Trung Cộng sẽ không tính đến việc dùng vũ lực để giải quyết những tranh chấp lãnh hải đã dây đưa tự bấy lâu nay - sau khi nước Phi Luật Tân đưa ra lời tuyên bố yêu cầu Hoa Kỳ giúp đỡ và cùng lúc đó thì lực lượng Hải Quân Cộng Sản Việt Nam lại tiến hành tập trận bắn bằng đạn thật. Nhưng trong thực tế thì Trung Cộng thực hiện khác xa những gì họ tuyên bố. Theo như tờ Hoàn cầu Thời báo - Global Times của Trung Cộng : đã có 14 chiến hạm đã tham gia tập trận trong các vùng biển nhiệt đới nằm ở phía nam Đảo Hải Nam. Cuộc tập trận này cũng bao gồm các thao tác chống tàu ngầm và đổ bộ Hải quân lên bờ biển. Báo này tường thuật là các cuộc diễn tập trong khu vực biển Hoa Nam là nhằm mục đích; " bảo vệ các Đảo , quần đảo san hô đại dương và giữ gìn hải phận và hải đạo." Theo tờ Trung Hoa Nhật báo của Trung Cộng- China Daily ; Lực lượng Hải Quân Tuần tra trên biển tức Hạm đội Hải Tuần sẽ được tăng lên đến 15,000 người vào năm 2020 tính theo số lượng 9000 hiện nay.
Lực lượng tàu Hải Tuần (Haixun, patrol fleet) và Hải Giám (China Maritime Surveillance forces) này thuộc Cục Quản Lý Nhà Nước về Đại Dương của Trung Cộng- là một cơ quan giám sát các vùng duyên hải và thủy đạo. Theo như bản báo cáo của một quan chức cao cấp giấu tên thuộc Bộ Tư Lệnh Hải Tuần và Hải Giám thì Hạm đội Hải tuần (patrol fleet) và Tuần thám sẽ có 350 chiến hạm vào năm 2015 và lên đến 520 chiến hạm vào năm 2020. Đến năm 2015 sẽ có 15 phi cơ trực thuộc Hạm đội Hải Giám.
Tranh chấp trên biển Đông giữa Trung Cộng và các quốc gia khác hiện đang tăng cao trong tháng Năm 2011 theo như báo cáo tường trình của Cục Nhà Nước Quản Lý về Đại Dương của Trung Cộng. Vào ngày thứ Năm 16/06/2011 vừa qua Trung Cộng tuyên bố đã điều động một chiến hạm Hải tuần đến khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông (mà họ gọi là Biển Hoa Nam) nhưng Trung Cộng nhấn mạnh rằng chiến hạm Hải Tuần này đã được giao nhiệm vụ duy trì hòa bình (sic) trong khu vực ấy.
Trong cùng tuần này Bộ Tư Lệnh Hải Quân Đài Loan tuyên bố rằng họ sẽ tiến hành các chiến dịch tuần thám và kiểm tra trong khu vực tranh chấp này - và họ đang gởi một Hạm đội Hải quân (a naval fleet) đến đảo Thái Bình (theo Việt Nam) và Taiping (theo phiên âm Đài Loan) ; đây là đảo lớn nhất trong khu vực Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Một trong những nơi tranh chấp nóng bỏng nhất trên khu vực Biển Đông.
(Ghi chú của David Trần: Đảo Thái Bình trong Quần Đảo Trường Sa này từ lâu vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam và kế tiếp sau này như đã được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc công nhận theo tuyên cáo long trọng của Đoàn Đại biểu Quốc gia Việt Nam do Thủ Tướng Trần Văn Hữu (1950-1952), tại Hội nghị khai mạc Đại Hội ngày đó. Thế nhưng phát xít Nhật Bản - trong thời kỳ Đệ Nhị thế Chiến 1939-1945 đã đuổi quân đội Pháp bảo hộ Việt Nam trên đảo và tạm chiếm các quần đảo . Sau khi chấm dứt chiến tranh, Hải quân Trung Hoa Dân quốc của Thống chế Tưởng Giới Thạch thuộc phe Đồng Minh lên đảo Thái Bình giải giới quân phát xit Nhật; chiếm phi trường và các căn cứ quân sự trên đảo, chuyển tên từ đảo Thái Bình thành Taiping từ ngày đó.
Những ghi chép rất cẩn thận trong tác phẩm Phủ Biên Tạp Lục (nghĩa là Ghi chép mọi chuyện ở những chốn biên thùy của Vương quốc Đại Việt) của nhà bác học Lê Qúy Đôn trong thời gian phục vụ Hiệp Trấn Các Xứ Thuận Quảng đã có bản đồ và mô tả về các đảo Vạn Lý Bình Ba-Trường Sa, Đảo Hoàng Sa- Bãi Cát Vàng. Trong Đại Nam Nhất Thống Chí cũng có bản đồ và ghi chép về hoạt động của các Đội Hoàng Sa của triều Nguyễn. Đặc biệt trong tháng Chạp năm Tự Đức thứ 9 (1856); Hiệp Biện Đại Học Sĩ lãnh Binh Bộ Thượng Thư Phan Thanh Giản được cử làm Tổng Tài Quốc Sử Quán để soạn bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục. Bộ Quốc Sử chính thức cuối cùng của vương triều Đại Nam (tức Việt Nam từ năm 1802) đã thể hiện chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo và lãnh hải này trên Biển Đông. Cụ đã thực hiện nhiệm vụ này trước khi quân xâm lược Pháp đánh thành Đà Nẵng và Nam Kỳ vào năm 1859 và khá lâu trước khi cụ được cử làm Chánh Sứ Toàn quyền Sứ bộ Đại Nam đến bệ kiến Hoàng đế Napoléon đệ Tam tại điện Tuileries đế quốc Pháp vào ngày 07/11/1863 để xin chuộc lại 3 tỉnh Nam Kỳ: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và Đảo Côn Nôn do Triều Đình Huế đã ký bản Hòa Ước Nhâm Tuất ngày 05/06/1862.)
Những tin tức gần đây nhất cho biết Trung Cộng đang chuẩn bị đưa Dàn khoan dầu khổng lồ CNOOC 981 (hình chụp kèm theo) của Tổng Công Ty Khai Thác Dầu Khí Quốc Doanh Trung Cộng và hải phận thuộc chủ quyền và lãnh hải của Việt Nam. Vậy là sóng Biển Đông đã dâng cao và đang sục sôi.
Dominic David Trần