Ngọn lửa thanh luyện tái tạo tâm hồn chúng ta
VATICAN CITY, ngày 15 tháng 6, 2011 (Zenit.org).- Hôm nay, ĐTC Benedict XVI tiếp tục chuỗi giáo huấn của ngài về cầu nguyện, tập trung vào lời ngôn sứ Êlia nói về giới răn tôn thờ một mình Thiên Chúa. ĐTC nói: “Sự tôn thờ chân thật là tình yêu.”
ĐTC lật tới chương 18 sách 1V nói về một bài học về cầu nguyện được rút ra từ vị ngôn sứ. Ở đó, câu chuyện về việc ngôn sứ Êlia đối đầu trực tiếp với các sứ giả của thần Baal được kể lại.
Ngài nói rằng đây là một cuộc đối đầu mà trong thực tế “là giữa ĐỨc Chúa của Israel, Thiên Chúa của ơn cứu độ và của sự sống, với một tượng thần câm nín và giả dối vốn chẳng thể làm được điều gì, tốt cũng như xấu.”
Ngài nói đó là một cuộc đối đầu “giữa hai đường lối hoàn toàn khác biệt trong việc quay về với Thiên Chúa và những cách thức cầu nguyện.”
Phương pháp cầu nguyện của Elia bao gồm việc yêu cầu dân chúng tiến đền gần, “nhờ đó mà lôi kéo họ vào trong hành động và lời cầu xin của ông.”
ĐTC giải thích: “ông yêu cầu dân chúng cuối cùng phải biết được - và biết cách sung mãn – ai thật sự là Thiên Chúa của họ, và họ phải có một lựa chọn quyết định để đi theo một mình Ngài, Thiên Chúa chân thật. Vì chỉ theo cách thức này mà Thiên Chúa mới được nhìn nhận như Ngài thật sự là – đấng tuyệt đối và siêu việt – không còn có khả năng đặt Ngài bên cạnh những vị thần khác, là việc khước từ Ngài xét như là đấng tuyệt đối do tương đối hóa Ngài.”
Ngài tiếp: “Nhờ lời chuyển cầu của mình, Êlia nài xin Thiên Chúa điều Thiên Chúa muốn làm – tỏ lộ chính Ngài trong tất cả lòng nhân hậu của Ngài, trung tín với chính thực tại của Ngài là Đức Chúa của sự sống, đấng tha thứ, làm hoán cải và thay đổi.”
Cảnh nô lệ
ĐTC nói rằng điều đang được bàn đến trong trình thuật này là “sự ưu tiên của giới răn thứ nhất: tôn thờ một mình Thiên Chúa.”
“Ở nơi không có Thiên Chúa, con người rơi vào cảnh nô lệ thờ ngẫu tượng, vì những chế độ chuyên chế của thời đại chúng ta đã chứng minh điều đó, cùng với những hình thức khác nhau của thuyết hư vô vốn làm cho con người tùy thuộc vào ngẫu tượng, vào việc tôn thờ ngẫu tượng – chúng sẽ bắt con người làm nô lệ.”
Ngài nói tiếp rằng đó cũng là điều nói về mục đích chính yếu của cầu nguyện: sự hoán cải.
“Ngọn lửa của Thiên Chúa biến đổi chúng tâm hồn chúng ta và làm cho chúng ta có khả năng nhìn thấy Thiên Chúa, sống theo Thiên Chúa và sống cho người khác.”
Cuối cùng, đó là dấu hiệu báo trước tương lai, sự sung mãn của Đức Kitô: “Ở đây, chúng ta thấy ngọn lửa chân thật của Thiên Chúa: tình yêu đẫn ĐỨc Kitô đi đến thập giá, đến việc tự hiến mình hoàn toàn,” ĐTC nhìn nhận.
Ngài nói: “Sự tôn thờ Thiên Chúa chân thật là việc hiến mình cho Thiên Chúa và cho con người – sự tôn thờ chân thật là tình yêu. Và sự tôn thờ Thiên Chúa chân thật không phá hủy nhưng làm đổi mới. Thật vậy, ngọn lửa của Thiên Chúa, ngọn lửa của tình yêu sẽ đốt cháy, làm biến đổi, thanh luyện, và chỉ theo cách này mà nó không phá hủy nhưng sáng tạo chân lý hiện hữu của chúng ta, tái tạo tâm hồn chúng ta.”
“Và bởi đó, nhờ được sống động bởi ân sủng của ngọn lửa Chúa Thánh Thần, của tình yêu Thiên Chúa, ước gì chúng ta trở nên những người tôn thờ trong thần khí và sự thật.”
VATICAN CITY, ngày 15 tháng 6, 2011 (Zenit.org).- Hôm nay, ĐTC Benedict XVI tiếp tục chuỗi giáo huấn của ngài về cầu nguyện, tập trung vào lời ngôn sứ Êlia nói về giới răn tôn thờ một mình Thiên Chúa. ĐTC nói: “Sự tôn thờ chân thật là tình yêu.”
ĐTC lật tới chương 18 sách 1V nói về một bài học về cầu nguyện được rút ra từ vị ngôn sứ. Ở đó, câu chuyện về việc ngôn sứ Êlia đối đầu trực tiếp với các sứ giả của thần Baal được kể lại.
Ngài nói rằng đây là một cuộc đối đầu mà trong thực tế “là giữa ĐỨc Chúa của Israel, Thiên Chúa của ơn cứu độ và của sự sống, với một tượng thần câm nín và giả dối vốn chẳng thể làm được điều gì, tốt cũng như xấu.”
Ngài nói đó là một cuộc đối đầu “giữa hai đường lối hoàn toàn khác biệt trong việc quay về với Thiên Chúa và những cách thức cầu nguyện.”
Phương pháp cầu nguyện của Elia bao gồm việc yêu cầu dân chúng tiến đền gần, “nhờ đó mà lôi kéo họ vào trong hành động và lời cầu xin của ông.”
ĐTC giải thích: “ông yêu cầu dân chúng cuối cùng phải biết được - và biết cách sung mãn – ai thật sự là Thiên Chúa của họ, và họ phải có một lựa chọn quyết định để đi theo một mình Ngài, Thiên Chúa chân thật. Vì chỉ theo cách thức này mà Thiên Chúa mới được nhìn nhận như Ngài thật sự là – đấng tuyệt đối và siêu việt – không còn có khả năng đặt Ngài bên cạnh những vị thần khác, là việc khước từ Ngài xét như là đấng tuyệt đối do tương đối hóa Ngài.”
Ngài tiếp: “Nhờ lời chuyển cầu của mình, Êlia nài xin Thiên Chúa điều Thiên Chúa muốn làm – tỏ lộ chính Ngài trong tất cả lòng nhân hậu của Ngài, trung tín với chính thực tại của Ngài là Đức Chúa của sự sống, đấng tha thứ, làm hoán cải và thay đổi.”
Cảnh nô lệ
ĐTC nói rằng điều đang được bàn đến trong trình thuật này là “sự ưu tiên của giới răn thứ nhất: tôn thờ một mình Thiên Chúa.”
“Ở nơi không có Thiên Chúa, con người rơi vào cảnh nô lệ thờ ngẫu tượng, vì những chế độ chuyên chế của thời đại chúng ta đã chứng minh điều đó, cùng với những hình thức khác nhau của thuyết hư vô vốn làm cho con người tùy thuộc vào ngẫu tượng, vào việc tôn thờ ngẫu tượng – chúng sẽ bắt con người làm nô lệ.”
Ngài nói tiếp rằng đó cũng là điều nói về mục đích chính yếu của cầu nguyện: sự hoán cải.
“Ngọn lửa của Thiên Chúa biến đổi chúng tâm hồn chúng ta và làm cho chúng ta có khả năng nhìn thấy Thiên Chúa, sống theo Thiên Chúa và sống cho người khác.”
Cuối cùng, đó là dấu hiệu báo trước tương lai, sự sung mãn của Đức Kitô: “Ở đây, chúng ta thấy ngọn lửa chân thật của Thiên Chúa: tình yêu đẫn ĐỨc Kitô đi đến thập giá, đến việc tự hiến mình hoàn toàn,” ĐTC nhìn nhận.
Ngài nói: “Sự tôn thờ Thiên Chúa chân thật là việc hiến mình cho Thiên Chúa và cho con người – sự tôn thờ chân thật là tình yêu. Và sự tôn thờ Thiên Chúa chân thật không phá hủy nhưng làm đổi mới. Thật vậy, ngọn lửa của Thiên Chúa, ngọn lửa của tình yêu sẽ đốt cháy, làm biến đổi, thanh luyện, và chỉ theo cách này mà nó không phá hủy nhưng sáng tạo chân lý hiện hữu của chúng ta, tái tạo tâm hồn chúng ta.”
“Và bởi đó, nhờ được sống động bởi ân sủng của ngọn lửa Chúa Thánh Thần, của tình yêu Thiên Chúa, ước gì chúng ta trở nên những người tôn thờ trong thần khí và sự thật.”