CHÚA NHẬT Lễ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Cv 2: 1-11; Tv 104; I Cr 12: 3b--7, 12-13; Ga 20: 19-23

Khi tôi còn nhỏ tôi là một hướng đạo sinh. Những đứa trẻ thành thị chúng tôi thường gói gém hành trang lên đường đi đến đất trại ngay bên ngoài ranh giới của thành phố. (Một trong những buổi cắm trại đó là trên Đảo Staten, bên trong ranh giới của thành phố. Hãy tưởng tượng đến cảnh cắm trại trong những khu rừng của thành phố New York!) Một trong những đặc trưng của những chuyến đi cuối tuần là đêm lửa trại vào tối thứ Bảy. Chúng tôi luôn đốt một đống lửa sáng rực và khoảng 20 – 30 hướng đạo sinh cùng với huynh trưởng ngồi thật khuya quanh đống lửa cho đến khi chỉ còn những mẩu than hồng sót lại. Chúng tôi nói về các nhóm lửa trại đó trên đường về và vài tuần kế tiếp vẫn còn nhắc đến chúng.

Chúng tôi nhắc lại câu chuyện của huyng trưởng kể về Jesse Owens, một ngôi sao của điền kinh Olympic và những tranh đấu của anh chống lại việc phân biệt chủng tộc. Chúng tôi có thể tập hát cho những ai đã không thể cùng hiện diện với chúng tôi. Chúng tôi cũng có thể giúp các bạn ấy cách thắt nút dây mà chúng mà chúng tôi mới học được, và chỉ cho chúng biết cách làm thế nào để bắt đầu buổi lửa trại khi trời bỗng đổ mưa… Dĩ nhiên, trừ ngọn lửa trại ấy (!), còn lại những việc khác chúng ta vẫn có thể thực hiện trong buổi họp mặt hàng tuần dưới tầng hầm của nhà thờ, nhưng quả thật vẫn có cái gì đó đặc biệt về ngọn lửa trong rừng cũng như bầu khí mà ngọn lửa chúng ta ngồi quanh ấy tạo ra.

Có lẽ đó là lý do trong những đêm giá lạnh người ta thắp lên ngọn lửa trong lò sưởi, không chỉ để sưởi ấm mà còn là chính vì bầu khí mà chính ngọn lửa tạo nên. Và cũng có thể vì thế mà lửa là một trong những biểu tượng chính yếu của Thánh Thần trong ngày lễ Hiện Xuống cũng như trong Sách Thánh. Ơn huệ của Thánh Thần quy tụ chúng ta lại thành một Giáo hội, giống như ngọn lửa trại quy tụ các hướng đạo sinh chúng tôi. Không có Thánh Thần, các môn đệ bị phân tán và sợ hãi, giống như hai môn đệ trên đường Em-mau. Hoặc như họ có thể ở cùng nhau nhưng trốn trong căn phòng đóng kín các cửa vì sợ. Thật khó có thể là một cộng đoàn ra đi thi hành sứ vụ như Đức Giêsu đã mường tượng ra mà lại khép kín và sợ hãi.

Theo Công vụ Tông đồ, Hiện Xuống bắt đầu bằng lửa với các môn đệ đang ở cùng nhau. Đó mới là biểu tượng cho quy tụ của các môn đệ Đức Giêsu, vì lửa làm ấm lên, thêm sức lực, thanh tẩy và chiếu sáng. Đó chỉ là một ít trong số những gì lửa Thánh Thần có thể làm được, không chỉ ngày ấy mà ngay cả bây giờ. Giáo chức trong Giáo hội và cả cộng đoàn phụng vụ của chúng ta ngày nay cũng có thể hưởng dùng không chỉ một vài mà tất cả những ân huệ của Thánh Thần. Trong Giáo hội sơ khai, cũng như hôm nay, vẫn có đó những bất đồng, ngờ vực, bảo thủ, tội lỗi và sợ hãi, …

Lễ Phục Sinh và Giáng Sinh thì hoành tráng và hào hứng hơn là Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, đặc biệt là đối với các bạn trẻ. Dịp Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống ta không thấy có những trang hoàng trong nhà thờ, ngoài đường phố hay trong các cửa hiệu như hai dịp lễ Phục Sinh và Giáng Sinh. Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống không làm cho các em nhỏ hào hứng, mà có lẽ cả người lớn cũng chẳng mấy hứng thú gì. Làm gì có những món quà trao tay, các bữa ăn gia đình hay tiệc tùng ở công ty, trường học? Việc tham dự thánh lễ ở nhà thờ này không làm cho Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống nổi bật lên như hai dịp lễ kia. Trong thế giới trần tục, nhất là trong nền công nghiệp quảng cáo, người ta bỏ qua Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Họ có thể bán gì cho chúng ta đây? Hầu hết mọi người ngồi trong nhà thờ hôm nay có thể cũng nghĩ Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống chỉ như bất kỳ Thánh lễ Chúa Nhật nào khác trong năm thôi, chẳng hơn kém gì.

Quá tệ phải không! Vì Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là mừng năng lực, sức mạnh và sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng ban sự sống cho Giáo hội và cho cả đời sống tinh thần của chúng ta nữa. Có lẽ sự thiếu vắng những dây kim tuyến lấp lánh của Lễ Giáng Sinh hay việc săn trứng Phục Sinh có thể giúp nhấn mạnh hơn những gì chúng ta cử hành hôm nay: sự hiện diện sinh động của Thánh Thần Chúa giữa chúng ta. Cứ bình tĩnh, chúng ta có thể thấy được dấu hiệu của Thánh Thần vẫn đang hiện hữu sống động giữa chúng ta.

Trong ngôn ngữ Kinh Thánh, từ “Ruah” được dùng để nói về Thánh Thần, quả không dễ gì dịch qua tiếng Anh hay tiếng Việt. Đôi khi nó có nghĩa là gió, là hơi thở, thần linh,… Nhưng từ những dòng mở đầu của Sách Thánh bản Hi-pri, sự hiện diện của Thánh Thần đã rất rõ ràng và giữ vai trò then chốt. Thánh Thần hiện diện ngay chương đầu của Sáng Thế Ký, bay lượn trên cái hỗn mang thuở ban đầu. Việc sáng tạo nên con người được mô tả khi Đức Chúa thổi vào cục đất sét hơi thở của sự sống và con người bắt đầu sinh động. Khi những người một nào đó được kêu gọi đi thi hành sứ vụ, chẳng hạn như Môi-sê, thì cũng được ban Thần Khí của Chúa. Thần Khí được đổ tràn trên các ngôn sứ để đốt lên trong họ nhiệt tâm vì Thiên Chúa và Lời Chúa. Ngay giây phút thụ thai, Đức Giêsu đã được đổ tràn Thần Khí. Trong suốt cuộc đời của Người, chúng ta thấy được dấu hiệu sức mạnh của của Thần Khí hiện diện trong việc chữa lành và rao giảng của Người. Toàn bộ sách Công vụ Tông đồ tỏ bày cho chúng ta biết về thành quả của sự hiện diện của Thần Khí giữa các tín hữu đầu tiên. Hôm nay, chúng ta mừng kính, cử hành hồng ân của Thần Khí dành cho các môn đệ của Người – như Người đã hứa với họ. Cho đến ngày nay, Thiên Chúa không ngừng thổi hơi vào cục đất sét và ban cho nó sự sống.

Trong trình thuật của Tin mừng, Đức Giêsu đi bước vào trong căn phòng bị khóa kín nơi các mộn đệ sợ sệt đang tụ họp. Người thổi hơi trên các ông, nói lời chúc bình an và hòa giải với các ông như một sự đảm bảo chắc chắn rằng các ông đã được hòa giải và vẫn ở trong tương quan tốt đẹp với Người. Rồi Người sai các ông mang bình an và ơn tha thứ đến với những người khác. Nhưng các ông biết rõ là tự mình không thể làm được điều này, vì các ông vẫn chỉ là cục đất sét. Vì thế, trong Tin mừng Gio-an, nếu như Chúa thổi hơi vào cục đất sét trong Sách Sáng Thế và làm cho con người đầu tiên nhận được hơi thở sự sống thế nào thì Đức Giêsu thổi hơi trên các môn đệ của Người cũng giúp họ có thể thực hiện những gì mà tự sức mình con người không thể làm được. Đất sét là Giáo hội thời đầu đã nhận được hơi thở của Thiên Chúa và trở nên một Giáo hội sinh động với nhiệt tâm rao giảng Đức Giêsu bằng mọi thứ ngôn ngữ trên thế giới! Ai mà có thể ngờ được các môn đệ được Đức Giêsu thổi Thần Khí của người trên họ lại có một đời sống mới như thế!

Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội và Thêm sức, chúng ta được ban cho cũng một Thần Khí ấy. Chúng ta không lãnh một lượng Thần Khí ít hơn, như thể các môn đệ ở trong căn phòng trên lầu đã lãnh “đồ thật” còn chúng ta thì lãnh cái gì khác, một phiên bản đổ nước. Những khốn khó mà chúng ta đón nhận để trung thành làm chứng cho Đức Giêsu và Tin mừng của Ngưới thì cũng khủng khiếp không kém hơn nơi các môn đệ, những người đã rời căn phòng khi đã lãnh nhận hơi thở của Chúa và bước ra làm chứng với đám đông dân chúng đang quy tụ ở đó vì “tiếng động như tiếng gió mạnh”.

Đám đông bị thu hút bởi sự náo nhiệt đó thuộc nhiều thành phần khác nhau: dân địa phương cũng có và cả những người từ phương xa đến; kẻ phú gia cũng như hạng cơ bần; người gốc Do-thái giáo cũng như người mới cải đạo. Trong trình thuật ở Công vụ Tông đồ, thánh Lu-ca đã làm sáng tỏ rằng chướng ngại cũ của những phân biệt, chia rẽ bắt đầu sụp đổ. Sự hỗn độn của tháp Babel nay được đảo lại, và với ân huệ của Thần Khí cho tất cả mọi người, bình minh của một thời đại mới đã ló dạng. Một giáo xứ ở phía Nam có treo một biển báo ở lối ra của bãi đậu xe. Biển báo quay về hướng các giáo dân đang chuẩn bị lăn bánh. Trên đó viết rằng: “Bạn đang tiến vào sứ vụ của miền”.

Điều đó khiến bạn muốn ở lại trong nhà thờ, đúng không? Ngoài kia là cả một thế giới rộng lớn đáng sợ. Và nó cũng đủ để kiểm chứng sự dấn thân của chúng ta cho Đức Kitô trong những cách thức tài tình và chu đáo. Tại sao lại không cắm trại ngay bãi đậu xe hay trong hành lang của nhà thờ ấm cúng và an toàn? Chúng ta không thể làm thế, vì chúng ta có một hơi thở mới trong mình. Đó chính là hơi thở của riêng Đức Kitô đã đưa Người vào trong trần gian để thi hành sứ vụ. Nó không miễn cho Người khỏi phải mệt mỏi, đau đớn, và bị chửi rủa cũng như phê phán. Chúng ta cũng đừng mong mình chịu đựng ít hơn thế vì chưng chúng ta cũng có những gì Người đã có – hơi thở và ngọn lửa của Thánh Thần.

Trong Công vụ Tông đồ, thánh Phao-lô và thánh Gio-an cho chúng ta biết về những hình dáng đầu tiên của Thánh Thần. Nhưng, trừ khi chúng ta có những câu chuyện hiện đại để kể, Thánh Thần là thì quá khứ, chỉ là một kỷ niệm từ một “thì đơn giản hơn” trong đời sống Giáo hội. Liệu chúng ta có thể nghĩ đến những câu chuyện hiện đại của những người bình dân tỏ ra cho thấy dấu hiệu của việc đón nhận hơi thở của sự sống của Thần Khí hay không? Một nữ tu 75 tuổi mở một nơi cư trú cho những gia đình bị ngược đãi; một người mẹ đơn thân nuôi nấng hai đứa con của mình, vậy mà vẫn tình nguyện nấu cơm cho nhà xứ; một cha xứ luôn sẵn sàng giảng cho chúng ta; thanh thiếu niên và cha mẹ của chúng tham gia hát trong ca đoàn; các sinh viên hy sinh kỳ nghỉ Lễ Phục Sinh của mình để đi giúp sửa lại những ngôi nhà ở Appalachia; Huynh Trưởng Hướng Đạo dành thời gian rảnh rỗi để đi cắm trại với giới trẻ của giáo xứ, một chủ doanh nghiệp nhỏ đảm bảo các công nhân của mình làm việc an toàn và được bảo hiểm sức khỏe, dù chị phải chi trả đến cạn vốn,… Đó, quý vị đã thấy chưa.

Chúng ta cũng cần phải dùng đúng về văn phạm: Thánh Thần không chỉ là thì quá khứ nhưng cũng là thì hiện tại nữa. Về toán học cũng cần chính xác: Thánh Thần của Tân Ước cũng bằng với Thánh Thần của thời đại và những hoàn cảnh hiện nay của chúng ta. Về mặt màu sắc: Thánh Thần không thuộc về duy một sắc tộc nào, nhưng là cho mọi màu da. Về ngôn ngữ: Thánh Thần không chỉ nói một thứ tiếng nhưng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Về nơi chốn chúng ta cũng phải chắc chắn: Thánh Thần không chỉ thuộc về nơi nằm phía sau cánh của bị đóng kín, nhưng còn ào ra khắp thế giới. Nếu Thánh Thần không bị giới hạn, vậy làm sao chúng ta có thể biết Thánh Thần đang hiện hữu nơi nào? Hãy giữ cho đôi tai và cặp mắt luôn mở rộng để đón ngọn lửa và hơi thở của sức sống mới.

Chuyển ngữ: Anh Em HV Đaminh Gò-Vấp

PENTECOST SUNDAY (A)
Acts 2: 1-11; Psalm 104; I Cor 12: 3b--7, 12-13; John 20: 19-23

When I was a boy I belonged to the Boy Scouts. We city kids used to pack up and go to a campground just beyond the city limits. (One of those camps is on Staten Island, within the city borders. Imagine camping in the woods of New York City!) One of the best features of those weekend trips was the Saturday night campfire. We always built a blazing one and we 20 or 30 boys, along with our scoutmaster, would sit around that fire late into the night until only embers were left. We talked about those campfire circles on the way home and for weeks after.
We would repeat the story our scoutmaster told of Jesse Owens, the great Olympic track star and his struggles against racism. We would teach the songs we learned to those who couldn’t be with us. We would also show them the new knots we learned to tie and the demonstrations of how to start a campfire in rainy weather, etc. Of course, except for the fire (!), we did things like that at our weekly meetings in the church basement, but there was something special about those circles in the woods and the atmosphere created by the fire we sat around.
Maybe that’s why, on a chilly night, people light fires in their fireplace, for the warmth they give, but also the atmosphere they create. Maybe too, that’s why fire is one of the key symbols for the Holy Spirit on this feast of Pentecost and in the Scriptures. The gifts of the Holy Spirit draw us together as a church–like those campfires gathered us Scouts. Without the Spirit the disciples were scattered and disheartened, like the two disciples on the road to Emmaus. Or, they were physically together, but behind locked doors in fear. Locked up and in fear-- hardly the out-going missionary community Jesus envisioned!
Pentecost begins with gathered disciples and, in the Acts account, with fire. It’s the right symbol for a gathering of Jesus’ disciples, because fire warms, energizes, purges and illumines. That’s just some of what the Spirit’s fire can do, not just back then, but right now. Our church leaders and the worshiping community can use, not just some, but all the gifts of the Spirit these days. In the early church, just as today, there was a lot of dissension, suspicion, resistance to change, guilt, fear, etc.
Easter and Christmas get bigger play and excitement, especially among the young, than Pentecost. Pentecost doesn’t have the decorations within the church, on the streets and in the malls as Easter and Christmas do. Pentecost just doesn’t excite the kids–probably not a lot of us adults as well. Where are the exchange of gifts, the family meals, the office and school parties? The attendance here at church doesn’t swell on Pentecost the way it does for those other big festivals. The secular world, especially the advertising industry, just plain ignores Pentecost. What could they sell us anyway? Most of those who are in church today probably think of Pentecost as just another name for a church Sunday in the year–no big deal.
It’s too bad! Because Pentecost celebrates the energy, power and presence of God who gives life to our church and personal spiritual lives. Perhaps the absence of Christmas tinsel and Easter egg hunts can put more emphasis on what we celebrate today: the vital presence of God’s Spirit in our midst. Without all the distractions, we can look and see signs of the Spirit alive and well in our midst.
In the Bible the word "Ruah", used for the Spirit, is not easily translated into any English word. Sometimes it means wind, breath, spirit etc But from the opening lines of the Hebrew Scriptures the Spirit’s presence is obvious and plays a key role. The Spirit is present at the beginning of Genesis, hovering over the primordial chaos. The creation of humans is described when God breathes into clay the breath of life and the human takes a first breath. When individuals are called for a special task, Moses for example, they are given the Spirit of God. The Spirit was poured out on the prophets stirring up in them a burning zeal for God and God’s Word. From the very moment of his conception Jesus is filled with the Spirit. Throughout his life we see the powerful signs of the Spirit’s presence in his healing and preaching. The entire book of Acts reveals the results of the Spirit’s presence among the first believers. Today we celebrate the gift of that Spirit to his followers–just as he promised them. Right up to the present God has not stopped breathing into mere clay and giving it life.
In the gospel account Jesus enters the locked room where his fearful disciples have gathered. He breathes on them and speaks words of peace and reconciliation to them as an assurance that they are forgiven and in good relationship with him. Then he commissions them to take peace and reconciliation to others. But, they have amply shown, they can’t do this on their own–they are mere clay. So, in John, just as God breathed into the clay in Genesis and the first humans received the breath of life, so Jesus breathed over his disciples equipping them to accomplish what was humanly impossible on their own. The clay that was the early church received the breath of God and became a living, breathing church on fire with zeal to proclaim Jesus in all the world’s languages! Who would have thought those fearful disciples Jesus breathed his Spirit on would have caught such a new life!
At our Baptism and Confirmation we were given that same Spirit. We didn’t get a lesser dose of the Spirit, as if only the disciples in the upper room got the "real thing" and we some other, watered-down version. Our bearing faithful witness to Jesus and his gospel is no more scary than it was for those disciples who left the upper room once they received the breath of God and went out to witness to that crowd who was drawn there by "the noise like a strong driving wind."
Those crowds attracted by the excitement were of very mixed lot: locals and those from far away; the well-born and poor; former Jews and the most recent converts. In his account in Acts Luke is making it abundantly clear that old barriers of separation and division are beginning to break down. The confusion of Babel is now reversed and, with the Spirit’s gift to all, a new age has dawned. There is a church in the South that has a sign at the exit of the parking lot. The sign faces the departing parishioners. It reads, "You are entering mission territory."
It makes you want to stay in church, doesn’t it? It’s a big scary world out there. And it’s well-equipped to test our commitment to Christ in many ingenious and well-planned ways. Why not just camp out in the parking lot or in the church hall safe and snug? We can’t, because we have a new breath in us. It’s Christ’s own breath and it sent him on mission to the world. It didn’t spare him fatigue, pain, and being shouted at and criticized. We can’t expect any less, but we have what he had–the breathing and flaming gift of the Spirit.
The Acts, St. Paul and John tell us stories about the earliest appearances of the Holy Spirit. But, unless we have our own modern stories to tell, the Holy Spirit is past tense, just a memory from a seeming "simpler time" in the life of the church. Can we think of our own modern stories of ordinary people revealing breath-taking signs of the Spirit’s life? The 75-year-old sister who opened a shelter for battered families; the single parent who cares for her two children, but still volunteers at the parish’s food pantry; the pastor whose homilies seem to always speak to us; the teenager and his parents who sing in the choir; the college students who spent Easter break repairing homes in Appalachia; the Scout leaders who give up free time to go camping with the youth of the parish; the small business owner who makes sure her employees are safe on the job and have good health coverage, even at the expense of her bottom line, etc. Well, you get the idea.
We need to get the grammar right: the Holy Spirit is not only past tense, but present tense as well. We need to get the math right: the Holy Spirit of the New Testament equals the Holy Spirit of our present time and circumstances. We need to get the colors right: the Holy Spirit doesn’t belong to just one race, but to all colors. We need to get the language right: the Holy Spirit doesn’t just speak in our language, but in many tongues. We need to get the location right: the Holy Spirit doesn’t belong only behind our closed church doors, but has burst out into the whole world. If the Holy Spirit is not confined, then how can we tell where the Spirit is present? Just keep your eyes and ears open for the fire and the breath of new life!