Bladensburg, Maryland là một thị trấn nhỏ có khỏang 7000 cư dân ở cách trung tâm Washington, DC chỉ có 8 dặm. Tuy nhỏ nhưng Bladensburg đã giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử Hoa Kỳ 'nhờ' một cuộc 'thua trận hổ thẹn' chưa từng thấy trong quân sử.

Trong cuộc chiến tranh năm 1812 với Anh quốc, sau khi thắng Napoleon bên Âu Châu, người Anh đưa quân về mặt trận Hoa kỳ và đổ bộ lên thành phố Benedict nằm giữa Washington, DC và Baltimore.

Các tướng lãnh Mỹ hồi đó nghĩ rằng quân Anh sẽ tấn công Baltimore vì đây là một thương cảng lớn. Nhưng bất ngờ quân Anh đi bộ 5 ngày liên tiếp về phía Nam tới chiếm đóng thị trấn Bladensburg là cửa ngõ của Washington, DC.

Ngày 24 tháng 8 năm 1814, 7000 quân Mỹ vôi vã lập chiến tuyến để ngăn chặn 4500 quân Anh bên ngòai Bladensburg. Tướng Ross của Anh xua quân đánh nhầu bất kể thiệt hại, và các tuyến phòng thủ của Mỹ đã thay phiên nhau xụp đổ. Quân Mỷ thua chạy về Washington, DC, quân Anh bám theo bén gót, đuổi nhau hổn lọan trên đường phố thủ đô. Tổng thống và nội các súyt nữa bị bắt trọn.

Người Anh đốt Quốc Hội và tòa Bạch Cung rồi lui quân vào lúc hòang hôn ngày hôm sau.

200 năm sau ngày nay, di tích của trận đánh lich sử chỉ là những tấm bảng khiêm nhường trên đồng cỏ, Bladensburg vẫn là một thị trấn không mấy quan trọng gồm nhiều cộng đòan Tân Giáo đòan kết chặt chẽ với nhau với 70% dân số là da mầu.

Mới đây, ngày 6-6-2011, thị trấn Bladensburg lại được nhắc nhở tới qua một biến cố lịch sử khác, lần này không phải là một biến cố quân sự mà là tôn giáo, và vẫn là một vấn đề còn tồn đọng từ thời thuộc địa của Anh quốc.

Một giáo xứ Tân Giáo nhỏ (Episcopal, là chi phái của Anh Giáo bên ngòai nước Anh) với hơn 100 gia đình vừa tuyên bố sẽ trở về với Giáo Hội Công Giáo theo qui định mà ĐGH Benedict đả dành cho các cộng đồng Anh Giáo từ năm 2009.

Giào xứ St Luke, thành lập năm1895, sẽ là cộng đồng Tân Giáo đầu tiên của Hoa Kỳ trở về Công Giáo, và sẽ trực thuộc giáo phận Washington, DC.

Vi chánh xứ là linh muc Mark Lewis, đã lập gia đình, sẽ được thụ phong chức linh mục Công Giáo và sẽ tiếp tục coi xứ St Luke.

Các giáo dân của St Luke đã quyết định hồi tháng giêng để xin gia nhập Công Giáo và hôm Chúa Nhật vừa qua đã bỏ phiều vòng chung kết. Chỉ có một gia đình bỏ phiếu chống. Họ sẽ bắt đầu tham dự một khóa giáo lý Công Giáo vào tháng tới.

Mặc dù vị giám mục Tân Giáo là John Bryson Chane hổ trợ công khai nhiều chủ trương còn gây tranh cãi như hôn nhân đồng tính, nhưng linh mục chánh xứ Mark Lewis cho biết các cuộc tranh luận về các vấn đề nhạy cảm đó không phải là lý do chính để giáo xứ tách rời khỏi giáo hội Tân Giáo .

"Chúng tôi đã sống đạo một cách rất Công giáo", LM Lewis cho biết truyền thống của giáo xứ đã là rất "Anh Giáo-Công Giáo", tức là gần giống với bên Công giáo La Mã hơn là với các truyền thống khác của Tân Giáo.

Trong một bức thư gửi cho giáo dân, LM Lewis nói rằng cuộc tranh luận về các vấn đề xã hội đã "chiếu sáng một vấn đề quan trọng hơn trong phong trào Anh Giáo ... Đó là: Ai có quyền phán quyết trong Giáo Hội? Quyền giảng dạy về đức tin và luân lý phải được từ đâu mà ra?" Trong Giáo Hội Công Giáo, quyền giáo huấn được tập trung ở Tòa Thánh Vatican, nhưng còn bên Anh Giáo thì các Giám mục và các giáo xứ trên thế giới có thể khác nhau rất nhiều từ thực hành cho đến niềm tin của họ.

Phía lãnh đạo giáo dân cũng cho biết họ từ lâu đã phải vật lộn với sự thiếu rõ ràng trong thẩm quyền của giáo hội Anh Giáo và họ hoan nghênh sự lãnh đạo của đức Giáo hoàng.

"Trong Tân Giáo, giám mục ở mỗi nơi nói mỗi điều khác nhau", theo lời ông Patrick Delaney, một chức sắc sống ở Mitchellville. "Đó chính là mấu chốt của sự xung đột. Mỗi giám mục có vương quốc riêng của mình."

Ông tỏ ý hân hoan về tương lai "Thật là tuyệt vời," ông nói. "Nó giống như là 500 năm lịch sử vừa được điều chỉnh lại."

Vị giám mục Tân Giáo đang cai quản St Luke là John Bryson Chane, trong một tuyên bố hôm thứ Hai, nói rằng ngài chấp thuận sự tách ly. GM Chane cho biết quyết định đã được thực hiện với sự "tôn trọng lẫn nhau," và thêm rằng trong quá khứ số "Kitô hữu chuyển đổi qua một giáo hội khác có khi còn lớn hơn nhiều, lúc là do cá nhân, lúc khác là vì những nhóm."

Sự chuyển đổi này đang xảy ra tại nhiều giáo đòan Anh giáo ở bên Anh, nhiều nơi chỉ là vì vấn đề truyền chức cho phụ nữ. Ở bên Mỹ thì các giáo đòan Episcopal thường có thái độ tự do hơn và đã có nhiều linh mục phụ nữ, nhưng mới đây sự chia rẽ xảy ra vì các giám mục đồng tính.

Năm trước hàng chục giáo xứ đã ly khai vì phải ở dưới quyền của một giám mục đồng tính và họ đã liên kết với nhau lập ra một chi nhánh Anh giáo bảo thủ theo hệ phái Phi Châu (conservative African Anglican.) Hậu quả của các cuộc ly khai này vẫn còn tồn đọng ở nhiều tòa án vì vấn đề phân chia tài sản và quyền sở hữu.

Riêng trường hợp của giáo xứ St Luke, họ đã đạt thỏa thuận với giáo phận Tân Giáo một cách tốt đẹp. Tạm thời giáo xứ sẽ trả tiền thuê cơ sở cho giáo phận Tân Giáo và họ sẽ có quyền mua lại sau này.

Trong một tuyên bố, đức Hồng Y Donald Wuerl của Tổng Giáo Phận Washington cho biết, tổng giáo phận sẽ "chào đón nồng nhiệt cộng đồng St Luke vào đại gia đình đức tin của chúng ta...trong khi cũng công nhận và tôn trọng di sản phụng vụ của Giáo hội Anh giáo."

Tuy ở bên Hoa Kỳ chưa có một 'giáo hạt tòng nhân' nào cho những người theoTân Giáo, nhưng năm ngóai Bộ Giáo Lý Đức Tin đã cử ĐHY Wuerl nghiên cứu việc thành lập một cơ chế như vậy cho Hoa Kỳ.

Được biết có nhiều giáo xứ Tân giáo khác cũng đang ở trong vòng đàm phán cuối cùng trước khi công bố sẽ trở về với Công Giáo, ví dụ như giáo xứ Mt. Calvary ở Maryland và giáo xứ St. Mary of the Angels ờ Hollywood.