Tường Thuật buổi thi thuyết trình Viết Về Cha
Trong đời sống, nam giới thường được xem là phái mạnh trong mối tương quan nam nữ. Trong gia đình, người làm chồng, làm cha thường được xem là trụ cột, bảo bọc, chở che, lèo lái, định hướng để gia đình tồn tại và phát triển. Người cha thì mạnh mẽ, người mẹ thì mềm mỏng, dịu ngọt, nhưng không vì thế mà người cha không dành tình thương cho con cái, ngược lại tình thương đó cũng bao la vô cùng nhưng được thể hiện cách âm thầm, lặng lẽ và vô điều kiện.
Người cha là trụ cột gia đình và là người răn đe, giáo dục con cái nên đôi khi tình thương người cha không được bộc lộ rõ nét qua những lời nói, cử chỉ bên ngoài, chỉ khi con cái trưởng thành mới có thể hiểu và cảm nhận được tình thương đó. Đó không phải là điều ngẫu nhiên, khi mà hầu hết các thí sinh đã nói ra cảm nhận của mình như thế trong vòng thi thuyết trình cũng chính là vòng thi chung kết Viết Về Cha của cuộc thi “Ơn Cha Nghĩa Mẹ” diễn ra vào chiều thứ Bảy ngày 21/05/2011 tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn.
So với cuộc thi Viết Về mẹ, chủ đề cuộc thi Viết Về Cha do Chương Trình Chuyên Đề, Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn tổ chức dù có thời gian nhận bài dài hơn, nhưng số bài dự thi nhận được lại khá khiêm tốn: 63 tác giả với 76 bài viết gồm 19 bài thơ, 51 bài văn và 6 bài PowerPoint/Video Clip.
Xem hình ảnh thi thuyết trình Viết Về Cha
Mở đầu cho buổi thi thuyết trình, Sr. Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, người đặc trách Chương Trình Chuyên Đề giới thiệu đôi điều về cuộc thi: “Nếu tình yêu của người mẹ được thể hiện rõ ràng qua dòng sữa tinh khôi, qua lời ru ngọt ngào, qua vòng tay ấm áp, yêu thương thì tình thương của người cha dẫu rất mãnh liệt bền vững nhưng thường ẩn giấu những hy sinh thầm lặng để bao bọc chở che cho cuộc sống của gia đình và con cái… Cuộc thi viết và thuyết trình về cha là một trong những hoạt động của Chương Trình Chuyên Đề nhằm cổ võ cho tinh thần đạo hiếu, tạo cơ hội để người làm con bộc lộ lòng tri ân, hiếu thảo với các bậc sinh thành, đặc biệt đối với công ơn của người Cha”.
Sau lời cầu nguyện đầu giờ để cảm tạ Thiên Chúa và xin Chúa chúc lành cho buổi thi, anh chị Minh Khoa - Đông Quân, hai người dẫn chương trình đã giới thiệu thành phần Ban Giám Khảo:
- Anh Pio X Lê Hồng Bảo, Chủ biên chuyên san Vườn Ô Liu (đến từ Phan Rang, Ninh Thuận).
- Thầy Giuse Mai Thanh Hoài, Giám Đốc Trung Tâm Đào Tạo Nguồn Nhân Lực BizPower
- Nhà Thơ Pm Cao Huy Hoàng, Chủ nhiệm chuyên trang Đồng Xanh Thơ (đến từ TP. Phan Thiết)
- Nữ tu Maria Nguyễn Thị Ngọc Lan, FMM (Dòng Phan Sinh)
- Cha Nhạc sĩ Giuse Nguyễn Xuân Thảo, OFM
- Nt. Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, OP
Nhiệt độ ban chiều thật oi bức, từ Ban Giám Khảo đến thí sinh và khán giả ai nấy đều thấm đẫm mồ hôi dù ban tổ chức đã phải tăng cường thêm những cây quạt lớn. Đến tham dự buổi thi có 17 thí sinh trình bày 19 tác phẩm gồm 3 thể loại Thơ, Văn và PowerPoint/Video Clip được xen kẽ nhau để cuộc thi thêm sinh động.
Mở đầu cuộc thi là tác phẩm “Cha Tôi” của tác giả Giuse Phạm Văn Ninh, bút hiệu Song Ninh. Em là người quê ở Quảng Ninh, hiện đang theo học trường Đại Học Tài Chính Marketing ở Sài Gòn. Em đã mượn giai điệu của nhạc sĩ Tường Văn để đưa lời thơ thành bài hát và trình bày bằng giọng ca trầm ấm, truyền cảm xúc của mình khá tốt đến với người nghe. Em cũng nói lên tâm tình của mình với cha: “Cha à, con còn nhớ những ngày còn nhỏ, những ngày mà mẹ bỏ cha con mình mà đi, cha đã tần tảo nuôi con để rồi giờ đây con đã trở thành một sinh viên năm ba của một trường đại học, con rất biết ơn cha”. Bài thơ cũng là thổn thức của một người con thiếu tình thương của mẹ, giờ phải đi học xa nơi phố thị bon chen nhớ thương người cha khổ cực ruộng đồng nơi quê nhà: “Nửa đêm giật mình thoáng nghe mưa về; thương cha nước mắt lại tràn mi”; “Mẹ đi từ mùa hoa cau rụng gốc; Con lớn lên trong nước mắt tủi buồn; Cha ngày ngày bán mặt vào ruộng đất; Mong đến ngày con cái trưởng thành hơn…”
Em Maria Hoàng Thị Hồng Lam, bút hiệu Hoàng Lam thể hiện bài văn “Nhớ Về Bố” bằng chất giọng đặc sệt Huế, em cho hay mẹ mất khi em vừa lên 6, bố phải làm hai vai trò cùng một lúc, 1 vai 2 gánh. Bố làm việc cách nhà 75 cây số từ 3 giờ 30 sáng đến gần 7 giờ tối mới về, tuy đi sớm như thế bố vẫn chuẩn bị mọi thứ cho con, thức ăn, quần áo, sách vở, với một mảnh giấy nhỏ đầu gường: “Con gái ngoan của Bố, ăn cơm rồi đi học, tối Bố về với con!”. Và bố cũng ra đi khi em tròn 20 tuổi, thấm thoát đã bốn năm trôi qua, nhưng trong tiềm thức của con, hình ảnh Bố vẫn nguyên vẹn, Bố đang sống và dõi theo từng bước con đi. Em đã làm cho những dòng lệ đã tuôn rơi trên đôi má của một số khán giả khi nói về hoàn cảnh của mình.
“Nhớ Về Cha” là bài PowerPoint trình bày những hình ảnh hoài niệm về cha của cô Maria Nguyễn Thị Bình. Là một giáo viên, vì thời cuộc ba phải chuyển sang làm phiên dịch và làm phụ thêm công việc đan nón gia công, cuộc sống khốn khó nên cái ăn, cái học của 10 người con đã chồng chất lên đôi vai cha. Tuy khổ cực, túng thiếu là thế nhưng cha cũng giúp những người hàng xóm với lời giải thích: “họ khổ hơn mình con à” và dạy con chính bằng đời sống: “sống thành người khó hơn thành tài”, hãy biết sống khiêm tốn, luôn cầu nguyện và cậy trông vào Thiên Chúa.
Bài thơ “Giàn mướp của Bố” của chị Lucia Vũ Thị Thanh Thủy, bút hiệu Vũ Thủy, một người khiếm thị diễn tả nỗi nhớ về giàn mướp xưa kia của bố khi còn là cô bé 10 tuổi, mỗi sáng được ngắm nhìn những trái mướp đang lớn dần, thật là thú vị biết bao. Chị kể từ những giọt mồ hôi khó nhọc của bố mà anh em lớn lên thành người. Thuở ấy, nhà nghèo, mỗi sáng thứ hai, bố dậy thật sớm để đạp chiếc xe mini cọc cạch từ Trảng Bom, Đồng Nai lên Hàng Xanh, Sài Gòn đi làm công nhân, rồi chiều Thứ Bảy hàng tuần đạp xe về để làm rẫy. Bố bảo đạp xe đạp như thế để tiết kiệm tiền mua ít gạo cho con. Đó là ký ức tuổi thơ thật dễ thương, rất đẹp: “Một buổi sáng, trái mướp dài thon thả; Trả cho đời hương vị của cần lao; Bao công khó bố vun trồng chăm sóc; Em hái lấy những ngọt ngào trong trẻo”
Có những ký ức đẹp nhưng cũng có những ký ức cả đời không thể nào quên, em Võ Ngọc Bảo Châu, bút hiệu Thiều Châu, hiện làm nghề thợ may ở Đồng Nai thể hiện bài văn “Con gái Ba” để nói về ký ức đó. Khi vừa mới 5 tuổi, do ham chơi và tinh nghịch nên vào một buổi chiều đã nhảy xuống một chiếc ghe trên sông để chơi. Nhảy xuống thì dễ, nhưng khi nhảy lên thì gốc đa trơn trượt làm em rơi tõm xuống sông. May nhờ có cô bé gần đó thấy thế chạy về báo với ba em, khi ba đến nơi thì con chìm đã lâu. Nhờ cầu xin Chúa với lòng tin tưởng mà ba đã mò tìm và cứu sống con. Biến cố này không chỉ dừng lại là một kỷ niệm mà còn là động lực vươn lên theo em trong suốt đời sống của mình.
Mở đầu bằng khẳng định “Không ai có thể sánh ví Cha trên trời”, tác giả Video Clip “Danh ngôn về Cha”, em Trần Thị Gấm, bút hiệu Bạch Cẩm đã trình bày về những mô tả về công ơn dạy dỗ, nuôi nấng, chăm sóc con của cha: “Điều tuyệt vời là cha biết khi nào dành cho con đòn roi và khi nào nên dành cho con ngọt bùi, đó là cách cha dạy con về lòng can đảm, sự trung thực và biết sống có nghĩa tình”. Bài dự thi như là lời cầu nguyện cho cha mong cho cha sống thật khoẻ, thật lâu với gia đình của mình.
Tu sĩ Giuse Nguyễn Huy Thục, bút hiệu Tả Lam viết bài thơ “Chiếc Bàn Đèn” để nói về người cha trong gia đình không được êm ấm: “Cha đốt đời mình trên ngọn lửa xanh/ với những làn khói mang hình hài quỷ dữ”. Giáo họ tác giả sinh sống là một làng quê xứ Nghệ giáp biên giới Nam Lào với 80% người nghiện ma túy, 60% người buôn bán ma túy, đó là xuất phát điểm để thầy chọn đời thánh hiến qua trải nghiệm sự đau đớn của cha anh, như là điểm nhấn của cuộc đời để nhận ra ơn Chúa: “Con nghĩ dại rằng mình có thể; Nướng cuộc đời trong Á phiện như cha ông; Bởi ai làm rồi ra người đó chịu; Thế hệ sau nối tiếp thế hệ sau; Nhưng rồi con choàng tỉnh, gạt cơn mê; Lấy đời tu làm giá đỡ cho Bàn đèn; Trong suy tư con tự mình thầm nhủ; Chiếc Bàn Đèn là Thánh Giá Chúa trao ban”.
“Chút hồi ức về tuổi thơ” là tựa đề mà cô sinh viên Trường Cao Đẳng Huế Trương Thị Kim Thanh đã gửi gắm vào bài văn của mình với những kỷ niệm thật hạnh phúc, sống mãi trong lòng khi cùng ba mình rong ruổi kiếm sống trên khắp thành phố Huế trong khi mẹ và em nương nhờ nhà ngoại ở miền quê do mái nhà tranh bị cháy rụi đang lúc ba thổi lửa nấu ăn trong bếp. Hai cha con sống rày đây mai đó, đâu cũng là nhà, ngã lưng đâu cũng là giường, dù làm ở đâu, nơi nào ba cũng đem theo con trên chiếc xe đạp cũ kỹ: “Mặc cho gió lạnh, đêm khuya, ba tôi luôn cố gắng ru tôi giấc ngủ bằng những câu chuyện... Ba tôi luôn tạo cho tôi niềm vui, được đầy đủ, vui chơi thoải mái để tôi bớt nhớ mẹ hơn và để ba tôi yên tâm làm việc”. Tác giả đã lên xe lửa từ thứ 3 để từ Huế vào Sài Gòn và đã tặng những chiếc nón lá Huế cho Ban Tổ Chức được mẹ đan từ lá của ba hái trong rừng.
“Ba ơi, Ba là tất cả” là Video Clip được thiết kế bằng những hình ảnh dễ thương, trang nhã của cô sinh viên Nguyễn Bảo Thư, Trường Đại học Sài Gòn. Ba và con gái có những điểm giống nhau, cùng sinh vào tháng Hai, cùng có thói quen thuận viết tay trái, nhưng ba khuyên con gái nên tập viết bằng hai tay, cùng nhóm máu B. Có 7 điều mà em tự hào về ba: 1. Mẹ là duy nhất, ba luôn yêu thương mẹ bằng tình yêu tuyệt vời; 2. Đặt gia đình là trên hết; 3. Không thể đếm được số quảng đường, số thời gian số lần, ba chở con đi học; 4. Ba nói không với thuốc lá và bia rượu; 5. Lễ Tết ba thường mua bánh kẹo và sữa cho cả nhà; 6. Ba tin tưởng để con lựa chọn theo đuổi ước mơ: Thành công - thất bại rồi thất bại nhưng ba vẫn luôn bên cạnh: động viên - khuyến khích - chỉ bảo. 7. Ba chưa bao giờ lạnh lùng, khó gần: luôn dành thời gian trao đổi, lắng nghe với chúng con.
Ba có những điều chưa hoàn hảo, tuổi ba ngày nhiều hơn ba càng làm việc nhiều hơn. Ba ít nói dần, thường ngồi suy nghĩ, sức khoẻ ba thường không tốt. Thỉnh thoảng con nghĩ rằng gia đình mình không giống như lúc con còn nhỏ vì những xào xáo, bất ổn trong gia đình nhưng con tin rằng mọi khó khăn sẽ qua đi để gia đình được bình yên. Em muợn một lời văn để thể hiện tình cảm dành cho ba: “Có một vài điều hiếm hoi trên đời là miễn phí, một trong số đó là tình yêu ba dành cho con. Ba là tài sản quý giá nhất mà Chúa đã gởi đến cuộc đời con”.
Anh Đa Minh Nguyễn Thanh Phương, hiện là trình dược viên viết bài thơ “Tấm lòng người Cha” do cảm nhận từ hoàn cảnh của người bạn, mẹ mất sớm vì một căn bệnh hiểm nghèo khi con vừa tròn 2 tháng tuổi, lên lớp 5 thì bị bại liệt, một mình ba nuôi con khôn lớn, ăn học thành tài: “Tấm lòng người cha, ôi cao ngất; Một đời gà trống với đời con; Lời ba dạy dỗ con ghi khắc; Là hoa tươi thắm đứng giữa đời”.
Linh mục Phaolô Trương Hoàng Phong của Giáo xứ Vị Tín, Thị xã Vị Thanh, TP. Cần Thơ thuộc Giáo phận Cần Thơ viết bài văn “Cha Tôi” để kể về người cha mắc bệnh câm điếc bẩm sinh. Dù cha bị bệnh nhưng tính tình cha rất bình thản, sống một cuộc đời hiền lành, có thế nói cha đã chấp nhận những gì Thiên Chúa trao ban. Do được học ở trường câm điếc Lái Thiêu nên cha đã dạy dỗ con nhiều điều qua chữ viết và cử điệu của đôi bàn tay. Tuy bị bệnh như thế nhưng cha có sức khoẻ khá tốt, làm việc tay chân giỏi, làm việc nặng nhọc như làm ruộng, chài lưới và làm rất nhiệt tình các công việc của họ đạo.
Sóng gió đã ập vào gia đình khi người mẹ bệnh nặng phải điều trị bằng hóa chất, phải chịu đau đớn vô cùng, thậm chí có lần phải nhờ linh mục xức dầu. Cha ra dấu là đừng đi bệnh viện nữa, vì đi nên mới rụng tóc và mệt mỏi như thế, tác giả không biết phải ra dấu thế nào để cha biết bệnh tình của mẹ, chỉ biết quay mặt đi để cố nén cảm xúc thương mẹ và thông cảm cho cha. Chúa thương cho mẹ khỏi bệnh sau một thời gian điều trị nhưng sau đó người em lại trở bệnh nặng để đến một ngày “Lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống trời hay chăng trời”. Người em ra đi khi mới 27 tuổi để lại 2 đứa con thơ, cha đã khóc rất nhiều và hiện dành tình thương cho hai đứa cháu như thương mẹ chúng: “Cha tôi là như thế đó, mặc dù ngài không nói được, nhưng nói với tôi bằng những cử điệu, bằng những việc làm, bằng tấm lòng, bằng cả con tim. Cha tôi bị bệnh phần xác nhưng rất khoẻ về tinh thần, dạt dào tình cảm, đầy ắp tình người. Cha tôi đã dành cả cuộc đời cho anh em chúng tôi. Cám ơn Chúa đã ban cho con một người cha như thế! Cám ơn cha đã yêu thương và chăm sóc cho anh em chúng con.”
Em Lucia Nguyễn Quỳnh Như, thí sinh nhỏ tuổi nhất trong buổi thi thuyết trình, dự thi với đoạn Video Clip “Bàn Tay của Bố”. Mở đầu bài thuyết trình, em thú nhận rằng làm Video Clip về bố thật khó vì giữa em và bố có những xung đột trong quan niệm sống, tuy không gay gắt nhưng không cùng quan điểm, bố dạy con chữ “NHẪN”, “Hãy biết cho đi mà không cần nhận lại”, trong khi con thì đề cao sự công bằng, bình đẳng nam nữ, bình đẳng giàu nghèo. Em đã mô tả bàn tay của bố đã dẫn dắt, nâng đỡ con trong từng bước đường đời: nâng niu khi con bé bỏng, đỡ con lúc tập đi, vui đùa cùng con, chăm sóc con khi con vấp ngã, bệnh tật, bàn tay bố mưu sinh, chung tay với mẹ trong công việc nhà. Và em vô tư lớn lên, hồn nhiên như cây cỏ mà không biết rằng bàn tay bố chay sạn hơn, thô ráp hơn. Em đã có ấn tượng về bàn tay của bố do công việc của bố là người thợ điện nên bàn tay chay sần theo năm tháng. Bàn tay ấy có những vết xước, những vết cắt, những vết thương bị nưng mủ, nhưng đó là bằng chứng hùng hồn nhất, sống động nhất cho tình yêu thầm lặng mà bố dành cho con cái, cho gia đình. Đôi khi tình yêu không phải là những lời nói hoa mỹ, ngon ngọt hay là những hành động, cử chỉ lãng mạng thể hiện tình yêu mà đôi khi là những hành động những điều bình thường diễn ra một cách lặng lẽ trong cuộc sống, không ai biết, không ai hay và cũng không cần ai tuyên dương, khen thưởng. Tình yêu mà bố dành cho con là như thế đó. Đó là một tình yêu không nói nên lời nhưng âm thầm che chở và bảo vệ cho gia đình qua những chặng đường của cuộc sống.
Bác Anna Nguyễn Thị Huỳnh, bút hiệu Huỳnh Nhi, là người lớn tuổi nhất trong buổi thi, diễn tả bài thơ “Tình Cha” để chia sẻ tình cảm của mình đối với cha thật xúc động, được lột tả qua khổ cuối của bài thơ: “Nặng nề khó nhọc cha mang; Để cho con được huy hoàng đời con; Đất trời như xẻ làm đôi; Cha đi vĩnh viễn cha thôi không về”.
Bác nói rằng cha là một người y tá nhân đức, luôn giúp đỡ những ai cần, những khi xóm làng gian khổ, nửa đêm có người đau cũng xách túi đi và những hành động đó đã dạy con về tình tương thân tương ái, cách sống làm người. Cha còn làm một việc âm thầm là khâu mấy trăm cuốn sách kinh của nhà thờ đến khi gần xong thì qua đời. “…Băng rừng, vượt biển, lên non; Đem về sự sống ngọt ngon ấm lòng; Nuôi con vun đắp cây trồng; Mầm xanh đứng vững theo dòng thời gian”-- “Lớn lên nguyện ước con ngoan; Đức tài ghi khắc toả ngàn tiếng thơm; Dù cho vắt kiệt sức hơn; Cha luôn bấm chịu thoả cơn sóng đời…”
“Nỗi lòng của Ba” là bài văn được anh Lê Đăng Khoa, một người đang học giáo lý dự tòng từ Giáo phận Cần Thơ trình bày. Anh cho hay, vì chiến tranh, ba đã rời xa gia đình ở Huế vào năm 1974, rồi lưu lạc về miền Tây sông nước và nơi đây trở thành quê hương thứ hai của ba khi ba gặp mẹ. Bên ngoại nghèo, nên tài sản ra riêng của ba mẹ là chiếc xuồng và lần lượt 3 đứa con ra đời. Chiếc xuồng trôi dạt về vùng đất phèn, nước mặn mang tên Hồng Dân, Bạc Liêu, và ba chọn nơi đây làm chốn mưu sinh, lập nghiệp. Nhưng cuộc sống luôn gặp sóng gió, bão lũ, lúc ấy một năm phải chuyển chỗ ở năm sáu lần do phải ở nhờ trên đất người ta, ba luôn là người dang rộng đôi tay để che chở gia đình. Ba đã làm tất cả để nuôi con cái học thành tài. Một mặt thể xác đã bị cuộc sống tra tấn dữ dội, mặt khác chính là sự trăn trở suốt 37 năm trường về nỗi niềm của người con xa xứ, ngóng trông về xứ Huế, nơi đó có ba mẹ và các em, không biết còn sống hay đã chết vì chiến tranh, bão lũ: “Đêm đón giao thừa xứ Hồng Dân; Chợt buồn nhớ Huế dạ bâng khuâng; Ba mươi năm lẻ chưa về được; Bạn lòng ơi hỡi biết cho chăng…”
Nhờ ơn Chúa, vào ngày 01 tháng 03 năm 2011, một người em gái tác giả làm hướng dẫn viên du lịch đã tìm ra nơi chôn nhau cắt rốn của ba ở Huế. Ba đã khóc thật nhiều khi tiếp xúc với cha và các em, nước mắt của đứa con bất hiếu khi hay tin mẫu thân đã qua đời... 37 năm lá rụng về cội, khi trùng phùng giọt nước mắt thay nụ cười để diễn tả niềm vui.
Tu sĩ Giuse Hoàng Đình Quang dự thi bài PowerPoint “Công Lao Của Cha” với 3 lý do: Thứ nhất là xin lỗi ba về hành động, lời nói, suy nghĩ mà con đã đáp những dạy dỗ của ba, ngay cả bằng đòn roi, trách mắng mà giờ con mới nhận ra đó là những tình cảm, những hy sinh, công lao mà ba đã dành cho con. Lý do thứ hai là muốn kêu gọi giới trẻ, những bạn trẻ đi bụi đời, bỏ nhà ra đi chỉ vì những lời dạy dỗ trách mắng của cha mẹ hãy nhận ra chính mình và nhận ra tình thương mà cha mẹ dành cho mình. Lý do thứ ba là để cảm ơn hai người bạn, một bạn nam mồ côi cha và một bạn nữ ba vừa mới qua đời gần một năm.
Em Matta Võ Ngọc Bảo Châu, bút hiệu Thiều Châu trở lại dự thi lần thứ hai bằng bài thơ “Tập Viết”. Bài thơ viết về kỷ niệm lần đầu tiên bước vào lớp 1, cũng là lần đầu tiên đi học. Do không đi học mẫu giáo nên những buổi đầu em rất ngỡ ngàng, sợ sệt, cứ mỗi lần tập viết các bạn ai cũng chăm chỉ viết bài chỉ một mình em cứ vô tư chơi. Cô giáo cầm tay tập viết thì không chịu, chỉ đòi tập viết với ba với suy nghĩ đơn sơ ba cầm tay viết sẽ đẹp hơn cô giáo. Ban ngày ba làm việc đồng án, đêm về ba tập hát cho ca đoàn tối lắm mới về nhưng con vẫn chờ ba cầm tay tập viết cho bằng được: “Ngày của ba miệt mài quay quắt; Việc cuốc cày đồng áng nương xanh; Mong giấc ngon đêm tối yên lành; Con kì kèo: Ba! Tập cho con viết!” - “Dẫu mệt nhoài vì nương vì rẫy; Nhưng bàn tay vẫn nắm bàn tay; Con mê say những dòng ngay ngắn; Trong tay ba đen đủi nắng trời”
Em Maria Nguyễn Nữ Thùy Dương dự thi bài văn “Bao La Tình Cha”, em cho hay từ lúc nhỏ, em luôn nghĩ ba là một người khó tính, nghiêm khắc, lạnh lùng nên ít có cơ hội gần ba. Bên cạnh đó do ba giáo dục bằng roi vọt nên nghĩ rằng ba không thương con và một ngày em đã bỏ nhà ra đi. Mới đầu chúng bạn còn tiếp rước, sau đó đành phải kiếm việc làm để tự thân, những việc làm được thì không đủ nuôi sống, còn công việc giúp đủ trang trải cuộc sống thì quá khả năng. Lúc thất vọng, chán nản cũng là lúc em cầu nguyện với Đức Mẹ Maria. Lòng yêu mến Mẹ đã được gieo vào lòng từ nhỏ, trên đường đi lễ từ nhà đến nhà thờ ba thường dạy con về lòng mến Đức Mẹ Maria, do nhớ lại kỷ niệm đó mà em có can đảm gọi điện thoại về nhà và ba đã rước em về trong sự im lặng. Hôm sau, trong lúc lau chùi bức tượng Đức Maria để tạ ơn, em phát hiện bức thư của ba cầu nguyện cùng Đức Mẹ: “Mẹ Maria ơi, con rất buồn vì đã không chu toàn trách nhiệm của một người cha, con đã không biết cách thể hiện tình yêu của con đến các con của con khiến chúng phải phiền lòng. Xin Mẹ soi sáng để con của con biết rằng: lòng con cũng đau lắm sau mỗi lần sửa phạt con cái! Giờ đây không biết con của con lang thang ngoài đường khôg biết có ai cho nó nương nhờ hay không… ”. Em đã khóc thật nhiều và chạy đi tìm ba, ôm chầm lấy ba và nói lời xin lỗi ba.
“Yêu Mẹ -Cha” của tác giả Trần Thị Gấm, bút hiệu Bạch Cẩm là bài thơ thể hiện tình yêu hồn nhiên, mộc mạc của một cô bé Tây Nguyên dành cho cha mẹ mình từ những gì gần gũi nhất trong cuộc sống: cây, hoa, trái rừng, con suối, mặt đất, bầu trời. Bài thơ đã được tác giả trình bày bằng bài hát mang âm hưởng Tây Nguyên: “Yêu mẹ như yêu cây; Cho hoa nở bốn mùa; Trái cây thơm ngọt mát; Yêu mẹ như yêu cây” - “Yêu cha như yêu suối; Róc rách chảy về nguồn; Con bốn mùa tắm mát; Yêu suối như yêu cha”.
“Cho con một lý do đi Ba” của em Maria Nguyễn Hoàng Phương Khanh, bút hiệu Bình Minh là một đề nghị buồn bã khi em phải sống trong hoàn cảnh ba đã hai lần dứt áo ra đi khỏi mái ấm gia đình. Theo em, nhắc đến cha, có lẽ trong tâm tưởng của nhiều người, cha là hình ảnh bóng cả che chở và là chỗ dựa vững chắc. Em cũng nhớ đến cha nhưng với một cảm xúc khác, em viết bài văn không phải để trách cứ ba mà chỉ mong gửi thông điệp đến những người đang và sắp làm cha: “Trước khi làm điều gì, xin hãy dừng lại một chút suy nghĩ để đừng gây đổ vỡ một mái ấm gia đình, để lại vết thương lòng ít ra là cho những đứa con…”
Ba mẹ chia tay khi vừa lên bốn, sau một thời gian ba trở về hàn gắn với mẹ nhưng đó là khởi đầu cho những xáo trộn mới của cuộc sống, vì lại có một ngày ba lại bỏ mẹ và con ra đi trong sự khóc than, đau đớn tận cùng của mẹ và khổ nhọc của con. Em đã phải thốt lên rằng: “Ba ơi, ba mong con ra đời mà, sao lại nỡ bỏ con mà đi như vậy, không lẽ mọi sự gầy dựng bấy lâu nay giờ chỉ được kết thúc bằng một chữ ký thôi sao? Nghe thì đơn giản đấy, nhưng thật xót xa dường nào”. Chông chênh, đau đớn và cả mất phương hướng là cảm xúc của những người ở lại. Vượt qua điều này quả không dễ dàng chút nào. Em đã lớn lên trong tình thương của mẹ để sống mạnh mẽ để có thể đón nhận hạnh phúc lẫn khổ đau một cách nhẹ nhàng nhất. Ba cũng có lúc ghé ngang hỏi thăm vài câu và dúi vào tay khoản tiền trợ cấp, nhưng em chạnh lòng mà nghĩ rằng: “Tiền thì cũng cần cho cuộc sống đấy, nhưng đối với tôi lúc này, tiền sao bạc quá! Lẽ ra, ba có thể cho con nhiều hơn thế nữa mà. Ôi! Con thuyền gia đình tôi ngày nào với người chèo, người lái, giờ thì mỗi nơi một mảnh. Ba ơi, có day dứt, hối tiếc điều gì không hả ba, dù chỉ là một chút? Nước mắt như đã cạn, thoáng nghĩ, một chút buồn, để rồi cũng xếp vào trong ký ức mà thôi”. Bằng niềm tin tín thác em đã kết thúc bài thuyết trình rằng: “Con thầm cảm ơn Chúa! Con tin vào Tình Yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa, con tin Ngài sẽ không để cho con phải quỵ ngã”.
Sau phần trình bày của các thí sinh cuộc thi, trong khi chờ đợi chấm giải, anh Minh Khoa đã diễn những trò ảo thuật thú vị với những vòng tròn khép kín nhưng biến hoá tức thì khi thì xích đu, lúc thì chiếc mão vua, lúc lại là túi xách… Bên cạnh đó là những tờ giấy được viết các ước mơ, thoắt cái qua chiếc máy vạn năng trở thành hình Chúa Giêsu…
Các bài thi có số điểm suýt soát nhau nên Ban Giám Khái khó khăn trong việc phân định kết quả. Sau khi hội ý, Ban Giám Khảo quyết định trao 2 giải III cho 2 tác giả ở thể loại Văn có số điểm bằng nhau. BGK cũng quyết định không có giải III và chỉ có một giải khuyến khích ở thể loại PowerPoint/Video Clip, vì sự chênh lệch điểm giữa các tác giả ở thể loại này.
Kết quả vòng thi Chung Kết chủ đề về Cha như sau:
1. Thể loại Thơ:
- Giải Nhất: “Tình Cha” của tác giả Anna Nguyễn Thị Huỳnh, bút hiệu Huỳnh Nhi.
- Giải Nhì: “Cha Tôi” của tác giả Giuse Phạm Văn Ninh, bút hiệu Song Ninh.
- Giải Ba: “Chiếc Bàn Đèn” của tác giả Giuse Nguyễn Huy Thục, bút hiệu Tả Lam.
- Giải khuyến khích: “Tập Viết” của tác giả Matta Võ Ngọc Bảo Châu, bút hiệu Thiều Châu
- Giải khuyến khích: “Giàn Mướp của Bố” của tác giả Lucia Vũ Thị Thanh Thủy, bút hiệu Vũ Thủy.
2. Thể loại Văn:
- Giải Nhất: “Cha Tôi” của tác giả Linh mục Phaolô Trương Hoàng Phong, Giáo phận Cần Thơ
- Giải Nhì: “Cho Con Một Lý Do Đi Ba!” của tác giả Maria Nguyễn Hoàng Phương Khanh, bút hiệu Bình Minh.
- Giải Ba: “Bao La Tình Cha” của tác giả Maria Nguyễn Nữ Thùy Dương
- Giải Ba: “Nỗi Lòng của Ba” của tác giả Lê Đăng Khoa
- Giải khuyến khích: “Nhớ Về Bố” của tác giả Maria Hoàng Thị Hồng Lam, bút hiệu Hoàng Lam
- Giải khuyến khích: “Chút Hồi Ức Về Tuổi Thơ” của tác giả Maria Trương Thị Kim Thanh
3. Thể loại Video Clip/PowerPoint:
- Giải Nhất: “Ba Ơi, Ba Là Tất Cả” của tác giả Maria Nguyễn Bảo Thư.
- Giải Nhì: “Bàn Tay của Bố” của tác giả Lucia Nguyễn Quỳnh Như.
- Giải khuyến khích: “Công Lao của Cha” của tác giả Thầy Giuse Hoàng Đình Quang.
Ngoài giải Nhất sẽ được trao giải trong “Ngày Của Cha”, các giải thưởng còn lại của cuộc thi đã được Ban Tổ Chức trân trọng trao ngay cuối buổi thi với những bó hoa, hiện kim và bằng chứng nhận. Buổi thi kết thúc khi trời vừa sụp tối nhưng cái nóng ban chiều vẫn còn chưa dịu, nhưng ai nấy học được nhiều điều từ những cảm xúc dành cho cha được các thí sinh diễn tả qua bài dự thi của mình.
Sàigòn, ngày 27 tháng Năm, 2011
Tạ Ân Phúc
Người cha là trụ cột gia đình và là người răn đe, giáo dục con cái nên đôi khi tình thương người cha không được bộc lộ rõ nét qua những lời nói, cử chỉ bên ngoài, chỉ khi con cái trưởng thành mới có thể hiểu và cảm nhận được tình thương đó. Đó không phải là điều ngẫu nhiên, khi mà hầu hết các thí sinh đã nói ra cảm nhận của mình như thế trong vòng thi thuyết trình cũng chính là vòng thi chung kết Viết Về Cha của cuộc thi “Ơn Cha Nghĩa Mẹ” diễn ra vào chiều thứ Bảy ngày 21/05/2011 tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn.
So với cuộc thi Viết Về mẹ, chủ đề cuộc thi Viết Về Cha do Chương Trình Chuyên Đề, Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn tổ chức dù có thời gian nhận bài dài hơn, nhưng số bài dự thi nhận được lại khá khiêm tốn: 63 tác giả với 76 bài viết gồm 19 bài thơ, 51 bài văn và 6 bài PowerPoint/Video Clip.
Xem hình ảnh thi thuyết trình Viết Về Cha
Mở đầu cho buổi thi thuyết trình, Sr. Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, người đặc trách Chương Trình Chuyên Đề giới thiệu đôi điều về cuộc thi: “Nếu tình yêu của người mẹ được thể hiện rõ ràng qua dòng sữa tinh khôi, qua lời ru ngọt ngào, qua vòng tay ấm áp, yêu thương thì tình thương của người cha dẫu rất mãnh liệt bền vững nhưng thường ẩn giấu những hy sinh thầm lặng để bao bọc chở che cho cuộc sống của gia đình và con cái… Cuộc thi viết và thuyết trình về cha là một trong những hoạt động của Chương Trình Chuyên Đề nhằm cổ võ cho tinh thần đạo hiếu, tạo cơ hội để người làm con bộc lộ lòng tri ân, hiếu thảo với các bậc sinh thành, đặc biệt đối với công ơn của người Cha”.
- Anh Pio X Lê Hồng Bảo, Chủ biên chuyên san Vườn Ô Liu (đến từ Phan Rang, Ninh Thuận).
- Thầy Giuse Mai Thanh Hoài, Giám Đốc Trung Tâm Đào Tạo Nguồn Nhân Lực BizPower
- Nhà Thơ Pm Cao Huy Hoàng, Chủ nhiệm chuyên trang Đồng Xanh Thơ (đến từ TP. Phan Thiết)
- Nữ tu Maria Nguyễn Thị Ngọc Lan, FMM (Dòng Phan Sinh)
- Cha Nhạc sĩ Giuse Nguyễn Xuân Thảo, OFM
- Nt. Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, OP
Nhiệt độ ban chiều thật oi bức, từ Ban Giám Khảo đến thí sinh và khán giả ai nấy đều thấm đẫm mồ hôi dù ban tổ chức đã phải tăng cường thêm những cây quạt lớn. Đến tham dự buổi thi có 17 thí sinh trình bày 19 tác phẩm gồm 3 thể loại Thơ, Văn và PowerPoint/Video Clip được xen kẽ nhau để cuộc thi thêm sinh động.
Mở đầu cuộc thi là tác phẩm “Cha Tôi” của tác giả Giuse Phạm Văn Ninh, bút hiệu Song Ninh. Em là người quê ở Quảng Ninh, hiện đang theo học trường Đại Học Tài Chính Marketing ở Sài Gòn. Em đã mượn giai điệu của nhạc sĩ Tường Văn để đưa lời thơ thành bài hát và trình bày bằng giọng ca trầm ấm, truyền cảm xúc của mình khá tốt đến với người nghe. Em cũng nói lên tâm tình của mình với cha: “Cha à, con còn nhớ những ngày còn nhỏ, những ngày mà mẹ bỏ cha con mình mà đi, cha đã tần tảo nuôi con để rồi giờ đây con đã trở thành một sinh viên năm ba của một trường đại học, con rất biết ơn cha”. Bài thơ cũng là thổn thức của một người con thiếu tình thương của mẹ, giờ phải đi học xa nơi phố thị bon chen nhớ thương người cha khổ cực ruộng đồng nơi quê nhà: “Nửa đêm giật mình thoáng nghe mưa về; thương cha nước mắt lại tràn mi”; “Mẹ đi từ mùa hoa cau rụng gốc; Con lớn lên trong nước mắt tủi buồn; Cha ngày ngày bán mặt vào ruộng đất; Mong đến ngày con cái trưởng thành hơn…”
Em Maria Hoàng Thị Hồng Lam, bút hiệu Hoàng Lam thể hiện bài văn “Nhớ Về Bố” bằng chất giọng đặc sệt Huế, em cho hay mẹ mất khi em vừa lên 6, bố phải làm hai vai trò cùng một lúc, 1 vai 2 gánh. Bố làm việc cách nhà 75 cây số từ 3 giờ 30 sáng đến gần 7 giờ tối mới về, tuy đi sớm như thế bố vẫn chuẩn bị mọi thứ cho con, thức ăn, quần áo, sách vở, với một mảnh giấy nhỏ đầu gường: “Con gái ngoan của Bố, ăn cơm rồi đi học, tối Bố về với con!”. Và bố cũng ra đi khi em tròn 20 tuổi, thấm thoát đã bốn năm trôi qua, nhưng trong tiềm thức của con, hình ảnh Bố vẫn nguyên vẹn, Bố đang sống và dõi theo từng bước con đi. Em đã làm cho những dòng lệ đã tuôn rơi trên đôi má của một số khán giả khi nói về hoàn cảnh của mình.
“Nhớ Về Cha” là bài PowerPoint trình bày những hình ảnh hoài niệm về cha của cô Maria Nguyễn Thị Bình. Là một giáo viên, vì thời cuộc ba phải chuyển sang làm phiên dịch và làm phụ thêm công việc đan nón gia công, cuộc sống khốn khó nên cái ăn, cái học của 10 người con đã chồng chất lên đôi vai cha. Tuy khổ cực, túng thiếu là thế nhưng cha cũng giúp những người hàng xóm với lời giải thích: “họ khổ hơn mình con à” và dạy con chính bằng đời sống: “sống thành người khó hơn thành tài”, hãy biết sống khiêm tốn, luôn cầu nguyện và cậy trông vào Thiên Chúa.
Bài thơ “Giàn mướp của Bố” của chị Lucia Vũ Thị Thanh Thủy, bút hiệu Vũ Thủy, một người khiếm thị diễn tả nỗi nhớ về giàn mướp xưa kia của bố khi còn là cô bé 10 tuổi, mỗi sáng được ngắm nhìn những trái mướp đang lớn dần, thật là thú vị biết bao. Chị kể từ những giọt mồ hôi khó nhọc của bố mà anh em lớn lên thành người. Thuở ấy, nhà nghèo, mỗi sáng thứ hai, bố dậy thật sớm để đạp chiếc xe mini cọc cạch từ Trảng Bom, Đồng Nai lên Hàng Xanh, Sài Gòn đi làm công nhân, rồi chiều Thứ Bảy hàng tuần đạp xe về để làm rẫy. Bố bảo đạp xe đạp như thế để tiết kiệm tiền mua ít gạo cho con. Đó là ký ức tuổi thơ thật dễ thương, rất đẹp: “Một buổi sáng, trái mướp dài thon thả; Trả cho đời hương vị của cần lao; Bao công khó bố vun trồng chăm sóc; Em hái lấy những ngọt ngào trong trẻo”
Có những ký ức đẹp nhưng cũng có những ký ức cả đời không thể nào quên, em Võ Ngọc Bảo Châu, bút hiệu Thiều Châu, hiện làm nghề thợ may ở Đồng Nai thể hiện bài văn “Con gái Ba” để nói về ký ức đó. Khi vừa mới 5 tuổi, do ham chơi và tinh nghịch nên vào một buổi chiều đã nhảy xuống một chiếc ghe trên sông để chơi. Nhảy xuống thì dễ, nhưng khi nhảy lên thì gốc đa trơn trượt làm em rơi tõm xuống sông. May nhờ có cô bé gần đó thấy thế chạy về báo với ba em, khi ba đến nơi thì con chìm đã lâu. Nhờ cầu xin Chúa với lòng tin tưởng mà ba đã mò tìm và cứu sống con. Biến cố này không chỉ dừng lại là một kỷ niệm mà còn là động lực vươn lên theo em trong suốt đời sống của mình.
Mở đầu bằng khẳng định “Không ai có thể sánh ví Cha trên trời”, tác giả Video Clip “Danh ngôn về Cha”, em Trần Thị Gấm, bút hiệu Bạch Cẩm đã trình bày về những mô tả về công ơn dạy dỗ, nuôi nấng, chăm sóc con của cha: “Điều tuyệt vời là cha biết khi nào dành cho con đòn roi và khi nào nên dành cho con ngọt bùi, đó là cách cha dạy con về lòng can đảm, sự trung thực và biết sống có nghĩa tình”. Bài dự thi như là lời cầu nguyện cho cha mong cho cha sống thật khoẻ, thật lâu với gia đình của mình.
Tu sĩ Giuse Nguyễn Huy Thục, bút hiệu Tả Lam viết bài thơ “Chiếc Bàn Đèn” để nói về người cha trong gia đình không được êm ấm: “Cha đốt đời mình trên ngọn lửa xanh/ với những làn khói mang hình hài quỷ dữ”. Giáo họ tác giả sinh sống là một làng quê xứ Nghệ giáp biên giới Nam Lào với 80% người nghiện ma túy, 60% người buôn bán ma túy, đó là xuất phát điểm để thầy chọn đời thánh hiến qua trải nghiệm sự đau đớn của cha anh, như là điểm nhấn của cuộc đời để nhận ra ơn Chúa: “Con nghĩ dại rằng mình có thể; Nướng cuộc đời trong Á phiện như cha ông; Bởi ai làm rồi ra người đó chịu; Thế hệ sau nối tiếp thế hệ sau; Nhưng rồi con choàng tỉnh, gạt cơn mê; Lấy đời tu làm giá đỡ cho Bàn đèn; Trong suy tư con tự mình thầm nhủ; Chiếc Bàn Đèn là Thánh Giá Chúa trao ban”.
“Chút hồi ức về tuổi thơ” là tựa đề mà cô sinh viên Trường Cao Đẳng Huế Trương Thị Kim Thanh đã gửi gắm vào bài văn của mình với những kỷ niệm thật hạnh phúc, sống mãi trong lòng khi cùng ba mình rong ruổi kiếm sống trên khắp thành phố Huế trong khi mẹ và em nương nhờ nhà ngoại ở miền quê do mái nhà tranh bị cháy rụi đang lúc ba thổi lửa nấu ăn trong bếp. Hai cha con sống rày đây mai đó, đâu cũng là nhà, ngã lưng đâu cũng là giường, dù làm ở đâu, nơi nào ba cũng đem theo con trên chiếc xe đạp cũ kỹ: “Mặc cho gió lạnh, đêm khuya, ba tôi luôn cố gắng ru tôi giấc ngủ bằng những câu chuyện... Ba tôi luôn tạo cho tôi niềm vui, được đầy đủ, vui chơi thoải mái để tôi bớt nhớ mẹ hơn và để ba tôi yên tâm làm việc”. Tác giả đã lên xe lửa từ thứ 3 để từ Huế vào Sài Gòn và đã tặng những chiếc nón lá Huế cho Ban Tổ Chức được mẹ đan từ lá của ba hái trong rừng.
“Ba ơi, Ba là tất cả” là Video Clip được thiết kế bằng những hình ảnh dễ thương, trang nhã của cô sinh viên Nguyễn Bảo Thư, Trường Đại học Sài Gòn. Ba và con gái có những điểm giống nhau, cùng sinh vào tháng Hai, cùng có thói quen thuận viết tay trái, nhưng ba khuyên con gái nên tập viết bằng hai tay, cùng nhóm máu B. Có 7 điều mà em tự hào về ba: 1. Mẹ là duy nhất, ba luôn yêu thương mẹ bằng tình yêu tuyệt vời; 2. Đặt gia đình là trên hết; 3. Không thể đếm được số quảng đường, số thời gian số lần, ba chở con đi học; 4. Ba nói không với thuốc lá và bia rượu; 5. Lễ Tết ba thường mua bánh kẹo và sữa cho cả nhà; 6. Ba tin tưởng để con lựa chọn theo đuổi ước mơ: Thành công - thất bại rồi thất bại nhưng ba vẫn luôn bên cạnh: động viên - khuyến khích - chỉ bảo. 7. Ba chưa bao giờ lạnh lùng, khó gần: luôn dành thời gian trao đổi, lắng nghe với chúng con.
Ba có những điều chưa hoàn hảo, tuổi ba ngày nhiều hơn ba càng làm việc nhiều hơn. Ba ít nói dần, thường ngồi suy nghĩ, sức khoẻ ba thường không tốt. Thỉnh thoảng con nghĩ rằng gia đình mình không giống như lúc con còn nhỏ vì những xào xáo, bất ổn trong gia đình nhưng con tin rằng mọi khó khăn sẽ qua đi để gia đình được bình yên. Em muợn một lời văn để thể hiện tình cảm dành cho ba: “Có một vài điều hiếm hoi trên đời là miễn phí, một trong số đó là tình yêu ba dành cho con. Ba là tài sản quý giá nhất mà Chúa đã gởi đến cuộc đời con”.
Anh Đa Minh Nguyễn Thanh Phương, hiện là trình dược viên viết bài thơ “Tấm lòng người Cha” do cảm nhận từ hoàn cảnh của người bạn, mẹ mất sớm vì một căn bệnh hiểm nghèo khi con vừa tròn 2 tháng tuổi, lên lớp 5 thì bị bại liệt, một mình ba nuôi con khôn lớn, ăn học thành tài: “Tấm lòng người cha, ôi cao ngất; Một đời gà trống với đời con; Lời ba dạy dỗ con ghi khắc; Là hoa tươi thắm đứng giữa đời”.
Linh mục Phaolô Trương Hoàng Phong của Giáo xứ Vị Tín, Thị xã Vị Thanh, TP. Cần Thơ thuộc Giáo phận Cần Thơ viết bài văn “Cha Tôi” để kể về người cha mắc bệnh câm điếc bẩm sinh. Dù cha bị bệnh nhưng tính tình cha rất bình thản, sống một cuộc đời hiền lành, có thế nói cha đã chấp nhận những gì Thiên Chúa trao ban. Do được học ở trường câm điếc Lái Thiêu nên cha đã dạy dỗ con nhiều điều qua chữ viết và cử điệu của đôi bàn tay. Tuy bị bệnh như thế nhưng cha có sức khoẻ khá tốt, làm việc tay chân giỏi, làm việc nặng nhọc như làm ruộng, chài lưới và làm rất nhiệt tình các công việc của họ đạo.
Sóng gió đã ập vào gia đình khi người mẹ bệnh nặng phải điều trị bằng hóa chất, phải chịu đau đớn vô cùng, thậm chí có lần phải nhờ linh mục xức dầu. Cha ra dấu là đừng đi bệnh viện nữa, vì đi nên mới rụng tóc và mệt mỏi như thế, tác giả không biết phải ra dấu thế nào để cha biết bệnh tình của mẹ, chỉ biết quay mặt đi để cố nén cảm xúc thương mẹ và thông cảm cho cha. Chúa thương cho mẹ khỏi bệnh sau một thời gian điều trị nhưng sau đó người em lại trở bệnh nặng để đến một ngày “Lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống trời hay chăng trời”. Người em ra đi khi mới 27 tuổi để lại 2 đứa con thơ, cha đã khóc rất nhiều và hiện dành tình thương cho hai đứa cháu như thương mẹ chúng: “Cha tôi là như thế đó, mặc dù ngài không nói được, nhưng nói với tôi bằng những cử điệu, bằng những việc làm, bằng tấm lòng, bằng cả con tim. Cha tôi bị bệnh phần xác nhưng rất khoẻ về tinh thần, dạt dào tình cảm, đầy ắp tình người. Cha tôi đã dành cả cuộc đời cho anh em chúng tôi. Cám ơn Chúa đã ban cho con một người cha như thế! Cám ơn cha đã yêu thương và chăm sóc cho anh em chúng con.”
Em Lucia Nguyễn Quỳnh Như, thí sinh nhỏ tuổi nhất trong buổi thi thuyết trình, dự thi với đoạn Video Clip “Bàn Tay của Bố”. Mở đầu bài thuyết trình, em thú nhận rằng làm Video Clip về bố thật khó vì giữa em và bố có những xung đột trong quan niệm sống, tuy không gay gắt nhưng không cùng quan điểm, bố dạy con chữ “NHẪN”, “Hãy biết cho đi mà không cần nhận lại”, trong khi con thì đề cao sự công bằng, bình đẳng nam nữ, bình đẳng giàu nghèo. Em đã mô tả bàn tay của bố đã dẫn dắt, nâng đỡ con trong từng bước đường đời: nâng niu khi con bé bỏng, đỡ con lúc tập đi, vui đùa cùng con, chăm sóc con khi con vấp ngã, bệnh tật, bàn tay bố mưu sinh, chung tay với mẹ trong công việc nhà. Và em vô tư lớn lên, hồn nhiên như cây cỏ mà không biết rằng bàn tay bố chay sạn hơn, thô ráp hơn. Em đã có ấn tượng về bàn tay của bố do công việc của bố là người thợ điện nên bàn tay chay sần theo năm tháng. Bàn tay ấy có những vết xước, những vết cắt, những vết thương bị nưng mủ, nhưng đó là bằng chứng hùng hồn nhất, sống động nhất cho tình yêu thầm lặng mà bố dành cho con cái, cho gia đình. Đôi khi tình yêu không phải là những lời nói hoa mỹ, ngon ngọt hay là những hành động, cử chỉ lãng mạng thể hiện tình yêu mà đôi khi là những hành động những điều bình thường diễn ra một cách lặng lẽ trong cuộc sống, không ai biết, không ai hay và cũng không cần ai tuyên dương, khen thưởng. Tình yêu mà bố dành cho con là như thế đó. Đó là một tình yêu không nói nên lời nhưng âm thầm che chở và bảo vệ cho gia đình qua những chặng đường của cuộc sống.
Bác Anna Nguyễn Thị Huỳnh, bút hiệu Huỳnh Nhi, là người lớn tuổi nhất trong buổi thi, diễn tả bài thơ “Tình Cha” để chia sẻ tình cảm của mình đối với cha thật xúc động, được lột tả qua khổ cuối của bài thơ: “Nặng nề khó nhọc cha mang; Để cho con được huy hoàng đời con; Đất trời như xẻ làm đôi; Cha đi vĩnh viễn cha thôi không về”.
Bác nói rằng cha là một người y tá nhân đức, luôn giúp đỡ những ai cần, những khi xóm làng gian khổ, nửa đêm có người đau cũng xách túi đi và những hành động đó đã dạy con về tình tương thân tương ái, cách sống làm người. Cha còn làm một việc âm thầm là khâu mấy trăm cuốn sách kinh của nhà thờ đến khi gần xong thì qua đời. “…Băng rừng, vượt biển, lên non; Đem về sự sống ngọt ngon ấm lòng; Nuôi con vun đắp cây trồng; Mầm xanh đứng vững theo dòng thời gian”-- “Lớn lên nguyện ước con ngoan; Đức tài ghi khắc toả ngàn tiếng thơm; Dù cho vắt kiệt sức hơn; Cha luôn bấm chịu thoả cơn sóng đời…”
“Nỗi lòng của Ba” là bài văn được anh Lê Đăng Khoa, một người đang học giáo lý dự tòng từ Giáo phận Cần Thơ trình bày. Anh cho hay, vì chiến tranh, ba đã rời xa gia đình ở Huế vào năm 1974, rồi lưu lạc về miền Tây sông nước và nơi đây trở thành quê hương thứ hai của ba khi ba gặp mẹ. Bên ngoại nghèo, nên tài sản ra riêng của ba mẹ là chiếc xuồng và lần lượt 3 đứa con ra đời. Chiếc xuồng trôi dạt về vùng đất phèn, nước mặn mang tên Hồng Dân, Bạc Liêu, và ba chọn nơi đây làm chốn mưu sinh, lập nghiệp. Nhưng cuộc sống luôn gặp sóng gió, bão lũ, lúc ấy một năm phải chuyển chỗ ở năm sáu lần do phải ở nhờ trên đất người ta, ba luôn là người dang rộng đôi tay để che chở gia đình. Ba đã làm tất cả để nuôi con cái học thành tài. Một mặt thể xác đã bị cuộc sống tra tấn dữ dội, mặt khác chính là sự trăn trở suốt 37 năm trường về nỗi niềm của người con xa xứ, ngóng trông về xứ Huế, nơi đó có ba mẹ và các em, không biết còn sống hay đã chết vì chiến tranh, bão lũ: “Đêm đón giao thừa xứ Hồng Dân; Chợt buồn nhớ Huế dạ bâng khuâng; Ba mươi năm lẻ chưa về được; Bạn lòng ơi hỡi biết cho chăng…”
Nhờ ơn Chúa, vào ngày 01 tháng 03 năm 2011, một người em gái tác giả làm hướng dẫn viên du lịch đã tìm ra nơi chôn nhau cắt rốn của ba ở Huế. Ba đã khóc thật nhiều khi tiếp xúc với cha và các em, nước mắt của đứa con bất hiếu khi hay tin mẫu thân đã qua đời... 37 năm lá rụng về cội, khi trùng phùng giọt nước mắt thay nụ cười để diễn tả niềm vui.
Tu sĩ Giuse Hoàng Đình Quang dự thi bài PowerPoint “Công Lao Của Cha” với 3 lý do: Thứ nhất là xin lỗi ba về hành động, lời nói, suy nghĩ mà con đã đáp những dạy dỗ của ba, ngay cả bằng đòn roi, trách mắng mà giờ con mới nhận ra đó là những tình cảm, những hy sinh, công lao mà ba đã dành cho con. Lý do thứ hai là muốn kêu gọi giới trẻ, những bạn trẻ đi bụi đời, bỏ nhà ra đi chỉ vì những lời dạy dỗ trách mắng của cha mẹ hãy nhận ra chính mình và nhận ra tình thương mà cha mẹ dành cho mình. Lý do thứ ba là để cảm ơn hai người bạn, một bạn nam mồ côi cha và một bạn nữ ba vừa mới qua đời gần một năm.
Em Matta Võ Ngọc Bảo Châu, bút hiệu Thiều Châu trở lại dự thi lần thứ hai bằng bài thơ “Tập Viết”. Bài thơ viết về kỷ niệm lần đầu tiên bước vào lớp 1, cũng là lần đầu tiên đi học. Do không đi học mẫu giáo nên những buổi đầu em rất ngỡ ngàng, sợ sệt, cứ mỗi lần tập viết các bạn ai cũng chăm chỉ viết bài chỉ một mình em cứ vô tư chơi. Cô giáo cầm tay tập viết thì không chịu, chỉ đòi tập viết với ba với suy nghĩ đơn sơ ba cầm tay viết sẽ đẹp hơn cô giáo. Ban ngày ba làm việc đồng án, đêm về ba tập hát cho ca đoàn tối lắm mới về nhưng con vẫn chờ ba cầm tay tập viết cho bằng được: “Ngày của ba miệt mài quay quắt; Việc cuốc cày đồng áng nương xanh; Mong giấc ngon đêm tối yên lành; Con kì kèo: Ba! Tập cho con viết!” - “Dẫu mệt nhoài vì nương vì rẫy; Nhưng bàn tay vẫn nắm bàn tay; Con mê say những dòng ngay ngắn; Trong tay ba đen đủi nắng trời”
Em Maria Nguyễn Nữ Thùy Dương dự thi bài văn “Bao La Tình Cha”, em cho hay từ lúc nhỏ, em luôn nghĩ ba là một người khó tính, nghiêm khắc, lạnh lùng nên ít có cơ hội gần ba. Bên cạnh đó do ba giáo dục bằng roi vọt nên nghĩ rằng ba không thương con và một ngày em đã bỏ nhà ra đi. Mới đầu chúng bạn còn tiếp rước, sau đó đành phải kiếm việc làm để tự thân, những việc làm được thì không đủ nuôi sống, còn công việc giúp đủ trang trải cuộc sống thì quá khả năng. Lúc thất vọng, chán nản cũng là lúc em cầu nguyện với Đức Mẹ Maria. Lòng yêu mến Mẹ đã được gieo vào lòng từ nhỏ, trên đường đi lễ từ nhà đến nhà thờ ba thường dạy con về lòng mến Đức Mẹ Maria, do nhớ lại kỷ niệm đó mà em có can đảm gọi điện thoại về nhà và ba đã rước em về trong sự im lặng. Hôm sau, trong lúc lau chùi bức tượng Đức Maria để tạ ơn, em phát hiện bức thư của ba cầu nguyện cùng Đức Mẹ: “Mẹ Maria ơi, con rất buồn vì đã không chu toàn trách nhiệm của một người cha, con đã không biết cách thể hiện tình yêu của con đến các con của con khiến chúng phải phiền lòng. Xin Mẹ soi sáng để con của con biết rằng: lòng con cũng đau lắm sau mỗi lần sửa phạt con cái! Giờ đây không biết con của con lang thang ngoài đường khôg biết có ai cho nó nương nhờ hay không… ”. Em đã khóc thật nhiều và chạy đi tìm ba, ôm chầm lấy ba và nói lời xin lỗi ba.
“Yêu Mẹ -Cha” của tác giả Trần Thị Gấm, bút hiệu Bạch Cẩm là bài thơ thể hiện tình yêu hồn nhiên, mộc mạc của một cô bé Tây Nguyên dành cho cha mẹ mình từ những gì gần gũi nhất trong cuộc sống: cây, hoa, trái rừng, con suối, mặt đất, bầu trời. Bài thơ đã được tác giả trình bày bằng bài hát mang âm hưởng Tây Nguyên: “Yêu mẹ như yêu cây; Cho hoa nở bốn mùa; Trái cây thơm ngọt mát; Yêu mẹ như yêu cây” - “Yêu cha như yêu suối; Róc rách chảy về nguồn; Con bốn mùa tắm mát; Yêu suối như yêu cha”.
“Cho con một lý do đi Ba” của em Maria Nguyễn Hoàng Phương Khanh, bút hiệu Bình Minh là một đề nghị buồn bã khi em phải sống trong hoàn cảnh ba đã hai lần dứt áo ra đi khỏi mái ấm gia đình. Theo em, nhắc đến cha, có lẽ trong tâm tưởng của nhiều người, cha là hình ảnh bóng cả che chở và là chỗ dựa vững chắc. Em cũng nhớ đến cha nhưng với một cảm xúc khác, em viết bài văn không phải để trách cứ ba mà chỉ mong gửi thông điệp đến những người đang và sắp làm cha: “Trước khi làm điều gì, xin hãy dừng lại một chút suy nghĩ để đừng gây đổ vỡ một mái ấm gia đình, để lại vết thương lòng ít ra là cho những đứa con…”
Ba mẹ chia tay khi vừa lên bốn, sau một thời gian ba trở về hàn gắn với mẹ nhưng đó là khởi đầu cho những xáo trộn mới của cuộc sống, vì lại có một ngày ba lại bỏ mẹ và con ra đi trong sự khóc than, đau đớn tận cùng của mẹ và khổ nhọc của con. Em đã phải thốt lên rằng: “Ba ơi, ba mong con ra đời mà, sao lại nỡ bỏ con mà đi như vậy, không lẽ mọi sự gầy dựng bấy lâu nay giờ chỉ được kết thúc bằng một chữ ký thôi sao? Nghe thì đơn giản đấy, nhưng thật xót xa dường nào”. Chông chênh, đau đớn và cả mất phương hướng là cảm xúc của những người ở lại. Vượt qua điều này quả không dễ dàng chút nào. Em đã lớn lên trong tình thương của mẹ để sống mạnh mẽ để có thể đón nhận hạnh phúc lẫn khổ đau một cách nhẹ nhàng nhất. Ba cũng có lúc ghé ngang hỏi thăm vài câu và dúi vào tay khoản tiền trợ cấp, nhưng em chạnh lòng mà nghĩ rằng: “Tiền thì cũng cần cho cuộc sống đấy, nhưng đối với tôi lúc này, tiền sao bạc quá! Lẽ ra, ba có thể cho con nhiều hơn thế nữa mà. Ôi! Con thuyền gia đình tôi ngày nào với người chèo, người lái, giờ thì mỗi nơi một mảnh. Ba ơi, có day dứt, hối tiếc điều gì không hả ba, dù chỉ là một chút? Nước mắt như đã cạn, thoáng nghĩ, một chút buồn, để rồi cũng xếp vào trong ký ức mà thôi”. Bằng niềm tin tín thác em đã kết thúc bài thuyết trình rằng: “Con thầm cảm ơn Chúa! Con tin vào Tình Yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa, con tin Ngài sẽ không để cho con phải quỵ ngã”.
Sau phần trình bày của các thí sinh cuộc thi, trong khi chờ đợi chấm giải, anh Minh Khoa đã diễn những trò ảo thuật thú vị với những vòng tròn khép kín nhưng biến hoá tức thì khi thì xích đu, lúc thì chiếc mão vua, lúc lại là túi xách… Bên cạnh đó là những tờ giấy được viết các ước mơ, thoắt cái qua chiếc máy vạn năng trở thành hình Chúa Giêsu…
Các bài thi có số điểm suýt soát nhau nên Ban Giám Khái khó khăn trong việc phân định kết quả. Sau khi hội ý, Ban Giám Khảo quyết định trao 2 giải III cho 2 tác giả ở thể loại Văn có số điểm bằng nhau. BGK cũng quyết định không có giải III và chỉ có một giải khuyến khích ở thể loại PowerPoint/Video Clip, vì sự chênh lệch điểm giữa các tác giả ở thể loại này.
Kết quả vòng thi Chung Kết chủ đề về Cha như sau:
1. Thể loại Thơ:
- Giải Nhất: “Tình Cha” của tác giả Anna Nguyễn Thị Huỳnh, bút hiệu Huỳnh Nhi.
- Giải Nhì: “Cha Tôi” của tác giả Giuse Phạm Văn Ninh, bút hiệu Song Ninh.
- Giải Ba: “Chiếc Bàn Đèn” của tác giả Giuse Nguyễn Huy Thục, bút hiệu Tả Lam.
- Giải khuyến khích: “Tập Viết” của tác giả Matta Võ Ngọc Bảo Châu, bút hiệu Thiều Châu
- Giải khuyến khích: “Giàn Mướp của Bố” của tác giả Lucia Vũ Thị Thanh Thủy, bút hiệu Vũ Thủy.
2. Thể loại Văn:
- Giải Nhất: “Cha Tôi” của tác giả Linh mục Phaolô Trương Hoàng Phong, Giáo phận Cần Thơ
- Giải Nhì: “Cho Con Một Lý Do Đi Ba!” của tác giả Maria Nguyễn Hoàng Phương Khanh, bút hiệu Bình Minh.
- Giải Ba: “Bao La Tình Cha” của tác giả Maria Nguyễn Nữ Thùy Dương
- Giải Ba: “Nỗi Lòng của Ba” của tác giả Lê Đăng Khoa
- Giải khuyến khích: “Nhớ Về Bố” của tác giả Maria Hoàng Thị Hồng Lam, bút hiệu Hoàng Lam
- Giải khuyến khích: “Chút Hồi Ức Về Tuổi Thơ” của tác giả Maria Trương Thị Kim Thanh
3. Thể loại Video Clip/PowerPoint:
- Giải Nhất: “Ba Ơi, Ba Là Tất Cả” của tác giả Maria Nguyễn Bảo Thư.
- Giải Nhì: “Bàn Tay của Bố” của tác giả Lucia Nguyễn Quỳnh Như.
- Giải khuyến khích: “Công Lao của Cha” của tác giả Thầy Giuse Hoàng Đình Quang.
Ngoài giải Nhất sẽ được trao giải trong “Ngày Của Cha”, các giải thưởng còn lại của cuộc thi đã được Ban Tổ Chức trân trọng trao ngay cuối buổi thi với những bó hoa, hiện kim và bằng chứng nhận. Buổi thi kết thúc khi trời vừa sụp tối nhưng cái nóng ban chiều vẫn còn chưa dịu, nhưng ai nấy học được nhiều điều từ những cảm xúc dành cho cha được các thí sinh diễn tả qua bài dự thi của mình.
Sàigòn, ngày 27 tháng Năm, 2011
Tạ Ân Phúc