Tường thuật Đại hội Di dân Thanh Hóa tại Miền Nam 30.04.2011
Sau những khoảng thời gian chuẩn bị và tập luyện hết sức chu đáo, chương trình Đại hội Di dân Thanh Hóa miền Nam đã chính thức được khởi động vào sáng hôm nay, ngày 30/04/2011 tại Nhà thờ Giáo xứ Vườn Xoài thuộc TGP Sài Gòn.
Mục đích mà chương trình Đại hội Di dân Thanh Hóa miền Nam năm nay hướng đến là mở rộng mối dây hiệp thông của Giáo phận Mẹ đến mọi thành phần là con cái Thanh Hóa đang sinh sống, học tập và làm việc tại các tỉnh phía Nam, đặc biệt trên địa bàn thuộc thành phố Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu… cùng với đó là làm nên một cuộc hội ngộ, giao lưu cho chính những giáo dân này.
Trong kỳ Đại hội này, mọi người vui mừng và vinh hạnh được đón tiếp Đức cha Phaolô Nguyễn văn Hòa, nguyên Giám mục Nha Trang, nguyên chủ tịch HĐMVN; Đức cha Phêrô Nguyễn Khảm, Giám mục phụ tá Tổng giám mục Sài gòn. Và nhất là sự hiện diện của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, vị cha chung của Giáo phận Thanh Hóa mến yêu. Cùng hiện diện trong ngày Đại hội còn có cha Gioan Nguyễn văn Ty, phó chủ tịch Ủy Ban Di Dân trực thuộc HĐGMVN; cha Phê-rô Nguyễn văn Võ, tân chánh xứ nhà thờ giáo xứ Vườn Xoài (ngài vừa nhận chức chiều hôm qua, ngày 29 tháng 4 thay cho cha Phê-rô Phan Khắc Từ), nơi đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho Giáo phận Thanh Hóa tổ chức Đại hội Di dân năm nay; cha Giuse Nguyễn quang Huy, giám đốc trụ sở Thanh Hóa Sài Gòn; cùng với 15 quý cha mang hơi ấm, mang tình thân từ đất Mẹ Thanh Hóa thân thương vào cho những người con xa xứ.
Xem hình đại hội di dân Thanh Hóa
06g00 sáng thứ Bảy, khi nhưng người dân thành phố Sài gòn đang yên giấc sau một tuần làm việc, thì tại khuôn viên nhà thờ Vườn Xoài, các chú ứng sinh, các bạn sinh viên và quý cha trong Ban tổ chức đã bắt đầu làm việc. Bàn ghi danh, khăn, logo, nước uống, y tế… tất cả đã sẵn sàng để đón tiếp những người di dân.
6g30… 7g00 số lượng người tham dự mỗi lúc một đông… 4 bàn ghi danh vẫn không đáp ứng đủ, mọi người phải xếp hàng chờ để kịp ghi danh vào dự lễ khai mạc diễn ra lúc 8g30.
8g00, số lượng người đến tham dự đã gần 1000 người. Tuy nhiên con số này vẫn chưa dừng lại ở đó mà còn tăng thêm nữa. Đức cha Giuse và quý cha đã ra cổng nhà thờ, trực tiếp đón chào bà con giáo dân và trò chuyện tâm tình với những người con xa quê. Niềm vui ngày Đại hội đã vỡ trong nước mắt và nụ cười ngay giây phút gặp gỡ đầu tiên.
8h30, chương trình khai mạc Đại hội Di dân Thanh Hóa – Miền Nam năm 2011 bắt đầu.
Cộng đoàn tham dự đã vẫy khăn, vỗ tay trong tiếng nhạc và vũ điệu của các bạn sinh viên Công giáo Thanh Hóa chào đón sự hiện diện của quý Đức cha, quý cha và quý khách đến tham dự ngày Hội.
Để tỏ lòng tôn trọng đối với các vị khách quý, Đức cha Giuse đã trực tiếp giới thiệu quý Đức cha cho cộng đoàn tham dự, ngài nhấn mạnh về mối dây hiệp thông và tình yêu mà quý Đức cha đã dành cho Giáo phận Thanh Hóa bằng sự hiện diện đầy tình nghĩa trong ngày hôm nay. Đây là một món quà hết sức ý nghĩa để cổ võ cho những chương trình trong các năm tiếp theo. Cha Giuse Nguyễn Quang Huy - Giám đốc trụ sở giáo phận Thanh Hóa tại Sài Gòn, trưởng Ban điều phối ngày Đại hội, thay mặt cho mọi người trao tặng quý Đức cha vòng hoa tươi thắm, biểu trưng cho tấm lòng yêu mến của con dân Thanh Hóa; cha Raphael Đỗ Minh Tuấn – chủ tịch Ủy ban Di dân giáo phận, trao tặng quý Đức cha khăn và logo của Đại hội với tâm tình trân trọng và biết ơn.
Chương trình lễ khai mạc được xen kẻ bằng các vũ điệu và các bài hát, đặt biệt vũ điệu của các đệ tử Dòng Mân Côi Chí Hoà được mọi người vỗ tay tán thưởng về tính nghệ thuật và sự vui nhộn mà vũ điệu mang lại.
Trong phần chia sẻ, Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa nói lên niềm vui và vinh hạnh khi được tham dự ngày Hội. Là một người có gốc gác ở làng Bồng Trung, Kẻ Bền, Thanh Hóa, Ngài cảm thấy hạnh phúc khi chứng kiến sự phát triển không ngừng của giáo phận Mẹ dưới sự dẫn dắt của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh trong thời gian qua.
Sau lời chia sẻ của Đức cha Phaolô, Đức cha Phêrô Nguyễn Khảm cũng nói lên tâm tình mà ngài dành cho những người di dân. Ngài ghi nhận sự đóng góp tích cực của cộng đoàn di dân cho Tổng giáo phận Sài gòn bằng cách tham dự các hoạt động tại các giáo xứ mà người di dân hiện diện, như tham dự vào ca đoàn, tham gia làm giáo lý viên, tham gia các hội đoàn… Ngài bày tỏ sự cám ơn đến Đức Cha Giuse cũng như sự đón tiếp nồng nhiệt mà Đại hội dành cho ngài. Ngài cũng gửi lời chào của Đức Hồng Y J.B Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục giáo phận Sài Gòn, chủ tịch Ủy ban Di dân trực thuộc HĐGMVN đến Đại hội.
Với vai trò Mục Tử giáo phận Thanh Hóa, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã có những lời huấn từ đến con chiên của mình. Ngài cũng gửi lời chào trân trọng tới tất cả mọi người tham dự, đồng thời hướng tâm tình của những người con Thanh Hóa xa quê về đại lễ kỷ niệm 80 năm thành lập GP Thanh Hóa (1932-2012) sẽ được tổ chức vào năm tới.
Sau phần khai mạc, chương trình Đại hội được tiếp nối bằng buổi thuyết trình do quý cha trong giáo phận phụ trách, theo chủ đề : Di dân hướng về đại lễ kỷ niệm 80 năm thành lập giáo phận 1932 – 2012.
Nội dung thuyết trình được phân bố :
- Một thoáng nhìn về lịch sử giáo phận (di sản tinh thần)
- Hiện tình giáo phận (các hoạt động hiện tại, những thuận lợi và khó khăn…).
- Tương lai giáo phận : Di dân làm gì để xây dựng giáo phận? Hướng về Năm thánh giáo phận vào năm 2012.
Buổi thuyết trình đã để lại nhiều ấn tượng cho những người tham dự. Qua buổi thuyết trình này, mọi người càng ý thức hơn về vai trò Kito hữu của mình giữa môi trường sống với nhiều cám dỗ và qua đó đứng vững để xứng đáng là một người con của xứ Thanh, của mảnh đất có người tín hữu theo Đạo đầu tiên; của mảnh đất với câu truyện về Mai Hoa Công Chúa theo Đạo; của mảnh đất nơi cha Đắc Lộ đã đặt dấu ấn Hồng ân cứu độ...
Sau buổi thuyết trình, mọi người nghỉ ngơi và ăn trưa…
Giáo xứ Vườn Xoài- GP Sài Gòn, chiều ngày 30/04/2011
Nối kết những kết quả tốt đẹp đã đạt được vào buổi sáng cùng ngày, chương trình Đại hội Di dân Thanh Hóa miền Nam 2011 tiếp tục được bắt đầu vào lúc 13g00. Số lượng người tham dự tính đến lúc này đã lên đến hơn một ngàn người.
Những hoạt động chính trong buổi chiều hôm nay là giờ Sám hối và Thánh lễ bế mạc. Đây là hai hoạt động chính của chương trình Đại hội, được chuẩn bị khá kỹ lưỡng và chu đáo để đạt được kết quả tốt đẹp cho những di dân tham dự Đại hội về mặt tinh thần và đức tin.
Giờ sám hối diễn ra trong bầu khí hết sức thinh lặng và sốt sắng. Cái nắng và nóng của đất Sài Gòn dường như chưa đủ làm cho tinh thần của mọi người suy giảm. Kết nối trong tình quê hương và hiệp nhất với Giáo phận, hầu hết các di dân có mặt trong ngày hôm nay đều nhận thức được việc cùng nhau tạo nên sự thành công cho chương trình. Giờ sám hối là giờ mời gọi con người trở về với Chúa sau những ngày tháng bôn ba với cuộc sống đầy những khó khăn, vất vả. Hướng dẫn giờ sám hối là Cha Raphael Đỗ Minh Tuấn. Cha chia sẻ về niềm tin vào Thiên Chúa và bản năng yếu đuối của con người, hướng lòng những người tham dự về Bí tích Hòa giải để có thể được sống lại trong ân nghĩa với Chúa Phục Sinh.
Trong giờ sám hối, các Linh mục Thanh Hóa thực hiện bí tích hòa giải cho di dân tại tầng hầm nhà thờ Vườn Xoài.
Đúng 15h00, Thánh lễ bế mạc Đại hội Di dân Thanh Hóa miền Nam diễn ra trong sự sốt sắng, hợp nhất với chủ tế là Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, cùng Đồng tế là Đức cha Giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh và tất cả các Linh mục từ giáo phận Thanh hóa tham dự. Đoàn Đồng tế tiến vào nhà thờ trong sự chào đón của hết thảy mọi người tham dự. Bầu khí Thánh lễ luôn ở cao điểm của sự hiệp nhất và trang nghiêm.
Trước những trăn trở về đời sống đức tin và tình thương dành cho đoàn chiên mà mình coi sóc, trong bài chia sẻ, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã mượn lời Đức cha Phaolô Nguyễn văn Hòa : “chúng ta là Kitô hữu thì dù đi đến đâu, chúng ta vẫn là Kitô hữu…” mọi người quy tụ lại bên nhau cho dù khoảng cách địa lý xa xôi, điều đó thể hiện tinh thần quê hương và tình yêu hiệp nhất. Sự có mặt của Đức cha Phaolô và Đức cha Phêrô, các cha đến từ Ủy ban Di dân của HĐGMVN và tại Giáo xứ Vườn Xoài, cùng các Cha trong Giáo phận khi không ngại những khoảng cách xa xôi hữu hình mà đến với ngày Đại hội Di dân năm nay là dấu chỉ cho thấy tình hiệp thông liên đới của hết thảy mọi thành phần con cái Chúa. Đức cha Giuse bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về những tình cảm mà quý Đức cha, quý Cha đã dành cho Giáo phận Thanh Hóa, đặc biệt là cộng đoàn Di dân có mặt hôm nay. Một Giáo phận Thanh Hóa nằm trong lòng Giáo phận Sài Gòn như Đức cha Phêrô Nguyễn Khảm đã nói chính là dấu hiệu của sự hiệp thông của Giáo hội.
Sự xa xôi cách trở không làm thuyên giảm đi tình yêu quê hương, được ví với chùm khế ngọt bình dị mà thân thương trong bài thơ “Quê hương’ của Đỗ Trung Quân. Đức Cha vô cùng xúc động trước những hoàn cảnh khác nhau của những người di dân mà Ngài có dịp trò chuyện và gặp gỡ. Đức cha còn nhấn mạnh rằng dù cho ở bất kể nơi đâu, những người Di dân luôn nhận được lời cầu nguyện và tình yêu thương của hết thảy những người đang còn ở quê hương mình, trong đó đặc biệt hơn là lời cầu nguyện chung của Giáo phận Thanh Hóa để có thể tìm được niềm vui trong cuộc sống tha hương cầu thực có rất nhiều cạm bẫy, tệ nạn. Tuy nhiên, Đức cha hướng lòng mỗi người về một sự an tâm cho cuộc hành trình này vì Ngài và hết thảy mọi người sẽ luôn đồng hành với Cộng đồng Di dân bằng lời cầu nguyện và sự hiệp thông. “Với tư cách là một người Di dân, chúng con phải làm gì để giữ vững cuộc đời mình”, điều đó chỉ có thể được thực hiện khi mỗi người biết sống đời sống cầu nguyện và trong sự tương trợ lẫn nhau, “người đi trước chỉ bảo cho người đi sau, đừng để cho người đi sau ngập sau trong hố sâu của tội lỗi”. Ngài mong muốn cộng đồng di dân luôn biết yêu thương đùm bọc nhau trong đời sống xa xứ với tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, điều đó là điều cần thiết để có thể bước đi vững vàng trong cuộc sống di dân. Nhưng cho dù có yêu thương đến thế nào đi nữa, con người vẫn chỉ là con người, chỉ có Chúa mới có thể dẫn đưa con người tới hạnh phúc và bình an. Ngài nhắn nhủ Giáo dân của mình đừng bao giờ mất lòng tin vào Chúa, vì nếu như vậy con người sẽ thất bại trong cuộc sống, gặp những đau khổ. Lòng thương xót Chúa sẽ nâng đỡ con người và giúp con người giữ vững Đức tin Công giáo trên con đường trước mắt. Ngài mời goi Cộng đồng di dân năng đến với các Bí tích để nuôi dưỡng đời sống Đức tin. Cùng với những tình cảm yêu thương của Giáo phận dành cho cộng đoàn di dân, ước mong cộng đoàn cũng luôn vun đắp Đức tin cho mình ngày một vẹn toàn…
Điều đặc biệt nhất trong Thánh lễ chính là nghi thức trao ban bình an đến từ Đức cha chủ tế, Đức cha Giáo phận và các Linh mục hiện diện trong Thánh lễ. Trong tình yêu của Chúa Kitô Phục Sinh, các ngài đã rời cung thánh, đến bắt tay trao ban bình an tới hết thảy mọi người có mặt trong thánh lễ.
Trước khi Thánh lễ kết thúc, Đức cha Giuse đã có đôi lời cảm ơn sự hiện diện của Đức cha Phaolô và sự yêu mến của Ngài dành cho Giáo phận Thanh Hóa. Ngài cũng nhắn nhủ tới Cộng đoàn di dân về lịch tổ chức chương trình Đại hội các năm kế tiếp, để có thêm nhiều hơn nữa số lượng người Thanh Hóa di dân tham dự ngày lễ lớn này.
Kết thúc Thánh lễ với nghi thức sai đi được thực hiện bằng việc truyền Thánh Giá Chúa qua tay tất cả mọi người. Đây là lời hứa cho ý thức bổn phận loan báo Tin Mừng và làm chứng nhân cho Chúa trong cuộc sống, nơi làm việc cũng như học tập của tất thảy mọi người.
Sau nghi thức sai đi, đại diện Cộng đoàn di dân Thanh Hóa đã có những lời cám tạ tới Quý Đức cha, quý Cha, quý Souer, quý chú ứng sinh và hết thảy những ai đã cất công chuẩn bị bằng cách này hay cách khác cho chương trình Đại hội Di dân năm 2011 thành công tốt đẹp.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 17h00. Nghi thức chia tay được cử hành khá trọng thể bằng việc Quý Đức cha, Quý cha tiễn đưa từng người di dân ra về. Đó là biểu hiện tình cảm hết sức cao quý của những vị Mục tử nhân lành dành cho con chiên của mình, cũng như đã mang đến cái nhìn đầy ngưỡng mộ mà tất cả những ai có mặt ngày hôm nay dành cho các vị Mục tử.
Ngày Đại hội Di dân Thanh Hóa miền Nam 2011 đã kết thúc, để lại rất nhiều dư âm trong lòng mỗi người. Với những kết quả tốt đẹp đã đạt được trong lần Đại hội này, Giáo phận Thanh Hóa có thể hy vọng một chương trình thành công hơn nữa vào năm 2012…
Sau những khoảng thời gian chuẩn bị và tập luyện hết sức chu đáo, chương trình Đại hội Di dân Thanh Hóa miền Nam đã chính thức được khởi động vào sáng hôm nay, ngày 30/04/2011 tại Nhà thờ Giáo xứ Vườn Xoài thuộc TGP Sài Gòn.
Trong kỳ Đại hội này, mọi người vui mừng và vinh hạnh được đón tiếp Đức cha Phaolô Nguyễn văn Hòa, nguyên Giám mục Nha Trang, nguyên chủ tịch HĐMVN; Đức cha Phêrô Nguyễn Khảm, Giám mục phụ tá Tổng giám mục Sài gòn. Và nhất là sự hiện diện của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, vị cha chung của Giáo phận Thanh Hóa mến yêu. Cùng hiện diện trong ngày Đại hội còn có cha Gioan Nguyễn văn Ty, phó chủ tịch Ủy Ban Di Dân trực thuộc HĐGMVN; cha Phê-rô Nguyễn văn Võ, tân chánh xứ nhà thờ giáo xứ Vườn Xoài (ngài vừa nhận chức chiều hôm qua, ngày 29 tháng 4 thay cho cha Phê-rô Phan Khắc Từ), nơi đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho Giáo phận Thanh Hóa tổ chức Đại hội Di dân năm nay; cha Giuse Nguyễn quang Huy, giám đốc trụ sở Thanh Hóa Sài Gòn; cùng với 15 quý cha mang hơi ấm, mang tình thân từ đất Mẹ Thanh Hóa thân thương vào cho những người con xa xứ.
Xem hình đại hội di dân Thanh Hóa
06g00 sáng thứ Bảy, khi nhưng người dân thành phố Sài gòn đang yên giấc sau một tuần làm việc, thì tại khuôn viên nhà thờ Vườn Xoài, các chú ứng sinh, các bạn sinh viên và quý cha trong Ban tổ chức đã bắt đầu làm việc. Bàn ghi danh, khăn, logo, nước uống, y tế… tất cả đã sẵn sàng để đón tiếp những người di dân.
6g30… 7g00 số lượng người tham dự mỗi lúc một đông… 4 bàn ghi danh vẫn không đáp ứng đủ, mọi người phải xếp hàng chờ để kịp ghi danh vào dự lễ khai mạc diễn ra lúc 8g30.
8g00, số lượng người đến tham dự đã gần 1000 người. Tuy nhiên con số này vẫn chưa dừng lại ở đó mà còn tăng thêm nữa. Đức cha Giuse và quý cha đã ra cổng nhà thờ, trực tiếp đón chào bà con giáo dân và trò chuyện tâm tình với những người con xa quê. Niềm vui ngày Đại hội đã vỡ trong nước mắt và nụ cười ngay giây phút gặp gỡ đầu tiên.
8h30, chương trình khai mạc Đại hội Di dân Thanh Hóa – Miền Nam năm 2011 bắt đầu.
Cộng đoàn tham dự đã vẫy khăn, vỗ tay trong tiếng nhạc và vũ điệu của các bạn sinh viên Công giáo Thanh Hóa chào đón sự hiện diện của quý Đức cha, quý cha và quý khách đến tham dự ngày Hội.
Để tỏ lòng tôn trọng đối với các vị khách quý, Đức cha Giuse đã trực tiếp giới thiệu quý Đức cha cho cộng đoàn tham dự, ngài nhấn mạnh về mối dây hiệp thông và tình yêu mà quý Đức cha đã dành cho Giáo phận Thanh Hóa bằng sự hiện diện đầy tình nghĩa trong ngày hôm nay. Đây là một món quà hết sức ý nghĩa để cổ võ cho những chương trình trong các năm tiếp theo. Cha Giuse Nguyễn Quang Huy - Giám đốc trụ sở giáo phận Thanh Hóa tại Sài Gòn, trưởng Ban điều phối ngày Đại hội, thay mặt cho mọi người trao tặng quý Đức cha vòng hoa tươi thắm, biểu trưng cho tấm lòng yêu mến của con dân Thanh Hóa; cha Raphael Đỗ Minh Tuấn – chủ tịch Ủy ban Di dân giáo phận, trao tặng quý Đức cha khăn và logo của Đại hội với tâm tình trân trọng và biết ơn.
Chương trình lễ khai mạc được xen kẻ bằng các vũ điệu và các bài hát, đặt biệt vũ điệu của các đệ tử Dòng Mân Côi Chí Hoà được mọi người vỗ tay tán thưởng về tính nghệ thuật và sự vui nhộn mà vũ điệu mang lại.
Trong phần chia sẻ, Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa nói lên niềm vui và vinh hạnh khi được tham dự ngày Hội. Là một người có gốc gác ở làng Bồng Trung, Kẻ Bền, Thanh Hóa, Ngài cảm thấy hạnh phúc khi chứng kiến sự phát triển không ngừng của giáo phận Mẹ dưới sự dẫn dắt của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh trong thời gian qua.
Sau lời chia sẻ của Đức cha Phaolô, Đức cha Phêrô Nguyễn Khảm cũng nói lên tâm tình mà ngài dành cho những người di dân. Ngài ghi nhận sự đóng góp tích cực của cộng đoàn di dân cho Tổng giáo phận Sài gòn bằng cách tham dự các hoạt động tại các giáo xứ mà người di dân hiện diện, như tham dự vào ca đoàn, tham gia làm giáo lý viên, tham gia các hội đoàn… Ngài bày tỏ sự cám ơn đến Đức Cha Giuse cũng như sự đón tiếp nồng nhiệt mà Đại hội dành cho ngài. Ngài cũng gửi lời chào của Đức Hồng Y J.B Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục giáo phận Sài Gòn, chủ tịch Ủy ban Di dân trực thuộc HĐGMVN đến Đại hội.
Với vai trò Mục Tử giáo phận Thanh Hóa, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã có những lời huấn từ đến con chiên của mình. Ngài cũng gửi lời chào trân trọng tới tất cả mọi người tham dự, đồng thời hướng tâm tình của những người con Thanh Hóa xa quê về đại lễ kỷ niệm 80 năm thành lập GP Thanh Hóa (1932-2012) sẽ được tổ chức vào năm tới.
Sau phần khai mạc, chương trình Đại hội được tiếp nối bằng buổi thuyết trình do quý cha trong giáo phận phụ trách, theo chủ đề : Di dân hướng về đại lễ kỷ niệm 80 năm thành lập giáo phận 1932 – 2012.
Nội dung thuyết trình được phân bố :
- Một thoáng nhìn về lịch sử giáo phận (di sản tinh thần)
- Hiện tình giáo phận (các hoạt động hiện tại, những thuận lợi và khó khăn…).
- Tương lai giáo phận : Di dân làm gì để xây dựng giáo phận? Hướng về Năm thánh giáo phận vào năm 2012.
Buổi thuyết trình đã để lại nhiều ấn tượng cho những người tham dự. Qua buổi thuyết trình này, mọi người càng ý thức hơn về vai trò Kito hữu của mình giữa môi trường sống với nhiều cám dỗ và qua đó đứng vững để xứng đáng là một người con của xứ Thanh, của mảnh đất có người tín hữu theo Đạo đầu tiên; của mảnh đất với câu truyện về Mai Hoa Công Chúa theo Đạo; của mảnh đất nơi cha Đắc Lộ đã đặt dấu ấn Hồng ân cứu độ...
Sau buổi thuyết trình, mọi người nghỉ ngơi và ăn trưa…
Giáo xứ Vườn Xoài- GP Sài Gòn, chiều ngày 30/04/2011
Nối kết những kết quả tốt đẹp đã đạt được vào buổi sáng cùng ngày, chương trình Đại hội Di dân Thanh Hóa miền Nam 2011 tiếp tục được bắt đầu vào lúc 13g00. Số lượng người tham dự tính đến lúc này đã lên đến hơn một ngàn người.
Những hoạt động chính trong buổi chiều hôm nay là giờ Sám hối và Thánh lễ bế mạc. Đây là hai hoạt động chính của chương trình Đại hội, được chuẩn bị khá kỹ lưỡng và chu đáo để đạt được kết quả tốt đẹp cho những di dân tham dự Đại hội về mặt tinh thần và đức tin.
Giờ sám hối diễn ra trong bầu khí hết sức thinh lặng và sốt sắng. Cái nắng và nóng của đất Sài Gòn dường như chưa đủ làm cho tinh thần của mọi người suy giảm. Kết nối trong tình quê hương và hiệp nhất với Giáo phận, hầu hết các di dân có mặt trong ngày hôm nay đều nhận thức được việc cùng nhau tạo nên sự thành công cho chương trình. Giờ sám hối là giờ mời gọi con người trở về với Chúa sau những ngày tháng bôn ba với cuộc sống đầy những khó khăn, vất vả. Hướng dẫn giờ sám hối là Cha Raphael Đỗ Minh Tuấn. Cha chia sẻ về niềm tin vào Thiên Chúa và bản năng yếu đuối của con người, hướng lòng những người tham dự về Bí tích Hòa giải để có thể được sống lại trong ân nghĩa với Chúa Phục Sinh.
Trong giờ sám hối, các Linh mục Thanh Hóa thực hiện bí tích hòa giải cho di dân tại tầng hầm nhà thờ Vườn Xoài.
Đúng 15h00, Thánh lễ bế mạc Đại hội Di dân Thanh Hóa miền Nam diễn ra trong sự sốt sắng, hợp nhất với chủ tế là Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, cùng Đồng tế là Đức cha Giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh và tất cả các Linh mục từ giáo phận Thanh hóa tham dự. Đoàn Đồng tế tiến vào nhà thờ trong sự chào đón của hết thảy mọi người tham dự. Bầu khí Thánh lễ luôn ở cao điểm của sự hiệp nhất và trang nghiêm.
Trước những trăn trở về đời sống đức tin và tình thương dành cho đoàn chiên mà mình coi sóc, trong bài chia sẻ, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã mượn lời Đức cha Phaolô Nguyễn văn Hòa : “chúng ta là Kitô hữu thì dù đi đến đâu, chúng ta vẫn là Kitô hữu…” mọi người quy tụ lại bên nhau cho dù khoảng cách địa lý xa xôi, điều đó thể hiện tinh thần quê hương và tình yêu hiệp nhất. Sự có mặt của Đức cha Phaolô và Đức cha Phêrô, các cha đến từ Ủy ban Di dân của HĐGMVN và tại Giáo xứ Vườn Xoài, cùng các Cha trong Giáo phận khi không ngại những khoảng cách xa xôi hữu hình mà đến với ngày Đại hội Di dân năm nay là dấu chỉ cho thấy tình hiệp thông liên đới của hết thảy mọi thành phần con cái Chúa. Đức cha Giuse bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về những tình cảm mà quý Đức cha, quý Cha đã dành cho Giáo phận Thanh Hóa, đặc biệt là cộng đoàn Di dân có mặt hôm nay. Một Giáo phận Thanh Hóa nằm trong lòng Giáo phận Sài Gòn như Đức cha Phêrô Nguyễn Khảm đã nói chính là dấu hiệu của sự hiệp thông của Giáo hội.
Sự xa xôi cách trở không làm thuyên giảm đi tình yêu quê hương, được ví với chùm khế ngọt bình dị mà thân thương trong bài thơ “Quê hương’ của Đỗ Trung Quân. Đức Cha vô cùng xúc động trước những hoàn cảnh khác nhau của những người di dân mà Ngài có dịp trò chuyện và gặp gỡ. Đức cha còn nhấn mạnh rằng dù cho ở bất kể nơi đâu, những người Di dân luôn nhận được lời cầu nguyện và tình yêu thương của hết thảy những người đang còn ở quê hương mình, trong đó đặc biệt hơn là lời cầu nguyện chung của Giáo phận Thanh Hóa để có thể tìm được niềm vui trong cuộc sống tha hương cầu thực có rất nhiều cạm bẫy, tệ nạn. Tuy nhiên, Đức cha hướng lòng mỗi người về một sự an tâm cho cuộc hành trình này vì Ngài và hết thảy mọi người sẽ luôn đồng hành với Cộng đồng Di dân bằng lời cầu nguyện và sự hiệp thông. “Với tư cách là một người Di dân, chúng con phải làm gì để giữ vững cuộc đời mình”, điều đó chỉ có thể được thực hiện khi mỗi người biết sống đời sống cầu nguyện và trong sự tương trợ lẫn nhau, “người đi trước chỉ bảo cho người đi sau, đừng để cho người đi sau ngập sau trong hố sâu của tội lỗi”. Ngài mong muốn cộng đồng di dân luôn biết yêu thương đùm bọc nhau trong đời sống xa xứ với tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, điều đó là điều cần thiết để có thể bước đi vững vàng trong cuộc sống di dân. Nhưng cho dù có yêu thương đến thế nào đi nữa, con người vẫn chỉ là con người, chỉ có Chúa mới có thể dẫn đưa con người tới hạnh phúc và bình an. Ngài nhắn nhủ Giáo dân của mình đừng bao giờ mất lòng tin vào Chúa, vì nếu như vậy con người sẽ thất bại trong cuộc sống, gặp những đau khổ. Lòng thương xót Chúa sẽ nâng đỡ con người và giúp con người giữ vững Đức tin Công giáo trên con đường trước mắt. Ngài mời goi Cộng đồng di dân năng đến với các Bí tích để nuôi dưỡng đời sống Đức tin. Cùng với những tình cảm yêu thương của Giáo phận dành cho cộng đoàn di dân, ước mong cộng đoàn cũng luôn vun đắp Đức tin cho mình ngày một vẹn toàn…
Điều đặc biệt nhất trong Thánh lễ chính là nghi thức trao ban bình an đến từ Đức cha chủ tế, Đức cha Giáo phận và các Linh mục hiện diện trong Thánh lễ. Trong tình yêu của Chúa Kitô Phục Sinh, các ngài đã rời cung thánh, đến bắt tay trao ban bình an tới hết thảy mọi người có mặt trong thánh lễ.
Trước khi Thánh lễ kết thúc, Đức cha Giuse đã có đôi lời cảm ơn sự hiện diện của Đức cha Phaolô và sự yêu mến của Ngài dành cho Giáo phận Thanh Hóa. Ngài cũng nhắn nhủ tới Cộng đoàn di dân về lịch tổ chức chương trình Đại hội các năm kế tiếp, để có thêm nhiều hơn nữa số lượng người Thanh Hóa di dân tham dự ngày lễ lớn này.
Kết thúc Thánh lễ với nghi thức sai đi được thực hiện bằng việc truyền Thánh Giá Chúa qua tay tất cả mọi người. Đây là lời hứa cho ý thức bổn phận loan báo Tin Mừng và làm chứng nhân cho Chúa trong cuộc sống, nơi làm việc cũng như học tập của tất thảy mọi người.
Sau nghi thức sai đi, đại diện Cộng đoàn di dân Thanh Hóa đã có những lời cám tạ tới Quý Đức cha, quý Cha, quý Souer, quý chú ứng sinh và hết thảy những ai đã cất công chuẩn bị bằng cách này hay cách khác cho chương trình Đại hội Di dân năm 2011 thành công tốt đẹp.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 17h00. Nghi thức chia tay được cử hành khá trọng thể bằng việc Quý Đức cha, Quý cha tiễn đưa từng người di dân ra về. Đó là biểu hiện tình cảm hết sức cao quý của những vị Mục tử nhân lành dành cho con chiên của mình, cũng như đã mang đến cái nhìn đầy ngưỡng mộ mà tất cả những ai có mặt ngày hôm nay dành cho các vị Mục tử.
Ngày Đại hội Di dân Thanh Hóa miền Nam 2011 đã kết thúc, để lại rất nhiều dư âm trong lòng mỗi người. Với những kết quả tốt đẹp đã đạt được trong lần Đại hội này, Giáo phận Thanh Hóa có thể hy vọng một chương trình thành công hơn nữa vào năm 2012…