Tiến sĩ Michael Berenbaum là một Rabbi, một Văn hào, một Giáo sư Đại Học, và một nhà làm phim ảnh, ông từng giữ chức phó giám đốc của Ủy Ban đặc biệt của Tổng Thống về Holocaust, mới đây đã lên tiếng kêu gọi mọi người Do Thái hãy ăn mừng sự kiện Đức Giáo Hòang Gioan Phaolô II được phong Chân Phước. Ông viết:

"Không có mấy lần trong hai nghìn năm qua mà người Do Thái đã rơi lệ trước cái chết của một vị Giáo Hòang, vậy mà khi đức Gioan Phaolô II qua đời, tôi và nhiều người Do Thái đã khóc. "

"Tiếp tục những công việc của cố Giáo hoàng Gioan XXIII đã làm để cải thiện quan hệ giữa người Công giáo và người Do Thái, Ngài đã làm hơn bất cứ vị Giáo hoàng nào trong lịch sử. Cho nên người Do Thái phải vui mừng trong ngày phong chân phước của đức Gioan Phaolô II vào ngày Chủ nhật 01 Tháng Năm tới. "

Ông lược kể những công lao của Đức Giáo Hòang Gioan Phaolô II với người Do Thái như sau:

"Đức Gioan Phaolô II đã đưa những việc như đương đầu với phong trào diệt chủng người Do Thái (Shoah), và chống lại chủ nghĩa Bài Do Thái, lên làm trung tâm điểm của giáo triều của ngài. Ngài đã nâng cao quan hệ giữa người Công giáo La Mã và người Do Thái đến một độ cao mới trong sự tôn trọng lẫn nhau. Cũng giống như vị tiền nhiệm là Giáo Hoàng Gioan XXIII, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã trực tiếp chứng kiến và cảm thương tới những nạn nhân Holocaust và đã tự đảm nhận lấy trách nhiệm là không để các ký ức về sự kiện này bị phai nhạt đi. Cả hai vị đã thay đổi lịch sử và tổ chức mà họ lãnh đạo, là một tổ chức bảo thủ và rất kín đáo khó thay đổi là Giáo Hội Công Giáo. "

"Trước khi làm Giáo Hòang, đức Gioan Phaolô II đã là một thanh niên Balan trẻ từng chứng kiến sự kiện Shoah (phong trào diệt chúng Do Thái) và sự kiện 3 triệu người Do Thái tại Ba Lan đã bị giết hại qua đại nạn Holocaust. Sau chiến tranh, những nơi thịnh vượng cũ của cộng đồng Do Thái đã trở thành những khu ổ chuột lớn. Là một sinh viên trẻ, Karol Wojtyla đã làm bạn với nhiều người Do Thái, và họ vẫn giữ tình thân ái với nhau trong suốt cuộc đời dài của ngài. Khi còn là một linh mục thụ trẻ, ngài nhiều lần được yêu cầu rửa tội cho những trẻ em có gốc Do Thái, đó là những đứa trẻ được những gia đình Ba Lan nuôi dưỡng và che chở qua nạn Shoah. Vì cha mẹ Do Thái của chúng không trở về, các gia đình Ba Lan đã muốn nhận chúng làm con nuôi của mình và muốn truyền bá đức tin cho chúng. Vào những trường hợp như thế, vị Giáo Hoàng tương lai đã đòi hỏi phải thông báo cho các trẻ em đó biết về nguồn gốc Do Thái của mình và chỉ sau đó chúng mới có thể được rửa tội. Đó là một hành động can đảm về chính trị, tôn giáo và mục vụ tại Ba Lan thời hậu chiến lúc bấy giờ, và đây cũng là một hành động tôn trọng sâu sắc đến bản sắc của người Do Thái."

"Với cương vị Giáo Hoàng, đức Gioan Phaolô II đã công nhận quốc gia Israel. Ngài đã đi tới một đền thờ Do Thái để cầu nguyện và cư xử với các Rabbi và giáo đòan Do Thái giáo tại La Mã bằng tất cả các nghi thức tôn kính của tôn giáo..."

"Vào tháng ba năm 2000, Giáo hoàng Gioan Phaolô II viếng thăm Israel - thăm Nhà Nước và Đất Thánh. Ngay từ thời điểm ngài đến sân bay Ben-Gurion cho đến khi ngài rời Israel, thật là rõ ràng trước mắt người Công giáo La Mã và người Do Thái, và trước các phương tiện truyền thông quốc tế, rằng đây là một cử chỉ phi thường của hòa giải để xua đuổi bóng tối của hai thiên niên kỷ bài xích do thái, và xua đuồi cái bóng ma khổng lồ của đại nạn Holocaust. "

....

"Vị giáo hòang đã xác định rằng người Công giáo La Mã phải hành động khác, cư xử khác và có một quan điểm khác. Là nhân chứng cho vụ thảm sát Holocaust, ngài đến để sửa sai. Ngài đã có những bước đi quan trọng nhất để đảm bảo rằng tất cả quyền hạn của giáo hoàng được dùng để chống lại chủ nghĩa Bài Do Thái. Nền thần học của ngài là khá đơn giản: chủ nghỉa Bài Do Thái là một tội chống lại Thiên Chúa. Là phi Kitô giáo. "

"(Sự hiện diện của Ngài) là lời chào mừng đến tất cả người Do Thái và người ta có thể cảm nhận sức mạnh của niềm hân hoan trong những cách biểu lộ mà người Israel đã chào đón Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngay cả những giáo sĩ Do Thái chính thống cực đoan, phản đối và kết án bất cứ điều gì liên quan đến đại kết và bị đầu độc bởi những câu chuyện truyền kỳ về những đối đầu giữa các linh mục và giáo sĩ Do Thái, cũng đã tỏ ra rất ấn tượng về chuyến viếng thăm của đức Giáo hoàng tại văn phòng của vị niên trưởng các giáo sĩ Do Thái tại Israel. "

Sau khi không quên liệt kê các khiếu nại của người Do Thái xảy ra trong triều đại của đức Gioan Phaolô II như việc họ chống lại nỗ lực phong chân phước cho đức Giáo hoàng Piô XII, như việc họ đòi hỏi mở Văn Khố Vatican từ Thế chiến II, như việc họ phản đối việc phong thánh cho Giáo hoàng Leo IX, và phản đối việc đón tiếp Yasir Arafat và Tổng thống Kurt Waldheim đến Vatican, tiến sĩ Michael Berenbaum kết luận:

"Tuy nhiên, tất cả những điều đó không thể làm lu mờ các chất lượng của triều đại giáo hoàng của Ngài. Ngài đã chứng minh rằng lòng mộ đạo chân thật là không kết tội một tín ngưỡng khác hay là miệt thị hoặc coi thường quyền thờ phượng của người khác...Những hành vi của ngài sẽ là một mô hình cho người Do Thái và Hồi giáo cũng như là một tấm gương sáng cho các nhà lãnh đạo tôn giáo khác."