Tường Thuật buổi thi thuyết trình Viết Về Mẹ
Việt Nam, một đất nước có truyền thống Á Đông, việc thể hiện đạo hiếu "Ơn cha nghĩa mẹ" đối với các bậc sinh thành luôn là điều được cổ võ và thực hiện xưa nay. Tuy nhiên, với đời sống của con người trong xã hội hiện đại hôm nay, với những quay cuồng, tất bật của cuộc sống, người ta thường quên đi những điều bình dị nhất, hợp đạo nghĩa làm người nhất, thì "Ơn cha nghĩa mẹ" quả là một đề tài cần được "hâm nóng", nhất là trong giới trẻ.
Chính vì thế, nhằm mục đích cổ võ tinh thần đạo hiếu, uống nước nhớ nguồn qua việc cảm nghiệm đời sống gia đình, tạo một nơi để mọi người thể hiện những suy nghĩ và tài năng của mình, nhằm khuyến khích khả năng suy tư, viết lách và sự phong phú trong tư duy sáng tạo, Chương Trình Chuyên Đề thuộc Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn đã tổ chức cuộc thi Viết và Thuyết Trình chủ đề “Ơn Cha Nghĩa Mẹ” với 3 thể loại: Thơ – Văn – Video Clip/ PowerPoint, được khởi xướng từ ngày 30/01/2011 và kết thúc vòng thi sơ kết Viết Về Mẹ vào ngày 24/03/2011 và kết thúc nhận bài dự thi Viết Về Cha vào ngày 21/04/2011.
Với tổng số bài dự thi Viết Về Mẹ là 156, trong đó thơ và văn xuôi chiếm tỉ lệ cao, đây quả là một con số đủ làm ấm lòng những người làm chương trình. Khởi đi từ những ý tưởng tìm kiếm chứng nhân chia sẻ kinh nghiệm sống trong sự kiện “Ngày của Mẹ” sẽ được tổ chức vào ngày 07/05/2011, cuộc thi viết và thuyết trình về “Ơn Cha Nghĩa Mẹ” được hình thành, diễn tiến và tiến đến vòng chung kết. Trong số các tác giả có 4 tác giả ở hải ngoại, 3 tác giả trên 60 tuổi, một tác giả 11 tuổi và đặc biệt là có 2 tác giả là người khuyết tật đã lọt vào vòng thi Chung Kết. Ban Tổ Chức cũng nhận được một số lá thư viết tay và những giọt nước mắt của các tác giả đến văn phòng nộp bài. Bên cạnh đó, đường dây trực tiếp của cuộc thi cũng có những cuộc trao đổi, giải đáp thắc mắc cho bạn đọc trong tâm tình rất thân thiện và cởi mở.
Vòng thi thuyết trình cũng chính là vòng thi Chung Kết của cuộc thi “Ơn Cha Nghĩa Mẹ” đã diễn ra vào chiều thứ Bảy ngày 09/04/2011 tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn. Đến tham dự buổi thi thuyết trình có sự hiện diện và trình bày hết sức sáng tạo, ấn tượng và phong phú của 28 tác giả, là những người thiện chí đến từ nhiều miền của đất nước như Hà Nội, Quy Nhơn, Ninh Thuận, Xuân Lộc… và cả những anh chị em khuyết tật.
Mở đầu buổi thi, Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn đã có đôi lời nhắn gửi đến cộng đoàn tham dự: “Trong cuộc thi về ‘Ơn Cha Nghĩa Mẹ’ mỗi một người tham dự, từ người dự thi, người chấm thi, đến người tổ chức, đến những người cộng tác bằng cách này cách khác, mỗi người đều có phần đóng góp của mình cho ích lợi chung để nhiều người được hưởng, cả những người hiện diện và những người đọc qua phương tiện truyền thông. Vượt trên tất cả đóng góp của mỗi cá nhân, cần nói đến lòng biết ơn đối với sự quan phòng của Đấng Tối Cao, vì thế cần hướng đến Đấng ấy để cảm tạ ngợi khen và xin chúc phúc”.
Trong hơn một tháng qua, các giám khảo đã dành thời giờ để chấm thi nhằm chọn lọc ra các tác phẩm đạt kết quả tốt vào vòng chung kết, và hiện diện tại buổi thi là hầu hết các giám khảo đã đồng hành cùng cuộc thi, trong đó gồm:
- Anh Pio X Lê Hồng Bảo, Chủ biên chuyên san Vườn Ô Liu (đến từ Phan Rang, Ninh Thuận).
- Nhà Thơ Pm Cao Huy Hoàng, Chủ nhiệm chuyên trang Đồng Xanh Thơ (đến từ TP. Phan Thiết)
- Nt. Maria Nguyễn Thị Ngọc Lan, FMM (Dòng Phan Sinh)
- Nt. Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, OP
- Thầy Giuse Mai Thanh Hoài, Giám Đốc Trung Tâm Đào Tạo Nguồn Nhân Lực BizPower
- Nhạc sĩ P. Kim
Theo quy định của Ban Tổ Chức buổi thi thuyết trình vòng Chung Kết, mỗi tác giả có tối 5 phút để thể hiện tài năng và tình cảm của mình đối với đề tài mà mình trình bày. BTC quy định kết thúc 5 phút bằng 1 tiếng chuông, quá thời gian mà thí sinh còn trình bày sẽ bị trừ điểm.
Với sự dẫn dắt của hai người dẫn chương trình Minh Khoa và Đông Quân, mỗi thí sinh đã thể hiện mỗi người một vẻ khi diễn tả về người mẹ của mình, đó là những cơ cực, nghèo khổ của các đấng bậc sinh thành cố lo cơm áo, gạo tiền để nuôi nấng con nên người, thành tài. Đó cũng là điệu hò, câu ru, con trâu, cánh cò, đồng lúa, giếng nước… mà tuổi thơ của các thí sinh đã trải qua và ghi đậm dấu ấn bàn tay săn sóc của người mẹ. Đó là tiếng tiếng kêu “má ơi”, “mẹ ơi” để nói lời yêu thương cùng mẹ, để mong đáp đền, tri ân công lao dưỡng dục người đã không quản ngại gian nan bảo bọc con. Đó là ngọn nến, ánh lửa mà người mẹ đã thắp lên để dẫn dắt con vào đời. Đó là đôi gánh quằng vai mà những người con đã cảm nhận được sức gánh gồng của người mẹ trong cuộc sống bươn chải, lo toan. Đó là đời sống đạo trong gia đình, trong giáo xứ, đó là lòng cảm tạ dâng lên Thiên Chúa vì tất cả những gì Ngài đã ân ban. Hầu như các bài thuyết trình đều quá thời gian quy định vì các thi sinh đến không phải với mục đích thắng thua, tranh giành giải thưởng, mà là đến để được ít nhất là một lần nói về công ơn và thổ lộ tình yêu đối với người đã sinh thành, dưỡng dục để mình được nên người. Đó là những học sinh, sinh viên, tu sĩ nam, nữ, người khiếm thị, người già, người trẻ cùng đến với buổi thuyết trình để được trải lòng, mà đôi khi không có hoặc chưa có cơ hội tỏ lộ cùng mẹ.
Đã lắm khi có những giọt nước mắt lăn dài trên má thí sinh, và khán giả sụt sùi rơi nước mắt khi nghe những câu chuyện cảm động về mẹ, nhớ nhung về mẹ khi mẹ chẳng còn trên cõi đời để có thể về với Chúa. Những điệu nhạc trầm lắng, da diết, những bài hát đệm cho Video, PowerPoint và cả việc thể hiện những bài hát, ngâm nga những bài thơ được thí sinh trình bày với những giọng điệu từ 3 miền đất nước. Tất cả đã tạo nên sự phong phú đa dạng của cuộc thi và cũng làm khán giả cảm nhận công lao, nhọc nhằn của đấng bậc sinh thành để sống xứng đáng hơn với tình yêu mà cha mẹ dành cho mình.
Sau hơn hai giờ các thí sinh trình bày, trong thời gian chờ đợi Ban Thư Ký tổng kết điểm để công bố kết quả cuộc thi, MC Minh Khoa đã hoá thân thành ảo thuật gia để khán giả và thí sinh có được những giây phút thư giãn, thoải mái.
Kết quả cuộc thi được công bố như sau:
1. Thể loại Thơ:
- Giải Nhất: “Lời Mẹ trong đêm” của tác giả Lucia Vũ Thị Thanh Thủy, bút hiệu Vũ Thủy.
- Giải Nhì: “Bài ca ru” của tác giả Maria Nguyễn Thị Thanh Thủy.
- Giải Ba: “Mùa Nả” của Sr. Maria Madalena Nguyễn Ánh Hường, bút hiệu Nguyên Hương, Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu
- Giải khuyến khích: “Tạm biệt Mẹ”của Sr. Têrêxa Ngô Thị Minh Trường, Dòng Trinh Vương
- Giải khuyến khích: “Đợi chim về”của tác giả Gioakim Nguyễn Vũ Hồng Kha
2. Thể loại Văn:
- Giải Nhất: “Má ơi. con yêu Má!” của Sr. Têrêsa Lê Thị Thanh Hằng, Giáo phận Xuân Lộc
- Giải Nhì: “Hai Thiên Thần của Chúa” của tác giả Têrêsa Lê Nhật Lam, bút hiệu Nhật Lam.
- Giải Ba: “Mẹ tôi” của tác giả Phêrô Phạm Mạnh Luận, bút hiệu Thằng Năm.
- Giải khuyến khích: “Thật hạnh phúc khi con có Mẹ” của tác giả Anna Vũ Duy Thị Thùy Vân
- Giải khuyến khích: “Mẹ ơi. Mẹ lại khổ!” của tác giả Antôn Hà Thừa Lực
3. Thể loại Video Clip/PowerPoint:
- Giải Nhất: “Mẹ của tôi” của tác giả Lucia Nguyễn Quỳnh Như.
- Giải Nhì: “Ở lại nhé! Đừng Đi” của tác giả Nguyễn Minh Chính.
- Giải Ba: “Về Mẹ” của tác giả Thầy Giuse Hoàng Đình Quang.
- Giải khuyến khích: “Con hãy cứ đi…” của tác giả Maria Nguyễn Hoàng Phương Khanh.
- Giải khuyến khích: “Mẹ”của tác giả Maria Têrêsa Đặng Thị Mỹ Hạnh.
Các giải thưởng của cuộc thi sẽ được Ban Tổ Chức trao giải trong “Ngày Của Mẹ”. Ngoài các tác phẩm văn, thơ đoạt giải, Ban Tổ Chức còn chọn lọc 22 tác phẩm văn và 22 tác phẩm thơ để in thành tập sách mang tên “Gánh Đời Mẹ”. Tập sách này sẽ được in tặng cho các tác giả và phát hành trong “Ngày Của Mẹ”, 07/05/2011 tại Trung Tâm Mục Vụ Sài Gòn.
Dưới đây, xin trân trọng giới thiệu phần thuyết trình của một số tác giả dự thi:
“Lời mẹ trong đêm” là tác phẩm đạt giải Nhất thể loại Thơ của chị Lucia Vũ Thị Thanh Thủy, bút danh Vũ Thủy, một người khiếm thị. Trong phần trình bày của mình, chị đã kể về những anh em không may lâm vào cảnh mù loà của mình, và sự hy sinh phó thác của người mẹ, chị kể: “Lần này cũng vậy, khi biết con trai mình mù hẳn, mẹ vẫn không khóc, bà dâng những đứa con tật nguyền của mình lên Thiên Chúa, dâng cho Mẹ Maria như những bông hoa cuộc đời của bà. Tôi không thể nhìn thấy nét mặt của mẹ tôi, nhưng nghe những tiếng thở dài của mẹ, tôi cảm nhận được nỗi đau của mẹ tôi. Tôi tưởng tượng những giọt nước mắt trong suốt từ tận đáy trái tim như những giọt sương, qua bao năm tháng cầu nguyện đã kết tụ thành những hạt ngọc, những giọt kinh trong đêm. Những giọt kinh cầu nguyện trong đêm lặng lẽ của mẹ tôi dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria theo năm tháng kết thành những chuỗi ngọc, luôn xin cho anh em tôi được vuông tròn theo thánh ý Chúa”. Đó là lý do để chị cảm tác nên bài thơ với những dòng thơ gây xúc động: “…Giọt kinh đêm nay; Mẹ dâng cho Chúa; Đôi mắt đứa con ; Vĩnh viễn nhìn đời ; Bằng lăng kính thẫm; Giọt kinh đẫm lệ…!”
Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy, hiện ở Hoa Kỳ đạt giải Nhì thể loại thơ qua tác phẩm “Bài Ca Ru”. Bài thơ viết về lời ru của mẹ, nhưng qua bài thơ đã kể tên của tất cả 12 người con trong gia đình cũng như nói lên tinh thần đoàn kết của những người con đó. Chị đã ủy quyền cho anh Nguyễn Tiến Đức là người em út thể hiện bài thơ. Theo anh, hoàn cảnh ra đời của bài thơ là vào ngày 13/10/2010, đại gia đình anh đã tổ chức lễ thượng thọ cho mẹ, nhân mẹ được 80 tuổi, đó cũng là dịp tổ chức cuộc thi về thơ. Bài thơ diễn tả tình cảm, tâm tư của những người con trong gia đình dành cho mẹ mình, cũng như sự hy sinh, sự mong muốn, sự khắc khoải của người mẹ dành cho 12 người con trong gia đình thông qua từng cái tên được đặt cho những người con. Anh đã trình bày bài thơ thông qua bài hát được nhạc sĩ Quốc Vinh phổ nhạc tặng cho gia đình dưới nền nhạc là tiếng sáo trúc với sự hiện diện của mẹ trong khán phòng. Lần lượt tên của những người con trong gia đình là : NGA - NGUYỆT - KHANH - THỦY - HẰNG - LIÊM - TRANG - MINH - HẠNH - VÂN - ĐỨC - ANH đã được diễn tả trong bài thơ.
Đoạt giải Ba thể loại thơ là tác phẩm “Mùa Nả” của Sr. Nguyễn Ánh Hường, bút danh Nguyên Hương, hiện là sinh viên khoa báo chí Trường Nhân Văn, Hà Nội. Sr. đã đáp máy bay từ Hà Nội vào Sài Gòn để tham dự cuộc thi, Sr. đã viết bài thơ này để nhớ lại và cảm nghiệm việc thực hành lòng đạo đức bình dân của người Kitô hữu ở quê hương Giáo phận Phát Diệm, qua đó người mẹ gửi gắm tâm tư và gieo đức tin vào lòng con mình. Sr. cho hay: “Tôi được sinh ra và lớn lên tại Giáo phận Phát Diệm, quê tôi có phong tục cứ mỗi thứ Sáu Tuần Thánh ngườt ta đưa nả, hay còn gọi là nổ cùng với hoa xoan rắc dưới chân Chúa (Nả: là loại gạo được nổ phồng lên, hoặc gạo được rang trên bếp lửa). Các bà mẹ dắt con nhỏ tới hôn chân Chúa và bốc nả cho con ăn vì tin rằng ai ăn thì sẽ nhận được ơn Thánh mà mình cầu xin cùng Thiên Chúa, mẹ tôi cũng trao tôi những cánh nả như thế. Thế rồi lớn lên, tôi vào đời với tấm áo của người tu sĩ, một buổi chiều cuối xuân cũng cào Thứ Sáu Tuần Thánh, tại giáo xứ Trung Linh, Giáo Phận Bùi Chu, nơi tôi đang tu, tôi đã bắt gặp hình ảnh người mẹ dắt đứa con chừng 5 tuổi đến giáo đường, bà bốc nả bỏ vào vạt áo của đứa con và thi phẩm ‘Mùa Nả’ của tôi đã được chấp bút. Đối với tôi, mùa nả không đơn thuần là kỷ niệm nhưng còn là mùa của hạnh phúc và hồng ân vì nhờ mùa nả đã giúp tôi lớn lên và khoác tấm áo của mùa dâng hiến. Gia đình tôi có 8 người con, trong đó có 1 linh mục và 2 nữ tu. Nghĩ về gia đình, nghĩ về mẹ tôi, tôi luôn hiểu rằng tương lai của đứa con luôn là công trình của người mẹ”. Dưới nền của tiếng sáo trúc véo von và đàn tranh réo rắc, Sr. đã ngâm bài thơ thật đúng chất giọng của một người con gái Bắc Bộ: “... Đêm canh thức như lá thu về cội; Chúa trút hơi; Mọi người đấm ngực thú tội ăn năn; Nả thật nhiều mẹ gói giữa vuông khăn; Cho tôi ăn, mẹ nhủ: “Con chóng lớn; Lòng thành đạo làm lòng không chút bợn; Mai lớn lên, con - Kitô hữu chân thành…”
Một trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất là em Nguyễn Vũ Hồng Kha, 16 tuổi, học lớp 9. Em ở tận Giáo xứ Cây Rỏi Giáo phận Quy Nhơn, em đã đạt giải khuyến khích thể loại Thơ với tác phẩm “Đợi chim về”. Em cho hay, khi vừa mới chào đời thì đã bệnh tật, đau yếu, dù gia cảnh rất cực khổ, nhưng cha mẹ đã hết mực thương yêu, nhịn ăn, nhường mặc để dành tiền chữa bệnh cho con, đó là điều mà em cảm thấy không thể nào đáp đền nổi công ơn cha mẹ. Em cảm nhận được tình yêu lớn lao mà Thiên Chúa dành cho em, Ngài đã cho em sống ở nơi thanh bình, núi non trùng điệp. Trong một lần đi chăn bò sau khi đi học về, em phát hiện một tổ chim non, ngắm nhìn tổ chim và hình ảnh đôi chim cha mẹ dáo dát bay thảm thiết gọi con, em lại nghĩ đến cha mẹ mình. Tổ chim được kết thành từ những chiếc lá, ngọn cỏ mềm mại, thơm tho mà chim cha và chim mẹ bay đi rất xa tha về, em đã ví như tình yêu của cha mẹ kết thành mái ấm đời con. Chính vì điều này em đã viết trong bài thơ của mình: “Sợi nhớ sợi thương đan thành tổ; Lá yêu lá mến vỗ về chim”. Trước khi đọc bài thơ, em thổ lộ ước mơ trở thành một linh mục của mình, em thật thà cho biết cả email và mật khẩu của mình là “thiên triệu” để luôn nhắc nhớ mình luôn phấn đấu vì mục tiêu này. Cả hội trường ồ lên và vỗ tay tán thưởng vì sự thành thật và mục tiêu cao đẹp của em. “... Cánh vững phong ba chim rời tổ; Tìm khung trời mới đầy cỏ hoa; Muôn nẻo tương lai chim sải cánh; Cây xưa tổ cũ đợi chim về…”
Đoạt giải Nhất thể loại Văn là Sr. Têrêsa Lê Thị Thanh Hằng, Giáo phận Xuân Lộc với tác phẩm “Má ơi. con yêu Má!”. Bằng chất giọng rất ngọt ngào mà thanh thoát của một người trẻ, Sr. Đã trình bày lại bài văn của mình một cách rất truyền cảm có thể nói làm lay động lòng người.
Bài văn kể về người mẹ là người con út trong gia đình cứ sáng sáng bán bánh mì phụ mẹ trước khi cắp sách đến trường, nhưng luôn là học sinh giỏi. Má kết hôn lúc mười bảy tuổi, Sr. được sinh ra khi má chỉ 18 tuổi, tuy mang bầu nhưng má vẫn vất vả bán buôn sớm hôm mưa nắng. Sr. vào nhà dòng khi mười sáu tuổi, khi tuyên khấn lần đầu thì má được 40, trở thành bà cố trẻ trung, khi hai mẹ con đi với nhau người ta trêu là “Chị Cố”. Hoàn cảnh gia đình khó khăn đến nổi chỉ thấy mẹ mặc áo dài trong hình cưới: “Ngày khấn của tôi, tức là hai mươi hai năm sau, tôi mới được tận mắt ngắm Má mặc lại chiếc áo dài Việt Nam. Tuy nhiên, ngay sau ngày lễ, Má tôi giặt sạch bộ áo dài, xếp ngay ngắn, gói lại và cất kỹ trong tủ. Má bảo Má để dành chờ sáu năm nữa tôi khấn trọn đời đem ra mặc cho mới, rồi chờ cả đám cưới thằng em kế tôi thì sẽ mặc luôn”. Sr. đã cảm nhận được tình thương của má khi mỗi lần được về thăm quên được má chăm sóc từng li từng tí nhưng ân hận vì không nói với má những lời yêu thương và lo sợ không còn cơ hội để nói với má những điều má đợi chờ: “Tôi mong một ngày thật gần, tôi không chỉ âu yếm thì thầm với Má mà còn đủ can đảm để nói với Má trước mọi người rằng: MÁ ƠI, CON YÊU MÁ !”.
Tác phẩm đoạt giải Nhì thể loại Văn là “Hai Thiên Thần của Thiên Chúa” của Têrêsa Lê Nhật Lam, bút hiệu Nhật Lam, 19 tuổi, hiện là sinh viên. Em đã có cách nhìn về cha mẹ mình hết sức đơn sơ và trong sáng qua bài viết của mình. Em cho hay: “Mỗi người chúng ta đều có người cha, người mẹ, và hình ảnh cha mẹ với người này là núi Thái Sơn, với người kia là biển cả mênh mông, nhưng với tôi cha mẹ là hiện thân hai thiên thần của Thiên Chúa”
Bài văn bắt đầu bằng lá thơ của người chị gởi đến trong một ngày bình thường với câu “Chúc mừng Nhật Lam!” bự chảng ngay đầu thư kèm theo câu “Ngạc nhiên là tại sao lại chúc mừng à?”. Qua lá thư đó, “Chị đã chúc mừng tôi vì mỗi buổi sáng thức dậy tôi thấy trong người vẫn còn khỏe mạnh, Ba Mẹ vẫn còn sống và công việc làm ăn vẫn ổn định; gia đình vẫn ấm êm, hạnh phúc; tôi vẫn được đến trường mà không phải bươn chải kiếm sống như nhiều bạn kém may mắn khác. Cuối thư, Chị đã dạy tôi biết rằng Thiên Chúa đã rộng lượng ban cho tôi nhiều hơn người khác trong khi tôi chẳng có công trạng gì cả. Và, đặc biệt, Ngài đã ban cho hai chị em tôi hai thiên thần hằng lo lắng cho chúng tôi từng ngày đến suốt cuộc đời. Đó chính là cha mẹ…”.
Bài văn còn kể đến những kỷ niệm thời ấy thơ, những lời mẹ căn dặn con gái ra đường phải có cái khăn tay trong túi, cám ơn người khác, viết thư cho người lớn hay bạn bè phải viết chữ hoa đại từ nhân xưng Ba, Mẹ, Bác, Chú, Cô, Bạn… “Hiện nay tôi đang sống xa gia đình tại thành phố Sài Gòn đông đúc và bon chen, đôi khi tôi cảm thấy rất lạc lõng, bơ vơ, nhưng những khi nhớ lại chiếc nôi thời thơ ấu của gia đình, tôi như có thêm sức mạnh để tiếp bước trên con đường cuộc đời mình vì tôi tin có hai thiên thần hằng dõi theo bước đi của tôi từng ngày cho đến hết cuộc đời. Đó là ba mẹ tôi”.
Tác phẩm “Mẹ tôi” của tác giả Phạm Mạnh Luận đoạt giải Ba thể loại Văn. Anh cho hay anh cảm hứng anh viết bài vì mùa Xuân vừa rồi mẹ anh mới trở về từ Hoa Kỳ để thăm lại quê hương. Một tháng trời bên mẹ, được mẹ nấu cho những món ăn khoái khẩu đã giúp hâm nóng lại những kỹ niệm tuổi thơ trong anh. Nay mẹ đã về Mỹ, anh đã viết bài viết này như là một món quà ý nghĩa để gởi tặng mẹ. Năm 1975, vì thời cuộc, đang sống ở Sài Gòn, mẹ phải dắt 4 người con lớn về quê Nội ở Hàm Thuận để làm ruộng với tiêu chí một nửa ở thành phố và một nửa ở thôn quê cùng hỗ trợ lẫn nhau cho qua thời kỳ khủng hoảng. Vì thế, “Đôi tay của Mẹ đã bắt đầu chai sần vì những nhát cuốc vỡ vụn, như sự vụn vỡ của cuộc đời. Và đôi vai gầy của Mẹ càng thêm gầy guộc bởi đôi quang gánh trĩu nặng vì miếng cơm manh áo của những đứa con đang tuổi mới lớn...”. Năm 2001, Mẹ anh được bảo lãnh sang định cư tại Mỹ, một lần nữa dứt bỏ tất cả để ra đi. “Ở bên kia nỗi nhớ, Mẹ luôn đau đáu ngóng về những đứa con, đứa cháu... Mẹ đã chắt chiu từng đồng kiếm được để gởi về, vì Mẹ biết rằng ở Quê nhà còn khổ lắm. Và sau mười năm xa cách, Tết năm nay Mẹ đã trở về quê hương ăn Tết...”; “…Vì những bận rộn trong công việc, vì ngại ngùng không còn thơ bé như khi xưa nữa, hay vì bất cứ một lý do nào đó. Nhưng hôm nay, cho thằng Năm được nói với Mẹ rằng: "MẸ ƠI! CON YÊU MẸ"”
Ở thể loại Video Clip/ PowerPoint, đoạt giải Nhất là tác phẩm “Mẹ của tôi” của tác giả Lucia Lê Nguyễn Quỳnh Như, sinh viên năm thứ nhất khoa Công Nghệ Sinh Học trường Đại Học Quốc Tế trực thuộc Đại Học Quốc Gia. Em cho hay câu chuyện của em không có những sự việc phi thường, to lớn, vĩ đại nhưng có những tình tiết rất đơn giản, bình thường và vẫn thường diễn ra trong cuộc sống hàng ngày mà đôi khi chúng ta quên mất: “Tôi đã quên đi và có lẽ một vài người trong chúng ta đẽ quên đi những điều bình thường ấy và tôi đã quên đi những nỗi khó nhọc của mẹ tôi, quên đi những hy sinh nhỏ nhoi mà mẹ dành cho tôi qua những công việc thường ngày mà mẹ vẫn thường hay làm. Nghiêm trọng hơn, tôi đã coi rằng những việc mà mẹ làm là bổn phận của một người mẹ, là nhiệm vụ mà người phụ nữ trong gia đình nên làm và điều đó đã dẫn đến hệ quả là tôi đã quên đi chính mẹ của mình. Nếu không có cuộc thi này, tôi liệu có cơ hội được cầm máy chụp hình đi quan sát mẹ từ 5 giờ sáng đến 11 giờ tối? Tôi liệu có thể cảm nhận được những việc mẹ làm cho tôi thật cao quý, thật cao thượng biết bao!” Quả thật, đoạn Video Clip được dàn dựng từ những bức ảnh em chụp người mẹ với những công việc bình thường nhất từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm để diễn tả sự hy sinh thầm lặng của một người mẹ trong gia đình.
Đạt giải Nhì thể loại Video Clip/ PowerPoint là tác giả Nguyễn Minh Chính, sinh viên năm 2, Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với tác phẩm “Ở lại nhé! Đừng Đi”. Tuy không thể có mặt tại cuộc thi do có công tác tại Hà Nội nhưng em đã tự quay phần thuyết trình của mình gởi đến cuộc thi và đã được trình chiếu tại buổi thi. Em đặt vấn đề bài thuyết trình của mình bằng cách nói rằng đã là một con người, chúng ta luôn cần một trái tim duy trì một cuộc sống, một cuộc đời và một tình yêu. Em cũng nói rằng tạo ra ngọn lửa thì khó nhưng dập lửa thì dễ, thế nên rất cần người truyền lửa và mẹ chính là người đã truyền lửa cho em trong suốt 20 năm qua. Hai mươi năm đủ để em thấy rằng hy sinh của mẹ thật cao cả, em được đi trong dòng nước nhẹ nhàng trong khi mẹ phải bơi trong dòng nước cuồn cuộn chảy xiết. Video clip của em được dàn dựng với hình ảnh đặc sắc cùng với những lời suy tư, so sánh về mẹ rất lạ, những lời văn mang hình ảnh ngộ nghĩnh khi nói về mẹ của người trẻ nhưng chất chứa sự chân thành trên nền nhạc bài hát “Lẽ sống đời con”.
Với tác phẩm đạt giải Ba mang tên “Về Mẹ”của Thầy Hoàng Đình Quang là một tu sĩ chỉ mới 20 tuổi, nhưng có những cách nhìn về mẹ rất đặc biệt. Trong trí tưởng tượng của anh, trong đầu anh, mẹ hiện diện như một cô tiên. Mẹ thức trắng đêm vì con, chăm chút những khi con ốm đau. Bài thi Power Point được mang tên “Về Mẹ”, anh đã thể hiện toàn bộ những ý nghĩ của mình, những khái niệm mẹ là ai, mẹ là gì và trong lúc thuyết trình anh vẫn luôn nghĩ về mẹ: mẹ ra sao, đang làm gì, có khỏe hay không vì mẹ hay đau yếu. Dù nói rằng có mẹ đỡ nâng khi ốm đau, thất bại nhưng anh cũng tiếc rằng suốt 17 năm kể từ khi biết nói, chưa một lần nói với mẹ “Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm”. Cuộc đời thật hạnh phúc kho có mẹ. Với những hình ảnh minh hoạ công phu nhằm thể hiện tâm tình của người con đối với mẹ, anh đã trải lòng bằng cách mô tả tình cảm của mình đối với mẹ: “Mẹ vẫn luôn chờ đợi con trở về sau những lầm lỗi, sai trái của con. Khi con chập chững bước đi chính mẹ đã đỡ nâng, dìu dắt con từng bước!!! Chính mẹ là người khích lệ cho con đi tiếp khi vấp ngã, khi con sợ hãi!!! Mẹ là niềm hạnh phúc của con mẹ ơi!!!...”
Tác phẩm “Mẹ” của tác giả Maria Têrêsa Đặng Thị Mỹ Hạnh đạt giải khuyến khích thể loại Video Clip/PowerPoint. Chị cho hay, đến tham gia cuộc thi nhằm nói lên công lao dưỡng dục của mẹ đồng thời cũng là lời tri ân các ân nhân đã giúp đỡ cho ca mổ tim mẹ chị được thành công. Bằng những hình ảnh minh họa sinh động, chị đã mô tả tình mẹ và thời thơ ấu của mình trên nền bài hát Lòng Mẹ của nhạc sĩ Y Vân (http://www.mediafire.com/?d2fc1yce8cox7fi).
Có những người làm cha, làm mẹ vẫn chưa làm đúng, làm đủ vai trò của mình để con phải thốt lên “Mẹ ơi, mẹ là ai?”. Một bạn trẻ 25 tuổi (người viết xin giấu tên) đã trình bày PowerPoint phần phản biện của mình, điều này cũng đáng làm cho các bậc cha mẹ phải suy nghĩ trong cách giáo dục con cái của mình để khi khôn lớn con mình khỏi phải thốt lên câu hỏi thảng thốt mà đau lòng như thế. Dù thừa nhận công ơn cha mẹ nhưng em không hiểu được mẹ, sự chăm sóc của mẹ, không thấy được sự hiền dịu của mẹ. Ngược lại, mẹ rất dữ khiến em bị đánh, bị mắng chửi, giáo dục bằng đòn roi, mẹ em không công nhận sự trưởng thành của con mà phải theo sự sắp đặt của mẹ, không được có ý kiến. Em có cảm giác bị bao vây, bị kiềm hãm, không sống đúng khả năng, bản năng của mình vì những cấm đoán của mẹ. Nhưng em cũng nhận ra rằng nếu cứ than trách mẹ thì cuộc đời sẽ chìm trong bóng tối và em đã tự đi tìm lối thoát. Nhờ tình yêu nơi người bạn gái, bằng sự lắng nghe, thông cảm những gì em chia sẻ, động viên những lúc em vấp ngã, em đã đi nhà thờ, đọc kinh và hoạt động nơi giáo xứ nhiều hơn, từ đó tìm thấy tình yêu của Chúa Giêsu. Từ tình yêu của Chúa, lòng em đã rộng mở, không chỉ thấy những khuyết điểm của mẹ mà thấy được những điểm tốt nơi mẹ mình. Em nhận ra được sự hy sinh, quan tâm của mẹ khi mẹ đã dõi theo con dù em không thích, và chấp nhận điều đó để sống vui hơn và trở thành người có ích hơn. Mong rằng em được Chúa soi sáng để nhận ra được tình yêu của mẹ, có thể cách nào đó đã thể hiện chưa đúng cách trong lối giáo dục và để yêu mẹ nhiều hơn.
Sàigòn, viết xong sáng thứ Tư Tuần Thánh, 20 tháng Tư năm 2011,
Tạ Ân Phúc
Việt Nam, một đất nước có truyền thống Á Đông, việc thể hiện đạo hiếu "Ơn cha nghĩa mẹ" đối với các bậc sinh thành luôn là điều được cổ võ và thực hiện xưa nay. Tuy nhiên, với đời sống của con người trong xã hội hiện đại hôm nay, với những quay cuồng, tất bật của cuộc sống, người ta thường quên đi những điều bình dị nhất, hợp đạo nghĩa làm người nhất, thì "Ơn cha nghĩa mẹ" quả là một đề tài cần được "hâm nóng", nhất là trong giới trẻ.
Với tổng số bài dự thi Viết Về Mẹ là 156, trong đó thơ và văn xuôi chiếm tỉ lệ cao, đây quả là một con số đủ làm ấm lòng những người làm chương trình. Khởi đi từ những ý tưởng tìm kiếm chứng nhân chia sẻ kinh nghiệm sống trong sự kiện “Ngày của Mẹ” sẽ được tổ chức vào ngày 07/05/2011, cuộc thi viết và thuyết trình về “Ơn Cha Nghĩa Mẹ” được hình thành, diễn tiến và tiến đến vòng chung kết. Trong số các tác giả có 4 tác giả ở hải ngoại, 3 tác giả trên 60 tuổi, một tác giả 11 tuổi và đặc biệt là có 2 tác giả là người khuyết tật đã lọt vào vòng thi Chung Kết. Ban Tổ Chức cũng nhận được một số lá thư viết tay và những giọt nước mắt của các tác giả đến văn phòng nộp bài. Bên cạnh đó, đường dây trực tiếp của cuộc thi cũng có những cuộc trao đổi, giải đáp thắc mắc cho bạn đọc trong tâm tình rất thân thiện và cởi mở.
Vòng thi thuyết trình cũng chính là vòng thi Chung Kết của cuộc thi “Ơn Cha Nghĩa Mẹ” đã diễn ra vào chiều thứ Bảy ngày 09/04/2011 tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn. Đến tham dự buổi thi thuyết trình có sự hiện diện và trình bày hết sức sáng tạo, ấn tượng và phong phú của 28 tác giả, là những người thiện chí đến từ nhiều miền của đất nước như Hà Nội, Quy Nhơn, Ninh Thuận, Xuân Lộc… và cả những anh chị em khuyết tật.
Mở đầu buổi thi, Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn đã có đôi lời nhắn gửi đến cộng đoàn tham dự: “Trong cuộc thi về ‘Ơn Cha Nghĩa Mẹ’ mỗi một người tham dự, từ người dự thi, người chấm thi, đến người tổ chức, đến những người cộng tác bằng cách này cách khác, mỗi người đều có phần đóng góp của mình cho ích lợi chung để nhiều người được hưởng, cả những người hiện diện và những người đọc qua phương tiện truyền thông. Vượt trên tất cả đóng góp của mỗi cá nhân, cần nói đến lòng biết ơn đối với sự quan phòng của Đấng Tối Cao, vì thế cần hướng đến Đấng ấy để cảm tạ ngợi khen và xin chúc phúc”.
- Anh Pio X Lê Hồng Bảo, Chủ biên chuyên san Vườn Ô Liu (đến từ Phan Rang, Ninh Thuận).
- Nhà Thơ Pm Cao Huy Hoàng, Chủ nhiệm chuyên trang Đồng Xanh Thơ (đến từ TP. Phan Thiết)
- Nt. Maria Nguyễn Thị Ngọc Lan, FMM (Dòng Phan Sinh)
- Nt. Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, OP
- Thầy Giuse Mai Thanh Hoài, Giám Đốc Trung Tâm Đào Tạo Nguồn Nhân Lực BizPower
- Nhạc sĩ P. Kim
Theo quy định của Ban Tổ Chức buổi thi thuyết trình vòng Chung Kết, mỗi tác giả có tối 5 phút để thể hiện tài năng và tình cảm của mình đối với đề tài mà mình trình bày. BTC quy định kết thúc 5 phút bằng 1 tiếng chuông, quá thời gian mà thí sinh còn trình bày sẽ bị trừ điểm.
Với sự dẫn dắt của hai người dẫn chương trình Minh Khoa và Đông Quân, mỗi thí sinh đã thể hiện mỗi người một vẻ khi diễn tả về người mẹ của mình, đó là những cơ cực, nghèo khổ của các đấng bậc sinh thành cố lo cơm áo, gạo tiền để nuôi nấng con nên người, thành tài. Đó cũng là điệu hò, câu ru, con trâu, cánh cò, đồng lúa, giếng nước… mà tuổi thơ của các thí sinh đã trải qua và ghi đậm dấu ấn bàn tay săn sóc của người mẹ. Đó là tiếng tiếng kêu “má ơi”, “mẹ ơi” để nói lời yêu thương cùng mẹ, để mong đáp đền, tri ân công lao dưỡng dục người đã không quản ngại gian nan bảo bọc con. Đó là ngọn nến, ánh lửa mà người mẹ đã thắp lên để dẫn dắt con vào đời. Đó là đôi gánh quằng vai mà những người con đã cảm nhận được sức gánh gồng của người mẹ trong cuộc sống bươn chải, lo toan. Đó là đời sống đạo trong gia đình, trong giáo xứ, đó là lòng cảm tạ dâng lên Thiên Chúa vì tất cả những gì Ngài đã ân ban. Hầu như các bài thuyết trình đều quá thời gian quy định vì các thi sinh đến không phải với mục đích thắng thua, tranh giành giải thưởng, mà là đến để được ít nhất là một lần nói về công ơn và thổ lộ tình yêu đối với người đã sinh thành, dưỡng dục để mình được nên người. Đó là những học sinh, sinh viên, tu sĩ nam, nữ, người khiếm thị, người già, người trẻ cùng đến với buổi thuyết trình để được trải lòng, mà đôi khi không có hoặc chưa có cơ hội tỏ lộ cùng mẹ.
Sau hơn hai giờ các thí sinh trình bày, trong thời gian chờ đợi Ban Thư Ký tổng kết điểm để công bố kết quả cuộc thi, MC Minh Khoa đã hoá thân thành ảo thuật gia để khán giả và thí sinh có được những giây phút thư giãn, thoải mái.
Kết quả cuộc thi được công bố như sau:
1. Thể loại Thơ:
- Giải Nhất: “Lời Mẹ trong đêm” của tác giả Lucia Vũ Thị Thanh Thủy, bút hiệu Vũ Thủy.
- Giải Nhì: “Bài ca ru” của tác giả Maria Nguyễn Thị Thanh Thủy.
- Giải Ba: “Mùa Nả” của Sr. Maria Madalena Nguyễn Ánh Hường, bút hiệu Nguyên Hương, Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu
- Giải khuyến khích: “Tạm biệt Mẹ”của Sr. Têrêxa Ngô Thị Minh Trường, Dòng Trinh Vương
- Giải khuyến khích: “Đợi chim về”của tác giả Gioakim Nguyễn Vũ Hồng Kha
2. Thể loại Văn:
- Giải Nhất: “Má ơi. con yêu Má!” của Sr. Têrêsa Lê Thị Thanh Hằng, Giáo phận Xuân Lộc
- Giải Nhì: “Hai Thiên Thần của Chúa” của tác giả Têrêsa Lê Nhật Lam, bút hiệu Nhật Lam.
- Giải Ba: “Mẹ tôi” của tác giả Phêrô Phạm Mạnh Luận, bút hiệu Thằng Năm.
- Giải khuyến khích: “Thật hạnh phúc khi con có Mẹ” của tác giả Anna Vũ Duy Thị Thùy Vân
- Giải khuyến khích: “Mẹ ơi. Mẹ lại khổ!” của tác giả Antôn Hà Thừa Lực
3. Thể loại Video Clip/PowerPoint:
- Giải Nhất: “Mẹ của tôi” của tác giả Lucia Nguyễn Quỳnh Như.
- Giải Nhì: “Ở lại nhé! Đừng Đi” của tác giả Nguyễn Minh Chính.
- Giải Ba: “Về Mẹ” của tác giả Thầy Giuse Hoàng Đình Quang.
- Giải khuyến khích: “Con hãy cứ đi…” của tác giả Maria Nguyễn Hoàng Phương Khanh.
- Giải khuyến khích: “Mẹ”của tác giả Maria Têrêsa Đặng Thị Mỹ Hạnh.
Các giải thưởng của cuộc thi sẽ được Ban Tổ Chức trao giải trong “Ngày Của Mẹ”. Ngoài các tác phẩm văn, thơ đoạt giải, Ban Tổ Chức còn chọn lọc 22 tác phẩm văn và 22 tác phẩm thơ để in thành tập sách mang tên “Gánh Đời Mẹ”. Tập sách này sẽ được in tặng cho các tác giả và phát hành trong “Ngày Của Mẹ”, 07/05/2011 tại Trung Tâm Mục Vụ Sài Gòn.
Dưới đây, xin trân trọng giới thiệu phần thuyết trình của một số tác giả dự thi:
“Lời mẹ trong đêm” là tác phẩm đạt giải Nhất thể loại Thơ của chị Lucia Vũ Thị Thanh Thủy, bút danh Vũ Thủy, một người khiếm thị. Trong phần trình bày của mình, chị đã kể về những anh em không may lâm vào cảnh mù loà của mình, và sự hy sinh phó thác của người mẹ, chị kể: “Lần này cũng vậy, khi biết con trai mình mù hẳn, mẹ vẫn không khóc, bà dâng những đứa con tật nguyền của mình lên Thiên Chúa, dâng cho Mẹ Maria như những bông hoa cuộc đời của bà. Tôi không thể nhìn thấy nét mặt của mẹ tôi, nhưng nghe những tiếng thở dài của mẹ, tôi cảm nhận được nỗi đau của mẹ tôi. Tôi tưởng tượng những giọt nước mắt trong suốt từ tận đáy trái tim như những giọt sương, qua bao năm tháng cầu nguyện đã kết tụ thành những hạt ngọc, những giọt kinh trong đêm. Những giọt kinh cầu nguyện trong đêm lặng lẽ của mẹ tôi dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria theo năm tháng kết thành những chuỗi ngọc, luôn xin cho anh em tôi được vuông tròn theo thánh ý Chúa”. Đó là lý do để chị cảm tác nên bài thơ với những dòng thơ gây xúc động: “…Giọt kinh đêm nay; Mẹ dâng cho Chúa; Đôi mắt đứa con ; Vĩnh viễn nhìn đời ; Bằng lăng kính thẫm; Giọt kinh đẫm lệ…!”
Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy, hiện ở Hoa Kỳ đạt giải Nhì thể loại thơ qua tác phẩm “Bài Ca Ru”. Bài thơ viết về lời ru của mẹ, nhưng qua bài thơ đã kể tên của tất cả 12 người con trong gia đình cũng như nói lên tinh thần đoàn kết của những người con đó. Chị đã ủy quyền cho anh Nguyễn Tiến Đức là người em út thể hiện bài thơ. Theo anh, hoàn cảnh ra đời của bài thơ là vào ngày 13/10/2010, đại gia đình anh đã tổ chức lễ thượng thọ cho mẹ, nhân mẹ được 80 tuổi, đó cũng là dịp tổ chức cuộc thi về thơ. Bài thơ diễn tả tình cảm, tâm tư của những người con trong gia đình dành cho mẹ mình, cũng như sự hy sinh, sự mong muốn, sự khắc khoải của người mẹ dành cho 12 người con trong gia đình thông qua từng cái tên được đặt cho những người con. Anh đã trình bày bài thơ thông qua bài hát được nhạc sĩ Quốc Vinh phổ nhạc tặng cho gia đình dưới nền nhạc là tiếng sáo trúc với sự hiện diện của mẹ trong khán phòng. Lần lượt tên của những người con trong gia đình là : NGA - NGUYỆT - KHANH - THỦY - HẰNG - LIÊM - TRANG - MINH - HẠNH - VÂN - ĐỨC - ANH đã được diễn tả trong bài thơ.
Đoạt giải Ba thể loại thơ là tác phẩm “Mùa Nả” của Sr. Nguyễn Ánh Hường, bút danh Nguyên Hương, hiện là sinh viên khoa báo chí Trường Nhân Văn, Hà Nội. Sr. đã đáp máy bay từ Hà Nội vào Sài Gòn để tham dự cuộc thi, Sr. đã viết bài thơ này để nhớ lại và cảm nghiệm việc thực hành lòng đạo đức bình dân của người Kitô hữu ở quê hương Giáo phận Phát Diệm, qua đó người mẹ gửi gắm tâm tư và gieo đức tin vào lòng con mình. Sr. cho hay: “Tôi được sinh ra và lớn lên tại Giáo phận Phát Diệm, quê tôi có phong tục cứ mỗi thứ Sáu Tuần Thánh ngườt ta đưa nả, hay còn gọi là nổ cùng với hoa xoan rắc dưới chân Chúa (Nả: là loại gạo được nổ phồng lên, hoặc gạo được rang trên bếp lửa). Các bà mẹ dắt con nhỏ tới hôn chân Chúa và bốc nả cho con ăn vì tin rằng ai ăn thì sẽ nhận được ơn Thánh mà mình cầu xin cùng Thiên Chúa, mẹ tôi cũng trao tôi những cánh nả như thế. Thế rồi lớn lên, tôi vào đời với tấm áo của người tu sĩ, một buổi chiều cuối xuân cũng cào Thứ Sáu Tuần Thánh, tại giáo xứ Trung Linh, Giáo Phận Bùi Chu, nơi tôi đang tu, tôi đã bắt gặp hình ảnh người mẹ dắt đứa con chừng 5 tuổi đến giáo đường, bà bốc nả bỏ vào vạt áo của đứa con và thi phẩm ‘Mùa Nả’ của tôi đã được chấp bút. Đối với tôi, mùa nả không đơn thuần là kỷ niệm nhưng còn là mùa của hạnh phúc và hồng ân vì nhờ mùa nả đã giúp tôi lớn lên và khoác tấm áo của mùa dâng hiến. Gia đình tôi có 8 người con, trong đó có 1 linh mục và 2 nữ tu. Nghĩ về gia đình, nghĩ về mẹ tôi, tôi luôn hiểu rằng tương lai của đứa con luôn là công trình của người mẹ”. Dưới nền của tiếng sáo trúc véo von và đàn tranh réo rắc, Sr. đã ngâm bài thơ thật đúng chất giọng của một người con gái Bắc Bộ: “... Đêm canh thức như lá thu về cội; Chúa trút hơi; Mọi người đấm ngực thú tội ăn năn; Nả thật nhiều mẹ gói giữa vuông khăn; Cho tôi ăn, mẹ nhủ: “Con chóng lớn; Lòng thành đạo làm lòng không chút bợn; Mai lớn lên, con - Kitô hữu chân thành…”
Một trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất là em Nguyễn Vũ Hồng Kha, 16 tuổi, học lớp 9. Em ở tận Giáo xứ Cây Rỏi Giáo phận Quy Nhơn, em đã đạt giải khuyến khích thể loại Thơ với tác phẩm “Đợi chim về”. Em cho hay, khi vừa mới chào đời thì đã bệnh tật, đau yếu, dù gia cảnh rất cực khổ, nhưng cha mẹ đã hết mực thương yêu, nhịn ăn, nhường mặc để dành tiền chữa bệnh cho con, đó là điều mà em cảm thấy không thể nào đáp đền nổi công ơn cha mẹ. Em cảm nhận được tình yêu lớn lao mà Thiên Chúa dành cho em, Ngài đã cho em sống ở nơi thanh bình, núi non trùng điệp. Trong một lần đi chăn bò sau khi đi học về, em phát hiện một tổ chim non, ngắm nhìn tổ chim và hình ảnh đôi chim cha mẹ dáo dát bay thảm thiết gọi con, em lại nghĩ đến cha mẹ mình. Tổ chim được kết thành từ những chiếc lá, ngọn cỏ mềm mại, thơm tho mà chim cha và chim mẹ bay đi rất xa tha về, em đã ví như tình yêu của cha mẹ kết thành mái ấm đời con. Chính vì điều này em đã viết trong bài thơ của mình: “Sợi nhớ sợi thương đan thành tổ; Lá yêu lá mến vỗ về chim”. Trước khi đọc bài thơ, em thổ lộ ước mơ trở thành một linh mục của mình, em thật thà cho biết cả email và mật khẩu của mình là “thiên triệu” để luôn nhắc nhớ mình luôn phấn đấu vì mục tiêu này. Cả hội trường ồ lên và vỗ tay tán thưởng vì sự thành thật và mục tiêu cao đẹp của em. “... Cánh vững phong ba chim rời tổ; Tìm khung trời mới đầy cỏ hoa; Muôn nẻo tương lai chim sải cánh; Cây xưa tổ cũ đợi chim về…”
Đoạt giải Nhất thể loại Văn là Sr. Têrêsa Lê Thị Thanh Hằng, Giáo phận Xuân Lộc với tác phẩm “Má ơi. con yêu Má!”. Bằng chất giọng rất ngọt ngào mà thanh thoát của một người trẻ, Sr. Đã trình bày lại bài văn của mình một cách rất truyền cảm có thể nói làm lay động lòng người.
Bài văn kể về người mẹ là người con út trong gia đình cứ sáng sáng bán bánh mì phụ mẹ trước khi cắp sách đến trường, nhưng luôn là học sinh giỏi. Má kết hôn lúc mười bảy tuổi, Sr. được sinh ra khi má chỉ 18 tuổi, tuy mang bầu nhưng má vẫn vất vả bán buôn sớm hôm mưa nắng. Sr. vào nhà dòng khi mười sáu tuổi, khi tuyên khấn lần đầu thì má được 40, trở thành bà cố trẻ trung, khi hai mẹ con đi với nhau người ta trêu là “Chị Cố”. Hoàn cảnh gia đình khó khăn đến nổi chỉ thấy mẹ mặc áo dài trong hình cưới: “Ngày khấn của tôi, tức là hai mươi hai năm sau, tôi mới được tận mắt ngắm Má mặc lại chiếc áo dài Việt Nam. Tuy nhiên, ngay sau ngày lễ, Má tôi giặt sạch bộ áo dài, xếp ngay ngắn, gói lại và cất kỹ trong tủ. Má bảo Má để dành chờ sáu năm nữa tôi khấn trọn đời đem ra mặc cho mới, rồi chờ cả đám cưới thằng em kế tôi thì sẽ mặc luôn”. Sr. đã cảm nhận được tình thương của má khi mỗi lần được về thăm quên được má chăm sóc từng li từng tí nhưng ân hận vì không nói với má những lời yêu thương và lo sợ không còn cơ hội để nói với má những điều má đợi chờ: “Tôi mong một ngày thật gần, tôi không chỉ âu yếm thì thầm với Má mà còn đủ can đảm để nói với Má trước mọi người rằng: MÁ ƠI, CON YÊU MÁ !”.
Tác phẩm đoạt giải Nhì thể loại Văn là “Hai Thiên Thần của Thiên Chúa” của Têrêsa Lê Nhật Lam, bút hiệu Nhật Lam, 19 tuổi, hiện là sinh viên. Em đã có cách nhìn về cha mẹ mình hết sức đơn sơ và trong sáng qua bài viết của mình. Em cho hay: “Mỗi người chúng ta đều có người cha, người mẹ, và hình ảnh cha mẹ với người này là núi Thái Sơn, với người kia là biển cả mênh mông, nhưng với tôi cha mẹ là hiện thân hai thiên thần của Thiên Chúa”
Bài văn bắt đầu bằng lá thơ của người chị gởi đến trong một ngày bình thường với câu “Chúc mừng Nhật Lam!” bự chảng ngay đầu thư kèm theo câu “Ngạc nhiên là tại sao lại chúc mừng à?”. Qua lá thư đó, “Chị đã chúc mừng tôi vì mỗi buổi sáng thức dậy tôi thấy trong người vẫn còn khỏe mạnh, Ba Mẹ vẫn còn sống và công việc làm ăn vẫn ổn định; gia đình vẫn ấm êm, hạnh phúc; tôi vẫn được đến trường mà không phải bươn chải kiếm sống như nhiều bạn kém may mắn khác. Cuối thư, Chị đã dạy tôi biết rằng Thiên Chúa đã rộng lượng ban cho tôi nhiều hơn người khác trong khi tôi chẳng có công trạng gì cả. Và, đặc biệt, Ngài đã ban cho hai chị em tôi hai thiên thần hằng lo lắng cho chúng tôi từng ngày đến suốt cuộc đời. Đó chính là cha mẹ…”.
Bài văn còn kể đến những kỷ niệm thời ấy thơ, những lời mẹ căn dặn con gái ra đường phải có cái khăn tay trong túi, cám ơn người khác, viết thư cho người lớn hay bạn bè phải viết chữ hoa đại từ nhân xưng Ba, Mẹ, Bác, Chú, Cô, Bạn… “Hiện nay tôi đang sống xa gia đình tại thành phố Sài Gòn đông đúc và bon chen, đôi khi tôi cảm thấy rất lạc lõng, bơ vơ, nhưng những khi nhớ lại chiếc nôi thời thơ ấu của gia đình, tôi như có thêm sức mạnh để tiếp bước trên con đường cuộc đời mình vì tôi tin có hai thiên thần hằng dõi theo bước đi của tôi từng ngày cho đến hết cuộc đời. Đó là ba mẹ tôi”.
Tác phẩm “Mẹ tôi” của tác giả Phạm Mạnh Luận đoạt giải Ba thể loại Văn. Anh cho hay anh cảm hứng anh viết bài vì mùa Xuân vừa rồi mẹ anh mới trở về từ Hoa Kỳ để thăm lại quê hương. Một tháng trời bên mẹ, được mẹ nấu cho những món ăn khoái khẩu đã giúp hâm nóng lại những kỹ niệm tuổi thơ trong anh. Nay mẹ đã về Mỹ, anh đã viết bài viết này như là một món quà ý nghĩa để gởi tặng mẹ. Năm 1975, vì thời cuộc, đang sống ở Sài Gòn, mẹ phải dắt 4 người con lớn về quê Nội ở Hàm Thuận để làm ruộng với tiêu chí một nửa ở thành phố và một nửa ở thôn quê cùng hỗ trợ lẫn nhau cho qua thời kỳ khủng hoảng. Vì thế, “Đôi tay của Mẹ đã bắt đầu chai sần vì những nhát cuốc vỡ vụn, như sự vụn vỡ của cuộc đời. Và đôi vai gầy của Mẹ càng thêm gầy guộc bởi đôi quang gánh trĩu nặng vì miếng cơm manh áo của những đứa con đang tuổi mới lớn...”. Năm 2001, Mẹ anh được bảo lãnh sang định cư tại Mỹ, một lần nữa dứt bỏ tất cả để ra đi. “Ở bên kia nỗi nhớ, Mẹ luôn đau đáu ngóng về những đứa con, đứa cháu... Mẹ đã chắt chiu từng đồng kiếm được để gởi về, vì Mẹ biết rằng ở Quê nhà còn khổ lắm. Và sau mười năm xa cách, Tết năm nay Mẹ đã trở về quê hương ăn Tết...”; “…Vì những bận rộn trong công việc, vì ngại ngùng không còn thơ bé như khi xưa nữa, hay vì bất cứ một lý do nào đó. Nhưng hôm nay, cho thằng Năm được nói với Mẹ rằng: "MẸ ƠI! CON YÊU MẸ"”
Ở thể loại Video Clip/ PowerPoint, đoạt giải Nhất là tác phẩm “Mẹ của tôi” của tác giả Lucia Lê Nguyễn Quỳnh Như, sinh viên năm thứ nhất khoa Công Nghệ Sinh Học trường Đại Học Quốc Tế trực thuộc Đại Học Quốc Gia. Em cho hay câu chuyện của em không có những sự việc phi thường, to lớn, vĩ đại nhưng có những tình tiết rất đơn giản, bình thường và vẫn thường diễn ra trong cuộc sống hàng ngày mà đôi khi chúng ta quên mất: “Tôi đã quên đi và có lẽ một vài người trong chúng ta đẽ quên đi những điều bình thường ấy và tôi đã quên đi những nỗi khó nhọc của mẹ tôi, quên đi những hy sinh nhỏ nhoi mà mẹ dành cho tôi qua những công việc thường ngày mà mẹ vẫn thường hay làm. Nghiêm trọng hơn, tôi đã coi rằng những việc mà mẹ làm là bổn phận của một người mẹ, là nhiệm vụ mà người phụ nữ trong gia đình nên làm và điều đó đã dẫn đến hệ quả là tôi đã quên đi chính mẹ của mình. Nếu không có cuộc thi này, tôi liệu có cơ hội được cầm máy chụp hình đi quan sát mẹ từ 5 giờ sáng đến 11 giờ tối? Tôi liệu có thể cảm nhận được những việc mẹ làm cho tôi thật cao quý, thật cao thượng biết bao!” Quả thật, đoạn Video Clip được dàn dựng từ những bức ảnh em chụp người mẹ với những công việc bình thường nhất từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm để diễn tả sự hy sinh thầm lặng của một người mẹ trong gia đình.
Đạt giải Nhì thể loại Video Clip/ PowerPoint là tác giả Nguyễn Minh Chính, sinh viên năm 2, Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với tác phẩm “Ở lại nhé! Đừng Đi”. Tuy không thể có mặt tại cuộc thi do có công tác tại Hà Nội nhưng em đã tự quay phần thuyết trình của mình gởi đến cuộc thi và đã được trình chiếu tại buổi thi. Em đặt vấn đề bài thuyết trình của mình bằng cách nói rằng đã là một con người, chúng ta luôn cần một trái tim duy trì một cuộc sống, một cuộc đời và một tình yêu. Em cũng nói rằng tạo ra ngọn lửa thì khó nhưng dập lửa thì dễ, thế nên rất cần người truyền lửa và mẹ chính là người đã truyền lửa cho em trong suốt 20 năm qua. Hai mươi năm đủ để em thấy rằng hy sinh của mẹ thật cao cả, em được đi trong dòng nước nhẹ nhàng trong khi mẹ phải bơi trong dòng nước cuồn cuộn chảy xiết. Video clip của em được dàn dựng với hình ảnh đặc sắc cùng với những lời suy tư, so sánh về mẹ rất lạ, những lời văn mang hình ảnh ngộ nghĩnh khi nói về mẹ của người trẻ nhưng chất chứa sự chân thành trên nền nhạc bài hát “Lẽ sống đời con”.
Với tác phẩm đạt giải Ba mang tên “Về Mẹ”của Thầy Hoàng Đình Quang là một tu sĩ chỉ mới 20 tuổi, nhưng có những cách nhìn về mẹ rất đặc biệt. Trong trí tưởng tượng của anh, trong đầu anh, mẹ hiện diện như một cô tiên. Mẹ thức trắng đêm vì con, chăm chút những khi con ốm đau. Bài thi Power Point được mang tên “Về Mẹ”, anh đã thể hiện toàn bộ những ý nghĩ của mình, những khái niệm mẹ là ai, mẹ là gì và trong lúc thuyết trình anh vẫn luôn nghĩ về mẹ: mẹ ra sao, đang làm gì, có khỏe hay không vì mẹ hay đau yếu. Dù nói rằng có mẹ đỡ nâng khi ốm đau, thất bại nhưng anh cũng tiếc rằng suốt 17 năm kể từ khi biết nói, chưa một lần nói với mẹ “Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm”. Cuộc đời thật hạnh phúc kho có mẹ. Với những hình ảnh minh hoạ công phu nhằm thể hiện tâm tình của người con đối với mẹ, anh đã trải lòng bằng cách mô tả tình cảm của mình đối với mẹ: “Mẹ vẫn luôn chờ đợi con trở về sau những lầm lỗi, sai trái của con. Khi con chập chững bước đi chính mẹ đã đỡ nâng, dìu dắt con từng bước!!! Chính mẹ là người khích lệ cho con đi tiếp khi vấp ngã, khi con sợ hãi!!! Mẹ là niềm hạnh phúc của con mẹ ơi!!!...”
Tác phẩm “Mẹ” của tác giả Maria Têrêsa Đặng Thị Mỹ Hạnh đạt giải khuyến khích thể loại Video Clip/PowerPoint. Chị cho hay, đến tham gia cuộc thi nhằm nói lên công lao dưỡng dục của mẹ đồng thời cũng là lời tri ân các ân nhân đã giúp đỡ cho ca mổ tim mẹ chị được thành công. Bằng những hình ảnh minh họa sinh động, chị đã mô tả tình mẹ và thời thơ ấu của mình trên nền bài hát Lòng Mẹ của nhạc sĩ Y Vân (http://www.mediafire.com/?d2fc1yce8cox7fi).
Có những người làm cha, làm mẹ vẫn chưa làm đúng, làm đủ vai trò của mình để con phải thốt lên “Mẹ ơi, mẹ là ai?”. Một bạn trẻ 25 tuổi (người viết xin giấu tên) đã trình bày PowerPoint phần phản biện của mình, điều này cũng đáng làm cho các bậc cha mẹ phải suy nghĩ trong cách giáo dục con cái của mình để khi khôn lớn con mình khỏi phải thốt lên câu hỏi thảng thốt mà đau lòng như thế. Dù thừa nhận công ơn cha mẹ nhưng em không hiểu được mẹ, sự chăm sóc của mẹ, không thấy được sự hiền dịu của mẹ. Ngược lại, mẹ rất dữ khiến em bị đánh, bị mắng chửi, giáo dục bằng đòn roi, mẹ em không công nhận sự trưởng thành của con mà phải theo sự sắp đặt của mẹ, không được có ý kiến. Em có cảm giác bị bao vây, bị kiềm hãm, không sống đúng khả năng, bản năng của mình vì những cấm đoán của mẹ. Nhưng em cũng nhận ra rằng nếu cứ than trách mẹ thì cuộc đời sẽ chìm trong bóng tối và em đã tự đi tìm lối thoát. Nhờ tình yêu nơi người bạn gái, bằng sự lắng nghe, thông cảm những gì em chia sẻ, động viên những lúc em vấp ngã, em đã đi nhà thờ, đọc kinh và hoạt động nơi giáo xứ nhiều hơn, từ đó tìm thấy tình yêu của Chúa Giêsu. Từ tình yêu của Chúa, lòng em đã rộng mở, không chỉ thấy những khuyết điểm của mẹ mà thấy được những điểm tốt nơi mẹ mình. Em nhận ra được sự hy sinh, quan tâm của mẹ khi mẹ đã dõi theo con dù em không thích, và chấp nhận điều đó để sống vui hơn và trở thành người có ích hơn. Mong rằng em được Chúa soi sáng để nhận ra được tình yêu của mẹ, có thể cách nào đó đã thể hiện chưa đúng cách trong lối giáo dục và để yêu mẹ nhiều hơn.
Sàigòn, viết xong sáng thứ Tư Tuần Thánh, 20 tháng Tư năm 2011,
Tạ Ân Phúc