LỄ MỒNG HAI TẾT KÍNH NHỚ TỔ TIÊN VÀ ÔNG BÀ CHA MẸ
(Hc 44,1.10-15; Ep 6,1-4.18-23; Mt 15,1-6)
Tết âm lịch là ngày lễ hội của gia đình. Cho dù có đi làm ăn xa, mỗi người đều cố gắng trở về đoàn tụ với gia đình ít ra trong ba ngày Tết. Ngôi nhà ông bà cha mẹ phút chốc trở nên chật chội nhưng ấm cúng, khi con cháu từ phương xa kéo nhau về, tay bắt mặt mừng, nói cười rộn rã. Nụ cười sung sướng cũng bừng nở trên những khuôn mặt nhăn nheo vì tuổi tác, như cây khô đâm chồi trong nắng ấm xuân sang. Con cháu nghiêng mình trước bàn thờ tiên tổ thắp nén hương tưởng nhớ công đức cao dày, bày tỏ với các ngài những tâm tình thành kính tri ân và thì thầm với các ngài những điều nguyện ước. Tiếp đến, con cháu quây quần chung quanh ông bà cha mẹ còn đang sống để chúc thọ, bày tỏ lòng hiếu thảo kính yêu và để đón nhận từ các ngài những lời giáo huấn đầu năm. Tất cả đều nhằm thể hiện đạo lý dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn”, nói lên lòng biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Đó cũng là điều mà phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta suy nghĩ.
Người Do-thái ngày xưa cũng thường tưởng nhớ đến công đức của các vị tiền nhân qua các thế hệ trong lịch sử dân tộc. Trong bài đọc thứ I trích sách Huấn Ca, tác giả đã nêu đích danh từ các vị tổ phụ của nhân loại như ông Ađam, ông Khanốc, ông Sêm, ông Sết và ông Noê, đến các tổ phụ của dân tộc như ông Ápraham, ông Isaac, ông Giacóp; các vị lãnh đạo thời lập quốc như ông Môsê, ông Aharon, ông Giosuê, ông Samuel; các vị vua nổi tiếng như Đavit và Salomon; các ngôn sứ tuyệt vời như Êlia và Êlisa. Người Viêt Nam chúng ta cũng thường nhắc nhở cho nhau nhớ đến nguồn cội của mình là các tiền nhân của dân tộc, các tổ tiên của dòng họ và ông bà cha mẹ trong gia đình. Vì thế có câu:
Người ta có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn.
Ta do cha mẹ ta sinh ra. Cha mẹ ta do ông bà ta sinh ra. Và nếu cứ phăng ngược lên cái cây gia phả thì chúng ta sẽ gặp một cái gốc là tổ tiên của dân tộc. Vì vậy, người Việt Nam chúng ta với cái nhìn đầy tình anh em đã quan niệm tất cả mọi người đang sinh sống trên giải đất uốn cong hình chư S này đều phát xuất từ một tổ tiên chung: đó là cụ Lạc Long Quân và bà Âu Cơ. Tất cả dù là người Kinh, người Thái, người Nùng, người Tày, người Thổ, người Mường, người Mán, người Mèo, người Chăm, người Cơ Ho, người Bana hay Giarai, vv, đều phát xuất từ một bọc trứng duy nhất của tổ mẫu là bà Âu Cơ. Truyền thuyết kể lại rằng bà Âu Cơ sinh 100 trứng, nở ra 100 đứa con. Lạc Long Quân là Rồng, Âu Cơ là Tiên, nên tất cả trăm con đều thuộc giống nòi rồng tiên. Thời gian trôi qua, 50 con theo cha ra biển Đông, 50 con theo mẹ lên núi cao, lập nên một giải đất Việt Nam oai hùng.
Rồi cũng trong cái thời dã sử mờ xa ấy tổ tiên chúng ta đã bắt đầu định cư, đóng đô dựng nước, khai sông lấp trũng, canh tác ruộng đồng: đó là thời kỳ các vua Hùng Vương. Rồi tiếp đến đã xuất hiện trên trang sử xanh biết bao anh hùng liệt nữ có công bảo vệ non sông chống ngoại xâm như Phù Đổng Thiên Vương, hai bà Trưng, bà Triệu, Bố Cái Đại Vương, mà ngày nay đã trở thành huyền thoại của dân tộc.
Trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần và những vương triều tiếp nối, đất nước Việt Nam chúng ta ngày càng được tô bồi vững chắc. Nhiều vị anh hùng mà chiến công và tài thao lược của các ngài đến nay vẫn còn sống mãi không riêng gì trong những trang sử xanh, mà còn trong lòng từng người dân Việt. Không ai trong chúng ta có thể quên được những chiến công hiển hách của Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên, của Lê Lợi và Nguyễn Trãi chống quân Minh, và nhất là trận đánh thần tốc của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn, Bình Định, chúng ta là Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ, khiến cho 10 vạn quân Thanh tan tành manh giáp trong chính dịp Tết như hôm nay, đem lại sự thống nhất cho giang sơn sau nhiều thế kỷ dài chia cắt dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh.
Làm sao chúng ta có thể quên ơn các bậc tổ tiên như thế khi mà ngày hôm nay chúng ta có một non song gấm vóc như thế này. Làm sao chúng ta có thể quên các ngài trong lời cầu nguyện và thánh lễ hôm nay. Mặc dù các ngài chưa biết Chúa, nhưng các ngài là những dụng cụ Chúa dùng để đem lại sự tồn tại và niềm vinh dự cho chúng ta. Chắc chắn những công nghiệp của các ngài cũng nằm trong chương trìnhcủa Thiên Chúa.
Chúng ta nhớ ơn và cầu nguyện cho các ngài, điều đó là công bình và phải đạo, bởi vì theo đức tin công giáo, sau khi chết mỗi người sẽ được Chúa phán xét tùy theo ánh sáng mà họ đã nhận được. Thiên Chúa vừa là Đấng công bình vô cùng, lại vừa từ bi nhân hậu, Người muốn tất cả mọi người đều được cứu rỗi. Vì vậy chúng ta cầu nguyện cho các ngài, vì chúng ta tin rằng các ngài đã đáp lại tiếng Chúa trong mức độ ánh sáng mà các ngài đã nhận đuợc. Chúng ta được biết Chúa nhiều thì bị đòi hỏi nhiều, còn nếu các ngài nhận được ánh sáng ít hơn chúng ta, thì các ngài bị đòi hỏi ít hơn.
Có thể nói ông bà tổ tiên của chúng ta cách đây năm sáu đời đa số đều là người lương. Chẳng lẽ ngày nay chúng ta được may mắn biết Chúa, chúng ta lại không cầu nguyện cho những ông bà cao của chúng ta ấy sao? Nếu chỉ vì ông bà cao của chúng ta là người lương mà hôm nay chúng ta không nhớ cầu nguyện cho các ngài, thì đó quả là một điều thiếu sót và bất hiếu. Về phần các thế hệ ông bà gần đây và cha mẹ đã qua đời hay đang còn sống, các ngài đã có công sinh thành dưỡng dục chúng ta cho nên người, đã vun xới, tô bồi và trao lại cho chúng ta gia sản vật chất cũng như tinh thần của tổ tiên, trong số đó phải kể đến gia tài đức tin. Chúng ta được sinh ra làm người từ máu huyết của các ngài và chúng ta được sinh ra làm con Thiên Chúa từ lời tuyên xưng đức tin của các ngài. Ơn sâu nghĩa nặng của các ngài chỉ có thể sánh ví: cao thì như núi Thái sơn, mà rộng thì như biển Thái Bình.
Việc đáp đền công ơn của cha mẹ và ông bà tổ tiên là một bổn phận không thể lãng quên đối với tất cả mọi người, vì nó xuất phát từ giới luật của Đấng Tạo Hóa được khắc ghi sâu đậm không thể phai nhòa trong lương tri của mỗi người và đã được chính Đức Giêsu long trọng khẳng định trong đoạn Tin Mừng hôm nay.
Tóm lại, về vấn đề tôn kính tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thánh Phaolô dạy rằng có một liên hệ hữu cơ giữa hạnh phúc hiện tại của mỗi người với sự hiếu thảo của họ. Điều này thật đúng, bởi vì nếu con nguời tỏ ra hiếu thảo biết ơn ông bà cha mẹ, thì cũng chứng tỏ mình hiếu thảo biết ơn Thiên Chúa. Nếu con người không biết ơn cha mẹ vì đã ban cho mình tấm hình hài và sự lo lắng dưỡng dục, không biết ơn các bậc tiền nhân đã đổ xương máu để gầy dựng giang sơn, thì làm sao con người có thể biết ơn Đấng Tạo Hóa được.
Khi con người biết ơn đời, thì họ cũng sẽ biết ơn Trời. Ngày hôm nay, nhìn lại tất cả gia sản vật chất và tinh thần mà tổ tiên đã trang trọng trao lại cho chúng ta, từ giang sơn đất nước, văn hóa ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục, chứng từ đức tin..., chúng ta thấy mình thật hạnh phúc vì được kế thừa bao điều thiện hảo. Chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã và đang tạo lịch sử cứu độ của Người qua tổ tiên ngày xưa và qua chúng ta ngày hôm nay, để mọi người cùng được vui hưởng hạnh phúc trong Nước Trời mai sau.
(Hc 44,1.10-15; Ep 6,1-4.18-23; Mt 15,1-6)
Tết âm lịch là ngày lễ hội của gia đình. Cho dù có đi làm ăn xa, mỗi người đều cố gắng trở về đoàn tụ với gia đình ít ra trong ba ngày Tết. Ngôi nhà ông bà cha mẹ phút chốc trở nên chật chội nhưng ấm cúng, khi con cháu từ phương xa kéo nhau về, tay bắt mặt mừng, nói cười rộn rã. Nụ cười sung sướng cũng bừng nở trên những khuôn mặt nhăn nheo vì tuổi tác, như cây khô đâm chồi trong nắng ấm xuân sang. Con cháu nghiêng mình trước bàn thờ tiên tổ thắp nén hương tưởng nhớ công đức cao dày, bày tỏ với các ngài những tâm tình thành kính tri ân và thì thầm với các ngài những điều nguyện ước. Tiếp đến, con cháu quây quần chung quanh ông bà cha mẹ còn đang sống để chúc thọ, bày tỏ lòng hiếu thảo kính yêu và để đón nhận từ các ngài những lời giáo huấn đầu năm. Tất cả đều nhằm thể hiện đạo lý dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn”, nói lên lòng biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Đó cũng là điều mà phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta suy nghĩ.
Người Do-thái ngày xưa cũng thường tưởng nhớ đến công đức của các vị tiền nhân qua các thế hệ trong lịch sử dân tộc. Trong bài đọc thứ I trích sách Huấn Ca, tác giả đã nêu đích danh từ các vị tổ phụ của nhân loại như ông Ađam, ông Khanốc, ông Sêm, ông Sết và ông Noê, đến các tổ phụ của dân tộc như ông Ápraham, ông Isaac, ông Giacóp; các vị lãnh đạo thời lập quốc như ông Môsê, ông Aharon, ông Giosuê, ông Samuel; các vị vua nổi tiếng như Đavit và Salomon; các ngôn sứ tuyệt vời như Êlia và Êlisa. Người Viêt Nam chúng ta cũng thường nhắc nhở cho nhau nhớ đến nguồn cội của mình là các tiền nhân của dân tộc, các tổ tiên của dòng họ và ông bà cha mẹ trong gia đình. Vì thế có câu:
Người ta có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn.
Ta do cha mẹ ta sinh ra. Cha mẹ ta do ông bà ta sinh ra. Và nếu cứ phăng ngược lên cái cây gia phả thì chúng ta sẽ gặp một cái gốc là tổ tiên của dân tộc. Vì vậy, người Việt Nam chúng ta với cái nhìn đầy tình anh em đã quan niệm tất cả mọi người đang sinh sống trên giải đất uốn cong hình chư S này đều phát xuất từ một tổ tiên chung: đó là cụ Lạc Long Quân và bà Âu Cơ. Tất cả dù là người Kinh, người Thái, người Nùng, người Tày, người Thổ, người Mường, người Mán, người Mèo, người Chăm, người Cơ Ho, người Bana hay Giarai, vv, đều phát xuất từ một bọc trứng duy nhất của tổ mẫu là bà Âu Cơ. Truyền thuyết kể lại rằng bà Âu Cơ sinh 100 trứng, nở ra 100 đứa con. Lạc Long Quân là Rồng, Âu Cơ là Tiên, nên tất cả trăm con đều thuộc giống nòi rồng tiên. Thời gian trôi qua, 50 con theo cha ra biển Đông, 50 con theo mẹ lên núi cao, lập nên một giải đất Việt Nam oai hùng.
Rồi cũng trong cái thời dã sử mờ xa ấy tổ tiên chúng ta đã bắt đầu định cư, đóng đô dựng nước, khai sông lấp trũng, canh tác ruộng đồng: đó là thời kỳ các vua Hùng Vương. Rồi tiếp đến đã xuất hiện trên trang sử xanh biết bao anh hùng liệt nữ có công bảo vệ non sông chống ngoại xâm như Phù Đổng Thiên Vương, hai bà Trưng, bà Triệu, Bố Cái Đại Vương, mà ngày nay đã trở thành huyền thoại của dân tộc.
Trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần và những vương triều tiếp nối, đất nước Việt Nam chúng ta ngày càng được tô bồi vững chắc. Nhiều vị anh hùng mà chiến công và tài thao lược của các ngài đến nay vẫn còn sống mãi không riêng gì trong những trang sử xanh, mà còn trong lòng từng người dân Việt. Không ai trong chúng ta có thể quên được những chiến công hiển hách của Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên, của Lê Lợi và Nguyễn Trãi chống quân Minh, và nhất là trận đánh thần tốc của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn, Bình Định, chúng ta là Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ, khiến cho 10 vạn quân Thanh tan tành manh giáp trong chính dịp Tết như hôm nay, đem lại sự thống nhất cho giang sơn sau nhiều thế kỷ dài chia cắt dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh.
Làm sao chúng ta có thể quên ơn các bậc tổ tiên như thế khi mà ngày hôm nay chúng ta có một non song gấm vóc như thế này. Làm sao chúng ta có thể quên các ngài trong lời cầu nguyện và thánh lễ hôm nay. Mặc dù các ngài chưa biết Chúa, nhưng các ngài là những dụng cụ Chúa dùng để đem lại sự tồn tại và niềm vinh dự cho chúng ta. Chắc chắn những công nghiệp của các ngài cũng nằm trong chương trìnhcủa Thiên Chúa.
Chúng ta nhớ ơn và cầu nguyện cho các ngài, điều đó là công bình và phải đạo, bởi vì theo đức tin công giáo, sau khi chết mỗi người sẽ được Chúa phán xét tùy theo ánh sáng mà họ đã nhận được. Thiên Chúa vừa là Đấng công bình vô cùng, lại vừa từ bi nhân hậu, Người muốn tất cả mọi người đều được cứu rỗi. Vì vậy chúng ta cầu nguyện cho các ngài, vì chúng ta tin rằng các ngài đã đáp lại tiếng Chúa trong mức độ ánh sáng mà các ngài đã nhận đuợc. Chúng ta được biết Chúa nhiều thì bị đòi hỏi nhiều, còn nếu các ngài nhận được ánh sáng ít hơn chúng ta, thì các ngài bị đòi hỏi ít hơn.
Có thể nói ông bà tổ tiên của chúng ta cách đây năm sáu đời đa số đều là người lương. Chẳng lẽ ngày nay chúng ta được may mắn biết Chúa, chúng ta lại không cầu nguyện cho những ông bà cao của chúng ta ấy sao? Nếu chỉ vì ông bà cao của chúng ta là người lương mà hôm nay chúng ta không nhớ cầu nguyện cho các ngài, thì đó quả là một điều thiếu sót và bất hiếu. Về phần các thế hệ ông bà gần đây và cha mẹ đã qua đời hay đang còn sống, các ngài đã có công sinh thành dưỡng dục chúng ta cho nên người, đã vun xới, tô bồi và trao lại cho chúng ta gia sản vật chất cũng như tinh thần của tổ tiên, trong số đó phải kể đến gia tài đức tin. Chúng ta được sinh ra làm người từ máu huyết của các ngài và chúng ta được sinh ra làm con Thiên Chúa từ lời tuyên xưng đức tin của các ngài. Ơn sâu nghĩa nặng của các ngài chỉ có thể sánh ví: cao thì như núi Thái sơn, mà rộng thì như biển Thái Bình.
Việc đáp đền công ơn của cha mẹ và ông bà tổ tiên là một bổn phận không thể lãng quên đối với tất cả mọi người, vì nó xuất phát từ giới luật của Đấng Tạo Hóa được khắc ghi sâu đậm không thể phai nhòa trong lương tri của mỗi người và đã được chính Đức Giêsu long trọng khẳng định trong đoạn Tin Mừng hôm nay.
Tóm lại, về vấn đề tôn kính tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thánh Phaolô dạy rằng có một liên hệ hữu cơ giữa hạnh phúc hiện tại của mỗi người với sự hiếu thảo của họ. Điều này thật đúng, bởi vì nếu con nguời tỏ ra hiếu thảo biết ơn ông bà cha mẹ, thì cũng chứng tỏ mình hiếu thảo biết ơn Thiên Chúa. Nếu con người không biết ơn cha mẹ vì đã ban cho mình tấm hình hài và sự lo lắng dưỡng dục, không biết ơn các bậc tiền nhân đã đổ xương máu để gầy dựng giang sơn, thì làm sao con người có thể biết ơn Đấng Tạo Hóa được.
Khi con người biết ơn đời, thì họ cũng sẽ biết ơn Trời. Ngày hôm nay, nhìn lại tất cả gia sản vật chất và tinh thần mà tổ tiên đã trang trọng trao lại cho chúng ta, từ giang sơn đất nước, văn hóa ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục, chứng từ đức tin..., chúng ta thấy mình thật hạnh phúc vì được kế thừa bao điều thiện hảo. Chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã và đang tạo lịch sử cứu độ của Người qua tổ tiên ngày xưa và qua chúng ta ngày hôm nay, để mọi người cùng được vui hưởng hạnh phúc trong Nước Trời mai sau.