1. Với nỗi buồn sâu xa, Tòa Thánh đau xót trước một thực tế là từ ngày 7 đến ngày 9 Tháng Mười Hai năm 2010, Đại hội Đại biểu Công giáo Trung Quốc lần thứ VIII đã được tổ chức tại Bắc Kinh. Vụ việc này đã đặt gánh nặng cho nhiều giám mục, linh mục, tu sĩ và tín hữu giáo dân. Cách thức mà nó triệu tập và thể hiện rõ ràng là một thái độ đàn áp đối với việc thực hiện quyền tự do tôn giáo, vốn được kỳ vọng áp dụng từ quá khứ cho đến nước Trung Quốc ngày nay.
Tham vọng muốn liên tục kiểm soát mọi khu vực riêng tư nhất trong đời sống của công dân mà cụ thể là lương tâm, và can thiệp vào đời sống nội bộ của Giáo Hội Công Giáo không tạo uy tín cho Trung Quốc. Ngược lại, nó có vẻ là một dấu hiệu của sự sợ hãi và sự yếu kém chứ không phải là quyền uy, của sự khép mình hơn là cởi mở cho tự do, họ không tôn trọng thật sự cho phẩm giá con người và biết phân biệt rạch ròi giữa lĩnh vực dân sự và tôn giáo.
2. Nhiều lần Tòa Thánh đã cho biết, trước hết là các Giám mục và sau đó là cho tất cả tín hữu một cách công khai rằng, họ không nên tham gia vào sự kiện này. Mỗi người có mặt trong sự kiện đó sẽ biết được mức độ mình phải chịu trách nhiệm trước Thiên Chúa và Giáo Hội. Đặc biệt, các giám mục cùng các linh mục cũng sẽ phải đối diện với từng cộng đoàn của mình, vì họ luôn kỳ vọng tìm đến vị mục tử của họ và có quyền nhận được từ ngài sự hướng dẫn công chính trong đức tin và trong đời sống đạo đức.
3. Hơn nữa được biết, nhiều giám mục và linh mục bị ép buộc phải tham gia vào đại hội này. Về điều này, Tòa Thánh lên án sự vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo và lương tâm của họ. Ngoài ra, Tòa Thánh bày tỏ lòng quý trọng sâu sắc nhất đối với những người, bằng những cách khác nhau, đã chịu làm chứng cho đức tin của mình với lòng can đảm; đồng thời cũng kêu gọi những người khác hãy cầu nguyện và làm việc đền tội vì những việc làm của mình, hãy tái khẳng định theo Chúa Kitô bằng tình yêu, trong sự hiệp thông đầy đủ với Giáo Hội hoàn vũ.
4. Xin gửi tới những ai đang mang con tim đầy thất vọng và nỗi đau khổ sâu sắc, những ai đang tự hỏi làm thế nào mà giám mục hoặc linh mục của mình lại có thể tham gia vào đại hội này, Tòa Thánh xin họ hãy kiên định và kiên nhẫn trong đức tin; mời gọi họ cân nhắc thúc bách những ý nghiệm lên nhiều mục tử của mình và cầu nguyện cho các vị ấy, Tòa Thánh khuyên họ tiếp tục hỗ trợ cho các ngài biết can đảm khi đối mặt với những bất công gặp phải trong việc thực hiện sứ vụ của các ngài.
5. Tại đại hội này, trong số những hoạt động khác thì còn có việc bổ nhiệm lãnh đạo cho cái gọi là Hội đồng Giám mục và Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc. Về hai tổ chức đó, và cũng liên quan tới đại hội trên, những lời nói trong lá thư năm 2007 của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI gửi cho Giáo Hội tại Trung Quốc vẫn tiếp tục là đường hướng áp dụng (xem số 7 và 8).
Đặc biệt, giám mục đoàn của Trung Quốc hiện nay không được xác nhận là Hội đồng Giám mục do Tòa Thánh bổ nhiệm, còn các vị giám mục "hầm trú" - những người không được chính phủ công nhận nhưng trong sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng không phải là thành viên của nó. Hội đồng Giám mục Trung Quốc bao gồm các giám mục bất hợp thức và bị chi phối bởi các đạo luật có chứa những yếu tố không phù hợp với giáo lý Công giáo. Thương tâm sâu sắc hơn, một giám mục bất hợp thức lại được bổ nhiệm làm chủ tịch của tổ chức này.
Hơn nữa, họ tuyên bố về mục đích thực hiện các nguyên tắc tự lập, tự chủ, tự quản, tự quyết cho Giáo Hội, hãy nhớ rằng điều này là không phù hợp với giáo lý Công giáo, và với đặc tính có từ thời Giáo Hội sơ khai, đó là "duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền". Do đó, thật đáng tiếc khi một giám mục hợp thức lại được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc.
6. Đây không phải là con đường mà Giáo Hội phải tuân theo trong phạm vi của một quốc gia lớn và đáng trân trọng, nơi đang thu hút sự chú ý của thế giới về những thành tựu quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn thấy khó mà thực hiện các nhu cầu của tự do tôn giáo đích thực, mặc cho thực tế là Hiến pháp của họ có đề cập tôn trọng tự do. Hơn nữa, đại hội này đã tạo ra nhiều khó khăn cho con đường hòa giải giữa người Công giáo thuộc "cộng đồng hầm trú" và những người trong "cộng đồng chính thức", do đó gây ra một vết thương sâu sắc không chỉ cho Giáo Hội tại Trung Quốc mà còn cho cả Giáo Hội hoàn vũ.
7. Tòa Thánh thực sự lấy làm tiếc sâu sắc về các sự kiện nói trên, cũng không thể không nhắc đến việc tấn phong giám mục gần đây mà không có sự uỷ quyền của giáo hoàng, điều này đã đơn phương gây những thiệt hại cho công cuộc đối thoại và bầu khí tin tưởng vốn đã được thiết lập trong mối quan hệ với Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trong khi tái khẳng định mong muốn của mình trong việc đối thoại một cách thiện chí, Tòa Thánh chỉ ra cho nhà nước này rằng, những hành động không thể chấp nhận và mang tính thù địch như là việc kích động cho các tín hữu, ở Trung Quốc và các nơi khác, là một sự tổn thất nghiêm trọng cho niềm tin đang cần để khắc phục khó khăn và xây dựng một mối quan hệ thực sự với Giáo hội, vì lợi ích chung.
8. Dưới ánh sáng của những gì đã xảy ra, trong huấn từ ngày 1 Tháng Mười Hai 2010, Đức Thánh Cha mời gọi tất cả mọi người Công giáo trên thế giới cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc vì phải đang trải qua một thời kỳ đặc biệt khó khăn.
Tham vọng muốn liên tục kiểm soát mọi khu vực riêng tư nhất trong đời sống của công dân mà cụ thể là lương tâm, và can thiệp vào đời sống nội bộ của Giáo Hội Công Giáo không tạo uy tín cho Trung Quốc. Ngược lại, nó có vẻ là một dấu hiệu của sự sợ hãi và sự yếu kém chứ không phải là quyền uy, của sự khép mình hơn là cởi mở cho tự do, họ không tôn trọng thật sự cho phẩm giá con người và biết phân biệt rạch ròi giữa lĩnh vực dân sự và tôn giáo.
2. Nhiều lần Tòa Thánh đã cho biết, trước hết là các Giám mục và sau đó là cho tất cả tín hữu một cách công khai rằng, họ không nên tham gia vào sự kiện này. Mỗi người có mặt trong sự kiện đó sẽ biết được mức độ mình phải chịu trách nhiệm trước Thiên Chúa và Giáo Hội. Đặc biệt, các giám mục cùng các linh mục cũng sẽ phải đối diện với từng cộng đoàn của mình, vì họ luôn kỳ vọng tìm đến vị mục tử của họ và có quyền nhận được từ ngài sự hướng dẫn công chính trong đức tin và trong đời sống đạo đức.
3. Hơn nữa được biết, nhiều giám mục và linh mục bị ép buộc phải tham gia vào đại hội này. Về điều này, Tòa Thánh lên án sự vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo và lương tâm của họ. Ngoài ra, Tòa Thánh bày tỏ lòng quý trọng sâu sắc nhất đối với những người, bằng những cách khác nhau, đã chịu làm chứng cho đức tin của mình với lòng can đảm; đồng thời cũng kêu gọi những người khác hãy cầu nguyện và làm việc đền tội vì những việc làm của mình, hãy tái khẳng định theo Chúa Kitô bằng tình yêu, trong sự hiệp thông đầy đủ với Giáo Hội hoàn vũ.
4. Xin gửi tới những ai đang mang con tim đầy thất vọng và nỗi đau khổ sâu sắc, những ai đang tự hỏi làm thế nào mà giám mục hoặc linh mục của mình lại có thể tham gia vào đại hội này, Tòa Thánh xin họ hãy kiên định và kiên nhẫn trong đức tin; mời gọi họ cân nhắc thúc bách những ý nghiệm lên nhiều mục tử của mình và cầu nguyện cho các vị ấy, Tòa Thánh khuyên họ tiếp tục hỗ trợ cho các ngài biết can đảm khi đối mặt với những bất công gặp phải trong việc thực hiện sứ vụ của các ngài.
5. Tại đại hội này, trong số những hoạt động khác thì còn có việc bổ nhiệm lãnh đạo cho cái gọi là Hội đồng Giám mục và Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc. Về hai tổ chức đó, và cũng liên quan tới đại hội trên, những lời nói trong lá thư năm 2007 của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI gửi cho Giáo Hội tại Trung Quốc vẫn tiếp tục là đường hướng áp dụng (xem số 7 và 8).
Đặc biệt, giám mục đoàn của Trung Quốc hiện nay không được xác nhận là Hội đồng Giám mục do Tòa Thánh bổ nhiệm, còn các vị giám mục "hầm trú" - những người không được chính phủ công nhận nhưng trong sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng không phải là thành viên của nó. Hội đồng Giám mục Trung Quốc bao gồm các giám mục bất hợp thức và bị chi phối bởi các đạo luật có chứa những yếu tố không phù hợp với giáo lý Công giáo. Thương tâm sâu sắc hơn, một giám mục bất hợp thức lại được bổ nhiệm làm chủ tịch của tổ chức này.
Hơn nữa, họ tuyên bố về mục đích thực hiện các nguyên tắc tự lập, tự chủ, tự quản, tự quyết cho Giáo Hội, hãy nhớ rằng điều này là không phù hợp với giáo lý Công giáo, và với đặc tính có từ thời Giáo Hội sơ khai, đó là "duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền". Do đó, thật đáng tiếc khi một giám mục hợp thức lại được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc.
6. Đây không phải là con đường mà Giáo Hội phải tuân theo trong phạm vi của một quốc gia lớn và đáng trân trọng, nơi đang thu hút sự chú ý của thế giới về những thành tựu quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn thấy khó mà thực hiện các nhu cầu của tự do tôn giáo đích thực, mặc cho thực tế là Hiến pháp của họ có đề cập tôn trọng tự do. Hơn nữa, đại hội này đã tạo ra nhiều khó khăn cho con đường hòa giải giữa người Công giáo thuộc "cộng đồng hầm trú" và những người trong "cộng đồng chính thức", do đó gây ra một vết thương sâu sắc không chỉ cho Giáo Hội tại Trung Quốc mà còn cho cả Giáo Hội hoàn vũ.
7. Tòa Thánh thực sự lấy làm tiếc sâu sắc về các sự kiện nói trên, cũng không thể không nhắc đến việc tấn phong giám mục gần đây mà không có sự uỷ quyền của giáo hoàng, điều này đã đơn phương gây những thiệt hại cho công cuộc đối thoại và bầu khí tin tưởng vốn đã được thiết lập trong mối quan hệ với Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trong khi tái khẳng định mong muốn của mình trong việc đối thoại một cách thiện chí, Tòa Thánh chỉ ra cho nhà nước này rằng, những hành động không thể chấp nhận và mang tính thù địch như là việc kích động cho các tín hữu, ở Trung Quốc và các nơi khác, là một sự tổn thất nghiêm trọng cho niềm tin đang cần để khắc phục khó khăn và xây dựng một mối quan hệ thực sự với Giáo hội, vì lợi ích chung.
8. Dưới ánh sáng của những gì đã xảy ra, trong huấn từ ngày 1 Tháng Mười Hai 2010, Đức Thánh Cha mời gọi tất cả mọi người Công giáo trên thế giới cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc vì phải đang trải qua một thời kỳ đặc biệt khó khăn.