Phỏng vấn Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội

Murcia, Tây-ban-nha (Zenit.org).- Khi tiếp xúc với các phương tiện truyền thông, công chúng muốn tính nhất quán trong những gì các nhà báo nói và sống; nói tóm lại họ muốn “có đạo đức”.

Tổng giám mục John P.Foley đã nói với ZENIT trong kỳ đại hội quốc tế lần thứ hai về Giáo hội và các phương tiện truyền thông, tổ chức tại Đại học Công giáo thánh Anthony thành Murcia, từ 15-17/5.

Ðức Tổng Giám Mục Hoa Kỳ đã khai mạc cuộc họp với một bài nói chuyện về “Chiều kích Đạo đức và Luân lý của các Phương tiện Truyền thông Xã hội.”

Trong bài phát biểu của Đức Cha, Đức Cha đã nói rằng công luận xin các nhà báo và các phương tiện truyền thông nói chung, nói sự thật và nêu lên những giá trị. Phải chăng có thể nói rằng chính xác những khoa đạo đức, chớ không phải kỹ thuật nhiều, phân biệt một phương tiện này với một phương tiện khác?

TGM Foley: Ngày nay có nhiều sự khác biệt giữa nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, và cũng có những cấp bậc khác nhau về phẩm chất nghề nghiệp. Nhưng dân chúng nhận thức tính nhất quán giữa những lời nói và sự sống của kẻ truyền thông. Tôi tưởng có một đánh giá sâu xa đối với những kẻ--không những trong thế giới truyền thông mà còn trong đời sống chính trị-- nhất quán trong những giá trị họ giảng và những giá trị họ đang sống.

Đức cha đã nêu Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II như một tấm gương theo chiều hướng này phải không, thưa Ðức Cha?

TGM Foley: Đó là điều làm cho sự truyền thông của Ngài có sức mạnh. Khi ngài nói lên một phát biểu và để bên bản văn ngài đã soạn, thì người ta thấy rõ ngài hiển nhiên là một con người nhất quán, một con người có đời sống hoàn toàn hội nhập giữa các giá trị và hành động. Ngài là một người hoàn toàn cao thượng và chân tình.

Một nhà báo Công Giáo phải có gì khác biệt không? Cái gì phải là giá trị thêm của họ?

TGM Foley: Chắc chắn họ phải là một con người của sự thật. Điều này không có hồ nghi. Nhưng tôi tưởng một nhà báo Công giáo phải có một nền tảng đào tạo về triết học, thần học, và lịch sử. Bằng cách này, họ có thể đặt trong một bối cảnh thích hợp--lịch sử, triết học, thần học-- tất cả những gì họ phân tích. Khi tôi học tại Trường Tốt nghiệp Đại học Columbia về ngành báo, có những khóa học kinh tế, chính trị, và giáo dục. Khi người ta phát thưởng cho tôi vài năm sau, tôi đã nói với họ nên có một khóa đặc biệt về tôn giáo.

Người ta đã thiết lập một khóa và bây giờ người ta có một ban tôn giáo bên trong trường báo chí. Người ta công nhận tôn giáo là một phần thiết yếu của đời sống nhân bản và một nhà báo sáng trí phải biết thế giới tôn giáo ngõ hầu viết một phúc trình thông minh và hiểu được.