Cửa sổ tràng chuỗi mân côi

Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị đã có suy niệm: „ Những mầu nhiệm tràng chuỗi kinh mân côi như những cửa sổ. Ánh sáng của Chúa Giêsu chiếu dọi xuyên qua đó khiến ta có thể nhìn ngắm thế giới rõ ràng.“

Theo dấu vết suy niệm của ngài, xin cùng ngắm nhìn cuộc đời qua năm khung cửa sổ mầu nhiệm năm sự sáng do chính đức cố giáo hòang lập ra.

Cửa sổ thứ nhất: Đức Chúa Giêsu chịu phép Rửa tại sông Giođan. Ta hãy xin cho được sống đẹp lòng Đức Chúa Trời.

Khi bắt đầu khởi sự việc trọng đại công khai thường có lễ nghi nhậm chức long trọng. Nhưng Chúa Giêsu bắt đầu việc loan báo Tin mừng nước Thiên Chúa không như thế. Trái lại Ngài đến sắp hàng xin Thánh Gioan tẩy giả ban cho phép rửa tại bờ sông Giođan ( Mt 3,13-17).

Việc làm này của Chúa Giêsu hoàn toàn ngoài sự mong chờ của mọi người đối với một Đấng cứu thế đến từ trời cao. Nhưng qua đó Chúa Giêsu muốn nói: Con đường phép rửa nơi Thánh Gioan tẩy gỉa bên sông Giođan là con đường của mọi người.

Qua đó Chúa Giêsu nhắn nhủ Ngài là một người sống trong lòng người dân ngoài xã hội. Ngài muốn gần gũi cùng hoàn toàn cho mọi người. Và Ngài cũng cần sự trợ giúp của Trời cao.

Cửa sổ thứ hai: Đức Chúa Giêsu làm phép lạ hóa nước thành rượu tại Cana. Ta hãy xin cho được vững tin vào quyền năng của Đức Chúa Trời.

Đời sống con người trải qua những chặng đường khác nhau. Nhưng càng sống trải qua những chặng đường lên xuống, nhất là với việc bổn phận cùng tuổi tác tăng thêm, hầu như ai cũng có kinh nghiệm cùng cảm nghiệm, như bình rượu đời sống của mình cạn dần. Phải, có lúc tưởng chừng như trống không còn gì nữa!

Trong đời sống đạo giáo đức tin phương cách hữu hiệu thi hành làm được để cho bình đời sống được đổ đầy trở lại là lời cầu nguyện.

Đức Mẹ Maria có tâm hồn nhạy cảm với hoàn cảnh bình đời sống cạn hết, như ở tiệc cưới Cana ngày xưa. Khi thóang nhìn thấy hoàn cảnh như thế, Đức Mẹ đã bầu cử xin Chúa Giêsu làm phép lạ cứu giúp cho bình rượu đời sống có tràn đầy trở lại. ( Ga 2,1-12)

Trong đời sống, bình đời sống của con người cũng thường vướng trở vào hòan cảnh trống rỗng cạn ráo. Những lúc đó con người chúng ta cần lời bầu cử của Đức mẹ rất khẩn thiết.

Ngọn nến lung linh cùng lời kinh Kính mừng của chuỗi tràng hạt mân côi là lời cầu xin của con người xin sự cầu bầu trợ giúp của Đức Mẹ cho bình đời sống được đổ tràn đầy trở lại.

Cửa sổ thứ ba: Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và ơn thống hối. Ta hãy xin cho được ơn cải sửa tâm hồn.

Chúa Giêsu rao giảng Tin mừng nước Thiên Chúa không bằng những hứa hẹn hay chương trình cải cách lớn lao. Nhưng kêu gọi con người quay trở lại với Thiên Chúa, ăn năn thống hối cùng tin vào tin mừng tình yêu Thiên Chúa. ( Mc 1,14-15).

Lời rao giảng của Ngài nhắm hướng đến lãnh vực đức tin tâm linh. Con người ở thời đại nào cũng đều mong chờ được giải thoát khỏi đau khổ khó khăn trong đời sống không chỉ về đời sống cơm ăn áo mặc, bệnh tật, nhưng muốn còn mong hướng thượng trong lãnh vực tâm linh tận nơi tâm hồn nữa.

Sứ điệp rao giảng của Chúa Giêsu đáp ứng nhu cầu tâm linh trong đời sống của con người: hướng đi cho đời sống hướng tâm hồn lên cao.

Cửa sổ thứ bốn: Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor. Ta hãy xin cho được luôn lắng nghe lời Người.

Trong đời sống từ khi còn thơ bé kéo dài liên mãi sang thời gian thành người lớn, ai chúng ta cũng nhìn xem nhiều hình ảnh, nghe nhiều âm thanh tiếng nói.

Nhiều đến nỗi không nhớ hết, làm ta gần như bội thực!

Nhiều đến độ không còn kịp chọn lựa tiêu hóa nữa, khiến ta quên cả chính mình nữa!

Nhiều đến lúc chúng ta không còn có thể, hay không muốn nhìn nghe nữa. Và chúng ta muốn có khoảng không gian cùng thời gian trở về đời sống riêng mình.

Trong những khoảnh khắc thinh lặng đó, ánh sáng của Trời cao chiếu dọi vào tâm hồn lương tâm giúp nhìn lại cùng phân biệt những gì mình đã làm, đã sống.

Những lúc đó con người cảm nhận thấy Chúa gần mình hơn. Và qua đó Lời Chúa có chỗ đứng trong tâm hồn. ( Lc 9,28-35)

Cửa sổ thứ năm: Đức Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể. Ta hãy xin cho được siêng năng rước Mình Máu Thánh Chúa.

Bí tích Thánh Thể là trung tâm của đời sống người Kitô hữu. Qua tấm bánh Thánh Thể, Chúa Giêsu trao hiến chính thân xác ngài trong đôi bàn tay của con người rộng mở đón nhận ngài. Chúa Giêsu biến đổi chính mình qua tấm bánh thánh thể mang đến sức mạnh đức tin cho con người.

Và như thế, Chúa Giêsu luôn gần gũi với con người, cùng là lương thực cho đời sống đức tin của con người. ( Cor 11,23-26).