Bản chất của Giáo hội là truyền giáo. Vì thế bất cứ ai, qua Bí tích Rửa tội thì đều mang trong mình bản chất ấy. Đó là truyền giáo, là loan báo Tin Mừng, là truyền bá Phúc âm, là kể chuyện Chúa Giêsu, là làm tông đồ cho Chúa….
Một cách tổng quát giúp ta có những chuẩn bị chu đáo, hành động khôn ngoan, và trung thành với sứ vụ cao cả mà Chúa và Giáo hội mời gọi.
Làm chứng bằng cách nào?
Bằng cách sống gắn bó với Chúa Giêsu. Ngài luôn kết hợp và tìm ý Cha để thực hiện. Một khi biết Ý Cha thì mau mắn thi hành. Lương thực của Ngài là làm theo ý Cha. Có được lương thực quý giá này là nhờ cầu nguyện liên lỉ sớm hôm, chiều tối, và trong suốt cả đời. Khi bình an cũng như gặp sóng gió, khi khỏe mạnh cũng như khi nguy tử.
Đời ta có quá nhiều chuân chuyên, vì thế càng phải tựa nương vào sức mạnh của Chúa để vượt qua thử thách của cuộc đời, nhất là khi gặp thất bại, cô đơn, bị hiểu lầm… Cầu nguyện là lối thoát tuyệt vời nhất, giúp mở ra con đường hy vọng, tin tưởng, phó thác vào tình yêu quan phòng của Chúa, Người không bao giờ bỏ rơi con người bao giờ.
Bằng cách làm theo hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Thánh thần hoạt động rất nhẹ nhàng. Ngài như hơi thở trong từng nhịp đập của trái tim, Ngài như tiếng gọi từ vách núi cho người lạc đường, Ngài như gió mát cho kẻ vất vả lầm than, Ngài như thầy thuốc xoa dịu mọi vết thương thể xác lẫn tâm hồn, Ngài như người bạn có mặt trong mọi lúc, như mẹ hiền sát cánh trong mọi biến cố, trong từng bước hành trình của đời ta. Ngài hiện diện tuy nhẹ nhàng, nhưng chính sự nhẹ nhàng của tình yêu làm cho ta được ấm lòng, được an ủi, nhất là luôn nhắc nhở hãy làm lành lánh dữ. Báo cho ta biết những nguy cơ xấu của ma quỷ, chỉ cho ta con đường phải đi, và mời gọi ta mau mắn quyết định và giúp ta thực hiện cho đến cùng một cách tốt đẹp hợp ý Chúa.
Đời ta luôn phải đứng trước những chọn lựa giữa tốt và xấu, giữa phải và trái, giữa điều nên và không nên, giữa cần thiết và nhanh chóng… Đứng trước những giây phút ấy, ta hãy nghe theo Thánh Thần qua sự mắc bảo của lương tâm. Khi nhận ra sự tốt xấu, ta hãy mau mắn quyết định để chọn điều lành, nhờ vậy mà chọn lựa của ta luôn chuẩn xác, đáng tin, yên tâm.
Bằng cách tôn sùng Thánh Thể và Mẹ Maria. Đến với Chúa Giêsu, nhờ Mẹ. Đây là cách an toàn và nhanh nhất cho ta. Tràng chuỗi mân côi giúp ta có thêm người hậu thuẫn là Đức Mẹ, thì chắc chắn ta sẽ được thông hiểu nhiều mầu nhiệm của Chúa hơn, sẽ có sức mạnh hơn và tin tưởng đi theo đường Chúa đi. Trên con đường đi đầy đói khát và mệt mỏi, vì thế, càng cần có lương thực Hằng sống là chính Thánh Thể Chúa. Chính Lương thực này mới giúp ta no thỏa, đủ sức khỏe, đủ sức đề kháng khỏi mọi dịch bệnh, mọi lây nhiễm của cám dỗ và yếu đuối do ma quỷ bày ra.
Đường đời ta đi có rất nhiều thứ nước giải khát cho đỡ thèm, có thức ăn ngon cho tha thưởng thức và nhiều bóng mát cho ta nghỉ chân. Nhưng ta đừng nhầm lẫn rằng nó là tất cả, để rồi quá tin vào những lương thực mau hư nát mà ta cũng sẽ phải hư nát theo chúng.
Bằng cách tìm ý Chúa để sống khiêm tốn. Ai sống trong tình yêu của Chúa thì không thể kiêu căng được. Vì bản chất của Thiên Chúa là khiêm nhường. Ngài dạy ta phải sống “hiền lành và khiêm nhường, phải nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện”. Ngay cả con người cũng không ai chấp nhận thói kiêu căng hống hách, nói chi là Chúa, bởi nó nghịch lại với tình yêu.
Sống khiêm tốn giúp tạo tình thân hữu dễ dàng, sẽ được nhiều người mến thương giúp đỡ, sẽ được sống trong bình an hạnh phúc, sống tình Chúa, tình người.
Làm chứng bằng cách nào?
Bằng cách sống gương mẫu. Đức Khổng Tử nói: “Tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ”. Việc đầu tiên phải làm, là trở nên gương sáng, thành người mẫu mực cho người khác bắt chước. Đời sống của ta phải có kỷ luật, có trật tự để trau dồi nhân cách, giúp có sức khỏe dồi dào, tinh thần mạnh mẽ, lòng mến sắt son, lòng cầy vững vàng. Nhờ thế, ta mạnh dạn dấn thân, can đảm tiến bước trên đường phục vụ. Nhờ thân xác cường tráng, trí tuệ sáng suốt, ta có cái nhìn đúng đắn về con người và cuộc sống, rồi đưa ra những phán quyết phải lẽ công bằng, đúng ý Chúa, hợp lòng người. Một đời sống gương mẫu sẽ tạo thêm được tin tưởng, thêm được sức mạnh vượt khó và có thêm được nhiều người hăng say cộng tác vào công trình tình yêu.
Bằng cách sống yêu thương. Yêu thương người khác là bằng chứng rõ nhất mình đã được yêu. Người ta không thể yêu ai, nếu chính mình chưa cảm nếm được thế nào là yêu thương. Tình thương là dây liên kết con người với Chúa và với nhau. Tình thương có sức mạnh hàn gắn mọi chia rẽ, những vết những, những đau thương do yếu đuối của con người gây ra. Sống yêu thương luôn là nhu cầu của mọi người, của mọi thời đại, và là đòi hỏi cấp bách để giúp người khác được sống trong thương yêu đùm bọc. Thánh Thần luôn thúc dục ta phải sống yêu thương bằng cách bao dung, tha thứ và mạnh dạn giúp đỡ để tất cả mọi người được sống trong bầu khí mát mẻ trong lành của tình yêu.
Bằng cách chia sẻ. Một người sống tốt, đầy lòng yêu thương, không bao giờ cho phép thu tích mọi thứ lợi lộc, danh dự hay uy quyền cho mình, nhưng bị thôi thúc để chia sẻ giúp đỡ người khác. Không những bằng cầu nguyện, động viên, an ủi, khích lệ, mà còn bằng mọi hành động cụ thể để giúp người khác. Sẵn sàng dành thời giờ, kiến thức, kinh nghiệm, tiền bạc vật chất cùng với sự khéo léo tế nhị giúp người khác vượt qua khó khăn, vơi đi chán nản tuyệt vọng mà vui sống, mạnh dạn sống để giúp ích cho đời, cho người.
Bằng cách làm hậu thuẫn. Trong trường hợp không thể trực tiếp hành động hoặc vì muốn đào tạo để có thêm người khác cộng tác, ta cần phải đứng phía sau giúp đỡ, hỗ trợ tối đa về mọi mặt, vật chất cũng như tinh thần để người khác có đủ phương tiện cần thiết giúp họ có thể chu toàn tốt công mọi công việc được giao. Dù đứng phía sau nhưng luôn phải quan sát diễn tiến công việc để kịp xử lý các tình huống, tránh xảy ra những chuyện đáng tiếc. Dù đứng phía sau, nhưng trách nhiệm trực tiếp mình vẫn phải gánh vác.
Làm chứng bằng cách nào?
Bằng cách chu toàn trách nhiệm. Truyền giáo thì tốt lành và cần thiết, nhưng không vì thế mà cho phép mỗi người bỏ bê trách nhiệm và bổn phận trực tiếp đối với gia đình, cha mẹ ông bà hay vợ chồng, con cái. Không ai được thanh minh rằng, tôi đã lo việc bác ái, nên khỏi cần phải lo cho gia đình. Việc chu toàn trách nhiệm còn phải được thể hiện rõ nét trong mỗi bậc sống, mỗi tư cách, trong từng nghề nghiệp và chức vụ của mình một cách lương thiện, chu đáo, cẩn thận để làm chứng cho công lý và sự thật, cho tình yêu và tha thứ của Chúa.
Bằng cách sẵn sàng giúp đỡ. Tùy vào thời gian, hoàn cảnh mà ta cần giúp đỡ người khác, không phân biệt tôn giáo hay trình độ, để họ có những cơ hội làm nhiều việc lành phúc đức, cùng chung sức phát triển xã hội, kiến tạo hòa bình, tạo được hiệp nhất giữa người với người.
Bằng cách tôn trọng các giá trị truyền thống. Dù lòng nhiệt thành tông đồ đến đâu, cũng không cho phép ta phá hoại gia phong, những truyền thống đạo đức, văn hóa, để giới thiệu đạo giáo của mình. Tất cả phải đặt trên nền tảng tôn trọng người khác, cùng với mọi giá trị nhân sinh tốt đẹp của họ.
Bằng cách khéo léo gợi ý. Có thể vì chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm, hay vì lý do nào đó mà người khác không nhận ra vấn đề. Hãy tế nhị gợi ra những ích lợi chung, những thuận lợi, những ưu điểm, những hiệu quả khi có họ cộng tác, hoặc những cách thức tốt nhất để giúp họ hoàn thành công việc tốt, trong tình nghĩa yêu thương, thì sẽ không làm tổn thương họ, mà vẫn đạt được mục đích của phục vụ.
Làm chứng bằng cách nào?
Bằng cách hy sinh phương tiện. Toàn bộ thời gian, sức khỏe, kiến thức, kinh nghiệm, tiền bạc vật chất chính là phương tiện hiệu quả để giúp chính mình và người khác làm việc tông đồ. Điều đáng quý là ta biết cho đi một cách kịp thời, đúng lúc, đúng nơi, đúng người, đúng nhu cầu, nhờ vậy mà lòng tốt được đền đáp bằng niềm vui cho mình và ích lợi cho nhiều người.
Bằng cách chấp nhận gian khổ. Danh vọng càng cao, gian nan càng dày. Làm việc cho Nước Chúa thì chẳng có vinh quang nào sánh bằng. Nhưng muốn hưởng được vinh quang này, bất luận là ai, đều phải đi xuyên qua thập giá. Chúa nói: “anh em hãy vác thập giá mình hàng ngày mà theo Ta” (Mc 8,34). Vì thế, muốn hái quả thì phải trồng cây, muốn gặt thì phải gieo. Muốn được trở thành bạn hữu Chúa thì phải đánh đổi bằng mồ hôi và khó nhọc, thời gian và sức khỏe, thân xác và linh hồn. Phải đánh đổi cả mạng sống đời này, thì mới có được sự sống bên Chúa mãi mãi.
Bằng cách từ bỏ ý riêng. Con đường theo Chúa là làm theo ý Ngài, để Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Đức Giêsu là khôn mẫu cho sự vâng phục này. “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi uống chén này, nhưng một theo ý Cha, đừng theo ý con”. (Mt 26, 39). Con người cũng thế, muốn làm vinh danh Chúa, thì phải làm theo hướng dẫn của Chúa, thì tác phẩm tình yêu cứu độ của Ngài mới được họa lại một cách đẹp đẽ, chính xác. Nếu làm theo ý riêng, tìm cách thể hiện ý mình thì sẽ phá đổ đi kế hoạch của Chúa mà thôi.
Bằng cách sống trung thành. Trung thành chứng mình niềm phó thác tuyệt đối của mình vào Thiên Chúa, và chọn lựa này là chính xác. Vì thế, bằng mọi giá không được bỏ cuộc. Dù gian nan cách mấy, dù khổ đau thế nào. Vì: “Ai bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát” (Mt 10,22). Lòng trung thành cũng nói lên tình yêu mạnh mẽ của mình đối với Chúa mà chẳng có gì có thể tách ra khỏi trái tim tình yêu của Ngài được. Thánh Phaolô tông đồ nói: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 8,35-39)
Bằng cách sống tin tưởng lạc quan. Có thể mất nhiều thứ, thiếu nhiều điều, nhưng người ta không thể sống hiếu hy vọng. Vì hy vọng ngày mai tươi sáng, ngày mai sẽ tốt hơn, mà con người mới có thể cố hết sức, gắng hết mình để trườn qua những khúc quanh bi ai, đau thương nhất của cuộc đời. Sống trong hy vọng là sống bằng cái nhìn hiện tại xuyên suốt của Thiên Chúa. Nhờ biết rằng còn có Chúa luôn hiện diện nên đời sống của mình luôn lạc quan, yêu đời, vui sống và ham sống. Thái độ lạc quan không bao giờ chịu khuất phục trước nghịch cảnh, không bao giờ chịu cúi đầu trước bất cứ thế lực của sự dữ nào, là bằng chứng rõ nét về sự thật công lý của Chúa đang hoạt động nơi ta. Làm chứng cho Chúa mà ủ rũ héo tàn, chán chường, mệt mỏi, thoái thác, thất vọng, bi quan thì không thể chấp nhận được, vì nó ngược lại với bản chất của Thiên Chúa là hoan lạc, bình an, hạnh phúc, vui tươi…
Một cách tổng quát giúp ta có những chuẩn bị chu đáo, hành động khôn ngoan, và trung thành với sứ vụ cao cả mà Chúa và Giáo hội mời gọi.
Làm chứng bằng cách nào?
Bằng cách sống gắn bó với Chúa Giêsu. Ngài luôn kết hợp và tìm ý Cha để thực hiện. Một khi biết Ý Cha thì mau mắn thi hành. Lương thực của Ngài là làm theo ý Cha. Có được lương thực quý giá này là nhờ cầu nguyện liên lỉ sớm hôm, chiều tối, và trong suốt cả đời. Khi bình an cũng như gặp sóng gió, khi khỏe mạnh cũng như khi nguy tử.
Đời ta có quá nhiều chuân chuyên, vì thế càng phải tựa nương vào sức mạnh của Chúa để vượt qua thử thách của cuộc đời, nhất là khi gặp thất bại, cô đơn, bị hiểu lầm… Cầu nguyện là lối thoát tuyệt vời nhất, giúp mở ra con đường hy vọng, tin tưởng, phó thác vào tình yêu quan phòng của Chúa, Người không bao giờ bỏ rơi con người bao giờ.
Bằng cách làm theo hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Thánh thần hoạt động rất nhẹ nhàng. Ngài như hơi thở trong từng nhịp đập của trái tim, Ngài như tiếng gọi từ vách núi cho người lạc đường, Ngài như gió mát cho kẻ vất vả lầm than, Ngài như thầy thuốc xoa dịu mọi vết thương thể xác lẫn tâm hồn, Ngài như người bạn có mặt trong mọi lúc, như mẹ hiền sát cánh trong mọi biến cố, trong từng bước hành trình của đời ta. Ngài hiện diện tuy nhẹ nhàng, nhưng chính sự nhẹ nhàng của tình yêu làm cho ta được ấm lòng, được an ủi, nhất là luôn nhắc nhở hãy làm lành lánh dữ. Báo cho ta biết những nguy cơ xấu của ma quỷ, chỉ cho ta con đường phải đi, và mời gọi ta mau mắn quyết định và giúp ta thực hiện cho đến cùng một cách tốt đẹp hợp ý Chúa.
Đời ta luôn phải đứng trước những chọn lựa giữa tốt và xấu, giữa phải và trái, giữa điều nên và không nên, giữa cần thiết và nhanh chóng… Đứng trước những giây phút ấy, ta hãy nghe theo Thánh Thần qua sự mắc bảo của lương tâm. Khi nhận ra sự tốt xấu, ta hãy mau mắn quyết định để chọn điều lành, nhờ vậy mà chọn lựa của ta luôn chuẩn xác, đáng tin, yên tâm.
Bằng cách tôn sùng Thánh Thể và Mẹ Maria. Đến với Chúa Giêsu, nhờ Mẹ. Đây là cách an toàn và nhanh nhất cho ta. Tràng chuỗi mân côi giúp ta có thêm người hậu thuẫn là Đức Mẹ, thì chắc chắn ta sẽ được thông hiểu nhiều mầu nhiệm của Chúa hơn, sẽ có sức mạnh hơn và tin tưởng đi theo đường Chúa đi. Trên con đường đi đầy đói khát và mệt mỏi, vì thế, càng cần có lương thực Hằng sống là chính Thánh Thể Chúa. Chính Lương thực này mới giúp ta no thỏa, đủ sức khỏe, đủ sức đề kháng khỏi mọi dịch bệnh, mọi lây nhiễm của cám dỗ và yếu đuối do ma quỷ bày ra.
Đường đời ta đi có rất nhiều thứ nước giải khát cho đỡ thèm, có thức ăn ngon cho tha thưởng thức và nhiều bóng mát cho ta nghỉ chân. Nhưng ta đừng nhầm lẫn rằng nó là tất cả, để rồi quá tin vào những lương thực mau hư nát mà ta cũng sẽ phải hư nát theo chúng.
Bằng cách tìm ý Chúa để sống khiêm tốn. Ai sống trong tình yêu của Chúa thì không thể kiêu căng được. Vì bản chất của Thiên Chúa là khiêm nhường. Ngài dạy ta phải sống “hiền lành và khiêm nhường, phải nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện”. Ngay cả con người cũng không ai chấp nhận thói kiêu căng hống hách, nói chi là Chúa, bởi nó nghịch lại với tình yêu.
Sống khiêm tốn giúp tạo tình thân hữu dễ dàng, sẽ được nhiều người mến thương giúp đỡ, sẽ được sống trong bình an hạnh phúc, sống tình Chúa, tình người.
Làm chứng bằng cách nào?
Bằng cách sống gương mẫu. Đức Khổng Tử nói: “Tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ”. Việc đầu tiên phải làm, là trở nên gương sáng, thành người mẫu mực cho người khác bắt chước. Đời sống của ta phải có kỷ luật, có trật tự để trau dồi nhân cách, giúp có sức khỏe dồi dào, tinh thần mạnh mẽ, lòng mến sắt son, lòng cầy vững vàng. Nhờ thế, ta mạnh dạn dấn thân, can đảm tiến bước trên đường phục vụ. Nhờ thân xác cường tráng, trí tuệ sáng suốt, ta có cái nhìn đúng đắn về con người và cuộc sống, rồi đưa ra những phán quyết phải lẽ công bằng, đúng ý Chúa, hợp lòng người. Một đời sống gương mẫu sẽ tạo thêm được tin tưởng, thêm được sức mạnh vượt khó và có thêm được nhiều người hăng say cộng tác vào công trình tình yêu.
Bằng cách sống yêu thương. Yêu thương người khác là bằng chứng rõ nhất mình đã được yêu. Người ta không thể yêu ai, nếu chính mình chưa cảm nếm được thế nào là yêu thương. Tình thương là dây liên kết con người với Chúa và với nhau. Tình thương có sức mạnh hàn gắn mọi chia rẽ, những vết những, những đau thương do yếu đuối của con người gây ra. Sống yêu thương luôn là nhu cầu của mọi người, của mọi thời đại, và là đòi hỏi cấp bách để giúp người khác được sống trong thương yêu đùm bọc. Thánh Thần luôn thúc dục ta phải sống yêu thương bằng cách bao dung, tha thứ và mạnh dạn giúp đỡ để tất cả mọi người được sống trong bầu khí mát mẻ trong lành của tình yêu.
Bằng cách chia sẻ. Một người sống tốt, đầy lòng yêu thương, không bao giờ cho phép thu tích mọi thứ lợi lộc, danh dự hay uy quyền cho mình, nhưng bị thôi thúc để chia sẻ giúp đỡ người khác. Không những bằng cầu nguyện, động viên, an ủi, khích lệ, mà còn bằng mọi hành động cụ thể để giúp người khác. Sẵn sàng dành thời giờ, kiến thức, kinh nghiệm, tiền bạc vật chất cùng với sự khéo léo tế nhị giúp người khác vượt qua khó khăn, vơi đi chán nản tuyệt vọng mà vui sống, mạnh dạn sống để giúp ích cho đời, cho người.
Bằng cách làm hậu thuẫn. Trong trường hợp không thể trực tiếp hành động hoặc vì muốn đào tạo để có thêm người khác cộng tác, ta cần phải đứng phía sau giúp đỡ, hỗ trợ tối đa về mọi mặt, vật chất cũng như tinh thần để người khác có đủ phương tiện cần thiết giúp họ có thể chu toàn tốt công mọi công việc được giao. Dù đứng phía sau nhưng luôn phải quan sát diễn tiến công việc để kịp xử lý các tình huống, tránh xảy ra những chuyện đáng tiếc. Dù đứng phía sau, nhưng trách nhiệm trực tiếp mình vẫn phải gánh vác.
Làm chứng bằng cách nào?
Bằng cách chu toàn trách nhiệm. Truyền giáo thì tốt lành và cần thiết, nhưng không vì thế mà cho phép mỗi người bỏ bê trách nhiệm và bổn phận trực tiếp đối với gia đình, cha mẹ ông bà hay vợ chồng, con cái. Không ai được thanh minh rằng, tôi đã lo việc bác ái, nên khỏi cần phải lo cho gia đình. Việc chu toàn trách nhiệm còn phải được thể hiện rõ nét trong mỗi bậc sống, mỗi tư cách, trong từng nghề nghiệp và chức vụ của mình một cách lương thiện, chu đáo, cẩn thận để làm chứng cho công lý và sự thật, cho tình yêu và tha thứ của Chúa.
Bằng cách sẵn sàng giúp đỡ. Tùy vào thời gian, hoàn cảnh mà ta cần giúp đỡ người khác, không phân biệt tôn giáo hay trình độ, để họ có những cơ hội làm nhiều việc lành phúc đức, cùng chung sức phát triển xã hội, kiến tạo hòa bình, tạo được hiệp nhất giữa người với người.
Bằng cách tôn trọng các giá trị truyền thống. Dù lòng nhiệt thành tông đồ đến đâu, cũng không cho phép ta phá hoại gia phong, những truyền thống đạo đức, văn hóa, để giới thiệu đạo giáo của mình. Tất cả phải đặt trên nền tảng tôn trọng người khác, cùng với mọi giá trị nhân sinh tốt đẹp của họ.
Bằng cách khéo léo gợi ý. Có thể vì chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm, hay vì lý do nào đó mà người khác không nhận ra vấn đề. Hãy tế nhị gợi ra những ích lợi chung, những thuận lợi, những ưu điểm, những hiệu quả khi có họ cộng tác, hoặc những cách thức tốt nhất để giúp họ hoàn thành công việc tốt, trong tình nghĩa yêu thương, thì sẽ không làm tổn thương họ, mà vẫn đạt được mục đích của phục vụ.
Làm chứng bằng cách nào?
Bằng cách hy sinh phương tiện. Toàn bộ thời gian, sức khỏe, kiến thức, kinh nghiệm, tiền bạc vật chất chính là phương tiện hiệu quả để giúp chính mình và người khác làm việc tông đồ. Điều đáng quý là ta biết cho đi một cách kịp thời, đúng lúc, đúng nơi, đúng người, đúng nhu cầu, nhờ vậy mà lòng tốt được đền đáp bằng niềm vui cho mình và ích lợi cho nhiều người.
Bằng cách chấp nhận gian khổ. Danh vọng càng cao, gian nan càng dày. Làm việc cho Nước Chúa thì chẳng có vinh quang nào sánh bằng. Nhưng muốn hưởng được vinh quang này, bất luận là ai, đều phải đi xuyên qua thập giá. Chúa nói: “anh em hãy vác thập giá mình hàng ngày mà theo Ta” (Mc 8,34). Vì thế, muốn hái quả thì phải trồng cây, muốn gặt thì phải gieo. Muốn được trở thành bạn hữu Chúa thì phải đánh đổi bằng mồ hôi và khó nhọc, thời gian và sức khỏe, thân xác và linh hồn. Phải đánh đổi cả mạng sống đời này, thì mới có được sự sống bên Chúa mãi mãi.
Bằng cách từ bỏ ý riêng. Con đường theo Chúa là làm theo ý Ngài, để Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Đức Giêsu là khôn mẫu cho sự vâng phục này. “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi uống chén này, nhưng một theo ý Cha, đừng theo ý con”. (Mt 26, 39). Con người cũng thế, muốn làm vinh danh Chúa, thì phải làm theo hướng dẫn của Chúa, thì tác phẩm tình yêu cứu độ của Ngài mới được họa lại một cách đẹp đẽ, chính xác. Nếu làm theo ý riêng, tìm cách thể hiện ý mình thì sẽ phá đổ đi kế hoạch của Chúa mà thôi.
Bằng cách sống trung thành. Trung thành chứng mình niềm phó thác tuyệt đối của mình vào Thiên Chúa, và chọn lựa này là chính xác. Vì thế, bằng mọi giá không được bỏ cuộc. Dù gian nan cách mấy, dù khổ đau thế nào. Vì: “Ai bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát” (Mt 10,22). Lòng trung thành cũng nói lên tình yêu mạnh mẽ của mình đối với Chúa mà chẳng có gì có thể tách ra khỏi trái tim tình yêu của Ngài được. Thánh Phaolô tông đồ nói: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 8,35-39)
Bằng cách sống tin tưởng lạc quan. Có thể mất nhiều thứ, thiếu nhiều điều, nhưng người ta không thể sống hiếu hy vọng. Vì hy vọng ngày mai tươi sáng, ngày mai sẽ tốt hơn, mà con người mới có thể cố hết sức, gắng hết mình để trườn qua những khúc quanh bi ai, đau thương nhất của cuộc đời. Sống trong hy vọng là sống bằng cái nhìn hiện tại xuyên suốt của Thiên Chúa. Nhờ biết rằng còn có Chúa luôn hiện diện nên đời sống của mình luôn lạc quan, yêu đời, vui sống và ham sống. Thái độ lạc quan không bao giờ chịu khuất phục trước nghịch cảnh, không bao giờ chịu cúi đầu trước bất cứ thế lực của sự dữ nào, là bằng chứng rõ nét về sự thật công lý của Chúa đang hoạt động nơi ta. Làm chứng cho Chúa mà ủ rũ héo tàn, chán chường, mệt mỏi, thoái thác, thất vọng, bi quan thì không thể chấp nhận được, vì nó ngược lại với bản chất của Thiên Chúa là hoan lạc, bình an, hạnh phúc, vui tươi…