Suy niệm Lời Chúa Chúa nhật 29 C
“Khi ông Môise giơ tay lên, thì dân Israel thắng trận” (Xh 17, 11)
Ngước lên và cúi xuống, hai cử chỉ ấy đủ cho ta hình dung một cuộc gặp gỡ kỳ diệu giữa Thiên Chúa và con người.
Hình ảnh ông Môi sê đưa tay lên, ngước mắt lên, hướng lòng lên Thiên Chúa, thì dân Israel thắng trận, và ngược lại, ông buông tay xuống, đan Chúa thua, cho thấy Thiên Chúa không từ chối lời kêu cầu của dân Người. Người luôn sẵn sàng chờ đợi con người hướng lòng lên với Ngài, và ban cho con người những ơn cần thiết. Nhưng điều kiện đặt ra là con người phải thành khẩn và kiên trì.
Quân Amalec không thể chiến thắng dân Thiên Chúa, khi Môise đại diện dân Thiên Chúa và Thiên Chúa đang ở trong tình trạng tương quan mật thiết. Sức mạnh của dân Thiên Chúa là sức mạnh của Thiên Chúa theo dòng chảy từ Thiên Chúa đến vị đại diện và đến dân của Người.
Và khi Moise mỏi tay, người ta khiêng tảng đá cho ông ngồi, còn Aaron và Hur thì nâng đỡ hai tay ông. Thêm một hình ảnh thật sống động cho thấy sức mạnh tập thể của các phẩm trật đại diện dân Thiên Chúa, và chỗ dựa của Môi sê là tảng đá vững chắc.
Tôi có một liên tưởng đến đời sống Giáo Hội lữ hành trong cuộc chiến đấu với quân Amalec thời đại, luôn cản trở con cái Chúa trên đường chân chính, đường về với cuộc sống vĩnh cửu.
Từ các Giáo Hoàng, các Giám mục, các linh mục và nhất là các Linh Mục đang quản xứ, đang ngày đêm phải kiên trì đưa tay lên, ngước mắt lên, hướng lòng lên Thiên Chúa, giữ tương quan mật thiết với Chúa, để qua đó, sức mạnh của Thiên Chúa chảy tràn trong tâm hồn tín hữu, để chiến thắng. Dù khi các Cha quản xứ có bận rộn nhiều việc mục vụ khác, cũng không được phép bỏ tay xuống, bỏ sự kết hiệp hoàn toàn với Thiên Chúa, vì như thế, các tín hữu sẽ thất trận.
Và, nếu khi xưa, Môise ngồi trên tảng đá vững chắc, thì Giáo Hội, thì các vị mục tử hôm nay còn có một tảng đá vững chắc hơn là: Đức Giêsu Kitô, Người chiến thắng.
Không chỉ các Linh Mục, mà còn biết bao tu sĩ, đan sĩ, ngày đêm đang lời kinh nguyện lên Thiên Chúa. Họ không phải là Aaron và Hur đấy sao? Có lần một Đức Đan viện phụ, nói với cộng đoàn dự lễ khấn về những giờ kinh trong Đan Viện: “ Vào những ngày thiên hạ nghỉ ngơi, ăn choi, các đan sĩ phải tăng thêm giờ kinh nguyện trong ngày, và cả ban đêm nữa”.
Bài học của Môise còn cho ta một xác tín về sự chiến thắng của các Kitô hữu, nhờ vào việc liên lỉ kết hợp với Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô, qua vị Linh Mục đại diện dân Chúa và các cộng sự của Ngài. Vì thế, cũng không lấy gì làm lạ khi giáo dân sa sút tinh thần vì những mục tử đang buông tay theo chiều hướng hạ mà cộng sự của các Ngài là Hội Đồng Mục Vụ không chút mảy may nâng đỡ. Đã vậy, có khi còn dại dột nghe lời ma quỷ mà tìm cách làm nhục các Ngài đến cùng đường.
Dù sao, Thiên Chúa vẫn luôn là sức mạnh chiến thắng của dân Người, và bất cứ thành phần nào trong Giáo hội cũng phải nhân danh sự sống còn của Giáo Hội mà kêu lên Thiên Chúa những lời khẩn xin cần thiết.
Lắm lúc, không phải vì con người ngước lên, nhưng vì Thiên Chúa cúi xuống; không phải vì con người tỏ ra cần đến Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa lại tỏ ra cần đến con người. Thiên Chúa cúi xuống không phải là cách cúi xuống bất đắc dĩ của vị thẩm phán trong Tin mừng Luca 18,1-8 đáp lời kêu gào xin minh oan của bà góa nọ. Ông ta xử cho bà ấy vì bà ấy quấy rầy. Còn Thiên Chúa, Chúa Giêsu phán: "Các con hãy nghe lời vị thẩm phán bất lương nói đó. Vậy Thiên Chúa lại không minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn, hằng kêu cứu với Người đêm ngày, mà khoan giãn với họ mãi sao? Thầy bảo các con, Chúa sẽ kíp giải oan cho họ. Nhưng khi Con Người đến, liệu sẽ còn gặp được lòng tin trên mặt đất nữa chăng?"
Quả thật, Thiên Chúa luôn lắng nghe lời kêu cầu của con cái Người. Điều quan trọng hơn cả, là con cái Người có niềm xác tín tuyệt đối vào sự chiến thắng của Thiên Chúa không. Như Thánh vịnh 120, 2 “Ơn phù trợ chúng tôi ở nơi danh Chúa, là đấng tạo thành trời đất”.
Hình ảnh bà góa trong dụ ngôn quan tòa bất chính cho thấy một “tín hữu” của luật rừng. Huống là một Tín Hữu của Thiên Chúa, niềm tin vào Thiên Chúa phù trợ phải là động lực tiên quyết để họ gõ cửa Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã lo ngại điều nầy thật chí lý: “Chúa sẽ kíp giải oan cho họ. Nhưng khi con người đến, liệu sẽ còn gặp được lòng tin trên mặt đất này nữa chăng?”
Không thiếu những gia đình công giáo mà các gia trưởng, các bà mẹ đã làm một Môise, một Aaron, một Hur trong gia đình. Sáng, tối họ quây quần bên nhau trước bàn thờ dâng kinh nguyện với nhau trước khi mỗi người mỗi việc. Giờ kinh nguyện gia đình đã nối kết họ với nhau trong niềm tin, trong tình thương, và trong một nếp giáo dục đức tin truyền thống công giáo.
Rất tiếc, trong chúng ta, còn có quá nhiều người đổ thừa đổ lỗi cho việc làm ăn, cho cảnh nghèo khổ túng thiếu, và nhất là chạy theo một nền kinh tế thị trường “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trể” không còn thời gian để nhớ đến Thiên Chúa, để gõ cửa Thiên Chúa. Có người lại nhớ đến việc phải làm đối với những ông lớn, những quan chức nhà nước, những người có thẩm quyền ký duyệt cho kế hoạch kinh doanh của họ mà không nhớ đến Thiên Chúa. Và còn tiếc hơn nữa, việc cầu nguyện của tín hữu “không nhằm vào việc đánh bại quân Amalec vây đánh linh hồn ta” mà có khi lại cầu nguyện “cho quân Amalec thắng trận”, thì Thiên Chúa không thể đáp ứng, vì Thiên Chúa biết, việc Thiên Chúa đang thực hiện cho công cuộc cứu rỗi của Đức Giêsu Con của Người.
Thử xét lại lòng mình, ngay chính tôi, có những chuyện rất cần, thì tôi lại bất cần, và ngược lại, có những thứ bất cần, thì tôi lại rất cần. Tôi không thể cầu nguyện với Thiên Chúa ban cho tôi những thứ mà Thiên Chúa thấy bầt cần cho ơn cứu rỗi của tôi.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con được Chúa mạc khải cho một huyền nhiệm cao quí là được gọi Thiên Chúa uy quyền toàn năng là Cha. Xin cho chúng con luôn kết hiệp mật thiết với Cha trong niềm tin yêu phó thác, và kết hiệp với tha nhân trong tình huynh đệ của các con Cha. A men.
“Khi ông Môise giơ tay lên, thì dân Israel thắng trận” (Xh 17, 11)
Ngước lên và cúi xuống, hai cử chỉ ấy đủ cho ta hình dung một cuộc gặp gỡ kỳ diệu giữa Thiên Chúa và con người.
Hình ảnh ông Môi sê đưa tay lên, ngước mắt lên, hướng lòng lên Thiên Chúa, thì dân Israel thắng trận, và ngược lại, ông buông tay xuống, đan Chúa thua, cho thấy Thiên Chúa không từ chối lời kêu cầu của dân Người. Người luôn sẵn sàng chờ đợi con người hướng lòng lên với Ngài, và ban cho con người những ơn cần thiết. Nhưng điều kiện đặt ra là con người phải thành khẩn và kiên trì.
Quân Amalec không thể chiến thắng dân Thiên Chúa, khi Môise đại diện dân Thiên Chúa và Thiên Chúa đang ở trong tình trạng tương quan mật thiết. Sức mạnh của dân Thiên Chúa là sức mạnh của Thiên Chúa theo dòng chảy từ Thiên Chúa đến vị đại diện và đến dân của Người.
Và khi Moise mỏi tay, người ta khiêng tảng đá cho ông ngồi, còn Aaron và Hur thì nâng đỡ hai tay ông. Thêm một hình ảnh thật sống động cho thấy sức mạnh tập thể của các phẩm trật đại diện dân Thiên Chúa, và chỗ dựa của Môi sê là tảng đá vững chắc.
Tôi có một liên tưởng đến đời sống Giáo Hội lữ hành trong cuộc chiến đấu với quân Amalec thời đại, luôn cản trở con cái Chúa trên đường chân chính, đường về với cuộc sống vĩnh cửu.
Từ các Giáo Hoàng, các Giám mục, các linh mục và nhất là các Linh Mục đang quản xứ, đang ngày đêm phải kiên trì đưa tay lên, ngước mắt lên, hướng lòng lên Thiên Chúa, giữ tương quan mật thiết với Chúa, để qua đó, sức mạnh của Thiên Chúa chảy tràn trong tâm hồn tín hữu, để chiến thắng. Dù khi các Cha quản xứ có bận rộn nhiều việc mục vụ khác, cũng không được phép bỏ tay xuống, bỏ sự kết hiệp hoàn toàn với Thiên Chúa, vì như thế, các tín hữu sẽ thất trận.
Và, nếu khi xưa, Môise ngồi trên tảng đá vững chắc, thì Giáo Hội, thì các vị mục tử hôm nay còn có một tảng đá vững chắc hơn là: Đức Giêsu Kitô, Người chiến thắng.
Không chỉ các Linh Mục, mà còn biết bao tu sĩ, đan sĩ, ngày đêm đang lời kinh nguyện lên Thiên Chúa. Họ không phải là Aaron và Hur đấy sao? Có lần một Đức Đan viện phụ, nói với cộng đoàn dự lễ khấn về những giờ kinh trong Đan Viện: “ Vào những ngày thiên hạ nghỉ ngơi, ăn choi, các đan sĩ phải tăng thêm giờ kinh nguyện trong ngày, và cả ban đêm nữa”.
Bài học của Môise còn cho ta một xác tín về sự chiến thắng của các Kitô hữu, nhờ vào việc liên lỉ kết hợp với Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô, qua vị Linh Mục đại diện dân Chúa và các cộng sự của Ngài. Vì thế, cũng không lấy gì làm lạ khi giáo dân sa sút tinh thần vì những mục tử đang buông tay theo chiều hướng hạ mà cộng sự của các Ngài là Hội Đồng Mục Vụ không chút mảy may nâng đỡ. Đã vậy, có khi còn dại dột nghe lời ma quỷ mà tìm cách làm nhục các Ngài đến cùng đường.
Dù sao, Thiên Chúa vẫn luôn là sức mạnh chiến thắng của dân Người, và bất cứ thành phần nào trong Giáo hội cũng phải nhân danh sự sống còn của Giáo Hội mà kêu lên Thiên Chúa những lời khẩn xin cần thiết.
Lắm lúc, không phải vì con người ngước lên, nhưng vì Thiên Chúa cúi xuống; không phải vì con người tỏ ra cần đến Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa lại tỏ ra cần đến con người. Thiên Chúa cúi xuống không phải là cách cúi xuống bất đắc dĩ của vị thẩm phán trong Tin mừng Luca 18,1-8 đáp lời kêu gào xin minh oan của bà góa nọ. Ông ta xử cho bà ấy vì bà ấy quấy rầy. Còn Thiên Chúa, Chúa Giêsu phán: "Các con hãy nghe lời vị thẩm phán bất lương nói đó. Vậy Thiên Chúa lại không minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn, hằng kêu cứu với Người đêm ngày, mà khoan giãn với họ mãi sao? Thầy bảo các con, Chúa sẽ kíp giải oan cho họ. Nhưng khi Con Người đến, liệu sẽ còn gặp được lòng tin trên mặt đất nữa chăng?"
Quả thật, Thiên Chúa luôn lắng nghe lời kêu cầu của con cái Người. Điều quan trọng hơn cả, là con cái Người có niềm xác tín tuyệt đối vào sự chiến thắng của Thiên Chúa không. Như Thánh vịnh 120, 2 “Ơn phù trợ chúng tôi ở nơi danh Chúa, là đấng tạo thành trời đất”.
Hình ảnh bà góa trong dụ ngôn quan tòa bất chính cho thấy một “tín hữu” của luật rừng. Huống là một Tín Hữu của Thiên Chúa, niềm tin vào Thiên Chúa phù trợ phải là động lực tiên quyết để họ gõ cửa Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã lo ngại điều nầy thật chí lý: “Chúa sẽ kíp giải oan cho họ. Nhưng khi con người đến, liệu sẽ còn gặp được lòng tin trên mặt đất này nữa chăng?”
Không thiếu những gia đình công giáo mà các gia trưởng, các bà mẹ đã làm một Môise, một Aaron, một Hur trong gia đình. Sáng, tối họ quây quần bên nhau trước bàn thờ dâng kinh nguyện với nhau trước khi mỗi người mỗi việc. Giờ kinh nguyện gia đình đã nối kết họ với nhau trong niềm tin, trong tình thương, và trong một nếp giáo dục đức tin truyền thống công giáo.
Rất tiếc, trong chúng ta, còn có quá nhiều người đổ thừa đổ lỗi cho việc làm ăn, cho cảnh nghèo khổ túng thiếu, và nhất là chạy theo một nền kinh tế thị trường “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trể” không còn thời gian để nhớ đến Thiên Chúa, để gõ cửa Thiên Chúa. Có người lại nhớ đến việc phải làm đối với những ông lớn, những quan chức nhà nước, những người có thẩm quyền ký duyệt cho kế hoạch kinh doanh của họ mà không nhớ đến Thiên Chúa. Và còn tiếc hơn nữa, việc cầu nguyện của tín hữu “không nhằm vào việc đánh bại quân Amalec vây đánh linh hồn ta” mà có khi lại cầu nguyện “cho quân Amalec thắng trận”, thì Thiên Chúa không thể đáp ứng, vì Thiên Chúa biết, việc Thiên Chúa đang thực hiện cho công cuộc cứu rỗi của Đức Giêsu Con của Người.
Thử xét lại lòng mình, ngay chính tôi, có những chuyện rất cần, thì tôi lại bất cần, và ngược lại, có những thứ bất cần, thì tôi lại rất cần. Tôi không thể cầu nguyện với Thiên Chúa ban cho tôi những thứ mà Thiên Chúa thấy bầt cần cho ơn cứu rỗi của tôi.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con được Chúa mạc khải cho một huyền nhiệm cao quí là được gọi Thiên Chúa uy quyền toàn năng là Cha. Xin cho chúng con luôn kết hiệp mật thiết với Cha trong niềm tin yêu phó thác, và kết hiệp với tha nhân trong tình huynh đệ của các con Cha. A men.