Bắc Kinh, 14 Tháng Mười (AsiaNews) - Một nhóm các cựu quan chức cao cấp về chính trị và văn hóa đã công bố một bức thư ngỏ kêu gọi chấm dứt sự kiểm duyệt trên phương tiện truyền thông ở đại lục, mà họ cho là "vi hiến". Bức thư được công bố chỉ vài ngày trước khi Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản nhóm họp vào ngày mai.
Bức thư với chữ ký của 23 cựu quan chức hàng đầu - trong đó có Li Rui, một cựu thư ký của Mao Trạch Đông - đã được gửi đến Ủy Ban Thường Vụ Quốc Dân Đại Hội, để đòi có một luật mới về tự do báo chí và chấm dứt sự áp đặt, cấm đoán của đảng.
Lấy trích dẫn từ hiến pháp Trung Quốc năm 1982 - trong đó chính thức đảm bảo quyền tự do báo chí, cùng những gì Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã làm khi bắt đầu nhiệm kỳ chức vụ của ông, bức thư gọi đây là một sự thiếu tự do, một "vụ tai tiếng trong lịch sử của nền dân chủ thế giới". Bức thư thậm chí nói rằng, sự tự do báo chí tại Hồng Kông dưới thời thuộc địa do Anh cai trị còn cao hơn cả Trung Quốc ngày nay. Bức thư còn lưu ý, hệ thống kiểm duyệt ở đại lục đã làm cho Trung Quốc đi chậm 315 năm so với Anh và 129 năm so với Pháp.
Để minh họa quan điểm này, bức thư đưa ra một số ví dụ rất cụ thể để cần phải hổ thẹn trong một xã hội tuyên bố là "dân chủ xã hội chủ nghĩa" mang màu sắc Trung Quốc.
Ví dụ đầu tiên liên quan đến Li Rui, người mà gần đây đã có một bài xã luận viết trên tờ Nhân Dân Nhật Báo vào năm 1981, đã bị kiểm duyệt. Li nói: “Quốc gia này là cái quái gì? Tôi muốn phát khóc lên: báo chí phải được tự do! Bóp nghẹt quyền tự do của nhân dân là hoàn toàn bất hợp pháp!".
Ví dụ thứ hai thậm chí còn rõ ràng hơn, đó là sự kiểm duyệt một số bài phát biểu của Thủ tướng Ôn Gia Bảo ở Thâm Quyến và Hoa Kỳ khi ông nói về sự cần thiết có những cải cách chính trị ở Trung Quốc. Trong cả hai trường hợp đó, báo chí và cả Tân Hoa Xã đều không đăng những nhận xét của họ Ôn.
Bức thư cáo buộc có những "bàn tay vô hình" của các bộ phận tuyên truyền trung ương. "Giờ đây [...] khi được gửi đến ban trung ương của đảng Cộng sản và hội đồng nhà nước, chúng tôi muốn chất vấn xem bộ phận tuyên truyền trung ương đã bịt miệng lời phát biểu của ông thủ tướng như thế nào? Cái quyền nào cho phép họ cướp đi khỏi dân tộc chúng ta quyền được nghe những gì ông thủ tướng nói? "
Những người ký tên - số lượng đã tăng lên đến 500 - yêu cầu phải có một luật mới về tự do báo chí, dựa trên nguyên tắc trách nhiệm pháp lý của các nhà báo, hơn là việc sử dụng phương tiện kiểm duyệt đề phòng an ninh. Họ cũng muốn sản phẩm truyền thông và sách báo từ Hong Kong và Macau được phép lưu hành tự do và công khai tại đại lục.
Tương tự như vậy, họ cũng đề xuất phải thay đổi nhiệm vụ của bộ phận tuyên truyền: từ việc kiểm duyệt, can thiệp vào báo in và báo điện tử, sự bao che cho các thành viên tham nhũng trong chính phủ, chuyển sang việc ủng hộ báo chí và đảng viên liêm chính, để nhằm ngăn chặn việc đình bản báo chí, thiêu hủy các văn bản và bút tích, bắt giữ nhà báo, v.v..
Dưới đây là danh sách 23 người ký tên:
- Li Rui, cựu phó trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương ĐCSTQ, cựu thư ký của Mao Trạch Đông.
- Hu Jiwei, cựu tổng biên tập của Nhân Dân Nhật Báo
- Yu You, cựu phó tổng biên tập của Trung Hoa Nhật Báo
- Li Pu, cựu phó chủ tịch của Tân Hoa Xã
- Zhong Peizhang, cựu giám đốc Văn phòng Tin tức thuộc Ban Tuyên Truyền Trung ương của ĐCSTQ.
- Jiang Ping, cựu Chủ tịch Đại học Khoa học Chính trị và Pháp Luật Trung Quốc
- Zhou Shaoming, cựu phó giám đốc ban chính trị của Bộ Chỉ Huy Quân sự tỉnh Quảng Châu
- Zhang Zhongpei, cựu giám đốc Viện Bảo Tàng; từng đứng đầu Hiệp Hội Khảo Cổ Trung Quốc
- Du Guang, giáo sư Trường Trung Ương Đảng
- Guo Daohui, cựu tổng biên tập Tạp chí Khoa Học Pháp Luật Trung Quốc
- Xiao Mo, cựu Viện trưởng Viện Kiến Trúc Nghệ Thuật thuộc Học Viện Nghệ Thuật Trung Quốc
- Zhuang Puming, cựu phó chủ tịch Nhà Xuất Bản Nhân Dân
- Hu Fuchen, cựu tổng biên tập Nhà Xuất Bản Công Nhân Trung Quốc
- Zhang Ding, cựu chủ tịch Ấn phẩm Khoa Học Xã Hội của Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã hội Trung Quốc
- Ouyang Jin, tổng biên tập tạp chí Thái Bình Dương ở Hồng Kông
- Yu Haocheng, cựu chủ tịch Qunzhong Press
- Zhang Qing, cựu chủ tịch Nhà Xuất Bản Phim Truyện Trung Quốc
- Yu Yueting, cựu chủ tịch đài truyền hình tỉnh Phúc Kiến
- Sha Yexin, cựu chủ tịch Nhà Hát Nghệ Thuật Nhân Dân Thượng Hải
- Sun Xupei, cựu chủ tịch Viện Báo Chí thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc
- Xin Ziling, cựu giám đốc Vụ Biên Tập Trung Quốc Đương Đại thuộc Đại Học Quốc Phòng
- Tie Liu, tác giả chủ biên ấn phẩm cá nhân "Quá khứ và Dấu ấn"
- Wang Yongcheng, giáo sư Đại Học Giao Thông Thượng Hải
Bức thư với chữ ký của 23 cựu quan chức hàng đầu - trong đó có Li Rui, một cựu thư ký của Mao Trạch Đông - đã được gửi đến Ủy Ban Thường Vụ Quốc Dân Đại Hội, để đòi có một luật mới về tự do báo chí và chấm dứt sự áp đặt, cấm đoán của đảng.
Lấy trích dẫn từ hiến pháp Trung Quốc năm 1982 - trong đó chính thức đảm bảo quyền tự do báo chí, cùng những gì Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã làm khi bắt đầu nhiệm kỳ chức vụ của ông, bức thư gọi đây là một sự thiếu tự do, một "vụ tai tiếng trong lịch sử của nền dân chủ thế giới". Bức thư thậm chí nói rằng, sự tự do báo chí tại Hồng Kông dưới thời thuộc địa do Anh cai trị còn cao hơn cả Trung Quốc ngày nay. Bức thư còn lưu ý, hệ thống kiểm duyệt ở đại lục đã làm cho Trung Quốc đi chậm 315 năm so với Anh và 129 năm so với Pháp.
Để minh họa quan điểm này, bức thư đưa ra một số ví dụ rất cụ thể để cần phải hổ thẹn trong một xã hội tuyên bố là "dân chủ xã hội chủ nghĩa" mang màu sắc Trung Quốc.
Ví dụ đầu tiên liên quan đến Li Rui, người mà gần đây đã có một bài xã luận viết trên tờ Nhân Dân Nhật Báo vào năm 1981, đã bị kiểm duyệt. Li nói: “Quốc gia này là cái quái gì? Tôi muốn phát khóc lên: báo chí phải được tự do! Bóp nghẹt quyền tự do của nhân dân là hoàn toàn bất hợp pháp!".
Ví dụ thứ hai thậm chí còn rõ ràng hơn, đó là sự kiểm duyệt một số bài phát biểu của Thủ tướng Ôn Gia Bảo ở Thâm Quyến và Hoa Kỳ khi ông nói về sự cần thiết có những cải cách chính trị ở Trung Quốc. Trong cả hai trường hợp đó, báo chí và cả Tân Hoa Xã đều không đăng những nhận xét của họ Ôn.
Bức thư cáo buộc có những "bàn tay vô hình" của các bộ phận tuyên truyền trung ương. "Giờ đây [...] khi được gửi đến ban trung ương của đảng Cộng sản và hội đồng nhà nước, chúng tôi muốn chất vấn xem bộ phận tuyên truyền trung ương đã bịt miệng lời phát biểu của ông thủ tướng như thế nào? Cái quyền nào cho phép họ cướp đi khỏi dân tộc chúng ta quyền được nghe những gì ông thủ tướng nói? "
Những người ký tên - số lượng đã tăng lên đến 500 - yêu cầu phải có một luật mới về tự do báo chí, dựa trên nguyên tắc trách nhiệm pháp lý của các nhà báo, hơn là việc sử dụng phương tiện kiểm duyệt đề phòng an ninh. Họ cũng muốn sản phẩm truyền thông và sách báo từ Hong Kong và Macau được phép lưu hành tự do và công khai tại đại lục.
Tương tự như vậy, họ cũng đề xuất phải thay đổi nhiệm vụ của bộ phận tuyên truyền: từ việc kiểm duyệt, can thiệp vào báo in và báo điện tử, sự bao che cho các thành viên tham nhũng trong chính phủ, chuyển sang việc ủng hộ báo chí và đảng viên liêm chính, để nhằm ngăn chặn việc đình bản báo chí, thiêu hủy các văn bản và bút tích, bắt giữ nhà báo, v.v..
Dưới đây là danh sách 23 người ký tên:
- Li Rui, cựu phó trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương ĐCSTQ, cựu thư ký của Mao Trạch Đông.
- Hu Jiwei, cựu tổng biên tập của Nhân Dân Nhật Báo
- Yu You, cựu phó tổng biên tập của Trung Hoa Nhật Báo
- Li Pu, cựu phó chủ tịch của Tân Hoa Xã
- Zhong Peizhang, cựu giám đốc Văn phòng Tin tức thuộc Ban Tuyên Truyền Trung ương của ĐCSTQ.
- Jiang Ping, cựu Chủ tịch Đại học Khoa học Chính trị và Pháp Luật Trung Quốc
- Zhou Shaoming, cựu phó giám đốc ban chính trị của Bộ Chỉ Huy Quân sự tỉnh Quảng Châu
- Zhang Zhongpei, cựu giám đốc Viện Bảo Tàng; từng đứng đầu Hiệp Hội Khảo Cổ Trung Quốc
- Du Guang, giáo sư Trường Trung Ương Đảng
- Guo Daohui, cựu tổng biên tập Tạp chí Khoa Học Pháp Luật Trung Quốc
- Xiao Mo, cựu Viện trưởng Viện Kiến Trúc Nghệ Thuật thuộc Học Viện Nghệ Thuật Trung Quốc
- Zhuang Puming, cựu phó chủ tịch Nhà Xuất Bản Nhân Dân
- Hu Fuchen, cựu tổng biên tập Nhà Xuất Bản Công Nhân Trung Quốc
- Zhang Ding, cựu chủ tịch Ấn phẩm Khoa Học Xã Hội của Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã hội Trung Quốc
- Ouyang Jin, tổng biên tập tạp chí Thái Bình Dương ở Hồng Kông
- Yu Haocheng, cựu chủ tịch Qunzhong Press
- Zhang Qing, cựu chủ tịch Nhà Xuất Bản Phim Truyện Trung Quốc
- Yu Yueting, cựu chủ tịch đài truyền hình tỉnh Phúc Kiến
- Sha Yexin, cựu chủ tịch Nhà Hát Nghệ Thuật Nhân Dân Thượng Hải
- Sun Xupei, cựu chủ tịch Viện Báo Chí thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc
- Xin Ziling, cựu giám đốc Vụ Biên Tập Trung Quốc Đương Đại thuộc Đại Học Quốc Phòng
- Tie Liu, tác giả chủ biên ấn phẩm cá nhân "Quá khứ và Dấu ấn"
- Wang Yongcheng, giáo sư Đại Học Giao Thông Thượng Hải