Khoa tâm lý có thuật ngữ Copycat Behavior, nghĩa là “bắt chước mù quáng”. Động thái này không chỉ ấu trĩ mà còn có thể gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác. Ngày 30/3/2009, tại Santa Clara (California), một người đàn ông đã bắn chết 5 người, kể cả 3 đứa con, rồi tự sát. Ngày 4/3/2009, một tay súng nã đạn vào một trung tâm nhập cư ở Binghamton(New York), làm 13 người thiệt mạng rồi y tự sát. Ngày 20/4/2009, các nhân viên khách sạn Sheraton ở Maryland phát hiện thi thể hai vợ chồng và hai con gái, các nạn nhân là một vụ sát nhân và tự sát khác. Chỉ có các tội phạm sát nhân tự sát mới đây ở Mỹ. Từ 10/3/2009, có ít nhất 43 người bị giết trong các vụ sát nhân tự sát, không biết tại sao các vụ này xảy ra liên tiếp mau chóng như vậy. Cũng không rõ những vụ vừa qua có phải là “leo thang” tội phạm sát nhân tự sát hay không. Nghiên cứu cho thấy các yếu tố từ thời điểm trong năm (tự sát nhiều vào mùa xuân) đến vấn đề tài chính có thể ảnh hưởng tỷ lệ sát nhân và tự sát. Trong các vụ mới đây, động lực rõ ràng của những kẻ sát nhân là ghen tuông và thất vọng về tài chính. Nhưng Steven Stack, GS khoa tâm thần và tội phạm tại ĐH Quốc gia Wayne, đưa ra cách giải thích khác: Hệ quả bắt chước mù quáng (copycat effect). Lý thuyết về việc bắt chước mù quáng lần đầu tiên được nhà tội phạm học khái quát năm 1912, sau khi một tờ báo ở London đưa tin về tội ác dã man của Jack the Ripper hồi cuối thập niên 1800, dẫn đến làn sóng hiếp dâm và sát nhân do bắt chước mù quáng ở khắp Anh quốc. Từ đó, có nhiều cuộc nghiên cứu về động thái này – nhất là tự sát bắt chước mù quáng, có vẻ rất phổ biến – nhưng người ta chưa có kết luận. Năm 2005, xem lại 105 cuộc nghiên cứu đã được công bố, Stack thấy có khỏang 40% các cuộc nghiên cứu đề nghị kết hợp giữa việc đưa tin về các vụ sát nhân trên các thông tin đại chúng (nhất là vụ tự sát của những người nổi tiếng) và tỷ lệ tự sát ở nơi công cộng. Ông cũng thấy có hệ lụy phản ứng: Càng thấy nhiều vụ tự sát, càng nhiều cái chết bắt chước theo. Nhưng theo nghiên cứu của Stack, 60% các cuộc nghiên cứu trước đây không thấy mối liên hệ như vậy. Ông giải thích rằng các cuộc nghiên cứu có thể tìm thấy mối liên hệ là các cuộc nghiên cứu muốn nói đến cái chết của người nổi tiếng hoặc tin tức ồ ạt trên các phương tiện truyền thông – ngạc nhiên là các yếu tố có chiều hướng “đồng diễn”. Stack nói: “Các câu chuyện rất có thể ảnh hưởng là các câu chuyện của các nhân vật chính trị và nghệ thuật. Các vụ tự tử này có thể gây hệ lụy bắt chước mù quáng gấp 5,2 lần so với các vụ tự tử của dân thường”. Chẳng hạn, trong tháng sau cái chết của Marilyn Monroe, tỷ lệ tự sát ở Mỹ tăng khỏang 12%. Stack cũng hướng dẫn một cuộc nghiên cứu xem động thái sát nhân tự sát (khác với chỉ sát nhân) có liên quan tội phạm bắt chước mù quáng hay không. Nghiên cứu này, công bố 20 năm trước, đã phân tích ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đưa tin các vụ giết người hàng loạt và sát nhân tự sát trong những năm 1968 tới 1980. Nghiên cứu thấy rằng không có mối liên hệ về mức tăng tỷ lệ giết hại thân nhân, nhưng có mức tăng về sát nhân sau các vụ được công bố rộng rãi. Ông nói: “Có mức tăng đáng kể về tỷ lệ sát nhân hàng tháng trong nước. Đó là mối liên quan khá quan trong và không lệ thuộc biến số kiểm soát chủ yếu như tỷ lệ thất nghiệp. Hiện nay, có vẻ như lý do phía sau các vụ sát nhân tự sát mới đây vẫn chưa rõ, nhưng dù do kinh tế, mùa, có sẵn súng hoặc việc bắt chước mù quáng, nhiệm vụ không đơn giản là tìm ra cách ngăn chặn các vụ sát nhân tự sát.
Chyển ngữ từ TIME
Chyển ngữ từ TIME