Chúa nhật 27 TN C Đức Mẹ Mân Côi
Cv 1, 12-14; Gl 4, 4-7; Lc 1, 26-38
NHỜ MẸ VÀ VỚI MẸ
Bỏ vợ, bỏ con, bỏ mọi sự để đi theo Thầy Chí Thánh ! Tưởng chừng sẽ được cùng hưởng tất cả những vinh quang cao quý khi Thầy của mình được vào vinh quang của Chúa như lời của Thầy hứa đâu đó qua các biến cố biến hình hay cũng sẽ làm được nhiều phép lạ như Thầy nhưng cuối cùng tất cả đã tan biến mất với cái chết của Thầy mình.
Những trang Thánh Kinh còn ghi sờ sờ ở đó sau cái biến cố bi thương ấy. Kẻ sợ, người lo. Kẻ thì trốn chui trốn nhũi không dám thò cẳng ra khỏi nhà, kẻ thì buồn quá không biết làm gì nên bèn về quê “đuổi vịt cho vợ”.
Những tâm trạng ấy hết sức bình thường trong đời sống con người khi thần tượng của mình bị sụp đổ, thần tượng của mình bị chết. Không chỉ sụp đổ, không chỉ chết một cách bình thường mà còn chết một cách nhục nhã. Thử hỏi ai trong chúng ta rơi vào trường hợp như vậy mà còn can đảm tuyên xưng lòng tin của mình vào con người ấy.
Giữa những não trạng mất lòng tin, giữa những não trạng sợ hãi, bồn chồn, âu lo ấy thì lại nổi lên một hình ảnh đẹp. Hình ảnh ấy lại là hình ảnh của một người đàn bà yếu ớt, một người phụ nữ mảnh mai lại là điều cho mọi người suy nghĩ. Hình ảnh ấy chính là hình ảnh của Đức Trinh Nữ Maria – Mẹ của Thầy Chí Thánh của các môn đệ.
Mọi người khiếp sợ, mọi người chán nản còn Mẹ thì Mẹ vẫn kiên vững lòng tin cho đến cùng. Bằng chứng là mọi người bỏ chạy hết, còn Mẹ, Mẹ vẫn can đảm đứng dưới chân cây thập giá cho đến hơi thở cuối cùng của người con yêu. Sau cái chết của con Mẹ, hình như niềm tin của Mẹ không hề sụt giảm mà trái lại, niềm tin ấy đã được nhân lên. Bằng chứng, sách Công Vụ Tông Đồ đã ghi lại hình ảnh đẹp trong căn phòng mà các môn đệ tề tựu nhau cầu nguyện. Căn phòng ấy sáng lên hình ảnh của một người nữ, một người mẹ đó chính là Mẹ Maria. Mẹ Maria cùng các môn đệ cầu nguyện: “Bấy giờ các ông từ núi gọi là núi Ôliu trở về Giêrusalem. Núi này ở gần Giêrusalem, cách đoạn đường được phép đi trong ngày sabát. Trở về nhà, các ông lên lầu trên, là nơi các ông trú ngụ. Đó là các ông: Phê-rô, Gioan, Giacôbê, Anrê, Philípphê, Tôma, Batôlômêô, Mátthêu, Giacôbê con ông Anphê, Simôn thuộc nhóm Quá Khích, và Giuđa con ông Giacôbê. Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Đức Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu”.
Chính nhờ những buổi cầu nguyện, chính nhờ những lời cầu nguyện với Mẹ và nhờ Mẹ mà các môn đệ đã có thêm lòng tin dần dần. Ngày mỗi ngày, lòng tin ấy được hồi sinh và phát triển. Lòng tin ấy đã khơi dậy nơi các môn đệ để rồi các môn đệ đã mạnh dạn lên đường đi rao giảng Tin Mừng bất chấp mọi gian khổ của cuộc đời.
Cuộc đời của Mẹ Maria là một cuộc đời đan kết bằng những chuỗi lời cầu nguyện. Có quá lời chăng khi nói rằng cuộc đời của mẹ cũng là một chuỗi đau khổ, một chuỗi thánh giá. Thế nhưng mà có cái lạ rằng khi thánh giá đến, khi đau khổ đến, nhờ lời cầu nguyện mà Mẹ Maria có thể vượt qua tất cả.
Nhớ lại những ngày thơ ấu của Chúa Giêsu. Chắc cũng chẳng cần phải nói nhiều, nhiều người đều biết rằng để mà cưu mang, để mà hạ sinh cậu bé Giêsu đâu phải là chuyện đơn giản. Tưởng chừng sinh xong thì “tai qua nạn khỏi” thế nhưng mà hình như đó cũng chỉ là những bước khởi đầu của cuộc hành trình bước theo Chúa của Mẹ Maria.
Bằng chứng rành rành còn đó ở trang tin mừng Thánh Luca thuật lại. Theo cũng như để chu toàn tập tục Luật truyền liên quan đến “cậu ấm” Giêsu, cha mẹ Hài Nhi bồng bế con lên Đền Thờ để tiến dâng. Tưởng được người ta cho quà cho bánh khi biết được đây là Con Thiên Chúa làm người nào ngờ người ta lại cho cái khác. Cái khác không phải là kẹo, là bánh, là quà, là cáp mà là gươm !
Kèm theo lời chúc tụng không không, chẳng ăn nhập gì đến cuộc đời của hai ông bà đó lại là một lời cảnh báo. Lời cảnh báo ấy hết sức cay nghiệt, lời cảnh báo ấy chỉ thẳng vào Mẹ Maria: “Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà."
Nếu như không có lòng tin hay lòng tin yếu đuối chắc có lẽ Mẹ Maria đã tìm cách chối bỏ Chúa Giêsu hay cho quách cho ai đó hiếm muộn cho khỏe như một số bà mẹ ác nghiệt đã làm. Nhưng không, ngược lại, Mẹ Maria cùng với Thánh Cả Giuse hết sức chăm bẵm đứa con yêu mà Thiên Chúa trao tặng vì Mẹ tin vào lời tiên báo của cụ già Simêon: "Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng; và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra”.
Niềm tin đã sẵn có trong Mẹ từ những ngày còn thơ Mẹ lên Đền Thờ cầu nguyện nay được tăng lên qua lời tiên báo của cụ già Simêon.
Phải nói rằng đời sống cầu nguyện hết sức cần thiết trong đời sống của kitô hữu. Lời cầu nguyện không cần phải dài lời hay bằng những ngôn từ văn phong bóng bẩy. Lời cầu nguyện ấy hết sức đơn giản như lời thỏ thẻ của con gửi đến cha mình. Lời nguyện ấy được chính Thánh Phaolô cầu nguyện, cảm nghiệm và trao gửi lại cho cộng đoàn tín hữu Galat: “Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: "Ábba, Cha ơi! "
Chẳng cần phải nhiều lời, chỉ cần “Cha ơi !” là Cha thấu hiểu cung lòng của mỗi người chúng ta. Mẹ Maria chắc có lẽ cũng thế, Thánh Kinh chẳng hề ghi lại bài cầu nguyện của Mẹ Maria văn hoa bóng bẩy ra sao nhưng cả cuộc đời của Mẹ Maria là cả một cuộc đời cầu nguyện. Lời cầu nguyện của Mẹ đẹp lòng Thiên Chúa để rồi qua bao gian nan, bao thử thách Mẹ vẫn kiên cường giữ vững niềm tin. Và, Mẹ là người nữ đầu tiên đã thay lời cầu nguyện cho nhân loại để chuộc lại lỗi lầm xưa của Evà xuẩn động. Đặc biệt hơn nữa, những ai chạy đến kêu cầu Mẹ thì không bao giờ Mẹ từ chối chẳng nhậm lời.
Sử sách còn ghi vào năm 1571 tại Lêpan, nhờ sự can thiệp của Đức Mẹ mà đạo binh Thánh Giá đã chiến thắng quân Thổ. Ngày nay, Hội Thánh mời gọi con cái tưởng nhớ biến cố này không phải là đề cao chiến tranh, đề cao sự chiến thắng nhưng muốn mời gọi con cái chạy đến với Mẹ để cầu nguyện, để thân thưa với Mẹ tất cả mọi biến cố buồn vui trong cuộc sống. Nếu đó là biến cố quẫn bách trong cuộc đời thì Mẹ sẽ chuyển cầu lên Chúa để Ngài giải thoát chúng ta khỏi tất cả những mưu mô độc ác của quân thù.
Cũng chính nhờ Mẹ và với Mẹ mà đạo binh Thánh Giá đã chiến thắng.
Mừng lễ Mẹ Mân Côi, một lần nữa, chúng ta lại chạy đến với Mẹ qua lời Kinh Mân Côi. Phải nói rằng lời Kinh Mân Côi là lời kinh ngắn nhất và phải nói là lời kinh đẹp nhất mà Mẹ yêu thích. Lời kinh ấy hết sức mộc mạc, hết sức giản đơn. Phần đầu của lời kinh ấy Giáo Hội mời gọi con cái đọc lại lời chào của sứ thần trong biến cố truyền tin. Phần còn lại là lời nguyện xin thật chân thành: Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. A.men.
Mỗi người trong chúng ta, ai cảm nhận mình yếu đuối, ai cảm nhận mình mong manh, ai cảm nhận mình mỏng dòn, ai cảm nhận mình tội lỗi sẽ cảm nhận được lời kinh này hết sức tuyệt vời.
Cuộc sống của chúng ta còn đó biết bao nhiêu thử thách, biết bao nhiêu gian nan nhưng nếu chúng ta chạy đến Mẹ, cầu nguyện với Mẹ và nhờ Mẹ chắc chắn chúng ta sẽ được Mẹ nhận lời và ban cho chúng ta những ơn cần thiết để chúng ta có thể vượt qua những khó khăn ấy.
Xin cho mỗi người chúng ta dù phải bôn ba với cuộc sống, dù phải trăm công ngàn việc nhưng đừng quên lời kinh dễ mến này. Với lời kinh này, chắc chắn Mẹ sẽ chẳng bao giờ bỏ quên chúng ta. Chúng ta có quên Mẹ hay không chứ Mẹ, Mẹ chẳng bao giờ quên ta.
Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này và trong giờ lâm tử. A.men.
Cv 1, 12-14; Gl 4, 4-7; Lc 1, 26-38
NHỜ MẸ VÀ VỚI MẸ
Bỏ vợ, bỏ con, bỏ mọi sự để đi theo Thầy Chí Thánh ! Tưởng chừng sẽ được cùng hưởng tất cả những vinh quang cao quý khi Thầy của mình được vào vinh quang của Chúa như lời của Thầy hứa đâu đó qua các biến cố biến hình hay cũng sẽ làm được nhiều phép lạ như Thầy nhưng cuối cùng tất cả đã tan biến mất với cái chết của Thầy mình.
Những trang Thánh Kinh còn ghi sờ sờ ở đó sau cái biến cố bi thương ấy. Kẻ sợ, người lo. Kẻ thì trốn chui trốn nhũi không dám thò cẳng ra khỏi nhà, kẻ thì buồn quá không biết làm gì nên bèn về quê “đuổi vịt cho vợ”.
Những tâm trạng ấy hết sức bình thường trong đời sống con người khi thần tượng của mình bị sụp đổ, thần tượng của mình bị chết. Không chỉ sụp đổ, không chỉ chết một cách bình thường mà còn chết một cách nhục nhã. Thử hỏi ai trong chúng ta rơi vào trường hợp như vậy mà còn can đảm tuyên xưng lòng tin của mình vào con người ấy.
Giữa những não trạng mất lòng tin, giữa những não trạng sợ hãi, bồn chồn, âu lo ấy thì lại nổi lên một hình ảnh đẹp. Hình ảnh ấy lại là hình ảnh của một người đàn bà yếu ớt, một người phụ nữ mảnh mai lại là điều cho mọi người suy nghĩ. Hình ảnh ấy chính là hình ảnh của Đức Trinh Nữ Maria – Mẹ của Thầy Chí Thánh của các môn đệ.
Mọi người khiếp sợ, mọi người chán nản còn Mẹ thì Mẹ vẫn kiên vững lòng tin cho đến cùng. Bằng chứng là mọi người bỏ chạy hết, còn Mẹ, Mẹ vẫn can đảm đứng dưới chân cây thập giá cho đến hơi thở cuối cùng của người con yêu. Sau cái chết của con Mẹ, hình như niềm tin của Mẹ không hề sụt giảm mà trái lại, niềm tin ấy đã được nhân lên. Bằng chứng, sách Công Vụ Tông Đồ đã ghi lại hình ảnh đẹp trong căn phòng mà các môn đệ tề tựu nhau cầu nguyện. Căn phòng ấy sáng lên hình ảnh của một người nữ, một người mẹ đó chính là Mẹ Maria. Mẹ Maria cùng các môn đệ cầu nguyện: “Bấy giờ các ông từ núi gọi là núi Ôliu trở về Giêrusalem. Núi này ở gần Giêrusalem, cách đoạn đường được phép đi trong ngày sabát. Trở về nhà, các ông lên lầu trên, là nơi các ông trú ngụ. Đó là các ông: Phê-rô, Gioan, Giacôbê, Anrê, Philípphê, Tôma, Batôlômêô, Mátthêu, Giacôbê con ông Anphê, Simôn thuộc nhóm Quá Khích, và Giuđa con ông Giacôbê. Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Đức Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu”.
Chính nhờ những buổi cầu nguyện, chính nhờ những lời cầu nguyện với Mẹ và nhờ Mẹ mà các môn đệ đã có thêm lòng tin dần dần. Ngày mỗi ngày, lòng tin ấy được hồi sinh và phát triển. Lòng tin ấy đã khơi dậy nơi các môn đệ để rồi các môn đệ đã mạnh dạn lên đường đi rao giảng Tin Mừng bất chấp mọi gian khổ của cuộc đời.
Cuộc đời của Mẹ Maria là một cuộc đời đan kết bằng những chuỗi lời cầu nguyện. Có quá lời chăng khi nói rằng cuộc đời của mẹ cũng là một chuỗi đau khổ, một chuỗi thánh giá. Thế nhưng mà có cái lạ rằng khi thánh giá đến, khi đau khổ đến, nhờ lời cầu nguyện mà Mẹ Maria có thể vượt qua tất cả.
Nhớ lại những ngày thơ ấu của Chúa Giêsu. Chắc cũng chẳng cần phải nói nhiều, nhiều người đều biết rằng để mà cưu mang, để mà hạ sinh cậu bé Giêsu đâu phải là chuyện đơn giản. Tưởng chừng sinh xong thì “tai qua nạn khỏi” thế nhưng mà hình như đó cũng chỉ là những bước khởi đầu của cuộc hành trình bước theo Chúa của Mẹ Maria.
Bằng chứng rành rành còn đó ở trang tin mừng Thánh Luca thuật lại. Theo cũng như để chu toàn tập tục Luật truyền liên quan đến “cậu ấm” Giêsu, cha mẹ Hài Nhi bồng bế con lên Đền Thờ để tiến dâng. Tưởng được người ta cho quà cho bánh khi biết được đây là Con Thiên Chúa làm người nào ngờ người ta lại cho cái khác. Cái khác không phải là kẹo, là bánh, là quà, là cáp mà là gươm !
Kèm theo lời chúc tụng không không, chẳng ăn nhập gì đến cuộc đời của hai ông bà đó lại là một lời cảnh báo. Lời cảnh báo ấy hết sức cay nghiệt, lời cảnh báo ấy chỉ thẳng vào Mẹ Maria: “Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà."
Nếu như không có lòng tin hay lòng tin yếu đuối chắc có lẽ Mẹ Maria đã tìm cách chối bỏ Chúa Giêsu hay cho quách cho ai đó hiếm muộn cho khỏe như một số bà mẹ ác nghiệt đã làm. Nhưng không, ngược lại, Mẹ Maria cùng với Thánh Cả Giuse hết sức chăm bẵm đứa con yêu mà Thiên Chúa trao tặng vì Mẹ tin vào lời tiên báo của cụ già Simêon: "Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng; và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra”.
Niềm tin đã sẵn có trong Mẹ từ những ngày còn thơ Mẹ lên Đền Thờ cầu nguyện nay được tăng lên qua lời tiên báo của cụ già Simêon.
Phải nói rằng đời sống cầu nguyện hết sức cần thiết trong đời sống của kitô hữu. Lời cầu nguyện không cần phải dài lời hay bằng những ngôn từ văn phong bóng bẩy. Lời cầu nguyện ấy hết sức đơn giản như lời thỏ thẻ của con gửi đến cha mình. Lời nguyện ấy được chính Thánh Phaolô cầu nguyện, cảm nghiệm và trao gửi lại cho cộng đoàn tín hữu Galat: “Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: "Ábba, Cha ơi! "
Chẳng cần phải nhiều lời, chỉ cần “Cha ơi !” là Cha thấu hiểu cung lòng của mỗi người chúng ta. Mẹ Maria chắc có lẽ cũng thế, Thánh Kinh chẳng hề ghi lại bài cầu nguyện của Mẹ Maria văn hoa bóng bẩy ra sao nhưng cả cuộc đời của Mẹ Maria là cả một cuộc đời cầu nguyện. Lời cầu nguyện của Mẹ đẹp lòng Thiên Chúa để rồi qua bao gian nan, bao thử thách Mẹ vẫn kiên cường giữ vững niềm tin. Và, Mẹ là người nữ đầu tiên đã thay lời cầu nguyện cho nhân loại để chuộc lại lỗi lầm xưa của Evà xuẩn động. Đặc biệt hơn nữa, những ai chạy đến kêu cầu Mẹ thì không bao giờ Mẹ từ chối chẳng nhậm lời.
Sử sách còn ghi vào năm 1571 tại Lêpan, nhờ sự can thiệp của Đức Mẹ mà đạo binh Thánh Giá đã chiến thắng quân Thổ. Ngày nay, Hội Thánh mời gọi con cái tưởng nhớ biến cố này không phải là đề cao chiến tranh, đề cao sự chiến thắng nhưng muốn mời gọi con cái chạy đến với Mẹ để cầu nguyện, để thân thưa với Mẹ tất cả mọi biến cố buồn vui trong cuộc sống. Nếu đó là biến cố quẫn bách trong cuộc đời thì Mẹ sẽ chuyển cầu lên Chúa để Ngài giải thoát chúng ta khỏi tất cả những mưu mô độc ác của quân thù.
Cũng chính nhờ Mẹ và với Mẹ mà đạo binh Thánh Giá đã chiến thắng.
Mừng lễ Mẹ Mân Côi, một lần nữa, chúng ta lại chạy đến với Mẹ qua lời Kinh Mân Côi. Phải nói rằng lời Kinh Mân Côi là lời kinh ngắn nhất và phải nói là lời kinh đẹp nhất mà Mẹ yêu thích. Lời kinh ấy hết sức mộc mạc, hết sức giản đơn. Phần đầu của lời kinh ấy Giáo Hội mời gọi con cái đọc lại lời chào của sứ thần trong biến cố truyền tin. Phần còn lại là lời nguyện xin thật chân thành: Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. A.men.
Mỗi người trong chúng ta, ai cảm nhận mình yếu đuối, ai cảm nhận mình mong manh, ai cảm nhận mình mỏng dòn, ai cảm nhận mình tội lỗi sẽ cảm nhận được lời kinh này hết sức tuyệt vời.
Cuộc sống của chúng ta còn đó biết bao nhiêu thử thách, biết bao nhiêu gian nan nhưng nếu chúng ta chạy đến Mẹ, cầu nguyện với Mẹ và nhờ Mẹ chắc chắn chúng ta sẽ được Mẹ nhận lời và ban cho chúng ta những ơn cần thiết để chúng ta có thể vượt qua những khó khăn ấy.
Xin cho mỗi người chúng ta dù phải bôn ba với cuộc sống, dù phải trăm công ngàn việc nhưng đừng quên lời kinh dễ mến này. Với lời kinh này, chắc chắn Mẹ sẽ chẳng bao giờ bỏ quên chúng ta. Chúng ta có quên Mẹ hay không chứ Mẹ, Mẹ chẳng bao giờ quên ta.
Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này và trong giờ lâm tử. A.men.