Trong bảy kỳ quan thế giới do nhà văn Hy lạp cổ đại Antipater liệt kê, thì Vườn treo Babylon xếp thứ 2, sau Kim Tự Tháp của Ai cập. Khu vườn này do vua Nabuchodonosor lập ra, được treo một cách ngoạn mục lên mái hiên để làm nguôi nỗi nhớ quê của hoàng hậu đương triều.
Trong thực tế, chắc ít ai được chứng kiến khu vườn này vì nó đã sụp đổ cùng với triều đại của vì vua được tôn làm đại đế của Babylon một thời đã quá xa. Bây giờ nhà vua không còn nữa, vương triều đã lùi vào dĩ vãng, Babylon cũng ít ai biết là xứ nào mà chỉ còn lại nước Iraq nhiều tranh cãi. Tác giả George S. Clason nhận xét: “Những thành quách hùng vĩ cùng những đền đài, cung điện nguy nga của Babylon đã trở thành cát bụi”.(1)
Thật ra, ngay lúc triều đại Nabuchodonosor còn cường thịnh thì ngôn sứ của Đức Chúa là Daniel đã báo trước cho nhà vua rằng các triều đại sẽ qua đi, và cuối cùng vương triều của Thiên Chúa sẽ xuất hiện và vững bền muôn đời: “Việc ngài thấy sắt pha với đất sét nghĩa là các vương quốc sẽ làm cho các chủng tộc pha lẫn với nhau, nhưng không gắn bó với nhau được, cũng như sắt không hoà lẫn được với đất sét. Trong thời đại các vua này, Đức Chúa Trời sẽ lập một vương quốc không bao giờ bị tiêu diệt, vương quốc ấy không bị giao cho một dân khác, nhưng nó sẽ đập tan và tiêu diệt tất cả mọi vương quốc này, đến muôn đời nó sẽ đứng vững.” (2)
Bài đọc Cựu Ước Chúa Nhật 27 quanh năm C trình bày cho chúng ta một khía cạnh của vương quốc Thiên Chúa, ấy là Thiên Chúa luôn ra tay giải cứu con dân của Ngài. Ngôn sứ Habacúc cầu khẩn: “Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa, con kêu cứu mà Ngài chẳng đoái nghe, con la lên: "Bạo tàn! " mà Ngài không cứu vớt? Sao Ngài bắt con phải chứng kiến tội ác hoài, còn Ngài cứ đứng nhìn cảnh khổ đau? Trước mắt con, toàn là cảnh phá phách, bạo tàn, chỗ nào cũng thấy tranh chấp và cãi cọ.”
Trong những nghịch cảnh của thời bấn loạn, với bao bất công và vô lý chung quanh mình, dân Chúa cũng đang sống tâm tình của vị ngôn sứ. Cám dỗ mất hy vọng vào Đấng Cứu Thế đang hiển trị, dường như là cám dỗ nặng nề nhất của thời đại. Cả những người môn đệ đã theo Chúa lâu ngày, có lúc cũng bị cám dỗ mà len lén bắt tay với ngoại nhân. Có lúc hình ảnh Nabuchodonosor dường như vững vàng làm cho con người tưởng là sẽ không bao giờ sụp đổ được.
Nhưng Thiên Chúa không chỉ là vì vua thống trị những mảnh đất dù là màu mỡ nhất, Ngài không chỉ thống trị những tinh cầu dù là rạng rỡ nhất, mà trước hết Nước Chúa trị đến nơi lòng con người. Chính Ngài sẽ biến đổi những bộ xương khô thành những con người hồi sinh và đứng vào hàng ngũ những đạo binh đông đúc như ngôn sứ Ezekiel đã vâng lệnh Chúa mà loan báo.
Hôm nay Chúa lại dùng miệng ngôn sứ Habacúc mà dạy dân Ngài: “Nếu nó chậm tới, thì cứ đợi chờ,vì thế nào nó cũng đến, chứ không trì hoãn đâu.” Công lý của Thiên Chúa sẽ đến, có thể nhanh có thể chậm, nhưng Thiên Chúa là chủ vũ trụ này không để cho công trình của Ngài bị tiêu huỷ.
Các triều đại rồi cũng trôi vào quá khứ. Và như Tả quân Lê văn Duyệt trình tấu với vua Minh Mạng rằng các vương triều qua đi nhưng Hội Thánh của Đức Giêsu trường tồn, thì chúng ta cũng vững tin rằng Thiên Chúa sẽ thực hiện điều này: “Này đây, ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngã gục, còn người công chính thì sẽ được sống, nhờ lòng thành tín của mình."
Càng về cuối năm phụng vụ, Hội Thánh càng nhắc con cái mình về sự chóng qua của cuộc đời và những thuộc tính của nó, là ngai vàng, là quyền lực và là của cải. Chọn Thiên Chúa làm mục tiêu của cuộc đời mình, người ta có sự bảo đảm cho niềm hạnh phúc của muôn đời. Ngoài ra, họ còn được bảo đảm công lý và bình an ngay giữa cuộc đời này.
Người Công giáo không quên cuộc đời này để chỉ hướng về đời sau như một số nhóm tôn giáo khác, mà được mời gọi xây dựng cuộc sống này trong niềm hy vọng. Phải chăng đó là điều Đức Thánh Cha Benedicto XVI muốn nhắn nhủ khi ngài xác định trong Thông điệp Spe Salvi rằng đức tin và đức cậy là một.
Trong niềm tin và niềm trông cậy ấy, chúng ta hân hoan lặp lại lời ngôn sứ Habacúc: “Này đây, ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngã gục, còn người công chính thì sẽ được sống, nhờ lòng thành tín của mình.”
(1) George S. Clason, Người giàu có nhất thành Babylon, First News ấn hành 2007
(2) Dn.2,43-44
Trong thực tế, chắc ít ai được chứng kiến khu vườn này vì nó đã sụp đổ cùng với triều đại của vì vua được tôn làm đại đế của Babylon một thời đã quá xa. Bây giờ nhà vua không còn nữa, vương triều đã lùi vào dĩ vãng, Babylon cũng ít ai biết là xứ nào mà chỉ còn lại nước Iraq nhiều tranh cãi. Tác giả George S. Clason nhận xét: “Những thành quách hùng vĩ cùng những đền đài, cung điện nguy nga của Babylon đã trở thành cát bụi”.(1)
Thật ra, ngay lúc triều đại Nabuchodonosor còn cường thịnh thì ngôn sứ của Đức Chúa là Daniel đã báo trước cho nhà vua rằng các triều đại sẽ qua đi, và cuối cùng vương triều của Thiên Chúa sẽ xuất hiện và vững bền muôn đời: “Việc ngài thấy sắt pha với đất sét nghĩa là các vương quốc sẽ làm cho các chủng tộc pha lẫn với nhau, nhưng không gắn bó với nhau được, cũng như sắt không hoà lẫn được với đất sét. Trong thời đại các vua này, Đức Chúa Trời sẽ lập một vương quốc không bao giờ bị tiêu diệt, vương quốc ấy không bị giao cho một dân khác, nhưng nó sẽ đập tan và tiêu diệt tất cả mọi vương quốc này, đến muôn đời nó sẽ đứng vững.” (2)
Bài đọc Cựu Ước Chúa Nhật 27 quanh năm C trình bày cho chúng ta một khía cạnh của vương quốc Thiên Chúa, ấy là Thiên Chúa luôn ra tay giải cứu con dân của Ngài. Ngôn sứ Habacúc cầu khẩn: “Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa, con kêu cứu mà Ngài chẳng đoái nghe, con la lên: "Bạo tàn! " mà Ngài không cứu vớt? Sao Ngài bắt con phải chứng kiến tội ác hoài, còn Ngài cứ đứng nhìn cảnh khổ đau? Trước mắt con, toàn là cảnh phá phách, bạo tàn, chỗ nào cũng thấy tranh chấp và cãi cọ.”
Trong những nghịch cảnh của thời bấn loạn, với bao bất công và vô lý chung quanh mình, dân Chúa cũng đang sống tâm tình của vị ngôn sứ. Cám dỗ mất hy vọng vào Đấng Cứu Thế đang hiển trị, dường như là cám dỗ nặng nề nhất của thời đại. Cả những người môn đệ đã theo Chúa lâu ngày, có lúc cũng bị cám dỗ mà len lén bắt tay với ngoại nhân. Có lúc hình ảnh Nabuchodonosor dường như vững vàng làm cho con người tưởng là sẽ không bao giờ sụp đổ được.
Nhưng Thiên Chúa không chỉ là vì vua thống trị những mảnh đất dù là màu mỡ nhất, Ngài không chỉ thống trị những tinh cầu dù là rạng rỡ nhất, mà trước hết Nước Chúa trị đến nơi lòng con người. Chính Ngài sẽ biến đổi những bộ xương khô thành những con người hồi sinh và đứng vào hàng ngũ những đạo binh đông đúc như ngôn sứ Ezekiel đã vâng lệnh Chúa mà loan báo.
Hôm nay Chúa lại dùng miệng ngôn sứ Habacúc mà dạy dân Ngài: “Nếu nó chậm tới, thì cứ đợi chờ,vì thế nào nó cũng đến, chứ không trì hoãn đâu.” Công lý của Thiên Chúa sẽ đến, có thể nhanh có thể chậm, nhưng Thiên Chúa là chủ vũ trụ này không để cho công trình của Ngài bị tiêu huỷ.
Các triều đại rồi cũng trôi vào quá khứ. Và như Tả quân Lê văn Duyệt trình tấu với vua Minh Mạng rằng các vương triều qua đi nhưng Hội Thánh của Đức Giêsu trường tồn, thì chúng ta cũng vững tin rằng Thiên Chúa sẽ thực hiện điều này: “Này đây, ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngã gục, còn người công chính thì sẽ được sống, nhờ lòng thành tín của mình."
Càng về cuối năm phụng vụ, Hội Thánh càng nhắc con cái mình về sự chóng qua của cuộc đời và những thuộc tính của nó, là ngai vàng, là quyền lực và là của cải. Chọn Thiên Chúa làm mục tiêu của cuộc đời mình, người ta có sự bảo đảm cho niềm hạnh phúc của muôn đời. Ngoài ra, họ còn được bảo đảm công lý và bình an ngay giữa cuộc đời này.
Người Công giáo không quên cuộc đời này để chỉ hướng về đời sau như một số nhóm tôn giáo khác, mà được mời gọi xây dựng cuộc sống này trong niềm hy vọng. Phải chăng đó là điều Đức Thánh Cha Benedicto XVI muốn nhắn nhủ khi ngài xác định trong Thông điệp Spe Salvi rằng đức tin và đức cậy là một.
Trong niềm tin và niềm trông cậy ấy, chúng ta hân hoan lặp lại lời ngôn sứ Habacúc: “Này đây, ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngã gục, còn người công chính thì sẽ được sống, nhờ lòng thành tín của mình.”
(1) George S. Clason, Người giàu có nhất thành Babylon, First News ấn hành 2007
(2) Dn.2,43-44