Các chuyến thăm của Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI tại châu Âu gần đây thường được ngành truyền thông dự đoán trước là sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng cuối cùng vẫn được đánh giá là thành công. Cuộc thăm viếng Vương quốc Anh trong bốn ngày từ 16 đến 19 tháng 9 năm 2010 vừa qua cũng vậy. Trên chuyến bay ngày thứ năm 16.9 đến Scốt-len, chặng đầu của chuyến công du, khi các nhà báo nhận xét với ngài rằng chuyến đi dường như sẽ khó khăn vì ở Anh quốc có những lực lượng bài công giáo rất mạnh, Đức Bênêđitô đã nhắc lại: khi ngài thăm viếng nước Pháp, người ta cũng nói Pháp có những lập trường bài giáo sĩ quyết liệt nhất châu Âu, hay khi ngài qua Cộng Hoà Séc, báo chí lại bảo rằng Séc có những lập trường phi tôn giáo mạnh nhất châu Âu. Ngài nhận xét: các nước châu Âu đều có hiện tượng bài giáo sĩ, không nhiều thì ít, nhưng đồng thời cũng chứng tỏ một sự hiện diện mạnh mẽ của đức tin. Ở Pháp cũng như ở Cộng Hoà Séc, ngài nói ngài đã nhận được một sự đón tiếp nồng nhiệt từ cộng đồng người công giáo, nhưng những người “bất khả tri” (thường đồng nghĩa với vô thần trong thực tế) cũng tỏ ra quan tâm tới cuộc thăm viếng bởi vì họ cũng đang tìm kiếm những giá trị làm cho nhân loại tiến tới, còn những người không phải là công giáo thì bày tỏ sự bao dung. “Nước Anh- ngài lưu ý các nhà báo- có một lịch sử lớn về lòng bao dung”, và ngài bước vào cuộc công du này một cách “can đảm và vui tươi”.
Từ trước tới nay, có lẽ chưa cuộc công du nào của ĐGH Bênêđitô XVI đến một nước được dư luận coi là ít thuận lợi như nước Anh. Các phương tiện truyền thông trong nước hầu như đồng loạt phản đối. Ở đây không chỉ có hiện tượng duy thế tục mà còn là thứ duy thế tục “hùng hổ”, “khiêu khích”, thích “gây hấn” nữa. Mọi dự đoán đều tỏ ra bi quan. Đài BBC cho rằng cuộc thăm viếng sẽ rất có thể thất bại ê chề, và số người muốn được nhìn thấy Đức Giáo Hoàng sẽ rất ít. Trước những dự đoán như thế, có người nghĩ Đức Bênêđitô phải can đảm lắm mới dám đến đây. Thế nhưng rồi -theo tin tức tổng hợp- mọi chuyện đã diễn ra tốt đẹp hơn mong chờ rất nhiều, -tốt đẹp một cách đáng ngạc nhiên. Chính giới truyền thông trước đó “cực kỳ thù nghịch … nay cũng nhìn nhận rằng cuộc thăm viếng đã không thể diễn ra tốt hơn cho Giáo Hội”. Hoá ra không phải chỉ có nội bộ Công giáo mà cả Giáo Hội Anh giáo, không phải chỉ giới cầm quyền -(nên biết Đức Giáo Hoàng đến Vương quốc Anh theo lời mời của Nữ Hoàng và của Chính phủ Anh), mà cả quần chúng nói chung đều tỏ ra cởi mở, quan tâm tới những hoạt động của Đức Bênêđitô, và lắng nghe sứ điệp mà ngài muốn chia sẻ với họ trong mấy ngày này. Có vài cuộc tập họp và diễu hành của những người chống đối nhưng không hại gì tới bầu khí tích cực bao trùm cuộc thăm viếng. Có lẽ những nhà vô thần quá khích đã bị bất ngờ và lại trở thành tò mò muốn biết vị Giáo Hoàng này có gì để nói với nhân dân Anh.
Những đề tài ngài đề cập không mới mẻ đối với những ai quen theo dõi đời sống Giáo Hội công giáo và hoạt động của Đức Thánh Cha; chẳng hạn ngài nói về sự thánh thiện, về mối liên hệ giữa đức tin và lý trí có thể và phải đi đôi với nhau, về vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội, về sự tôn trọng con người và sự sống con người, về bổn phận người Kitô hữu phải mạnh dạn biểu lộ lòng tin của mình trong xã hội, về luân lý đạo đức không thể thiếu trong đời sống chính trị và kinh tế, về nền tảng Kitô giáo của các nền văn hoá châu Âu, v.v. Cái mới mẻ có lẽ là những điều ấy được nói lên trực tiếp và thẳng thắn ngay trong một môi trường bị thế tục hoá nặng nề và trước những con người coi chủ nghĩa duy trần tục như là “tôn giáo” của mình. Họ không phải là tất cả mọi người Anh, nhưng xem ra họ chiếm lãnh “diễn đàn công cọng” bằng những tiếng nói ồn ào nhất. Một nhà báo Anh không giấu được lòng thán phục khi viết rằng Đức Giáo Hoàng đã dám đương đầu với thế giới tục hoá và với nước Anh thế tục hiện đại, bằng những giá trị muôn thuở của Kitô giáo nói chung và Công giáo nói riêng.
Trong diễn văn đọc trước Quốc Hội Anh, ngài thẳng thắn nói với các với các nhà chính trị đừng “khoá miệng” tôn giáo và tìm cách ngăn cản việc cử hành công cộng các ngày lễ quan trọng nhất của tôn giáo. Tại Hội trường Westminster, lên tiếng trước các nhà chức trách dân sự, một lần nữa ngài trở lại đề tài này: Xin các ngài đừng gạt Kitô giáo ra bền lề! Nên bảo đảm cho tôn giáo có một vị trí trong đời sống quốc gia! Điều đó không chỉ có lợi cho tôn giáo mà cả cho xã hội, đất nước nữa. Người ta đã không nghe Đức Thánh Cha nói những lời mạnh mẽ và cụ thể như thế trong những cuộc tông du trước. Trong đà thế tục hoá chung, ở một số nước Tây phương một số người đang muốn xoá bỏ dần những biểu hiện và ngay cả dấu vết Kitô giáo trong văn hoá và xã hội; đối với những ngày lễ nghỉ tôn giáo truyền thống, họ đề nghị coi đó chỉ là những ngày nghỉ theo mùa trong năm, chẳng hạn Noel là dịp nghỉ mùa đông, Phục sinh là ngày nghỉ mùa xuân, đơn giản như thế thôi! Nhưng riêng ở Anh, do tác động của một thứ duy thế tục “hùng hổ” (aggressive), xu hướng trên dường như đã tiến xa hơn, và nguy cơ xoá sổ lễ Giáng Sinh và Phục Sinh là rất lớn.
Một trọng điểm và cao điểm của chuyến công du, chắc chắc là việc phong chân phước cho Hồng y John Newman ngay trên quê hương của ngài, vào sáng chúa nhật 19/9 tại công viên Cofton, Birmingham. Đây là một ngoại lệ bởi vì theo quy định, thì các Đức Thánh Cha chỉ làm lễ phong hiển thánh mà thôi. Hồng y Newman là một linh mục Anh giáo đã rất nổi tiếng trước khi gia nhập Giáo Hội Công giáo và trở thành một khuôn mặt lớn của Giáo Hội thế kỷ XIX. Ngài đã đóng góp rất nhiều cho Giáo Hội Anh giáo và Giáo Hội Công giáo. Đây là dịp Đức Thánh Cha bày tỏ lòng mộ mến riêng của ngài đối với nhà thần học lớn này mà ngài muốn coi như một Tiến sĩ Hội Thánh.
Sau chuyến tông du, Đức Thánh Cha giải thích rõ: Lễ phong chân phước là mục tiêu của cuộc thăm viếng này. “Hồng y Newman –ngài nói- là một trong những người Anh vĩ đại nhất thời gần đây, một nhà thần học và một nhà tôn giáo xuất sắc… Chủ đề của cuộc tông du của tôi lấy cảm hứng từ huy hiệu hồng y của Chân phước Newman: Trái Tim Nói Với Trái Tim”.
Trong diễn văn từ biệt Đức Giáo Hoàng, Thủ tướng Anh David Cameron đã đánh giá chuyến thăm viếng là “mang tính lịch sử” và “gây xúc động lạ thường”; ông nhìn nhận rằng sứ điệp của Đức Thánh Cha không chỉ dành riêng cho người công giáo nhưng còn là “cho mỗi người chúng tôi, dù thuộc tín ngưỡng nào, và cả cho người vô tín ngưỡng nữa”. Ngược lại với mối lo lắng của vị Thượng khách về các hình thức duy thế tục “gây hấn” đang đe doạ xã hội Anh, ông Thủ tướng quả quyết: “đức tin là phần trọng yếu (vital) của cuộc bàn luận (conversation) của dân tộc chúng tôi”.
Theo nhận định của giới truyền thông, thì có nhiều lý do cho thành công của chuyến thăm viếng, nhưng tôi chú ý tới hai lý do sau đây. Một là Đức Thánh Cha đã “chạm” được vào tâm tư sâu thẳm của đa số người Anh. Trong sâu thẳm của tâm hồn, họ vẫn là một dân thấm đậm Kitô giáo, họ vẫn sống bởi di sản Kitô giáo, họ vẫn nuôi dưỡng những niềm khao khát và hy vọng mà nền văn hoá duy vật chất và hời hợt hiện đại không thoả mãn được; có lẽ nhờ những gợi ý của vị khách đến từ Vatican mà họ nhận ra rằng những lời lẽ của giới “tạo” dư luận, của các thứ “ý thức hệ” cũng như của các nhóm duy thế tục xưa nay thường mang tính đả phá hơn là đề nghị cho họ những giá trị sống đích thự. Trong lúc đó, Đức Giáo Hoàng luôn trình bày sứ điệp Tin Mừng như cái gì tích cực: một sứ điệp cứu độ và hạnh phúc cho con người.
Lý do thứ hai là dân chúng đã được nhìn thấy và được nghe chính vị khách mà xưa nay dư luận đã nói bao nhiêu điều tiêu cực về ngài. Ngài xuất hiện khắp nơi suốt chuyến thăm viếng này như một con người đơn sơ, khiêm tốn, chân tình; và điều đó, họ nhận ra được trong khuôn mặt, trong các cử chỉ và trong cách thức ngài nói. Hình ảnh ấy rất khác với những gì mà giới truyền thông và những nhóm quá khích nào đó đã cố tạo ra do thành kiến hoặc do ác cảm hay thù ghét. Và có thể là diều đó càng làm tăng thêm lòng cảm phục của họ đối với Đức Thánh Cha.
Cuộc công du này đã lật ngược một cách ngoạn mục mọi dự đoán bi quan: theo báo Osservatore Romano ngày 21.9.2010, đó là một “thành công trọn vẹn”. (22.9.2010)
Từ trước tới nay, có lẽ chưa cuộc công du nào của ĐGH Bênêđitô XVI đến một nước được dư luận coi là ít thuận lợi như nước Anh. Các phương tiện truyền thông trong nước hầu như đồng loạt phản đối. Ở đây không chỉ có hiện tượng duy thế tục mà còn là thứ duy thế tục “hùng hổ”, “khiêu khích”, thích “gây hấn” nữa. Mọi dự đoán đều tỏ ra bi quan. Đài BBC cho rằng cuộc thăm viếng sẽ rất có thể thất bại ê chề, và số người muốn được nhìn thấy Đức Giáo Hoàng sẽ rất ít. Trước những dự đoán như thế, có người nghĩ Đức Bênêđitô phải can đảm lắm mới dám đến đây. Thế nhưng rồi -theo tin tức tổng hợp- mọi chuyện đã diễn ra tốt đẹp hơn mong chờ rất nhiều, -tốt đẹp một cách đáng ngạc nhiên. Chính giới truyền thông trước đó “cực kỳ thù nghịch … nay cũng nhìn nhận rằng cuộc thăm viếng đã không thể diễn ra tốt hơn cho Giáo Hội”. Hoá ra không phải chỉ có nội bộ Công giáo mà cả Giáo Hội Anh giáo, không phải chỉ giới cầm quyền -(nên biết Đức Giáo Hoàng đến Vương quốc Anh theo lời mời của Nữ Hoàng và của Chính phủ Anh), mà cả quần chúng nói chung đều tỏ ra cởi mở, quan tâm tới những hoạt động của Đức Bênêđitô, và lắng nghe sứ điệp mà ngài muốn chia sẻ với họ trong mấy ngày này. Có vài cuộc tập họp và diễu hành của những người chống đối nhưng không hại gì tới bầu khí tích cực bao trùm cuộc thăm viếng. Có lẽ những nhà vô thần quá khích đã bị bất ngờ và lại trở thành tò mò muốn biết vị Giáo Hoàng này có gì để nói với nhân dân Anh.
Những đề tài ngài đề cập không mới mẻ đối với những ai quen theo dõi đời sống Giáo Hội công giáo và hoạt động của Đức Thánh Cha; chẳng hạn ngài nói về sự thánh thiện, về mối liên hệ giữa đức tin và lý trí có thể và phải đi đôi với nhau, về vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội, về sự tôn trọng con người và sự sống con người, về bổn phận người Kitô hữu phải mạnh dạn biểu lộ lòng tin của mình trong xã hội, về luân lý đạo đức không thể thiếu trong đời sống chính trị và kinh tế, về nền tảng Kitô giáo của các nền văn hoá châu Âu, v.v. Cái mới mẻ có lẽ là những điều ấy được nói lên trực tiếp và thẳng thắn ngay trong một môi trường bị thế tục hoá nặng nề và trước những con người coi chủ nghĩa duy trần tục như là “tôn giáo” của mình. Họ không phải là tất cả mọi người Anh, nhưng xem ra họ chiếm lãnh “diễn đàn công cọng” bằng những tiếng nói ồn ào nhất. Một nhà báo Anh không giấu được lòng thán phục khi viết rằng Đức Giáo Hoàng đã dám đương đầu với thế giới tục hoá và với nước Anh thế tục hiện đại, bằng những giá trị muôn thuở của Kitô giáo nói chung và Công giáo nói riêng.
Trong diễn văn đọc trước Quốc Hội Anh, ngài thẳng thắn nói với các với các nhà chính trị đừng “khoá miệng” tôn giáo và tìm cách ngăn cản việc cử hành công cộng các ngày lễ quan trọng nhất của tôn giáo. Tại Hội trường Westminster, lên tiếng trước các nhà chức trách dân sự, một lần nữa ngài trở lại đề tài này: Xin các ngài đừng gạt Kitô giáo ra bền lề! Nên bảo đảm cho tôn giáo có một vị trí trong đời sống quốc gia! Điều đó không chỉ có lợi cho tôn giáo mà cả cho xã hội, đất nước nữa. Người ta đã không nghe Đức Thánh Cha nói những lời mạnh mẽ và cụ thể như thế trong những cuộc tông du trước. Trong đà thế tục hoá chung, ở một số nước Tây phương một số người đang muốn xoá bỏ dần những biểu hiện và ngay cả dấu vết Kitô giáo trong văn hoá và xã hội; đối với những ngày lễ nghỉ tôn giáo truyền thống, họ đề nghị coi đó chỉ là những ngày nghỉ theo mùa trong năm, chẳng hạn Noel là dịp nghỉ mùa đông, Phục sinh là ngày nghỉ mùa xuân, đơn giản như thế thôi! Nhưng riêng ở Anh, do tác động của một thứ duy thế tục “hùng hổ” (aggressive), xu hướng trên dường như đã tiến xa hơn, và nguy cơ xoá sổ lễ Giáng Sinh và Phục Sinh là rất lớn.
Một trọng điểm và cao điểm của chuyến công du, chắc chắc là việc phong chân phước cho Hồng y John Newman ngay trên quê hương của ngài, vào sáng chúa nhật 19/9 tại công viên Cofton, Birmingham. Đây là một ngoại lệ bởi vì theo quy định, thì các Đức Thánh Cha chỉ làm lễ phong hiển thánh mà thôi. Hồng y Newman là một linh mục Anh giáo đã rất nổi tiếng trước khi gia nhập Giáo Hội Công giáo và trở thành một khuôn mặt lớn của Giáo Hội thế kỷ XIX. Ngài đã đóng góp rất nhiều cho Giáo Hội Anh giáo và Giáo Hội Công giáo. Đây là dịp Đức Thánh Cha bày tỏ lòng mộ mến riêng của ngài đối với nhà thần học lớn này mà ngài muốn coi như một Tiến sĩ Hội Thánh.
Sau chuyến tông du, Đức Thánh Cha giải thích rõ: Lễ phong chân phước là mục tiêu của cuộc thăm viếng này. “Hồng y Newman –ngài nói- là một trong những người Anh vĩ đại nhất thời gần đây, một nhà thần học và một nhà tôn giáo xuất sắc… Chủ đề của cuộc tông du của tôi lấy cảm hứng từ huy hiệu hồng y của Chân phước Newman: Trái Tim Nói Với Trái Tim”.
Trong diễn văn từ biệt Đức Giáo Hoàng, Thủ tướng Anh David Cameron đã đánh giá chuyến thăm viếng là “mang tính lịch sử” và “gây xúc động lạ thường”; ông nhìn nhận rằng sứ điệp của Đức Thánh Cha không chỉ dành riêng cho người công giáo nhưng còn là “cho mỗi người chúng tôi, dù thuộc tín ngưỡng nào, và cả cho người vô tín ngưỡng nữa”. Ngược lại với mối lo lắng của vị Thượng khách về các hình thức duy thế tục “gây hấn” đang đe doạ xã hội Anh, ông Thủ tướng quả quyết: “đức tin là phần trọng yếu (vital) của cuộc bàn luận (conversation) của dân tộc chúng tôi”.
Theo nhận định của giới truyền thông, thì có nhiều lý do cho thành công của chuyến thăm viếng, nhưng tôi chú ý tới hai lý do sau đây. Một là Đức Thánh Cha đã “chạm” được vào tâm tư sâu thẳm của đa số người Anh. Trong sâu thẳm của tâm hồn, họ vẫn là một dân thấm đậm Kitô giáo, họ vẫn sống bởi di sản Kitô giáo, họ vẫn nuôi dưỡng những niềm khao khát và hy vọng mà nền văn hoá duy vật chất và hời hợt hiện đại không thoả mãn được; có lẽ nhờ những gợi ý của vị khách đến từ Vatican mà họ nhận ra rằng những lời lẽ của giới “tạo” dư luận, của các thứ “ý thức hệ” cũng như của các nhóm duy thế tục xưa nay thường mang tính đả phá hơn là đề nghị cho họ những giá trị sống đích thự. Trong lúc đó, Đức Giáo Hoàng luôn trình bày sứ điệp Tin Mừng như cái gì tích cực: một sứ điệp cứu độ và hạnh phúc cho con người.
Lý do thứ hai là dân chúng đã được nhìn thấy và được nghe chính vị khách mà xưa nay dư luận đã nói bao nhiêu điều tiêu cực về ngài. Ngài xuất hiện khắp nơi suốt chuyến thăm viếng này như một con người đơn sơ, khiêm tốn, chân tình; và điều đó, họ nhận ra được trong khuôn mặt, trong các cử chỉ và trong cách thức ngài nói. Hình ảnh ấy rất khác với những gì mà giới truyền thông và những nhóm quá khích nào đó đã cố tạo ra do thành kiến hoặc do ác cảm hay thù ghét. Và có thể là diều đó càng làm tăng thêm lòng cảm phục của họ đối với Đức Thánh Cha.
Cuộc công du này đã lật ngược một cách ngoạn mục mọi dự đoán bi quan: theo báo Osservatore Romano ngày 21.9.2010, đó là một “thành công trọn vẹn”. (22.9.2010)